Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,112
Điểm
113
tác giả
2 BỘ Đề cương ôn tập khtn 7 học kì 2 MỚI NHẤT NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 2 FILE trang. Các bạn xem và tải đề cương ôn tập khtn 7 học kì 2, đề cương khtn 7 học kì 2 ,..về ở dưới.
ĐỀ CƯƠNG KHTN 7 HKII. NĂM HỌC 2022-2023

I./ PHẦN TRẮC NGHIỆM:


Câu 1: Chọn phát biểu sai khi mô tả từ phổ của một nam châm thẳng.

A. Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong.

B. Các đường cong này nối từ cực này sang cực kia của thanh nam châm.

C. Các mạt sắt được sắp xếp dày hơn ở hai cực của nam châm.

D. Dùng mạt sắt hay mạt nhôm thì từ phổ đều có dạng như nhau.

Câu 2: Từ trường không tồn tại ở đâu?

A. Xung quanh nam châm B. Xung quanh dòng điện

C. Xung quanh điện tích đứng yên D. Xung quanh Trái Đất

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cực Bắc địa từ trùng với cực Nam địa lí. B. Cực Bắc địa từ trùng với cực Bắc địa lí.

C. Cực Nam địa từ trùng với cực Nam địa lí. D. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

Câu 4. Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

A. cây tìm nguồn sáng để quang hợp B. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng

C. cây bám vào giá thể để sinh trưởng. D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 5. Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là

A. Diễn ra nhanh, dễ nhận thấy B. Hình thức phản ứng đa dạng

C. Dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt D. Mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy

Câu 6. Hiện tượng cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây?

A. Tính hướng nước B. Tính hướng sáng

C. Tính hướng tiếp xúc D. Tính hướng hóa

Câu 7. Biện pháp nào thường không được sử dụng để làm tăng số con của trâu bò?

A. Thay đổi yếu tố môi trường B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp

C. Nuôi cấy phôi D. Thụ tinh nhân tạo trong cơ thể.

Câu 8. Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào dưới đây?

A. Con người. B. Amip. C. Thuỷ tức. D. Vi khuẩn.

Câu 9. Trao đổi chất ở sinh vật gồm

A. quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.

B. quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong.

C. quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong và quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ngoài.

D. quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.

Câu 10: Quang hợp là quá trình

A. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất vô cơ từ các chất hữu cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

B. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.

C. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như chất khoáng, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.

D. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

Câu 11: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế

A. khuếch tán. B. vận chuyển chủ động. C. vận chuyển thụ động. D. thẩm thấu.

Câu 12: Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua

A. lục lạp của lá. B. khí khổng của lá. C. mạch gỗ của thân. D. mạch gỗ của lá.

Câu 13: Quá trình hô hấp tế bào thải ra môi trường

A. khí nitrogen. B. khí oxygen. C. khí carbon dioxide. D. khí methane.

Câu 14: Cảm ứng ở sinh vật là

A. khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

B. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

C. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.

D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

II./ PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Quan sát hình 27.5, em hãy mô tả đường đi của
khí oxygen và carbon dioxide qua các cơ quan hô hấp ở người.

Câu 2:
Em hãy trình bày khái niệm sinh sản vô tính và
sinh sản hữu tính ở sinh vật? Lấy VD về SSVT.

Câu 3:
Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ), qua đó nêu được
quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

Câu 4:
Em hãy vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích ý nghĩa
thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh?

Câu 5: Giải thích các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam và con ếch. Những biến đổi nào diễn ra trong đời sống của chúng thể hiện sự phát triển?
Câu 6: Lấy ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống ?
*Gợi ý trả lời:

CÂU 1: Ở người, khi hít vào, khí oxygen trong không khí đi qua khoang mũi, thanh quản, phế quản để vào phổi và đến các phế nang trong phổi. Tại các phế năng, khí oxygen được khuếch tán vào mạch máu, khí carbon dioxide từ mạch máu sẽ khuếch tán vào phế nang và thải ra môi trường qua hoạt động thở ra.
CÂU 2: - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ.
VD về SSVT ở TV: cây khoai, cây mía; cây thuốc bỏng; dương xỉ;...
VD về SSVT ở ĐV: Mọc chồi, tái sinh.
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
CÂU 3: *Phương trình quang hợp ở TV (dạng chữ):

- Quá trình trao đổi và chuyển hoá các chất trong quang hợp ở lá cây luôn đi cùng với chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ. Như vậy, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ, hai quá trình luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.
CÂU 4: * Ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh:
- Cung cấp oxygen cho sự sống của các sinh vật.
- Hấp thu khí carbon dioxide trong không khí giúp giảm bớt hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
- Tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho sinh vật khác.
- Cung cấp nơi ở cho nhiều loài sinh vật.
- Giúp bảo vệ đất và nước ngầm, hạn chế các thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán,…
- Giúp bảo vệ rừng đầu nguồn gây ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất,…
- Cung cấp đủ nguyên, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh,… cho con người.
CÂU 5: * Cây cam:
Giải đoạn sinh trưởng: từ cây con -> cây trưởng thành
Giai đoạn phát triển: hạt -> hạt nảy mầm -> cây con, ra hoa, kết quả
* Con ếch:
Giải đoạn sinh trưởng: ếch con -> ếch trưởng thành
Giai đoạn phát triển: trứng đã được thụ tinh -> ấu trùng
CÂU 6: - Ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống: Cơ thể đơn bào như trùng giày, amip chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng tế bào đó đảm bảo sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống như lớn lên, sinh sản.





Tiết theo PPCT: 136-137


ÔN TẬP HỌC KÌ II- BỘ KNTT- LỚP 7

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- HS nêu được kiến thức về các loại, thể loại VB đọc, kiến thức tiếng Việt và kiến thức về các kiểu bài viết, bài nói đã được học, thực hành theo Ngữ văn 7, tập hai.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã được học, rèn luyện trong cả năm học vào giải quyết những bài tập tổng hợp

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT số 1,2,

- Tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy kể tên các chủ điểm đã học trong học kì II. Trong số các chủ điểm đó, em ấn tượng với chủ điểm nào nhất?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận, trao đổi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày câu trả lời
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, dẫn dắt vào bài học:
Gợi ý
- Bài học cuộc sống
- Thế giới viễn tưởng
- Trải nghiệm để trưởng thành
- Hòa điệu với tự nhiên
- Trang sách và cuộc sống


B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:


- HS nêu được kiến thức về các loại, thể loại VB đọc, kiến thức tiếng Việt và kiến thức về các kiểu bài viết, bài nói đã được học, thực hành theo Ngữ văn 7, tập hai.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1


- Những loại, thể loại văn bản nào trong học kì 2 (Hs tự sáng tạo sơ đồ hoặc bảng)

+ Truyện ngụ ngôn

+ Thành ngữ, tục ngữ

+ Truyện khoa học viễn tưởng

+ Văn bản nghị luận

+ Văn bản thông tin

Câu 2

STT
Tên loại, thể loại văn bản
Đặc điểm nội dung
Đặc điểm hình thức
Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học
1Truyện ngụ ngônThuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người.- Tự sự cỡ nhỏ
- Thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió
- Đẽo cày giữa đường

- Ếch ngồi đáy giếng
2Tục ngữĐúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.- Là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu.Một số câu tục ngữ Việt Nam
3Truyện khoa học viễn tưởng- Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán.
- Đề tài: thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian,...
- Không gian: Không gian Trái Đất, ngoài Trái Đất,...
- Thời gian: thời gian trong tương lai xa, xét từ mốc ra đời của tác phẩm.
- Cốt truyện: gồm một chuỗi tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng, dựa trên những giả thuyết.
- Nhân vật chính: thường có sức mạnh thể chất phi thường, có trí thông minh để tạo ra những phát minh,...
- Thường có tính chất li kì.

- Sử dụng cách viết lô-gíc
- Cuộc chạm trán trên đại dương

- Đường vào vũ trụ
STTTên loại, thể loại văn bảnĐặc điểm nội dungĐặc điểm hình thứcTên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học


Câu 3

STT
Bài học
Kiến thức được củng cố
Kiến thức mới
1Bài 6: Bài học cuộc sống- Thành ngữ
- Nói quá
2Bài 7: Thế giới viễn tưởngDấu ngoặc kép- Mạch lạc và liên kết của văn bản
- Dấu chấm lửng
3Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành- Phương tiện liên kết
- Thuật ngữ
4Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên- Cước chú
- Tài liệu tham khảo


Câu 4

- Những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7, tập hai:

+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành).

+ Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.

+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).

+ Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

Câu 5



STTKiểu bài viếtĐề tài đã chọn viếtĐề tài khác có thể viết
1Văn nghị luậnNghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
2Văn thuyết minhThuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong chơi hay hoạt độngThuyết minh về một bộ phim hay một cuốn sách hay, …
3Văn phân tíchViết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọcViết bài văn phân tích một tác phẩm văn học mà em thích


Câu 6

- Trong học kì II, hoạt động nói và nghe đã được thực hiện với nội dung:

+ Kể lại một truyện ngụ ngôn

+ Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người

+ Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

+ Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động

+ Ngày hội sách

- Nội dung nào trong đó khiến em cảm thấy hứng thú nhất: HS chọn theo sở thích cá nhân.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

a. Mục tiêu:


- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã được học, rèn luyện trong cả năm học vào giải quyết những bài tập tổng hợp

b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh trả lời 2 phiếu học tập

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1



1. Đọc

Chọn phương án đúng


Câu 1: Đoạn trích lấy từ văn bản thuộc loại hay thể loại nào?

A. Văn bản nghị luận

B. Truyện khoa học viễn tưởng

C. Truyện đồng thoại

D. Văn bản thông tin

Câu 2: Lời của nhà khoa học trong đoạn trích thể hiện khát vọng gì?

A. Khám phá đại dương và khai thác những nguồn lợi to lớn từ đại dương

B. Sửa chữa lại cấu trúc cơ thể của con người, giúp con người hoàn thiện hơn

C. Cải tạo thể chất con người, giúp con người chinh phục thế giới ngầm của đại dương

D. Chiến thắng nước - một lực lượng hùng mạnh của thiên nhiên

Câu 1: B

Câu 2: C

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Nhận thức khoa học: “con người chưa được hoàn thiện” và việc cải tạo thể chất của con người không chỉ phù hợp với khả năng của khoa học mà còn không làm trái với những gì thực tế đã diễn ra trong quá trình tiến hóa dài lâu của các sinh vật

Câu 2

- Những thông tin đích thực mang tính khoa học

- Thành tựu nhân vật đạt được là thành tựu mà hiện nay khoa học vẫn chưa chạm tới

- Không khí nghệ thuật: động cơ khoa học, khát vọng phát triển khoa học để đưa cuộc sống con người phát triển lên tầm cao mới

Câu 3

- Có thể thay đổi theo các trường hợp sau:

+ “Ích-chi-an - người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá - không thể không cảm thấy cô đơn” => Nêu hiện trạng cô đơn của Ích-chi-an

+ “Ích-chi-an là người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá nên cậu ta không thể không cảm thấy cô đơn” => Nghiêng về xác định lí do đã khiến nhân vật người cá cô đơn như vậy.

Câu 4

Nhận xét: Nếu hiểu và làm chủ được biển cả thì con người sẽ đạt được nhiều điều có lợi và phát triển

2. Viết

Đại dương của chúng ta thật bao la, rộng lớn với nhiều loài sinh vật biển thú vị. Chúng ta cần trân trọng môi trường biển vì “Đại dương vẫy gọi” ta. Hiện nay, môi trường biển đang đối mặt với những nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng: tình trạng nước biển đen ngòm, xác động vật nổi lềnh phềnh trên mặt nước, mặt nước lênh láng những dầu biển, rác thải nhựa. Thực trạng đáng buồn này đang khiến cuộc sống con người chịu nhiều ảnh hưởng. Sự ô nhiễm của môi trường biển đã phần nào trở thành thước đo đánh giá sự phát triển của một quốc gia cũng như ý thức của con người. Vì thế, mỗi người cần phải ý thức mình để bảo vệ môi trường biển thông qua từng hành động dẫu nhỏ nhất để gìn giữ, phát triển đất nước Việt Nam ngày một tốt đẹp cho xứng danh: rừng vàng biển bạc.

3. Nói và nghe

Phác thảo những ý chính cho bài nói về đề tài: Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vào đề tài nghị luận: Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.

II. Thân bài:

* Thực trạng


- Hiện nay, con người khai thác và sử dụng tài nguyên biển chưa hợp lí gây ô nhiễm môi trường biển. Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người.

* Dẫn chứng

- Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển.

* Dẫn chứng

- Có hành vi sử dụng chất nổ, kích điện hay hóa chất độc hại làm thủy hải sản bị chết hàng loạt và một số loài có khả năng bị tuyệt chủng.

- 10 tấn rác thải “tấn công” vịnh Nha Trang mỗi ngày.

- Chỉ trong mấy ngày qua bờ biển tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến hai sự cố mà tác nhân chủ yếu đến từ ô nhiễm môi trường ven bờ biển. Từ ngày 2 – 3, hơn 50 ha nghêu thương phẩm vùng bờ biển bãi ngang hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên chết rạt đến gần 90% chưa có biện pháp khắc phục hậu quả thì ngay sau đó sò lông, ốc hương tự nhiên chết theo sóng biển tấp vào đầy nghẹt bờ cát ven bờ huyện Kỳ Anh, dọn không xuể.

* Nguyên nhân

- Do ý thức kém của con người.

- Sự quản lý của nhà nước: hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lý.

* Hậu quả:

- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

- Mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản, du lịch biển.

- Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.

* Giải pháp:

- Nâng cao ý thức con người.

- Cần quy hoạch hoạt động đánh bắt thủy hải sản theo các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề,… Để tránh tình trạng khai thác tràn lan, không phù hợp và khó quản lí như hiện nay.

III. Kết bài:

Liên hệ bản thân về hành động của chính mình.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. Đọc

Chọn phương án đúng


Câu 1: Văn bản trên thuộc loại văn bản gì?

A. Văn bản thông tin

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản văn học

Câu 2: Theo tác giả, mỗi người cần “tự chịu trách nhiệm” về những sai lầm của bản thân để đạt được mục đích chính gì?

A. Từng bước hoàn thiện bản thân

B. Biết khoan dung với người khác

C. Đạt được thành công về sau

D. Thiết lập những quan hệ tốt

Trả lời câu hỏi

Câu 1



Câu 2

- Cách triển khai lí lẽ giàu sức thuyết phục, mạch lạc, rõ ràng, có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.

+ Đoạn 1: sự khác biệt khi đối mặt với thất bại của người thành công và người thất bại.

+ Đoạn 2: tự chịu trách nhiệm là việc ý thức được hệ quả ngày hôm nay là do những lựa chọn và hành động của bản thân trong quá khứ.

+ Đoạn 3: khi không dám nhìn nhận sự thật về sự yếu kém của bản thân và cho rằng cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại chính mình.

Câu 3: Tác giả cho rằng: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt,hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Thật đúng như vậy mỗi con người khi sinh ra đều không hoàn hảo, đều sẽ mắc những sai lầm trên chặng đường đời. Nếu như chúng ta là một con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình thì ta sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, những sai lầm đó sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu cho ta trưởng thành và khắc phục.. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc mà sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công.

Câu 4

- Các câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến thông điệp của văn bản:

+ Dám làm dám chịu

+ Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương

+ Chân mình thì lấm bê bê/ lại cầm bó đuốc đi rê chân người.

- Các câu tục ngữ liên quan đến văn bản vì cả 3 câu đều chung một thông điệp về việc bản thân mình làm gì thì cũng phải chịu trách nhiệm với hành động của mình

Câu 5





2. Viết

Cuộc đời của mỗi con người trên bước đường thành công luôn luôn có những vấp ngã, có những sai lầm, Nhưng điều làm nên sự khác biệt đối với mỗi người chính là việc dám đứng lên thừa nhận sai lầm, dám đứng lên để nhận trách nhiệm trước những lỗi lầm mình gây ra. Đây là một phẩm chất đáng quý của mỗi con người. Nhờ việc dám nhận sai lầm mà con người có thể tự hoàn thiện được chính bản thân mình. Họ sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và kính trọng. Nếu Edison không dũng cảm thừa nhận những sai lầm, thất trước đó và tiếp tục thử nghiệm của ông, không biết bao giờ chúng ta mới có bóng đèn để sử dụng. Những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra chính là những người dũng cảm và sẽ vươn tới được thành công

3. Nói và nghe

Mở bài: Giới thiệu về bước đường tương lai của mình và điều em muốn chuẩn bị.

Thân bài:

- Vai trò của việc xác định được chính xác những điều mà bản thân muốn chuẩn bị

- Nêu điều em muốn chuẩn bị.

- Nêu lý do em lại chuẩn bị những điều đó.

- Nêu những hành động mà bản thân em sẽ làm để có thể thực hiện những dự định.

Kết bài: Thể hiện sự quyết tâm chuẩn bị và kêu gọi các bạn cùng chuẩn bị cho tương lai.

1682486525010.png


 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM----DE CUONG KHTN 7-CUOI HKII-22-23.zip
    247.3 KB · Lượt xem: 10
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    chương trình môn khoa học tự nhiên thcs file word file sách khoa học tự nhiên lớp 6 cánh diều khi khoa học tự nhiên phát hiện ra tia x khoa học tự nhiên 12 khoa học tự nhiên 4 khoa học tự nhiên 6 bài 8 khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức khoa học tự nhiên 6 mới khoa học tự nhiên 6 pdf khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức khoa học tự nhiên 7 khoa học tự nhiên 7 bài 19 khoa học tự nhiên 7 bài 25 máu và hệ tuần hoàn khoa học tự nhiên 7 bài 26 khoa học tự nhiên 7 bài 27 khoa học tự nhiên 7 bài 28 khoa học tự nhiên 7 bài 29 khoa học tự nhiên 7 bài 30 khoa học tự nhiên 7 bài 31 khoa học tự nhiên 7 cánh diều khoa học tự nhiên 7 cánh diều pdf khoa học tự nhiên chân trời sáng tạo khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo pdf khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức pdf khoa học tự nhiên 7 pdf khoa học tự nhiên 7 sách cánh diều khoa học tự nhiên 7 sách chân trời sáng tạo khoa học tự nhiên 7 sách kết nối tri thức khoa học tự nhiên 7 vnen khoa học tự nhiên 8 vnen khoa học tự nhiên bài 1 khoa học tự nhiên bài 2 khoa học tự nhiên các ngành khoa học tự nhiên các phép đo khoa học tự nhiên cánh diều khoa học tự nhiên chất lượng cao khoa học tự nhiên có gì khoa học tự nhiên có mấy lĩnh vực khoa học tự nhiên có mấy lĩnh vực chủ yếu khoa học tự nhiên có mấy vai trò khoa học tự nhiên có ngành gì khoa học tự nhiên có những môn gì khoa học tự nhiên có những ngành nào khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong khoa học tự nhiên dgnl khoa học tự nhiên dịch khoa học tự nhiên dich tieng anh khoa học tự nhiên dịch tiếng anh là gì khoa học tự nhiên diem chuan khoa học tự nhiên giải khoa học tự nhiên giảng viên khoa học tự nhiên gồm các lĩnh vực nào khoa học tự nhiên gồm mấy lĩnh vực chính khoa học tự nhiên gồm những lĩnh vực chính nào khoa học tự nhiên gồm những lĩnh vực nào khoa học tự nhiên gồm những môn nào khoa học tự nhiên gồm những ngành nào khoa học tự nhiên hà nội khoa học tự nhiên hà nội điểm chuẩn khoa học tự nhiên hà nội điểm chuẩn 2020 khoa học tự nhiên hcm khoa học tự nhiên hcm điểm chuẩn khoa học tự nhiên học phí khoa học tự nhiên hy lạp cổ đại khoa học tự nhiên khoa công nghệ thông tin khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào khoa học tự nhiên là gì khoa học tự nhiên là gì lớp 6 khoa học tự nhiên là j khoa học tự nhiên là môn gì khoa học tự nhiên là ngành gì khoa học tự nhiên là ngành nghiên cứu về khoa học tự nhiên lớp 3 khoa học tự nhiên lớp 4 khoa học tự nhiên lớp 6 khoa học tự nhiên lớp 6 filetype pdf khoa học tự nhiên mã ngành khoa học tự nhiên mã trường khoa học tự nhiên ngành khoa học tự nhiên ngành công nghệ thông tin khoa học tự nhiên nghiên cứu khoa học tự nhiên nghiên cứu gì khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào khoa học tự nhiên ở ấn độ khoa học tự nhiên ở thủ đức khoa học tự nhiên ở đâu khoa học tự nhiên oxygen và không khí khoa học tự nhiên phát triển khoa học tự nhiên phương đông khoa học tự nhiên quận 5 khoa học tự nhiên ra làm nghề gì khoa học tự nhiên ra trường làm gì khoa học tự nhiên sách khoa học tự nhiên sách cánh diều khoa học tự nhiên sách chân trời sáng tạo khoa học tự nhiên sách kết nối tri thức khoa học tự nhiên thành phố hồ chí minh khoa học tự nhiên tiếng anh là gì khoa học tự nhiên tổ hợp khoa học tự nhiên trang 71 khoa học tự nhiên và xã hội khoa học tự nhiên xã hội khoa học tự nhiên đại học quốc gia hà nội khoa khoa học tự nhiên ctu khoa khoa học tự nhiên dtu khối khoa học tự nhiên môn khoa học tự nhiên english ngành khoa học tự nhiên ra làm gì sư phạm khoa học tự nhiên là gì sư phạm khoa học tự nhiên ra làm gì sư phạm khoa học tự nhiên ra trường làm gì tóm tắt khoa học tự nhiên 6 filetype pdf tóm tắt khoa học tự nhiên 7 filetype pdf đại học khoa học tự nhiên e learning đại học khoa học tự nhiên facebook đại học khoa học tự nhiên hà nội tuyển sinh 2021 đại học khoa học tự nhiên quận 1 đại học khoa học tự nhiên quận thủ đức đại học khoa học tự nhiên ra làm gì đại học khoa học tự nhiên review đh khoa học tự nhiên diem chuan đh khoa học tự nhiên đh quốc gia hà nội điểm chuẩn khoa học tự nhiên qua các năm
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    35,858
    Bài viết
    37,326
    Thành viên
    138,771
    Thành viên mới nhất
    Trần Hiền BQ

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top