Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,112
Điểm
113
tác giả
20 Đề thi thử vào 10 môn ngữ văn 2023 - 2024 CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM được soạn dưới dạng file word gồm 20 FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi thử vào 10 môn ngữ văn 2023 về ở dưới.



TRƯỜNG THCS BIÊN GIANG





MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA



Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
Phần I: Văn học
Văn bản ‘Mùa xuân nho nhỏ”
Chép đúng năm câu thơ tiếp theo câu thơ đã cho
Cho biết tên tác giả và tên tác phẩm
-Xác định đúng phép tu từ nêu tác dụng
-Nêu được các giác quan
Viết được đoạn văn diễn dịch cảm nhận về khổ thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
2
2
20%
1
4
40%
4
7
70%
Phần II
Đoạn ngữ liệu
Nêu đúng phương thức biểu dạt chính​
Thông điệp của câu chuyệnVận dụng hiểu biết của bản thân viết đoạn văn nghị luận xã hội
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
0,5
5%
0,5
5%
1
2,0
20%
2
3
30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tổng %
1,5
1,5
15%
2,5
2,5
25%
1
4
40%
2
2,0
20%
6
10
100%




























Trường THCS Biên Giang
ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT

MÔN NGỮ VĂN 9

Năm học 2022- 2023

Thời gian làm bài 120 phút



ĐỀ BÀI

Phần I (7 điểm):


Mở đầu một bài thơ có một tác giả đã viết:

“Mọc giữa dòng sông xanh”

Câu 1: Chép năm câu thơ tiếp theo câu thơ trên ? Cho biết tên tác phẩm và tên tác giả bài thơ?

Câu 2: Câu thơ đã cho sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?

Câu 3: Trong khổ thơ em vừa chép nhà thơ đã dùng các giác quan nào của mình để cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương?

Câu 4: Viết đoạn văn theo cách diễn dịch (từ 10-12 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép .Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và phép thế (Gạch chân và chỉ rõ những thành phần đó) .

Phần II ( 3 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.

Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Thông điệp mà văn bản trên mang đến cho người đọc là gì?

Câu 3. Từ ý nghĩa của văn bản trên cùng với hiểu biết của bản thân, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề cho và nhận trong cuộc sống.

Hết









HƯỚNG DẪN CHẤM




PHẦN I
Câu 1

(1 điểm)​
-Học sinh chép đúng năm câu thơ tiếp theo như sách giáo khoa (Nếu sai hai lỗi trừ 0,25, sai ba lỗi trở lên không cho điểm)
-Tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”.Tác giả là nhà thơ Thanh Hải,

0,5

0.5​
Câu 2
(1 điểm)​
-Câu thơ đã cho sử dụng nghệ thuật đảo ngữ.
-Tác dụng: Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên của mùa xuân. Tưởng như bông hoa tím biếc kia như có cội rễ đang từ từ, mọc, vươn lên, xòe nở trên mặt nước xanh của dòng sông như được nuôi dưỡng từ chính nguồn sức sống của dòng sông mùa xuân
0.25

0.75

Câu 3
(1 điểm)​
- Trong khổ thơ đầu tác giả đã dùng các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác để cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương.
1,0​
Câu 4
(4 điểm)​
- Viết đúng đoạn văn diễn dịch có câu chủ đề đứng đầu câu
- Nội dung: Đảm bảo các ý chính

-Mở đầu là bức tranh thiên nhiên mùa xuân được nhà thơ Thanh Hải vẽ bằng những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa, sống động, tràn đầy sức sống:
– Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ, khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên của mùa xuân. Tưởng như bông hoa tím biếc kia như có cội rễ được nuôi dưỡng từ chính nguồn sức sống của dòng sông mùa xuân
– Nổi bật trên nền xanh lơ của dòng sông là hình ảnh “một bông hoa tím biếc một màu sắc đặc trưng của xứ Huế, vừa mang nét cổ điển vừa mang vẻ đẹp hiện đại.
– Bức tranh không chỉ có “họa” mà còn có “nhạc” bởi tiếng chim chiền chiện cất lên với muôn vàn lời ca tiếng hót, reo mừng:
-Nghệ thuật nhân hóa tiếng “ơi” được cất lên nghe sao mà tha thiết! - Cảm xúc của nhà thơ đã trào dâng thực sự qua câu hỏi tu từ: “Hót chi mà vang trời”.
-Thanh Hải đã thực sự đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn. Nhà thơ lặng ngắm, lặng nghe bằng cả trái tim xao động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo:
- Cụm từ “giọt long lanh” gợi lên những liên tưởng phong phú và đầy thi vị. Nó có thể là giọt sương lấp lánh, là giọt nắng, hay có thể giọt mưa xuân đang rơi…Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống tấm lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân.
+ Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được vận dụng một cách tài hoa, tinh tế qua trí tưởng tượng của nhà thơ. Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác và cả xúc giác.
+ Cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc với cảm xúc say sưa, xốn xang, rạo rực. Nhà thơ như muốn ôm trọn vào lòng tất cả sức sống của mùa xuân, của cuộc đời.
- Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980, khi ấy nhà thơ đang phải đối mặt với bệnh tật, thậm chí phải đối mặt với cả cái chết, vậy mà nhà thơ vẫn hướng đến mùa xuân tươi trẻ, tràn đầy sức sống, thể hiện một tâm hồn lạc quan yêu đời, một niềm khát khao cuộc sống vô bờ.
* Viết đúng câu ghép (gạch dưới)
* Sử dụng đúng phép thế để liên kết(gạch dưới)
Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm
0.5


3,0














































0.25

0.25​
Phần II
Câu 1

(0,5 điểm)​
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Tự sự

0,5

Câu 2
(0,5 điểm)​
Thông điệp: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp.
0,,5​
Câu 3
(2 điểm)​
Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu về:
- Hình thức
kết hợp các phương thức biểu đạt, trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý. Đảm bảo dung lượng khoảng 2/3 trang giấy,
*Nội dung: đảm bảo các ý:
*Dẫn dắt vấn đề
* Giải thích vấn đề:
- Cho tức là hành động đem những thức thuộc về mình mang đến cho người khác. Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người…
- Nhận là hành động cầm lấy cái được trao cho mình. Nhận ở đây còn là nhận sự yêu thương của người khác với mình, là nhận lại sự đáp trả, đền ơn…
=> Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau.
*Bàn luận vấn đề:
+ Nếu con người biết cho và nhận, cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc hơn, các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
+ Phê phán những người cho đi có mục đích, chỉ biết nhận mà không biết cho.
+ Liên hệ bản thân: Em đã cho và nhận những gì trong cuộc sống.
0,5


1,5




Biên Giang, ngày 10 tháng 3 năm 2023

HIỆU TRƯỞNG KÝ DUYỆT









Hoàng Hồng Nam


UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS ĐỒNG MAI
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Môn: Ngữ văn - Lớp 9

Năm học: 2022 – 2023


(Thời gian làm bài: 120 phút)



Mức độ​
Chủ đề


Nhận biết


Thông hiểu
Vận dụng


Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Văn học
Văn bản truyện
- Hoàn cảnh ra đời
- Liên hệ
- Vai trò của nhân vật.
- Hiểu gì về nhân vật






Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1,0
10%​
3
3,0
30%​
5
4,0
40 %
2. Tiếng Việt


- Xác định lời dẫn​
- Vận dụng kiến thức TV trong tạo lập đoạn văn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5%
0,25
0,5
5%​
1,25
1,0
10%
3. Tập làm văn

- Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội
- Viết đoạn văn nghị luận văn học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2,0
20%​
0,75
3,0
30%
1,75
5,0
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tổng %
3

1,5
15 %​
3,25

3,5
35%​
1

2,0
20%​
0,75

3,0
30 %
8

10
100%





UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS ĐỒNG MAI
Họ và tên: ...................................
Lớp ………..
ĐỀ KIỂM TRA
Môn: Ngữ văn-Lớp 9
Năm học 2022 – 2023

(Thời gian làm bài: 120 phút)


Phần I: (6,5 điểm)


Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, khi kể về nhân vật ông họa sĩ, Nguyễn Thành Long đã viết:

Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển...

(Ngữ văn 9, tập I - NXB Giáo dục, 2005)​

Câu 1. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Trong tác phẩm trên, nhân vật ông họa sĩ có vai trò gì?

Câu 3. Bằng những hiểu biết của em về văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy cho biết vì sao ông họa sĩ cảm thấy “người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá”?

Câu 4. “Người con trai ấy” và các nhân vật khác đang ngày đêm làm việc ở Sa Pa có biết bao vẻ đẹp đáng quý, trong đó nổi bật là tình yêu và tinh thần trách nhiệm với công việc. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ vẻ đẹp ấy của các nhân vật. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán. (Gạch chân, chú thích rõ )

Câu 5. Một truyện ngắn khác trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có các nhân vật là họa sĩ. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Phần II (3,5 điểm)

Cho đoạn trích sau:

“Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá:“Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.


(Lỗi lầm và sự biết ơn, Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục, tr.160)​

1. Xác định lời dẫn và kiểu lời dẫn trong đoạn văn thứ hai của phần trích trên.

2. Khi được người bạn cứu sống, nhân vật “anh” đã có hành động gì? Qua đó, em hiểu được điều gì về nhân vật “anh”?

3. Bằng những hiểu biết xã hội cùng văn bản trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) bàn về ý kiến: “Lòng biết ơn làm con người sống đẹp hơn”

--------------------Hết------------------

Ghichú: Điểm phần I: Câu 1 (0.5điểm); Câu 2 (1.0 điểm); Câu 3 (1.0 điểm); Câu 4 (3.5điểm); Câu 5 (0.5 điểm)

Điểm phần II: Câu 1 (0.5 điểm); Câu 2 (1.0 điểm); Câu 3 (2.0 điểm).


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần I (6,5điểm)
Câu 1
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Năm 1970
+ Tác phẩm là kết quả chuyến đi thực tế dài ngày của tác giả ở Lào Cai
0,5
Câu 2
Vai trò của nhân vật ông họa sĩ:
- Tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng đóng vai trò rất quan trọng là điểm nhìn trần thuật của tác phẩm
- Là một họa sĩ lão thành, từng trải và dày dạn kinh nghiệm trong cuộc sống -> Cách nhìn đời, nhìn người sẽ sâu sắc -> Làm cho tác phẩm có chiều sâu tư tưởng
- Qua những cảm xúc và suy nhĩ của ông về anh thanh niên (đối tượng cho sáng tác nghệ thuật mà ông hằng khao khát)
-> Góp phần làm cho nhân vật chính thêm sáng đẹp
- Là một họa sĩ nhạy cảm, yêu cái đẹp, mà các nhân vật và sự việc... trong tác phẩm được kể đều qua điểm nhìn của nhân vật này -> khiến cho tác phẩm giàu chất thơ

1,0
Câu 3
Vì :
- Người con trai ấy có vẻ đẹp tâm hồn phong phú, sâu sắc, làm ông thay đổi những suy nghĩ về vùng đất Sa Pa, về con người và cuộc sống
- Ông băn khoăn không biết làm thế nào để thể hiện được hết vẻ đẹp ấy của anh một cách chân thực nhất và không biết làm sao để thể hiện được hết tình cảm của mình với anh thanh niên trên bức tranh.



0,5

0,5​
Câu 4
1. Về hình thức:
- Đủ số câu, đúng hình thức đoạn văn tổng-phân-hợp.
- Gạch chân, ghi chú thích lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán (Không gạch chân và ghi chú thích: không tính điểm)
2. Về nội dung:
- Học sinh lấy các dẫn chứng trong tác phẩm để phân tích và làm rõ được luận điểm: Họ là những người rất yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Anh thanh niên:
- Rất yêu nghề và có suy nghĩ đúng đắn về nghề nghiệp :
+ Coi công việc là một người bạn: Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi
+Tìm thấy niềm vui trong công việc có ích nhưng đầy gian khổ : Công việc gắn với bao anh em đồng chí..., nếu cất công việc đi sẽ buồn đến chết mất
+ Cảm thấy thực sự hạnh phúc khi biết được nhờ việc mình phát hiện ra đám mây khô mà quân ta hạ được nhiều máy bay Mỹ
+ Ao ước được làm khí tượng ở độ cao“lí tưởng” như anh bạn đồng nghiệp trên đỉnh Phan-xi-păng
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc: Nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết, giá rét thế nào cũng thức dậy ra ngoài trời làm việc...
* Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa : Hết ngày này sang ngày khác ngồi trong vườn quan sát cách ong thụ phấn cho hoa, rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để tạo ra những củ su hào to và ngọt hơn cho miền Bắc.
- Anh cán bộ nghiên cứu sét: Mười một năm không một ngày rời xa cơ quan, quên cả lập gia đình riêng, luôn túc trực chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước.
-> Họ tạo thành một thế giới của những con người ngày đêm miệt mài lặng lẽ làm việc và lo nghĩ cho đất nước .
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Vẻ đẹp của anh thanh niên được thể hiện qua lời kể của anh, đặc biệt qua những cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ
- Vẻ đẹp của 2 nhân vật còn lại : thể hiện gián tiếp qua lời giới thiệu, nhận xét của anh thanh niên


0,5







1,0









0,5




0,5


0,5






0,5
Câu 5- Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng
- Tác giả: O. Hen-ri
0,25
0,25​
Phần II (3,5 điểm)
Câu 1
- Lời dẫn : Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi
- Kiểu: lời dẫn trực tiếp
0,25
0,25​
Câu 2
- Hành động của anh khi được cứu : khắc ghi ân nghĩa của bạn lên đá, thể hiện sự biết ơn sâu sắc của mình
- Anh là người có lòng biết ơn, trọng ơn nghĩa
0,5

0,5​
Câu 3
* Hình thức:
- Đủ dung lượng đoạn (2/3 đến ¾ trang), đúng hình thức đoạn văn
- Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả
* Nội dung:
- Nêu vấn đề -> Khẳng định vấn đề đúng (0,25đ)
- Giải thích
+ khái niệm: biết ơn là gì ? (hiểu và ghi nhớ công ơn của người khác..)
+ Ý kiến khẳng định giá trị lớn lao của lòng biết ơn : lòng biết ơn khiến con người biết sống yêu thương, cảm thông, trách nhiệm…
- Bàn luận: Tại sao lòng biết ơn lại làm con người sống đẹp hơn?
- Lý lẽ (0,25đ)
+ khi có lòng biết ơn, con người sẽ làm những việc đúng đắn để đền đáp công ơn của người đã giúp đỡ mình
+ những người con có lòng biết ơn cha mẹ, những học trò biết ơn thầy cô cũng là những con người có trách nhiệm, tự giác học tập rèn luyện để trưởng thành ….
* Dẫn chứng cho thấy lòng biết ơn luôn được đề cao (0,25đ)
- Phê phán những người thiếu lòng biết ơn (0,25đ)
- Bài học nhận thức, hành động : Lòng biết ơn là đạo lý làm người, cũng là một trong những phẩm chất để con người thành công
Vì vậy cần rèn luyện đức tính này qua những hành động cụ thể (0,25đ)
- Liên hệ bản thân. (0,25 điểm)
Lưu ý : HS có thể trình bày ý kiến riêng nhưng lập luận phải có sức thuyết phục. Khuyến khích bài làm sáng tạo.

0,25đ



0,25

0,25







0,5




0.25



0,5


Hà Đông, ngày ….tháng… năm…..
TỔ TRƯỞNG
Hà Đông, ngày ….tháng… năm…..
NHÓM TRƯỞNG
( Ký, ghi rõ họ và tên) ( Ký, ghi rõ họ và tên)









UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI

ĐỀ ĐỀ XUẤT​
---------------------
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2023 - 2024

Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề


Phần 1 (7 điểm)


Nhà văn Lê Minh Khuê, bằng trải nghiệm của một nữ thanh niên xung phong, đã tái hện lại chân thực cuộc sống những năm tháng trên tuyến đường Trường Sơn lửa đạn trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” như sau:

Quen rồi. Mỗi ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.”.

(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 2, Trang 118)​

1. Nhân vật “tôi” và “ chúng tôi” là ai? (0,5đ)

2. Hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa nhan để của tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”? (1,0 điểm).

3. Theo em, đoạn văn trên sử dụng hình thức độc thoại hay độc thoại nội tâm? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó? (0,75 điểm)

4. Đoạn văn đã giúp em cảm nhận gì về hoàn cảnh sống và các phẩm chất của các nhân vật? (0,75 đ).

5. Tìm một câu rút gọn có trong đoạn văn trên. (0,5 đ)

6. Viết đoạn văn theo lối Tổng – Phân – Hợp gồm 12 câu cảm nhận vẻ đẹp anh hùng dũng cảm của nhân vật “tôi” trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Đoạn văn có sử dụng một khởi ngữ và một câu ghép (gạch chân dưới thành phần khởi ngữ và câu ghép, chú thích dưới đoạn văn). (3,5 đ)



Phần II
. (3 điểm)


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi của họ. Nhưng đi họp, hội thảo chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là chậm hết lần này, đến lần khác và bệnh lề mề không sửa được.”.

(“Bệnh lề mề”, SGK Ngữ văn 9, tập 2, Trang 20)​

1. Em hiểu “bệnh lề mề” ở đây có nghĩa là gì? Cách nói “bệnh lề mề” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? (1điểm)

2. Bên cạnh bệnh lề mề, có một thực tế là nhiều bạn trẻ ngày nay sử dụng thời gian một cách lãng phí. Viết đoạn nghị luận xã hội dài khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng này. (2 điểm)



------ HẾT ------

(Giám thị không giải thích gì thêm)





UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI

ĐỀ ĐỀ XUẤT​
---------------------
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2023 -2024

Môn: NGỮ VĂN
HƯỚNG DẪN CHẤM


PHẦN I (7 điểm)

Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
(0,5đ)
-“Tôi”: nhân vật Phương Định – nhân vật chính của truyện
- “Chúng tôi” chỉ ba cô gái thanh niên xung phong là Nho, Thao, và Phương Định trong tổ trinh sát mặt đường.
0,25đ
0,25đ
2
(1 đ)​
- Ý nghĩa nhan đề:
+ đọc qua tưởng như không liên quan nhưng đây là nhan đề hay và đầy dụng ý.
+ hình ảnh ngôi sao chủ yếu xuất hiện qua dòng suy nghĩ của Phương Định, vì vậy, ngôi sao biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn của Phương Định hay của bao cô gái trẻ khác.
+ ngôi sao xa xôi để nói tới vẻ đẹp của những vì sao nhỏ bé trên bầu trời, nói giống như vẻ đẹp thầm lặng, khiêm nhường của những cô gái thanh niên xung phong đang hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.

0,25đ

0,25đ


0,5đ
3.
(0,75
đ)​
- Đoạn văn sử dụng hình thức độc thoại nội tâm.
- Dấu hiệu: Đây là những suy nghĩ diễn ra trong tâm trí của nhân vật “tôi” khi chờ bom nổ.
0,5đ
0,25đ
4.
(0,75 đ)​
Cảm nhận về:
- Hoàn cảnh: hiểm nguy, gian khổ.
- Phẩm chất: dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao.

0,25 đ
0,5 đ
5.
(0,5 đ)​
HS cần chỉ ra một trong các câu rút gọn sau:
- Quen rồi.
- Ngày nào ít: ba lần.

0,5đ
6
(3,5
đ)​
* Hình thức: Đúng kiểu đoạn văn T-P-H
* Yêu cầu Tiếng Việt: gạch đúng một khởi ngữ và một câu ghép có chú thích (mỗi yêu cầu 0,25 điểm)
* Nội dung: Đảm bảo các nội dung sau:
- Tập trung làm rõ phẩm chất anh hùng, dũng cảm của Phương Định:
+ Hoàn cảnh sống và chiến đấu nguy hiểm, gian khổ đã tôi luyện ở Phương Định những phẩm chất anh hùng.
+ Phẩm chất anh hùng dũng cảm được thể hiện rõ qua tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; qua tâm lí phá bom và qua thái độ lạc quan…
- Nghệ thuật: cách xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí, chọn ngôi kể phù hợp… góp phần tái hiện lòng dũng cảm kiên cường của Phương Định.
0,5đ
0,5 đ








0,5đ






PHẦN II (3 điểm)


Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
(1 đ)​
- “Bệnh lề mề”: chỉ thói quen chậm chạp, dềnh dàng, tác phong không nhanh nhẹn…
- Cách nói “bệnh lề mề” sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ.
- Tác dụng: nhấn mạnh thói quen chậm chạp, lề mề là một thói quen xấu, thói quen ấy như một căn bệnh gây hại cho con người và xã hội.
0,25đ
0,25đ

0,5đ
2.
(2 đ)​
Học sinh viết đoạn văn phải đảm bảo:
* Hình thức: Học sinh viết đúng phương thức biểu đạt nghị luận, độ dài tương đối 2/3 trang giấy thi.
* Nội dung:
- Giải thích: lãng phí thời gian: là tình trạng sử dụng thời gian không hợp lí, không hiệu quả, để thời gian trôi qua một cách vô ích mà không làm việc gì có lợi cho bản thân và xã hội.
- Biểu hiện: .
+ Tác phong làm việc chậm chạp, thiếu khoa học để thời gian trôi qua một cách lãng phí.
+ Sự chần chừ, lần lữa hay làm việc không theo kế hoạch…
+ Dùng thời gian vào những việc vô bổ như chát, xem facebook, lướt web, chơi game…
- Nguyên nhân: do sự lười biếng, ỷ lại; do không xác định được phương hướng mục tiêu nên sống vô nghĩa kéo theo việc để thời gian trôi qua một cách uổng phí.
- Hậu quả: mỗi cá nhân có một quỹ thời gian hữu hạn, để thời gian trôi qua một các lãng phí sẽ khiến cho cá nhân không khai thác, phát huy những giá trị tích cực, thế mạnh của mình; đất nước, xã hội cũng không phát triển được, các tệ nạn xã hội cũng có thể vì thế mà gia tăng…
- Giải pháp, bài học: Cần có kĩ năng sử dụng thời gian khoa học hợp lí: làm việc theo kế hoạch; có lối sống lành mạnh, tích cực…
- Liên hệ: rút ra bài học…

0,5đ

1,5đ
Lưu ý:

- Nếu học sinh có cách diễn đạt khác mà vẫn đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm.

- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0,25 đ; được làm tròn theo quy định.



----- HÊT -----











UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI

ĐỀ ĐỀ XUẤT​
---------------------
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2023 - 2024

Môn: NGỮ VĂN
MA TRẬN



Cấp độ
Câu
Nhận biếtThông hiểuVận dụngCộng
Cấp độ thấpCấp độ cao
TLTLTLTL
1.Văn bản: “Những ngôi sao xa xôi”
- nhận biết các nhân vật (câu 1, phần 1).
- nhận biết hình thức lời thoại (câu 3, phần 1).
- nêu ý nghĩa nhan đề (câu 2, phần 1).
- dấu hiệu nhận biết lời thoại (câu 3, phần 1).
- cảm nhận về hoàn cảnh và phẩm chất nhân vật (câu 4, phần 1).
- giải nghĩa ”bệnh lề mề” (câu 1, phần 2)



Số câu246
Số điểm1 đ2,25đ3,25 đ
2. Tiếng Việt- tìm câu rút gọn (câu 5, phần 1)
- xác định biện pháp tu từ ẩn dụ (câu 1, phần 2)

- Tác dụng của biện pháp tu từ nói ẩn dụ (câu 1, phần 2)
-Vận dụng yêu cầu tiếng Việt viết đoạn (câu 6, phần 1)
Số câu21
14
Số điểm0,75đ0,5đ0,5đ1,75 đ
3. Tập làm vănViết đoạn NLVH (câu 6, phần 1)Viết đoạn NLXH (câu 2, phần 2)
Số câu 112
Số điểm
Tổng
Số câu452112
Số điểm1,75đ2,75đ3,5đ10
Tỉ lệ17,5%27,5%35%20%100%


----- HẾT -----

1682329936435.png


PASS GIẢI NÉN: yopovn.Com

THẦY CÔ, CÁC EM DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!

 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM--- ĐỀ THI THỬ VÀO 10 Ngữ Văn.zip
    912.6 KB · Lượt xem: 6
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ đề ngữ văn 9 ôn thi vào 10 bộ đề thi ngữ văn vào lớp 10 các đề thi ngữ văn vào 10 đề cương ôn tập ngữ văn 9 thi vào 10 đề kiểm tra văn vào lớp 10 đề ngữ văn 10 đề ngữ văn lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 hà nội đề ngữ văn vào 10 đề ngữ văn vào 10 hà nội đề thi môn ngữ văn vào 10 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi môn ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn tuyển sinh vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 bắc ninh đề thi ngữ văn vào 10 bình định đề thi ngữ văn vào 10 các năm đề thi ngữ văn vào 10 chuyên sư phạm đề thi ngữ văn vào 10 có đáp án đề thi ngữ văn vào 10 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội các năm đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2014 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hưng yên đề thi ngữ văn vào 10 năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 nghệ an đề thi ngữ văn vào 10 ở hà nội đề thi ngữ văn vào 10 quảng ngãi đề thi ngữ văn vào 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào 10 thái bình đề thi ngữ văn vào 10 tỉnh hải dương đề thi ngữ văn vào 10 violet đề thi ngữ văn vào lớp 10 bến tre đề thi ngữ văn vào lớp 10 các tỉnh đề thi ngữ văn vào lớp 10 chuyên đề thi ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào lớp 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai đề thi thử môn ngữ văn vào 10 đề thi tuyển sinh ngữ văn vào lớp 10 đề thi và đáp án ngữ văn vào lớp 10 đề thi văn vào 10 2020 hà nội đề thi văn vào 10 chuyên ngữ đề thi văn vào 10 hà nội 2021 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi văn vào 10 hà nội qua các năm đề thi văn vào 10 năm 2020 hà nội đề thi văn vào lớp 10 chuyên ngữ hà nội đề thi vào 10 2020 văn đề thi vào 10 hà nội 2020 văn đề thi vào 10 môn ngữ văn bình định đề thi vào 10 môn ngữ văn có đáp án đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2015 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2016 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2017 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2018 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2019 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2020 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2021 đề thi vào 10 môn ngữ văn hải dương đề thi vào 10 môn ngữ văn hải phòng đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh phú thọ đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh quảng ninh đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh vĩnh phúc đề thi vào 10 môn ngữ văn violet đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn bắc ninh đề thi vào lớp 10 ngữ văn nghệ an đề và đáp án thi vào 10 môn ngữ văn đề văn vào 10 hà nội 2020
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    35,863
    Bài viết
    37,331
    Thành viên
    138,813
    Thành viên mới nhất
    lequyen231

    Thành viên Online

    Top