Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,452
Điểm
113
tác giả
24 Đề thi khảo sát môn sinh lớp 12 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2023 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN được soạn dưới dạng file word gồm 24 FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi khảo sát môn sinh lớp 12 về ở dưới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 5 trang)
KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ
LỚP 12, NĂM HỌC 2022 - 2023
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Mã đề 201

Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ...................






Câu 81. Ở cấp độ phân tử, quá trình nào dưới đây diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn?

A. Phiên mã. B. Nhân đôi ADN.

C. Hoạt hóa axit amin. D. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

Câu 82. Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n là

A. đột biến tự đa bội. B. đột biến lệch bội.

C. đột biến gen. D. đột biến dị đa bội.

Câu 83. Quy trình nào sau đây không phải công nghệ tế bào thực vật?

A. Nuôi cấy mô tế bào. B. Lai tế bào sinh dưỡng.

C. Lai khác dòng. D. Nuôi cấy hạt phấn.

Câu 84. Trong lịch sử phát triển của sinh giới, cây có mạch và động vật lên cạn ở đại

A. Trung sinh. B. Nguyên sinh. C. Tân sinh. D. Cổ sinh.

Câu 85. Đột biến nào dưới đây thuộc đột biến điểm?

A. Mất 1 đoạn NST. B. Thêm 1 gen.

C. Thêm 1 cặp nuclêôtit. D. Lặp 1 đoạn NST.

Câu 86. Kiểu gen nào sau đây đồng hợp về 2 cặp gen?

A. aaBb. B. AABb. C. AABB. D. Aabb.

Câu 87. Trong cấu trúc của opêron Lac, nơi mà enzim ARN pôlimeraza bám vào khởi đầu phiên mã là

A. vùng vận hành. B. vùng khởi động. C. vùng kết thúc. D. vùng mã hóa.

Câu 88. Người đầu tiên tiến hành phép lai thuận nghịch ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và đã phát hiện ra hiện tượng di truyền ngoài nhân là

A. T.H. Morgan. B. C. Darwin. C. G.J. Mendel. D. C. Correns.

Câu 89. Khi T.H. Morgan tiến hành thí nghiệm cho ruồi giấm cái F1 thân xám, cánh dài lai phân tích, ông đã phát hiện được hiện tượng di truyền nào?

A. Liên kết gen. B. Di truyền ngoài nhân.

C. Liên kết với giới tính. D. Hoán vị gen.

Câu 90. Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô hàng năm là ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể

A. không theo chu kì. B. theo chu kì nhiều năm.

C. theo chu kì tuần trăng. D. theo chu kì mùa.

Câu 91. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, kết quả của tiến hóa nhỏ là sự xuất hiện của

A. chi mới. B. họ mới. C. loài mới. D. bộ mới.

Câu 92. Người ta tiến hành dung hợp tế bào loài 1 có kiểu gen AaBB và tế bào loài 2 có kiểu gen CcDd. Sau đó, nuôi cấy tế bào lai thì có thể thu được cây con có kiểu gen

A. CcDd. B. AABBCcDd. C. AaBBCcDd. D. AaBB.

Câu 93. Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?

A. Bò. B. Thỏ. C. Trâu. D. Dê.

Câu 94. Vi khuẩn nào sau đây chuyển hóa nitơ tự do trong không khí thành dạng nitơ mà cây hấp thụ được?

A. Vi khuẩn amôn hóa. B. Vi khuẩn cố định nitơ.

C. Vi khuẩn phản nitrat hóa. D. Vi khuẩn nitrat hóa.

Câu 95. Biết nhịp tim bình thường của một số loài thú như sau:

Loài
A
B
C
D
Nhịp tim/phút​
25 – 40​
720 – 780​
110 – 130​
50 – 70​
Thứ tự các loài theo khối lượng cơ thể giảm dần là

A. B → C → D → A. B. C → B → A → D. C. D → B → C → A. D. A → D → C → B.

Câu 96. Trên phân tử mARN, côđon nào dưới đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5’UGG3’. B. 5’GAA3’. C. 5’UUA3’. D. 5’UAA3’.

Câu 97. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ quang hợp ở 1 cây ưa bóng và 1 cây ưa sáng được biểu diễn theo đồ thị sau:




Điểm bão hòa ánh sáng của cây ưa sáng này có thể là điểm

A. Q. B. P. C. M. D. N.

Câu 98. Trong một quần thể, một gen có 2 alen A và a. Tần số alen A là 0,6 thì tần số alen a là

A. 0,4. B. 0,6. C. 0,5. D. 0,3.

Câu 99. Bộ NST lưỡng bội của một loài có 2n = 24. Khi nói về các thể đột biến phát sinh từ loài trên, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tế bào sinh dưỡng của thể tam bội có 72 NST.

B. Tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội chứa 48 NST.

C. Tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm chứa 23 NST.

D. Tế bào sinh dưỡng của thể ba nhiễm chứa 25 NST.

Câu 100. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.

B. Trong một chuỗi thức ăn, sinh khối của mắt xích phía trước nhỏ hơn sinh khối của mắt xích phía sau liền kề.

C. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.

D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng đơn giản.

Câu 101. Cấu trúc tuổi của quần thể có tính đặc trưng và phụ thuộc vào môi trường sống. Khi điều tra quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) tại các khu rừng trên đảo Hawaii sau hai năm bị săn bắt, người ta thu được tháp tuổi như hình sau. Trong thời gian điều tra, môi trường không có biến động lớn. Phát biểu nào sau đây sai?


A. Tháp tuổi không thể hiện nhóm tuổi sau sinh sản.

B. Sau khi bị săn bắt, kích thước quần thể chim trĩ tăng.

C. Trước khi bị săn bắt, tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi trước sinh sản.

D. Nếu không bị săn bắt, tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản sẽ tăng lên.

Câu 102. Ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST X, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?

A. XAXa × XaY. B. XAXa × XAY. C. XaXa × XaY. D. XAXA × XAY.

Câu 103. Vịt trời mỏ nhọn và vịt trời mỏ dẹt có mùa giao phối trong năm khác nhau, do đó chúng không giao phối được với nhau. Đây là ví dụ về cách li

A. mùa vụ. B. cơ học. C. tập tính. D. sinh cảnh.

Câu 104. Mối quan hệ giữa 2 loài nào sau đây là mối quan hệ hợp tác?

A. Chim mỏ đỏ và linh dương.

B. Hải quỳ và cua.

C. Cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn.

D. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.

Câu 105. Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, giao tử do hoán vị gen có thể là

A. ABD. B. abD. C. AbD. D. ABd.

Câu 106. Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen?

A. Yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.

C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen.

Câu 107. Một loài có bộ NST 2n = 8 (kí hiệu AaBbDdEe). Thể một phát sinh từ loài này có thể có kiểu gen là

A. AABbDdEe. B. AaaBbDdEe. C. AaBbDdE. D. AaBbDdEe.

Câu 108. Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ; sinh vật tiêu thụ bậc 2 là

A. gà. B. cáo. C. hổ. D. sâu.

Câu 109. Đồ thị sau mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đối với 1 loài sinh vật.


Phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Khi điều kiện độ ẩm nằm ở dưới vùng I thì mức độ tử vong là 50%.

B. Khi nhiệt độ ở vùng II, độ ẩm lớn hơn vùng III thì tỉ lệ sống sót bằng 25%.

C. Vùng chống chịu của sinh vật đối với độ ẩm là vùng II.

D. Khi điều kiện sống nằm ở vùng II của cả nhiệt độ và độ ẩm thì tỉ lệ sống sót cao nhất.

Câu 110. Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quần xã càng đa dạng về loài thì độ ổn định càng thấp.

B. Loài ưu thế thường quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.

C. Sự phân tầng trong quần xã làm tăng sự cạnh tranh giữa các loài.

D. Khi điều kiện sống bất lợi thì độ đa dạng quần xã sẽ tăng lên.

Câu 111. Khi nói về quá trình hình thành loài, những phát biểu nào sau đây đúng?

I. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen giữa hai quần thể.

II. Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

III. Hình thành loài bằng cách li tập tính có sự tác động của các nhân tố đột biến, CLTN và giao phối.

IV. Đa số các loài dương xỉ được hình thành bằng lai xa và đa bội hóa.

A. II, III. B. I, II và III. C. I, III và IV. D. I và II.

Câu 112. Một đoạn mạch mã gốc của một gen chứa các triplet như sau:

3’... TAX GGG AAT TGT AAX XGX XTT AGG ... 5’​

Có bao nhiêu trường hợp thay thế một cặp nuclêôtit xảy ra ở đoạn gen trên làm xuất hiện bộ ba kết thúc?

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 113. Ở người, bệnh phêninkêtô niệu (PKU) do alen lặn nằm trên NST thường quy định; bệnh mù màu do alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định; các alen trội tương ứng quy định tính trạng bình thường. Một cặp vợ (1) chồng (2) bình thường, người vợ có em gái (3) bị mù màu, họ sinh đứa con gái (4) bị bệnh PKU. Người con gái (4) kết hôn với người chồng (5) không bị bệnh nhưng mang alen gây bệnh PKU. Theo lí thuyết, xác suất sinh một con trai không bị PKU nhưng bị mù màu của cặp 4 – 5 là

A. 1/4. B. 3/8. C. 1/16. D. 1/8.

Câu 114. Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?

I. Duy trì sự đa dạng sinh học bằng các biện pháp khác nhau.

II. Tích cực trồng rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng.

III. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.

IV. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm các nguồn năng lượng.

A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 115. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về mối quan hệ sinh thái:

1. Cạnh tranh cùng loàiA. có đặc điểm là hai loài cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải sống cùng nhau.
2. Hỗ trợ cùng loàiB. có thể xảy ra khi thiếu thức ăn, dẫn đến 1 số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
3. Hội sinhC. là hiện tượng 1 loài vô tình gây hại cho loài khác nhưng bản thân loài đó không bị ảnh hưởng gì.
4. Hợp tácD. có thể đảm bảo cho những cây cùng loài sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ.
E. xảy ra khi hai loài chung sống, 1 loài có lợi, loài còn lại không có lợi cũng không bị ảnh hưởng gì.
A. 1-B; 2-D; 3-C; 4-A. B. 1-B; 2-D; 3-E; 4-A.

C. 1-B; 2-D; 3-E; 4-C. D. 1-B; 2-C; 3-E; 4-A.

Câu 116. Thí nghiệm trồng hoa anh thảo (Primula sinensis) thuần chủng ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:

Nhiệt độ​
Kiểu gen
20 oC​
35 oC​
AA​
Hoa đỏ​
Hoa trắng​
aa​
Hoa trắng​
Hoa trắng​
Biết rằng alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về các giống hoa này?

A. Ở 20 oC, các cây hoa trắng giao phấn với nhau có thể tạo ra F1 có kiểu gen dị hợp.

B. Màu sắc hoa anh thảo chịu sự chi phối của kiểu gen và nhiệt độ môi trường.

C. Ở 20 oC, cho thế hệ xuất phát (P) tự thụ phấn qua 2 thế hệ, nếu tỉ lệ kiểu hình hoa trắng duy trì không đổi thì P thuần chủng.

D. Giống hoa đỏ thuần chủng phản ứng không giống nhau trước các điều kiện môi trường khác nhau.

Câu 117. Giả sử loài thực vật (M) với hệ gen AABBDD được tạo ra bằng phương pháp lai xa và đa bội hóa từ 3 loài thực vật sau: Loài I có hệ gen AA, loài II có hệ gen BB và loài III có hệ gen DD. Người ta tiến hành các bước như sau:

1. Lai cây loài I với cây loài II thu được cây có hệ gen AB.

2. Lai cây hệ gen AB với cây loài III thu được cây có hệ gen ABD.

3. Đa bội hóa bộ NST của cây có hệ gen AB, thu được cây có hệ gen AABB.

4. Đa bội hóa bộ NST của cây có hệ gen ABD, thu được cây M.

5. Lai cây có hệ gen AABB với cây loài III thu được cây có hệ gen ABD.

Thứ tự nào sau đây đúng về các bước để hình thành M từ 3 loài I, II và III bằng con đường lai xa và đa bội hóa?

A. 1 → 2 → 4. B. 1 → 3 → 4. C. 1 → 3 → 5 → 4. D. 1 → 3 → 2 → 5.

Câu 118. Hình dưới đây thể hiện một phần lưới thức ăn trên đồng cỏ chăn nuôi và mía ở đảo Hawai. Sau khi loài vi khuẩn gây bệnh trên cóc xuất hiện làm số lượng cóc, chim sáo và thực vật Lutana sp đều bị giảm; côn trùng lúc đầu tăng nhanh nhưng sau đó lại giảm mạnh; số lượng sâu tăng nhanh chóng sau khi số lượng chim sáo giảm mạnh.

Các phát biểu sau đúng hay sai?


I. Thực vật Lutana sp bị giảm có thể do bị côn trùng tiêu thụ quá mức.

II. Sự giảm số lượng chim sáo kéo theo sự giảm sản lượng mía và cỏ chăn nuôi.

III. Sự biến mất của cóc làm tăng độ đa dạng sinh học trong quần xã này.

IV. Có 4 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên.

A. I-Đúng; II-Sai; III-Đúng; IV-Đúng. B. I-Đúng; II-Đúng; III-Sai; IV-Sai.

C. I-Sai; II-Đúng; III-Đúng; IV-Sai. D. I-Đúng; II-Đúng; III-Sai; IV-Đúng.

Câu 119. Theo mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli; nhóm gen cấu trúc Z, Y, A mã hoá các prôtêin tương ứng là LacZ, LacY, LacA.

Người ta đã tạo ra các chủng vi khuẩn E. coli do đột biến điểm như sau:

Chủng 1: Không tạo ra LacZ, LacY, LacA ngay cả khi trong môi trường có lactôzơ.

Chủng 2: Tạo ra LacZ, LacY, LacA ngay cả khi trong môi trường không có lactôzơ.

Chủng 3: Chỉ tạo ra LacY, LacA có hoạt tính nhưng LacZ không có hoạt tính.

Chủng 4: Tạo ra LacZ, LacY, LacA khi môi trường có lactôzơ nhưng hoạt tính của LacA mạnh hơn so với chủng bình thường.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chủng 1 có thể do prôtêin ức chế mất hoạt tính nên không bám được vào O.

II. Có thể đã xảy ra đột biến ở gen R hoặc vùng O của chủng 2.

III. Chủng 3 có thể do đột biến ở vùng P của opêron.

IV. Chủng 4 có thể do đột biến làm thay thế 1 axit amin ở LacA.

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 120. Bệnh galactosemia là bệnh rối loạn chuyển hóa di truyền ở người có chế độ dinh dưỡng bình thường, không loại bỏ galactose và lactose, bệnh do các gen lặn a, b, d nằm trên NST thường phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen có đầy đủ 3 loại alen trội A, B, D thì cơ thể phát triển bình thường; các kiểu gen còn lại quy định bệnh. Cho sơ đồ tóm tắt sau:


Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về bệnh này?

I. Đường galactose không được chuyển hóa thành chất D sẽ gây bệnh galactosemia.

II. Trong một gia đình có bố và mẹ bị bệnh thì sinh con bị bệnh.

III. Có tối đa 8 loại kiểu gen quy định kiểu hình bình thường.

IV. Bố và mẹ đều có 3 cặp gen dị hợp, xác suất sinh con bị bệnh là 37/64.

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.



------ HẾT ------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 5 trang)
KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ
LỚP 12, NĂM HỌC 2022 - 2023
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Mã đề 202

Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ...................






Câu 81. Trên phân tử mARN, côđon nào dưới đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5’UUA3’. B. 5’UAG3’. C. 5’GAA3’. D. 5’AAG3’.

Câu 82. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ quang hợp ở 1 cây ưa bóng và 1 cây ưa sáng được biểu diễn theo đồ thị sau:




Điểm bù ánh sáng của cây ưa bóng này có thể là điểm

A. P. B. Q. C. M. D. N.

Câu 83. Hiện tượng cháy rừng làm chết nhiều sinh vật là ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể

A. theo chu kì nhiều năm. B. theo chu kì mùa.

C. không theo chu kì. D. theo chu kì tuần trăng.

Câu 84. Kiểu gen nào sau đây dị hợp về 2 cặp gen?

A. AaBb. B. Aabb. C. aaBb. D. AABb.

Câu 85. Ở cấp độ phân tử, quá trình nào dưới đây không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung?

A. Nhân đôi ADN. B. Phiên mã.

C. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. D. Hoạt hóa axit amin.

Câu 86. Trong cấu trúc của opêron Lac, vùng có chức năng liên kết với prôtêin ức chế để ngăn cản phiên mã là

A. vùng kết thúc. B. vùng khởi động. C. vùng vận hành. D. vùng mã hóa.

Câu 87. Dạng đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng là

A. đột biến lệch bội. B. đột biến gen.

C. đột biến dị đa bội. D. đột biến tự đa bội.

Câu 88. Trong lịch sử phát triển của sinh giới, thực vật có hoa phát sinh ở đại

A. Cổ sinh. B. Trung sinh. C. Tân sinh. D. Nguyên sinh.

Câu 89. Biết nhịp tim bình thường của một số loài thú như sau:

Loài
A
B
C
D
Nhịp tim/phút​
25 – 40​
720 – 780​
110 – 130​
50 – 70​
Thứ tự các loài theo khối lượng cơ thể tăng dần là

A. B → C → D → A. B. A → D → C → B. C. A → B → C → D. D. D → B → C → A.

Câu 90. Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

A. Ngựa. B. Chó. C. Thỏ. D. Trâu.

Câu 91. Đột biến nào dưới đây thuộc đột biến điểm?

A. Lặp 1 đoạn NST. B. Mất 1 cặp nuclêôtit.

C. Mất 1 đoạn NST. D. Thêm 1 gen.

Câu 92. Người ta tiến hành dung hợp tế bào loài 1 có kiểu gen AABb và tế bào loài 2 có kiểu gen ccDd. Sau đó, nuôi cấy tế bào lai thì có thể thu được cây con có kiểu gen

A. AaBbccDD. B. ccDd. C. AABbccDd. D. AABb.

Câu 93. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, đơn vị của tiến hóa nhỏ là

A. chi. B. họ. C. bộ. D. quần thể.

Câu 94. Nhà khoa học nào sau đây phát hiện ra các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử?

A. C. Darwin. B. I. Wilmut. C. T.H. Morgan. D. G.J. Mendel.

Câu 95. Trong một quần thể, một gen có 2 alen A và a. Tần số alen A là 0,4 thì tần số alen a là

A. 0,6. B. 0,5. C. 0,4. D. 0,2.

Câu 96. Quy trình nào sau đây không phải công nghệ tế bào thực vật?

A. Cấy truyền phôi. B. Dung hợp tế bào trần.

C. Nuôi cấy noãn chưa thụ tinh. D. Nuôi cấy mô tế bào.

Câu 97. Khi T.H. Morgan tiến hành thí nghiệm cho ruồi giấm đực F1 thân xám, cánh dài lai phân tích, ông đã phát hiện được hiện tượng di truyền nào?

A. Liên kết với giới tính. B. Di truyền ngoài nhân.

C. Liên kết gen. D. Hoán vị gen.

Câu 98. Quá trình nào sau đây chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử?

A. Quá trình amôn hóa. B. Quá trình nitrat hóa.

C. Quá trình phản nitrat hóa. D. Quá trình cố định nitơ.

Câu 99. Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm xuất hiện alen mới?

A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến gen.

Câu 100. Bộ NST lưỡng bội của một loài có 2n = 24. Khi nói về các thể đột biến phát sinh từ loài trên, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tế bào sinh dưỡng của thể ba nhiễm chứa 25 NST.

B. Tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội có 96 NST.

C. Tế bào sinh dưỡng của thể tam bội chứa 36 NST.

D. Tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm chứa 23 NST.

Câu 101. Mối quan hệ giữa 2 loài nào sau đây là mối quan hệ hội sinh?

A. Hải quỳ và cua.

B. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.

C. Chim mỏ đỏ và linh dương.

D. Cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn.

Câu 102. Một loài có bộ NST 2n = 8 (kí hiệu AaBbDdEe). Thể ba phát sinh từ loài này có thể có kiểu gen là

A. AaBbDdE. B. AABbDdEe. C. AaBbDdEe. D. AaaBbDdEe.

Câu 103. Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, giao tử do hoán vị gen có thể là

A. aBd. B. AbD. C. aBD. D. ABD.

Câu 104. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng đơn giản.

B. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

C. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.

D. Trong một chuỗi thức ăn, sinh khối của mắt xích phía trước lớn hơn sinh khối của mắt xích phía sau liền kề.

Câu 105. Cấu trúc tuổi của quần thể có tính đặc trưng và phụ thuộc vào môi trường sống. Khi điều tra quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) tại các khu rừng trên đảo Hawaii sau hai năm bị săn bắt, người ta thu được tháp tuổi như hình sau. Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Nếu dừng việc săn bắt, tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản có thể tăng lên.

B. Trước khi bị săn bắt, tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi sinh sản.

C. Tháp tuổi trên thể hiện đầy đủ các nhóm tuổi gồm trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.

D. Sau khi bị săn bắt, nhóm tuổi sinh sản tăng mạnh và chiếm chủ yếu.

Câu 106. Ba loài ếch sống trong cùng 1 cái ao, chúng có tiếng kêu khác nhau. Các cá thể bắt cặp và giao phối đúng với các cá thể cùng loài nhờ tiếng kêu. Đây là ví dụ về cách li

A. cơ học. B. tập tính. C. sinh cảnh. D. mùa vụ.

Câu 107. Ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST X, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?

A. XAXA × XaY. B. XaXa × XaY. C. XAXa × XaY. D. XAXA × XAY.

Câu 108. Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quần xã có độ đa dạng về thành phần loài và số lượng cá thể của mỗi quần thể.

B. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

C. Các sinh vật trong quần xã có các mối quan hệ gắn bó nhau như một thể thống nhất.

D. Sự biến đổi của quần xã không liên quan đến sự biến đổi của điều kiện sống.

Câu 109. Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ; sinh vật tiêu thụ bậc 4 là

A. sâu. B. hổ. C. gà. D. cáo.

Câu 110. Đồ thị sau mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đối với 1 loài sinh vật.


Phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Vùng thuận lợi của sinh vật đối với độ ẩm là vùng II.

B. Khi điều kiện độ ẩm nằm ở dưới vùng I thì mức độ tử vong là 50%.

C. Khi nhiệt độ ở vùng III thì tỉ lệ sống sót cao nhất.

D. Khi nhiệt độ ở vùng II, độ ẩm lớn hơn vùng III thì tỉ lệ sống sót bằng 25%.

Câu 111. Thí nghiệm trồng hoa anh thảo (Primula sinensis) thuần chủng ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:

Nhiệt độ​
Kiểu gen
20 oC​
35 oC​
AA​
Hoa đỏ​
Hoa trắng​
Aa​
Hoa trắng​
Hoa trắng​
Biết rằng alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về các giống hoa này?

A. Ở 35 oC, các cây hoa trắng giao phấn với nhau có thể tạo ra F1 có kiểu gen dị hợp.

B. Ở 20 oC, cho thế hệ xuất phát (P) tự thụ phấn qua 2 thế hệ, nếu tỉ lệ kiểu hình hoa trắng duy trì không đổi thì P thuần chủng.

C. Màu sắc hoa anh thảo không chịu sự chi phối của kiểu gen.

D. Giống hoa đỏ thuần chủng phản ứng không giống nhau trước các điều kiện môi trường khác nhau.

Câu 112. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về mối quan hệ sinh thái:

1. Cạnh tranh cùng loàiA. có đặc điểm là hai loài cùng có lợi, nhất thiết phải sống cùng nhau, nếu tách ra có thể cùng bị chết.
2. Ức chế cảm nhiễmB. có thể xảy ra khi thiếu thức ăn, dẫn đến 1 số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
3. Hội sinhC. xảy ra khi 1 loài vô tình gây hại cho loài khác nhưng bản thân loài đó không bị ảnh hưởng gì.
4. Cộng sinhD. có thể đảm bảo cho những cây cùng loài sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ.
E. xảy ra khi hai loài chung sống, 1 loài có lợi, loài còn lại không có lợi cũng không bị ảnh hưởng gì.
A. 1-B; 2-D; 3-C; 4-A. B. 1-B; 2-D; 3-E; 4-C.

C. 1-B; 2-C; 3-E; 4-A. D. 1-B; 2-D; 3-E; 4-A.

Câu 113. Khi nói về quá trình hình thành loài, những phát biểu nào sau đây đúng?

I. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể.

II. Hình thành loài bằng cách li địa lí thường xảy ra với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

III. Hình thành loài bằng cách li sinh thái có sự tác động của các nhân tố đột biến, CLTN và giao phối.

IV. Đa số các loài dương xỉ được hình thành bằng lai xa và đa bội hóa.

A. I và IV. B. II, III và IV. C. I, II và III. D. I và II.

Câu 114. Một đoạn mạch mã gốc của một gen chứa các triplet như sau:

3’... TAX GXG AAT TGT AAX XGX GTX GGG ... 5’​

Có bao nhiêu trường hợp thay thế một cặp nuclêôtit xảy ra ở đoạn gen trên làm xuất hiện bộ ba kết thúc?

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 115. Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?

I. Nghiên cứu để tăng khả năng sử dụng các nguồn năng lượng sạch.

II. Tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen.

III. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản.

IV. Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 116. Ở người, bệnh phêninkêtô niệu (PKU) do alen lặn nằm trên NST thường quy định; bệnh mù màu do alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định; các alen trội tương ứng quy định tính trạng bình thường. Một cặp vợ (1) chồng (2) bình thường, người vợ có em gái (3) bị mù màu, họ sinh đứa con gái (4) bị bệnh PKU. Người con gái (4) kết hôn với người chồng (5) không bị bệnh nhưng mang alen gây bệnh PKU. Theo lí thuyết, xác suất sinh một con trai không bị mù màu nhưng bị PKU của cặp 4 – 5 là

A. 1/16. B. 1/8. C. 1/4. D. 3/16.

Câu 117. Hình dưới đây thể hiện một phần lưới thức ăn trên đồng cỏ chăn nuôi và mía ở đảo Hawai. Sau khi loài vi khuẩn gây bệnh trên cóc xuất hiện làm số lượng cóc, chim sáo và thực vật Lutana sp đều bị giảm; côn trùng lúc đầu tăng nhanh nhưng sau đó lại giảm mạnh; số lượng sâu tăng nhanh chóng sau khi số lượng chim sáo giảm mạnh.

Các phát biểu sau đúng hay sai?


I. Thực vật Lutana sp bị giảm có thể do bị côn trùng tiêu thụ quá mức.

II. Sự giảm số lượng chim sáo làm tăng sản lượng mía và cỏ chăn nuôi.

III. Sự biến mất của cóc làm giảm độ đa dạng sinh học trong quần xã này.

IV. Có 4 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên.

A. I-Đúng; II-Đúng; III-Sai; IV-Sai. B. I-Đúng; II-Đúng; III-Đúng; IV-Đúng.

C. I-Đúng; II-Sai; III-Đúng; IV-Đúng. D. I-Sai; II-Đúng; III-Đúng; IV-Đúng.

Câu 118. Theo mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli; nhóm gen cấu trúc Z, Y, A mã hoá các prôtêin tương ứng là LacZ, LacY, LacA.

Người ta đã tạo ra các chủng vi khuẩn E. coli do đột biến điểm như sau:

Chủng 1: Không tạo ra LacZ, LacY, LacA ngay cả khi trong môi trường có lactôzơ.

Chủng 2: Tạo ra LacZ, LacY, LacA ngay cả khi trong môi trường không có lactôzơ.

Chủng 3: Chỉ tạo ra LacY, LacA có hoạt tính nhưng LacZ không có hoạt tính.

Chủng 4: Tạo ra LacZ, LacY, LacA khi môi trường có lactôzơ nhưng hoạt tính của LacA mạnh hơn so với chủng bình thường.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chủng 1 có thể do prôtêin ức chế mất hoạt tính nên không bám được vào O.

II. Có thể đã xảy ra đột biến ở gen R hoặc vùng O của chủng 2.

III. Chủng 3 có thể do đột biến ở vùng mã hoá của gen Z.

IV. Chủng 4 có thể do đột biến làm thay thế 1 axit amin ở LacA.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 119. Giả sử loài thực vật (M) với hệ gen AABBDD được tạo ra bằng phương pháp lai xa và đa bội hóa từ 3 loài thực vật sau: Loài I có hệ gen AA, loài II có hệ gen BB và loài III có hệ gen DD. Người ta tiến hành các bước như sau:

1. Lai cây loài I với cây loài II thu được cây có hệ gen AB.

2. Lai cây hệ gen AB với cây loài III thu được cây có hệ gen ABD.

3. Đa bội hóa bộ NST của cây có hệ gen AB, thu được cây có hệ gen AABB.

4. Đa bội hóa bộ NST của cây có hệ gen ABD, thu được cây M.

5. Lai cây có hệ gen AABB với cây loài III thu được cây có hệ gen ABD.

Thứ tự nào sau đây đúng về các bước để hình thành M từ 3 loài I, II và III bằng con đường lai xa và đa bội hóa?

A. 1 → 3 → 5 → 4. B. 1 → 2 → 5 → 4. C. 1 → 5 → 4. D. 1 → 3 → 4.

Câu 120. Bệnh galactosemia là bệnh rối loạn chuyển hóa di truyền ở người có chế độ dinh dưỡng bình thường, không loại bỏ galactose và lactose, bệnh do các gen lặn a, b, d nằm trên NST thường phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen có đầy đủ 3 loại alen trội A, B, D thì cơ thể phát triển bình thường; các kiểu gen còn lại quy định bệnh. Cho sơ đồ tóm tắt sau:


Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về bệnh này?

I. Đường galactose không được chuyển hóa thành chất D sẽ gây bệnh galactosemia.

II. Trong một gia đình có bố và mẹ bị bệnh vẫn có thể sinh con không mắc bệnh.

III. Có tối đa 8 loại kiểu gen quy định kiểu hình bình thường.

IV. Bố và mẹ đều có 3 cặp gen dị hợp, xác suất sinh con không bị bệnh này là 27/64.

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.



------ HẾT ------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 5 trang)
KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ
LỚP 12, NĂM HỌC 2022 - 2023
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Mã đề 203

Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ...................






Câu 81. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, kết quả của tiến hóa nhỏ là sự xuất hiện của

A. loài mới. B. bộ mới. C. họ mới. D. chi mới.

Câu 82. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ quang hợp ở 1 cây ưa bóng và 1 cây ưa sáng được biểu diễn theo đồ thị sau:




Điểm bão hòa ánh sáng của cây ưa sáng này có thể là điểm

A. Q. B. N. C. M. D. P.

Câu 83. Ở cấp độ phân tử, quá trình nào dưới đây diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn?

A. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. B. Hoạt hóa axit amin.

C. Phiên mã. D. Nhân đôi ADN.

Câu 84. Biết nhịp tim bình thường của một số loài thú như sau:

Loài
A
B
C
D
Nhịp tim/phút​
25 – 40​
720 – 780​
110 – 130​
50 – 70​
Thứ tự các loài theo khối lượng cơ thể giảm dần là

A. B → C → D → A. B. D → B → C → A. C. C → B → A → D. D. A → D → C → B.

Câu 85. Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?

A. Bò. B. Thỏ. C. Dê. D. Trâu.

Câu 86. Khi T.H. Morgan tiến hành thí nghiệm cho ruồi giấm cái F1 thân xám, cánh dài lai phân tích, ông đã phát hiện được hiện tượng di truyền nào?

A. Liên kết với giới tính. B. Di truyền ngoài nhân.

C. Liên kết gen. D. Hoán vị gen.

Câu 87. Trong một quần thể, một gen có 2 alen A và a. Tần số alen A là 0,6 thì tần số alen a là

A. 0,6. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5.

Câu 88. Trong lịch sử phát triển của sinh giới, cây có mạch và động vật lên cạn ở đại

A. Tân sinh. B. Nguyên sinh. C. Cổ sinh. D. Trung sinh.

Câu 89. Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n là

A. đột biến lệch bội. B. đột biến gen.

C. đột biến tự đa bội. D. đột biến dị đa bội.

Câu 90. Người ta tiến hành dung hợp tế bào loài 1 có kiểu gen AaBB và tế bào loài 2 có kiểu gen CcDd. Sau đó, nuôi cấy tế bào lai thì có thể thu được cây con có kiểu gen

A. AaBB. B. CcDd. C. AaBBCcDd. D. AABBCcDd.

Câu 91. Quy trình nào sau đây không phải công nghệ tế bào thực vật?

A. Lai tế bào sinh dưỡng. B. Nuôi cấy hạt phấn.

C. Lai khác dòng. D. Nuôi cấy mô tế bào.

Câu 92. Người đầu tiên tiến hành phép lai thuận nghịch ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và đã phát hiện ra hiện tượng di truyền ngoài nhân là

A. T.H. Morgan. B. C. Darwin. C. G.J. Mendel. D. C. Correns.

Câu 93. Kiểu gen nào sau đây đồng hợp về 2 cặp gen?

A. AABB. B. AABb. C. aaBb. D. Aabb.

Câu 94. Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô hàng năm là ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể

A. theo chu kì mùa. B. theo chu kì nhiều năm.

C. không theo chu kì. D. theo chu kì tuần trăng.

Câu 95. Đột biến nào dưới đây thuộc đột biến điểm?

A. Thêm 1 cặp nuclêôtit. B. Thêm 1 gen.

C. Mất 1 đoạn NST. D. Lặp 1 đoạn NST.

Câu 96. Vi khuẩn nào sau đây chuyển hóa nitơ tự do trong không khí thành dạng nitơ mà cây hấp thụ được?

A. Vi khuẩn phản nitrat hóa. B. Vi khuẩn cố định nitơ.

C. Vi khuẩn nitrat hóa. D. Vi khuẩn amôn hóa.

Câu 97. Trên phân tử mARN, côđon nào dưới đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5’GAA3’. B. 5’UAA3’. C. 5’UGG3’. D. 5’UUA3’.

Câu 98. Trong cấu trúc của opêron Lac, nơi mà enzim ARN pôlimeraza bám vào khởi đầu phiên mã là

A. vùng mã hóa. B. vùng khởi động. C. vùng kết thúc. D. vùng vận hành.

Câu 99. Đồ thị sau mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đối với 1 loài sinh vật.


Phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Khi điều kiện sống nằm ở vùng II của cả nhiệt độ và độ ẩm thì tỉ lệ sống sót cao nhất.

B. Khi điều kiện độ ẩm nằm ở dưới vùng I thì mức độ tử vong là 50%.

C. Vùng chống chịu của sinh vật đối với độ ẩm là vùng II.

D. Khi nhiệt độ ở vùng II, độ ẩm lớn hơn vùng III thì tỉ lệ sống sót bằng 25%.

Câu 100. Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sự phân tầng trong quần xã làm tăng sự cạnh tranh giữa các loài.

B. Loài ưu thế thường quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.

C. Khi điều kiện sống bất lợi thì độ đa dạng quần xã sẽ tăng lên.

D. Quần xã càng đa dạng về loài thì độ ổn định càng thấp.

Câu 101. Ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST X, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?

A. XAXA × XAY. B. XAXa × XaY. C. XaXa × XaY. D. XAXa × XAY.

Câu 102. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.

B. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng đơn giản.

C. Trong một chuỗi thức ăn, sinh khối của mắt xích phía trước nhỏ hơn sinh khối của mắt xích phía sau liền kề.

D. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.

Câu 103. Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ; sinh vật tiêu thụ bậc 2 là

A. hổ. B. sâu. C. cáo. D. gà.

Câu 104. Mối quan hệ giữa 2 loài nào sau đây là mối quan hệ hợp tác?

A. Cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn. B. Chim mỏ đỏ và linh dương.

C. Hải quỳ và cua. D. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.

Câu 105. Bộ NST lưỡng bội của một loài có 2n = 24. Khi nói về các thể đột biến phát sinh từ loài trên, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội chứa 48 NST.

B. Tế bào sinh dưỡng của thể ba nhiễm chứa 25 NST.

C. Tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm chứa 23 NST.

D. Tế bào sinh dưỡng của thể tam bội có 72 NST.

Câu 106. Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen?

A. Yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Di – nhập gen.

Câu 107. Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, giao tử do hoán vị gen có thể là

A. ABd. B. AbD. C. ABD. D. abD.

Câu 108. Vịt trời mỏ nhọn và vịt trời mỏ dẹt có mùa giao phối trong năm khác nhau, do đó chúng không giao phối được với nhau. Đây là ví dụ về cách li

A. cơ học. B. mùa vụ. C. sinh cảnh. D. tập tính.

Câu 109. Một loài có bộ NST 2n = 8 (kí hiệu AaBbDdEe). Thể một phát sinh từ loài này có thể có kiểu gen là

A. AaBbDdEe. B. AaBbDdE. C. AaaBbDdEe. D. AABbDdEe.

Câu 110. Cấu trúc tuổi của quần thể có tính đặc trưng và phụ thuộc vào môi trường sống. Khi điều tra quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) tại các khu rừng trên đảo Hawaii sau hai năm bị săn bắt, người ta thu được tháp tuổi như hình sau. Trong thời gian điều tra, môi trường không có biến động lớn. Phát biểu nào sau đây sai?


A. Trước khi bị săn bắt, tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi trước sinh sản.

B. Sau khi bị săn bắt, kích thước quần thể chim trĩ tăng.

C. Tháp tuổi không thể hiện nhóm tuổi sau sinh sản.

D. Nếu không bị săn bắt, tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản sẽ tăng lên.

Câu 111. Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?

I. Duy trì sự đa dạng sinh học bằng các biện pháp khác nhau.

II. Tích cực trồng rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng.

III. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.

IV. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm các nguồn năng lượng.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 112. Khi nói về quá trình hình thành loài, những phát biểu nào sau đây đúng?

I. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen giữa hai quần thể.

II. Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

III. Hình thành loài bằng cách li tập tính có sự tác động của các nhân tố đột biến, CLTN và giao phối.

IV. Đa số các loài dương xỉ được hình thành bằng lai xa và đa bội hóa.

A. I, II và III. B. II, III. C. I, III và IV. D. I và II.

Câu 113. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về mối quan hệ sinh thái:

1. Cạnh tranh cùng loàiA. có đặc điểm là hai loài cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải sống cùng nhau.
2. Hỗ trợ cùng loàiB. có thể xảy ra khi thiếu thức ăn, dẫn đến 1 số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
3. Hội sinhC. là hiện tượng 1 loài vô tình gây hại cho loài khác nhưng bản thân loài đó không bị ảnh hưởng gì.
4. Hợp tácD. có thể đảm bảo cho những cây cùng loài sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ.
E. xảy ra khi hai loài chung sống, 1 loài có lợi, loài còn lại không có lợi cũng không bị ảnh hưởng gì.
A. 1-B; 2-D; 3-C; 4-A. B. 1-B; 2-D; 3-E; 4-C.

C. 1-B; 2-C; 3-E; 4-A. D. 1-B; 2-D; 3-E; 4-A.

Câu 114. Ở người, bệnh phêninkêtô niệu (PKU) do alen lặn nằm trên NST thường quy định; bệnh mù màu do alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định; các alen trội tương ứng quy định tính trạng bình thường. Một cặp vợ (1) chồng (2) bình thường, người vợ có em gái (3) bị mù màu, họ sinh đứa con gái (4) bị bệnh PKU. Người con gái (4) kết hôn với người chồng (5) không bị bệnh nhưng mang alen gây bệnh PKU. Theo lí thuyết, xác suất sinh một con trai không bị PKU nhưng bị mù màu của cặp 4 – 5 là

A. 3/8. B. 1/16. C. 1/4. D. 1/8.

Câu 115. Thí nghiệm trồng hoa anh thảo (Primula sinensis) thuần chủng ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:

Nhiệt độ​
Kiểu gen
20 oC​
35 oC​
AA​
Hoa đỏ​
Hoa trắng​
aa​
Hoa trắng​
Hoa trắng​
Biết rằng alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về các giống hoa này?

A. Ở 20 oC, cho thế hệ xuất phát (P) tự thụ phấn qua 2 thế hệ, nếu tỉ lệ kiểu hình hoa trắng duy trì không đổi thì P thuần chủng.

B. Giống hoa đỏ thuần chủng phản ứng không giống nhau trước các điều kiện môi trường khác nhau.

C. Ở 20 oC, các cây hoa trắng giao phấn với nhau có thể tạo ra F1 có kiểu gen dị hợp.

D. Màu sắc hoa anh thảo chịu sự chi phối của kiểu gen và nhiệt độ môi trường.

Câu 116. Một đoạn mạch mã gốc của một gen chứa các triplet như sau:

3’... TAX GGG AAT TGT AAX XGX XTT AGG ... 5’​

Có bao nhiêu trường hợp thay thế một cặp nuclêôtit xảy ra ở đoạn gen trên làm xuất hiện bộ ba kết thúc?

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 117. Hình dưới đây thể hiện một phần lưới thức ăn trên đồng cỏ chăn nuôi và mía ở đảo Hawai. Sau khi loài vi khuẩn gây bệnh trên cóc xuất hiện làm số lượng cóc, chim sáo và thực vật Lutana sp đều bị giảm; côn trùng lúc đầu tăng nhanh nhưng sau đó lại giảm mạnh; số lượng sâu tăng nhanh chóng sau khi số lượng chim sáo giảm mạnh.

Các phát biểu sau đúng hay sai?


I. Thực vật Lutana sp bị giảm có thể do bị côn trùng tiêu thụ quá mức.

II. Sự giảm số lượng chim sáo kéo theo sự giảm sản lượng mía và cỏ chăn nuôi.

III. Sự biến mất của cóc làm tăng độ đa dạng sinh học trong quần xã này.

IV. Có 4 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên.

A. I-Đúng; II-Sai; III-Đúng; IV-Đúng. B. I-Đúng; II-Đúng; III-Sai; IV-Đúng.

C. I-Sai; II-Đúng; III-Đúng; IV-Sai. D. I-Đúng; II-Đúng; III-Sai; IV-Sai.

Câu 118. Theo mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli; nhóm gen cấu trúc Z, Y, A mã hoá các prôtêin tương ứng là LacZ, LacY, LacA.

Người ta đã tạo ra các chủng vi khuẩn E. coli do đột biến điểm như sau:

Chủng 1: Không tạo ra LacZ, LacY, LacA ngay cả khi trong môi trường có lactôzơ.

Chủng 2: Tạo ra LacZ, LacY, LacA ngay cả khi trong môi trường không có lactôzơ.

Chủng 3: Chỉ tạo ra LacY, LacA có hoạt tính nhưng LacZ không có hoạt tính.

Chủng 4: Tạo ra LacZ, LacY, LacA khi môi trường có lactôzơ nhưng hoạt tính của LacA mạnh hơn so với chủng bình thường.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chủng 1 có thể do prôtêin ức chế mất hoạt tính nên không bám được vào O.

II. Có thể đã xảy ra đột biến ở gen R hoặc vùng O của chủng 2.

III. Chủng 3 có thể do đột biến ở vùng P của opêron.

IV. Chủng 4 có thể do đột biến làm thay thế 1 axit amin ở LacA.

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 119. Giả sử loài thực vật (M) với hệ gen AABBDD được tạo ra bằng phương pháp lai xa và đa bội hóa từ 3 loài thực vật sau: Loài I có hệ gen AA, loài II có hệ gen BB và loài III có hệ gen DD. Người ta tiến hành các bước như sau:

1. Lai cây loài I với cây loài II thu được cây có hệ gen AB.

2. Lai cây hệ gen AB với cây loài III thu được cây có hệ gen ABD.

3. Đa bội hóa bộ NST của cây có hệ gen AB, thu được cây có hệ gen AABB.

4. Đa bội hóa bộ NST của cây có hệ gen ABD, thu được cây M.

5. Lai cây có hệ gen AABB với cây loài III thu được cây có hệ gen ABD.

Thứ tự nào sau đây đúng về các bước để hình thành M từ 3 loài I, II và III bằng con đường lai xa và đa bội hóa?

A. 1 → 2 → 4. B. 1 → 3 → 2 → 5. C. 1 → 3 → 5 → 4. D. 1 → 3 → 4.

Câu 120. Bệnh galactosemia là bệnh rối loạn chuyển hóa di truyền ở người có chế độ dinh dưỡng bình thường, không loại bỏ galactose và lactose, bệnh do các gen lặn a, b, d nằm trên NST thường phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen có đầy đủ 3 loại alen trội A, B, D thì cơ thể phát triển bình thường; các kiểu gen còn lại quy định bệnh. Cho sơ đồ tóm tắt sau:


Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về bệnh này?

I. Đường galactose không được chuyển hóa thành chất D sẽ gây bệnh galactosemia.

II. Trong một gia đình có bố và mẹ bị bệnh thì sinh con bị bệnh.

III. Có tối đa 8 loại kiểu gen quy định kiểu hình bình thường.

IV. Bố và mẹ đều có 3 cặp gen dị hợp, xác suất sinh con bị bệnh là 37/64.

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.



------ HẾT ------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 5 trang)
KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ
LỚP 12, NĂM HỌC 2022 - 2023
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Mã đề 204

Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ...................






Câu 81. Hiện tượng cháy rừng làm chết nhiều sinh vật là ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể

A. theo chu kì tuần trăng. B. không theo chu kì.

C. theo chu kì mùa. D. theo chu kì nhiều năm.

Câu 82. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, đơn vị của tiến hóa nhỏ là

A. quần thể. B. bộ. C. chi. D. họ.

Câu 83. Kiểu gen nào sau đây dị hợp về 2 cặp gen?

A. aaBb. B. AABb. C. Aabb. D. AaBb.

Câu 84. Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

A. Ngựa. B. Chó. C. Thỏ. D. Trâu.

Câu 85. Trong một quần thể, một gen có 2 alen A và a. Tần số alen A là 0,4 thì tần số alen a là

A. 0,5. B. 0,6. C. 0,4. D. 0,2.

Câu 86. Quy trình nào sau đây không phải công nghệ tế bào thực vật?

A. Dung hợp tế bào trần. B. Nuôi cấy noãn chưa thụ tinh.

C. Cấy truyền phôi. D. Nuôi cấy mô tế bào.

Câu 87. Dạng đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng là

A. đột biến gen. B. đột biến dị đa bội.

C. đột biến tự đa bội. D. đột biến lệch bội.

Câu 88. Người ta tiến hành dung hợp tế bào loài 1 có kiểu gen AABb và tế bào loài 2 có kiểu gen ccDd. Sau đó, nuôi cấy tế bào lai thì có thể thu được cây con có kiểu gen

A. ccDd. B. AaBbccDD. C. AABb. D. AABbccDd.

Câu 89. Ở cấp độ phân tử, quá trình nào dưới đây không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung?

A. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. B. Phiên mã.

C. Nhân đôi ADN. D. Hoạt hóa axit amin.

Câu 90. Biết nhịp tim bình thường của một số loài thú như sau:

Loài
A
B
C
D
Nhịp tim/phút​
25 – 40​
720 – 780​
110 – 130​
50 – 70​
Thứ tự các loài theo khối lượng cơ thể tăng dần là

A. A → D → C → B. B. B → C → D → A. C. D → B → C → A. D. A → B → C → D.

Câu 91. Đột biến nào dưới đây thuộc đột biến điểm?

A. Thêm 1 gen. B. Mất 1 đoạn NST.

C. Lặp 1 đoạn NST. D. Mất 1 cặp nuclêôtit.

Câu 92. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ quang hợp ở 1 cây ưa bóng và 1 cây ưa sáng được biểu diễn theo đồ thị sau:




Điểm bù ánh sáng của cây ưa bóng này có thể là điểm

A. Q. B. M. C. P. D. N.

Câu 93. Trong cấu trúc của opêron Lac, vùng có chức năng liên kết với prôtêin ức chế để ngăn cản phiên mã là

A. vùng mã hóa. B. vùng khởi động. C. vùng kết thúc. D. vùng vận hành.

Câu 94. Nhà khoa học nào sau đây phát hiện ra các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử?

A. C. Darwin. B. T.H. Morgan. C. I. Wilmut. D. G.J. Mendel.

Câu 95. Khi T.H. Morgan tiến hành thí nghiệm cho ruồi giấm đực F1 thân xám, cánh dài lai phân tích, ông đã phát hiện được hiện tượng di truyền nào?

A. Di truyền ngoài nhân. B. Hoán vị gen.

C. Liên kết gen. D. Liên kết với giới tính.

Câu 96. Trên phân tử mARN, côđon nào dưới đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5’UUA3’. B. 5’AAG3’. C. 5’UAG3’. D. 5’GAA3’.

Câu 97. Trong lịch sử phát triển của sinh giới, thực vật có hoa phát sinh ở đại

A. Cổ sinh. B. Tân sinh. C. Nguyên sinh. D. Trung sinh.

Câu 98. Quá trình nào sau đây chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử?

A. Quá trình cố định nitơ. B. Quá trình phản nitrat hóa.

C. Quá trình amôn hóa. D. Quá trình nitrat hóa.

Câu 99. Cấu trúc tuổi của quần thể có tính đặc trưng và phụ thuộc vào môi trường sống. Khi điều tra quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) tại các khu rừng trên đảo Hawaii sau hai năm bị săn bắt, người ta thu được tháp tuổi như hình sau. Phát biểu nào sau đây đúng?




A. Sau khi bị săn bắt, nhóm tuổi sinh sản tăng mạnh và chiếm chủ yếu.

B. Trước khi bị săn bắt, tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi sinh sản.

C. Nếu dừng việc săn bắt, tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản có thể tăng lên.

D. Tháp tuổi trên thể hiện đầy đủ các nhóm tuổi gồm trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.

Câu 100. Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ; sinh vật tiêu thụ bậc 4 là

A. hổ. B. gà. C. cáo. D. sâu.

Câu 101. Một loài có bộ NST 2n = 8 (kí hiệu AaBbDdEe). Thể ba phát sinh từ loài này có thể có kiểu gen là

A. AABbDdEe. B. AaBbDdE. C. AaaBbDdEe. D. AaBbDdEe.

Câu 102. Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm xuất hiện alen mới?

A. Đột biến gen. B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 103. Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quần xã có độ đa dạng về thành phần loài và số lượng cá thể của mỗi quần thể.

B. Các sinh vật trong quần xã có các mối quan hệ gắn bó nhau như một thể thống nhất.

C. Sự biến đổi của quần xã không liên quan đến sự biến đổi của điều kiện sống.

D. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

Câu 104. Bộ NST lưỡng bội của một loài có 2n = 24. Khi nói về các thể đột biến phát sinh từ loài trên, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm chứa 23 NST.

B. Tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội có 96 NST.

C. Tế bào sinh dưỡng của thể tam bội chứa 36 NST.

D. Tế bào sinh dưỡng của thể ba nhiễm chứa 25 NST.

Câu 105. Ba loài ếch sống trong cùng 1 cái ao, chúng có tiếng kêu khác nhau. Các cá thể bắt cặp và giao phối đúng với các cá thể cùng loài nhờ tiếng kêu. Đây là ví dụ về cách li

A. cơ học. B. mùa vụ. C. sinh cảnh. D. tập tính.

Câu 106. Ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST X, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?

A. XaXa × XaY. B. XAXa × XaY. C. XAXA × XaY. D. XAXA × XAY.

Câu 107. Đồ thị sau mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đối với 1 loài sinh vật.


Phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Vùng thuận lợi của sinh vật đối với độ ẩm là vùng II.

B. Khi nhiệt độ ở vùng III thì tỉ lệ sống sót cao nhất.

C. Khi nhiệt độ ở vùng II, độ ẩm lớn hơn vùng III thì tỉ lệ sống sót bằng 25%.

D. Khi điều kiện độ ẩm nằm ở dưới vùng I thì mức độ tử vong là 50%.

Câu 108. Mối quan hệ giữa 2 loài nào sau đây là mối quan hệ hội sinh?

A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ. B. Chim mỏ đỏ và linh dương.

C. Cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn. D. Hải quỳ và cua.

Câu 109. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng đơn giản.

B. Trong một chuỗi thức ăn, sinh khối của mắt xích phía trước lớn hơn sinh khối của mắt xích phía sau liền kề.

C. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

D. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.

Câu 110. Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, giao tử do hoán vị gen có thể là

A. aBD. B. AbD. C. ABD. D. aBd.

Câu 111. Một đoạn mạch mã gốc của một gen chứa các triplet như sau:

3’... TAX GXG AAT TGT AAX XGX GTX GGG ... 5’​

Có bao nhiêu trường hợp thay thế một cặp nuclêôtit xảy ra ở đoạn gen trên làm xuất hiện bộ ba kết thúc?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 112. Ở người, bệnh phêninkêtô niệu (PKU) do alen lặn nằm trên NST thường quy định; bệnh mù màu do alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định; các alen trội tương ứng quy định tính trạng bình thường. Một cặp vợ (1) chồng (2) bình thường, người vợ có em gái (3) bị mù màu, họ sinh đứa con gái (4) bị bệnh PKU. Người con gái (4) kết hôn với người chồng (5) không bị bệnh nhưng mang alen gây bệnh PKU. Theo lí thuyết, xác suất sinh một con trai không bị mù màu nhưng bị PKU của cặp 4 – 5 là

A. 1/16. B. 1/4. C. 1/8. D. 3/16.

Câu 113. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về mối quan hệ sinh thái:

1. Cạnh tranh cùng loàiA. có đặc điểm là hai loài cùng có lợi, nhất thiết phải sống cùng nhau, nếu tách ra có thể cùng bị chết.
2. Ức chế cảm nhiễmB. có thể xảy ra khi thiếu thức ăn, dẫn đến 1 số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
3. Hội sinhC. xảy ra khi 1 loài vô tình gây hại cho loài khác nhưng bản thân loài đó không bị ảnh hưởng gì.
4. Cộng sinhD. có thể đảm bảo cho những cây cùng loài sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ.
E. xảy ra khi hai loài chung sống, 1 loài có lợi, loài còn lại không có lợi cũng không bị ảnh hưởng gì.
A. 1-B; 2-D; 3-E; 4-A. B. 1-B; 2-D; 3-E; 4-C.

C. 1-B; 2-C; 3-E; 4-A. D. 1-B; 2-D; 3-C; 4-A.

Câu 114. Khi nói về quá trình hình thành loài, những phát biểu nào sau đây đúng?

I. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể.

II. Hình thành loài bằng cách li địa lí thường xảy ra với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

III. Hình thành loài bằng cách li sinh thái có sự tác động của các nhân tố đột biến, CLTN và giao phối.

IV. Đa số các loài dương xỉ được hình thành bằng lai xa và đa bội hóa.

A. I và II. B. II, III và IV. C. I và IV. D. I, II và III.

Câu 115. Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?

I. Nghiên cứu để tăng khả năng sử dụng các nguồn năng lượng sạch.

II. Tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen.

III. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản.

IV. Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 116. Thí nghiệm trồng hoa anh thảo (Primula sinensis) thuần chủng ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:

Nhiệt độ​
Kiểu gen
20 oC​
35 oC​
AA​
Hoa đỏ​
Hoa trắng​
Aa​
Hoa trắng​
Hoa trắng​
Biết rằng alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về các giống hoa này?

A. Ở 35 oC, các cây hoa trắng giao phấn với nhau có thể tạo ra F1 có kiểu gen dị hợp.

B. Ở 20 oC, cho thế hệ xuất phát (P) tự thụ phấn qua 2 thế hệ, nếu tỉ lệ kiểu hình hoa trắng duy trì không đổi thì P thuần chủng.

C. Giống hoa đỏ thuần chủng phản ứng không giống nhau trước các điều kiện môi trường khác nhau.

D. Màu sắc hoa anh thảo không chịu sự chi phối của kiểu gen.

Câu 117. Theo mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli; nhóm gen cấu trúc Z, Y, A mã hoá các prôtêin tương ứng là LacZ, LacY, LacA.

Người ta đã tạo ra các chủng vi khuẩn E. coli do đột biến điểm như sau:

Chủng 1: Không tạo ra LacZ, LacY, LacA ngay cả khi trong môi trường có lactôzơ.

Chủng 2: Tạo ra LacZ, LacY, LacA ngay cả khi trong môi trường không có lactôzơ.

Chủng 3: Chỉ tạo ra LacY, LacA có hoạt tính nhưng LacZ không có hoạt tính.

Chủng 4: Tạo ra LacZ, LacY, LacA khi môi trường có lactôzơ nhưng hoạt tính của LacA mạnh hơn so với chủng bình thường.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chủng 1 có thể do prôtêin ức chế mất hoạt tính nên không bám được vào O.

II. Có thể đã xảy ra đột biến ở gen R hoặc vùng O của chủng 2.

III. Chủng 3 có thể do đột biến ở vùng mã hoá của gen Z.

IV. Chủng 4 có thể do đột biến làm thay thế 1 axit amin ở LacA.

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 118. Giả sử loài thực vật (M) với hệ gen AABBDD được tạo ra bằng phương pháp lai xa và đa bội hóa từ 3 loài thực vật sau: Loài I có hệ gen AA, loài II có hệ gen BB và loài III có hệ gen DD. Người ta tiến hành các bước như sau:

1. Lai cây loài I với cây loài II thu được cây có hệ gen AB.

2. Lai cây hệ gen AB với cây loài III thu được cây có hệ gen ABD.

3. Đa bội hóa bộ NST của cây có hệ gen AB, thu được cây có hệ gen AABB.

4. Đa bội hóa bộ NST của cây có hệ gen ABD, thu được cây M.

5. Lai cây có hệ gen AABB với cây loài III thu được cây có hệ gen ABD.

Thứ tự nào sau đây đúng về các bước để hình thành M từ 3 loài I, II và III bằng con đường lai xa và đa bội hóa?

A. 1 → 3 → 5 → 4. B. 1 → 3 → 4. C. 1 → 2 → 5 → 4. D. 1 → 5 → 4.

Câu 119. Hình dưới đây thể hiện một phần lưới thức ăn trên đồng cỏ chăn nuôi và mía ở đảo Hawai. Sau khi loài vi khuẩn gây bệnh trên cóc xuất hiện làm số lượng cóc, chim sáo và thực vật Lutana sp đều bị giảm; côn trùng lúc đầu tăng nhanh nhưng sau đó lại giảm mạnh; số lượng sâu tăng nhanh chóng sau khi số lượng chim sáo giảm mạnh.

Các phát biểu sau đúng hay sai?


I. Thực vật Lutana sp bị giảm có thể do bị côn trùng tiêu thụ quá mức.

II. Sự giảm số lượng chim sáo làm tăng sản lượng mía và cỏ chăn nuôi.

III. Sự biến mất của cóc làm giảm độ đa dạng sinh học trong quần xã này.

IV. Có 4 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên.

A. I-Đúng; II-Đúng; III-Đúng; IV-Đúng. B. I-Đúng; II-Sai; III-Đúng; IV-Đúng.

C. I-Sai; II-Đúng; III-Đúng; IV-Đúng. D. I-Đúng; II-Đúng; III-Sai; IV-Sai.

Câu 120. Bệnh galactosemia là bệnh rối loạn chuyển hóa di truyền ở người có chế độ dinh dưỡng bình thường, không loại bỏ galactose và lactose, bệnh do các gen lặn a, b, d nằm trên NST thường phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen có đầy đủ 3 loại alen trội A, B, D thì cơ thể phát triển bình thường; các kiểu gen còn lại quy định bệnh. Cho sơ đồ tóm tắt sau:


Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về bệnh này?

I. Đường galactose không được chuyển hóa thành chất D sẽ gây bệnh galactosemia.

II. Trong một gia đình có bố và mẹ bị bệnh vẫn có thể sinh con không mắc bệnh.

III. Có tối đa 8 loại kiểu gen quy định kiểu hình bình thường.

IV. Bố và mẹ đều có 3 cặp gen dị hợp, xác suất sinh con không bị bệnh này là 27/64.

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.



------ HẾT ------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 5 trang)
KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ
LỚP 12, NĂM HỌC 2022 - 2023
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Mã đề 205

Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ...................






Câu 81. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, kết quả của tiến hóa nhỏ là sự xuất hiện của

A. chi mới. B. họ mới. C. bộ mới. D. loài mới.

Câu 82. Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô hàng năm là ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể

A. theo chu kì nhiều năm. B. theo chu kì tuần trăng.

C. theo chu kì mùa. D. không theo chu kì.

Câu 83. Đột biến nào dưới đây thuộc đột biến điểm?

A. Lặp 1 đoạn NST. B. Thêm 1 gen.

C. Mất 1 đoạn NST. D. Thêm 1 cặp nuclêôtit.

Câu 84. Ở cấp độ phân tử, quá trình nào dưới đây diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn?

A. Nhân đôi ADN. B. Phiên mã.

C. Hoạt hóa axit amin. D. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

Câu 85. Khi T.H. Morgan tiến hành thí nghiệm cho ruồi giấm cái F1 thân xám, cánh dài lai phân tích, ông đã phát hiện được hiện tượng di truyền nào?

A. Liên kết với giới tính. B. Di truyền ngoài nhân.

C. Hoán vị gen. D. Liên kết gen.

Câu 86. Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n là

A. đột biến gen. B. đột biến lệch bội.

C. đột biến dị đa bội. D. đột biến tự đa bội.

Câu 87. Vi khuẩn nào sau đây chuyển hóa nitơ tự do trong không khí thành dạng nitơ mà cây hấp thụ được?

A. Vi khuẩn nitrat hóa. B. Vi khuẩn phản nitrat hóa.

C. Vi khuẩn amôn hóa. D. Vi khuẩn cố định nitơ.

Câu 88. Quy trình nào sau đây không phải công nghệ tế bào thực vật?

A. Nuôi cấy mô tế bào. B. Nuôi cấy hạt phấn.

C. Lai khác dòng. D. Lai tế bào sinh dưỡng.

Câu 89. Trong một quần thể, một gen có 2 alen A và a. Tần số alen A là 0,6 thì tần số alen a là

A. 0,5. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,6.

Câu 90. Biết nhịp tim bình thường của một số loài thú như sau:

Loài
A
B
C
D
Nhịp tim/phút​
25 – 40​
720 – 780​
110 – 130​
50 – 70​
Thứ tự các loài theo khối lượng cơ thể giảm dần là

A. C → B → A → D. B. B → C → D → A. C. D → B → C → A. D. A → D → C → B.

Câu 91. Trong lịch sử phát triển của sinh giới, cây có mạch và động vật lên cạn ở đại

A. Cổ sinh. B. Tân sinh. C. Trung sinh. D. Nguyên sinh.

Câu 92. Trên phân tử mARN, côđon nào dưới đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5’UAA3’. B. 5’UGG3’. C. 5’GAA3’. D. 5’UUA3’.

Câu 93. Kiểu gen nào sau đây đồng hợp về 2 cặp gen?

A. AABB. B. Aabb. C. AABb. D. aaBb.

Câu 94. Người đầu tiên tiến hành phép lai thuận nghịch ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và đã phát hiện ra hiện tượng di truyền ngoài nhân là

A. G.J. Mendel. B. C. Darwin. C. C. Correns. D. T.H. Morgan.

Câu 95. Người ta tiến hành dung hợp tế bào loài 1 có kiểu gen AaBB và tế bào loài 2 có kiểu gen CcDd. Sau đó, nuôi cấy tế bào lai thì có thể thu được cây con có kiểu gen

A. AaBB. B. CcDd. C. AaBBCcDd. D. AABBCcDd.

Câu 96. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ quang hợp ở 1 cây ưa bóng và 1 cây ưa sáng được biểu diễn theo đồ thị sau:


Điểm bão hòa ánh sáng của cây ưa sáng này có thể là điểm

A. Q. B. M. C. P. D. N.

Câu 97. Trong cấu trúc của opêron Lac, nơi mà enzim ARN pôlimeraza bám vào khởi đầu phiên mã là

A. vùng khởi động. B. vùng kết thúc. C. vùng vận hành. D. vùng mã hóa.

Câu 98. Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?

A. Trâu. B. Bò. C. Thỏ. D. Dê.

Câu 99. Mối quan hệ giữa 2 loài nào sau đây là mối quan hệ hợp tác?

A. Hải quỳ và cua. B. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.

C. Chim mỏ đỏ và linh dương. D. Cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn.

Câu 100. Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen?

A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Yếu tố ngẫu nhiên.

C. Di – nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 101. Cấu trúc tuổi của quần thể có tính đặc trưng và phụ thuộc vào môi trường sống. Khi điều tra quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) tại các khu rừng trên đảo Hawaii sau hai năm bị săn bắt, người ta thu được tháp tuổi như hình sau. Trong thời gian điều tra, môi trường không có biến động lớn. Phát biểu nào sau đây sai?













A.
Nếu không bị săn bắt, tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản sẽ tăng lên.

B. Trước khi bị săn bắt, tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi trước sinh sản.

C. Tháp tuổi không thể hiện nhóm tuổi sau sinh sản.

D. Sau khi bị săn bắt, kích thước quần thể chim trĩ tăng.

Câu 102. Đồ thị sau mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đối với 1 loài sinh vật.


Phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Khi nhiệt độ ở vùng II, độ ẩm lớn hơn vùng III thì tỉ lệ sống sót bằng 25%.

B. Khi điều kiện độ ẩm nằm ở dưới vùng I thì mức độ tử vong là 50%.

C. Vùng chống chịu của sinh vật đối với độ ẩm là vùng II.

D. Khi điều kiện sống nằm ở vùng II của cả nhiệt độ và độ ẩm thì tỉ lệ sống sót cao nhất.

Câu 103. Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ; sinh vật tiêu thụ bậc 2 là

A. gà. B. cáo. C. hổ. D. sâu.

Câu 104. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.

B. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.

C. Trong một chuỗi thức ăn, sinh khối của mắt xích phía trước nhỏ hơn sinh khối của mắt xích phía sau liền kề.

D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng đơn giản.

Câu 105. Bộ NST lưỡng bội của một loài có 2n = 24. Khi nói về các thể đột biến phát sinh từ loài trên, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tế bào sinh dưỡng của thể tam bội có 72 NST.

B. Tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm chứa 23 NST.

C. Tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội chứa 48 NST.

D. Tế bào sinh dưỡng của thể ba nhiễm chứa 25 NST.

Câu 106. Ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST X, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?

A. XaXa × XaY. B. XAXa × XAY. C. XAXA × XAY. D. XAXa × XaY.

Câu 107. Một loài có bộ NST 2n = 8 (kí hiệu AaBbDdEe). Thể một phát sinh từ loài này có thể có kiểu gen là

A. AaBbDdEe. B. AaBbDdE. C. AABbDdEe. D. AaaBbDdEe.

Câu 108. Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, giao tử do hoán vị gen có thể là

A. abD. B. ABd. C. ABD. D. AbD.

Câu 109. Vịt trời mỏ nhọn và vịt trời mỏ dẹt có mùa giao phối trong năm khác nhau, do đó chúng không giao phối được với nhau. Đây là ví dụ về cách li

A. sinh cảnh. B. tập tính. C. mùa vụ. D. cơ học.

Câu 110. Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sự phân tầng trong quần xã làm tăng sự cạnh tranh giữa các loài.

B. Khi điều kiện sống bất lợi thì độ đa dạng quần xã sẽ tăng lên.

C. Loài ưu thế thường quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.

D. Quần xã càng đa dạng về loài thì độ ổn định càng thấp.

Câu 111. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về mối quan hệ sinh thái:

1. Cạnh tranh cùng loàiA. có đặc điểm là hai loài cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải sống cùng nhau.
2. Hỗ trợ cùng loàiB. có thể xảy ra khi thiếu thức ăn, dẫn đến 1 số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
3. Hội sinhC. là hiện tượng 1 loài vô tình gây hại cho loài khác nhưng bản thân loài đó không bị ảnh hưởng gì.
4. Hợp tácD. có thể đảm bảo cho những cây cùng loài sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ.
E. xảy ra khi hai loài chung sống, 1 loài có lợi, loài còn lại không có lợi cũng không bị ảnh hưởng gì.
A. 1-B; 2-C; 3-E; 4-A. B. 1-B; 2-D; 3-E; 4-A.

C. 1-B; 2-D; 3-C; 4-A. D. 1-B; 2-D; 3-E; 4-C.

Câu 113. Ở người, bệnh phêninkêtô niệu (PKU) do alen lặn nằm trên NST thường quy định; bệnh mù màu do alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định; các alen trội tương ứng quy định tính trạng bình thường. Một cặp vợ (1) chồng (2) bình thường, người vợ có em gái (3) bị mù màu, họ sinh đứa con gái (4) bị bệnh PKU. Người con gái (4) kết hôn với người chồng (5) không bị bệnh nhưng mang alen gây bệnh PKU. Theo lí thuyết, xác suất sinh một con trai không bị PKU nhưng bị mù màu của cặp 4 – 5 là

A. 1/8. B. 1/4. C. 1/16. D. 3/8.

Câu 114. Thí nghiệm trồng hoa anh thảo (Primula sinensis) thuần chủng ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:

Nhiệt độ​
Kiểu gen
20 oC​
35 oC​
AA​
Hoa đỏ​
Hoa trắng​
aa​
Hoa trắng​
Hoa trắng​
Biết rằng alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về các giống hoa này?

A. Ở 20 oC, cho thế hệ xuất phát (P) tự thụ phấn qua 2 thế hệ, nếu tỉ lệ kiểu hình hoa trắng duy trì không đổi thì P thuần chủng.

B. Giống hoa đỏ thuần chủng phản ứng không giống nhau trước các điều kiện môi trường khác nhau.

C. Màu sắc hoa anh thảo chịu sự chi phối của kiểu gen và nhiệt độ môi trường.

D. Ở 20 oC, các cây hoa trắng giao phấn với nhau có thể tạo ra F1 có kiểu gen dị hợp.

Câu 115. Một đoạn mạch mã gốc của một gen chứa các triplet như sau:

3’... TAX GGG AAT TGT AAX XGX XTT AGG ... 5’​

Có bao nhiêu trường hợp thay thế một cặp nuclêôtit xảy ra ở đoạn gen trên làm xuất hiện bộ ba kết thúc?

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 116. Khi nói về quá trình hình thành loài, những phát biểu nào sau đây đúng?

I. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen giữa hai quần thể.

II. Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

III. Hình thành loài bằng cách li tập tính có sự tác động của các nhân tố đột biến, CLTN và giao phối.

IV. Đa số các loài dương xỉ được hình thành bằng lai xa và đa bội hóa.

A. II, III. B. I và II. C. I, III và IV. D. I, II và III.

Câu 117. Hình dưới đây thể hiện một phần lưới thức ăn trên đồng cỏ chăn nuôi và mía ở đảo Hawai. Sau khi loài vi khuẩn gây bệnh trên cóc xuất hiện làm số lượng cóc, chim sáo và thực vật Lutana sp đều bị giảm; côn trùng lúc đầu tăng nhanh nhưng sau đó lại giảm mạnh; số lượng sâu tăng nhanh chóng sau khi số lượng chim sáo giảm mạnh.

Các phát biểu sau đúng hay sai?


I. Thực vật Lutana sp bị giảm có thể do bị côn trùng tiêu thụ quá mức.

II. Sự giảm số lượng chim sáo kéo theo sự giảm sản lượng mía và cỏ chăn nuôi.

III. Sự biến mất của cóc làm tăng độ đa dạng sinh học trong quần xã này.

IV. Có 4 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên.

A. I-Sai; II-Đúng; III-Đúng; IV-Sai. B. I-Đúng; II-Sai; III-Đúng; IV-Đúng.

C. I-Đúng; II-Đúng; III-Sai; IV-Sai. D. I-Đúng; II-Đúng; III-Sai; IV-Đúng.

Câu 118. Bệnh galactosemia là bệnh rối loạn chuyển hóa di truyền ở người có chế độ dinh dưỡng bình thường, không loại bỏ galactose và lactose, bệnh do các gen lặn a, b, d nằm trên NST thường phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen có đầy đủ 3 loại alen trội A, B, D thì cơ thể phát triển bình thường; các kiểu gen còn lại quy định bệnh. Cho sơ đồ tóm tắt sau:


Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về bệnh này?

I. Đường galactose không được chuyển hóa thành chất D sẽ gây bệnh galactosemia.

II. Trong một gia đình có bố và mẹ bị bệnh thì sinh con bị bệnh.

III. Có tối đa 8 loại kiểu gen quy định kiểu hình bình thường.

IV. Bố và mẹ đều có 3 cặp gen dị hợp, xác suất sinh con bị bệnh là 37/64.

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 119. Giả sử loài thực vật (M) với hệ gen AABBDD được tạo ra bằng phương pháp lai xa và đa bội hóa từ 3 loài thực vật sau: Loài I có hệ gen AA, loài II có hệ gen BB và loài III có hệ gen DD. Người ta tiến hành các bước như sau:

1. Lai cây loài I với cây loài II thu được cây có hệ gen AB.

2. Lai cây hệ gen AB với cây loài III thu được cây có hệ gen ABD.

3. Đa bội hóa bộ NST của cây có hệ gen AB, thu được cây có hệ gen AABB.

4. Đa bội hóa bộ NST của cây có hệ gen ABD, thu được cây M.

5. Lai cây có hệ gen AABB với cây loài III thu được cây có hệ gen ABD.

Thứ tự nào sau đây đúng về các bước để hình thành M từ 3 loài I, II và III bằng con đường lai xa và đa bội hóa?

A. 1 → 3 → 5 → 4. B. 1 → 2 → 4. C. 1 → 3 → 2 → 5. D. 1 → 3 → 4.

Câu 120. Theo mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli; nhóm gen cấu trúc Z, Y, A mã hoá các sản phẩm tương ứng là LacZ, LacY, LacA.

Người ta đã tạo ra các chủng vi khuẩn E. coli do đột biến điểm như sau:

Chủng 1: Không tạo ra LacZ, LacY, LacA ngay cả khi trong môi trường có lactôzơ.

Chủng 2: Tạo ra LacZ, LacY, LacA ngay cả khi trong môi trường không có lactôzơ.

Chủng 3: Chỉ tạo ra LacY, LacA có hoạt tính nhưng LacZ không có hoạt tính.

Chủng 4: Tạo ra LacZ, LacY, LacA khi môi trường có lactôzơ nhưng hoạt tính của LacA mạnh hơn so với chủng bình thường.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chủng 1 có thể do prôtêin ức chế mất hoạt tính nên không bám được vào O.

II. Có thể đã xảy ra đột biến ở gen R hoặc vùng O của chủng 2.

III. Chủng 3 có thể do đột biến ở vùng P của opêron.

IV. Chủng 4 có thể do đột biến làm thay thế 1 axit amin ở LacA.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.



------ HẾT ------
1683542411149.png


THẦY CÔ, CÁC EM DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM--- ĐỀ THI SINH HOC 12 TOT NGHIEP.zip
    15.8 MB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    chuyên đề sinh học 12 nâng cao giải đề cương sinh 12 học kì 1 giải đề sinh 12 đề bài tập sinh 12 đề cương môn sinh 12 học kì 1 đề cương môn sinh lớp 12 học kì 1 đề cương ôn tập sinh 12 giữa học kì 1 đề cương ôn tập sinh 12 học kì 1 đề cương on tập sinh 12 học kì 2 đề cương ôn tập sinh học 12 giữa học kì 1 đề cương ôn tập sinh lớp 12 học kì 1 đề cương ôn thi sinh học 12 học kì 1 đề cương sinh 12 giữa học kì 1 đề cương sinh 12 hk2 đề cương sinh 12 học kì 1 đề cương sinh 12 học kì 1 có đáp án đề cương sinh học 12 học kì 1 đề cương sinh lớp 12 đề cương sinh lớp 12 học kì 1 đề học sinh giỏi 12 đề học sinh giỏi anh 12 đề học sinh giỏi công dân 12 đề học sinh giỏi sinh 12 đề học sinh giỏi sử 12 đề học sinh giỏi văn 12 đề hsg môn sinh 12 đề khảo sát sinh 12 đề khảo sát sinh 12 lần 1 đề kiểm tra 1 tiết sinh 12 học kì 1 đề kiểm tra 1 tiết sinh 12 học kì 2 đề kiểm tra 1 tiết sinh 12 vietjack đề kiểm tra 1 tiết sinh học kì 1 lớp 12 đề kiểm tra 45 phút sinh học 12 học kì 1 đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 12 môn sinh đề kiểm tra giữa kì 1 môn sinh 12 đề kiểm tra giữa kì 1 môn sinh 12 có đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn sinh 12 đề kiểm tra học kì 1 môn sinh lớp 12 đề kiểm tra học kì 1 sinh 12 có đáp án đề kiểm tra sinh 12 đề kiểm tra sinh 12 giữa học kì 1 đề kiểm tra sinh 12 giữa kì 1 đề kiểm tra sinh 12 giữa kì 1 có đáp án đề kiểm tra sinh 12 học kì 1 đề kiểm tra sinh 12 học kì 1 trắc nghiệm đề kt học kì 1 môn sinh lớp 12 đề kt sinh 12 chương 1 đề minh họa sinh 12 đề sinh 12 đề sinh 12 chương 1 đề sinh 12 có đáp án đề sinh 12 cuối học kì 1 đề sinh 12 giữa học kì đề sinh 12 giữa học kì 1 có đáp án đề sinh 12 giữa học kì 2 đề sinh 12 giữa kì 1 đề sinh 12 hk1 đề sinh 12 học kì 1 đề sinh 12 học kì 1 quảng nam đề sinh 12 học kì 2 đề sinh 12 trắc nghiệm đề sinh cuối kì 1 lớp 12 đề sinh giữa học kì 1 lớp 12 đề sinh giữa kì 1 lớp 12 đề sinh hk1 lớp 12 đề sinh hk2 lớp 12 đề sinh học 12 đề sinh học kì 1 lớp 12 đề sinh học kì 1 lớp 12 có đáp án đề sinh học lớp 12 đề sinh lớp 12 đề thi giữa kì 1 môn sinh 12 đề thi hk1 môn sinh 12 có đáp án đề thi hk1 sinh 12 an giang đề thi hk2 sinh 12 có đáp án đề thi học kì 1 lớp 12 môn sinh học đề thi học kì 1 môn sinh 12 năm 2019 đề thi học kì 1 môn sinh lớp 12 đề thi học kì 1 môn sinh lớp 12 violet đề thi học kì 1 sinh 12 có đáp án đề thi học kì 1 sinh 12 huế đề thi học kì 1 sinh 12 quảng nam đề thi học kì môn sinh 12 đề thi học kì sinh 12 đề thi học sinh giỏi 12 toán đề thi học sinh giỏi anh 12 cấp thành phố đề thi học sinh giỏi anh 12 tỉnh thái nguyên đề thi học sinh giỏi hóa 12 violet đề thi học sinh giỏi lớp 12 anh văn đề thi học sinh giỏi toán 12 quảng ninh đề thi học sinh giỏi văn 12 có đáp án đề thi học sinh giỏi văn 12 năm 2020 đề thi học sinh giỏi văn 12 tỉnh đồng nai đề thi học sinh giỏi văn 12 đà nẵng đề thi hsg môn sinh 12 tỉnh vĩnh phúc đề thi hsg môn sinh 12 trắc nghiệm đề thi hsg sinh 12 cấp tỉnh đề thi hsg sinh 12 cấp trường đề thi hsg sinh 12 năm 2019 đề thi hsg sinh 12 thành phố hà nội đề thi hsg sinh 12 tỉnh hải dương đề thi hsg sinh 12 tỉnh quảng ninh đề thi hsg sinh 12 tỉnh thái bình đề thi hsg sinh 12 trắc nghiệm đề thi môn sinh 12 học kì 1 đề thi môn sinh 12 học kì 2 đề thi môn sinh giữa học kì 1 lớp 12 đề thi sinh 12 đề thi sinh 12 cuối kì 2 đề thi sinh 12 giữa học kì 1 đề thi sinh 12 giữa học kì 1 có đáp án đề thi sinh 12 giữa kì 2 đề thi sinh 12 hk1 đề thi sinh 12 hk2 đề thi sinh 12 học kì 1 đề thi sinh 12 học kì 1 có đáp án đề thi sinh 12 học kì 2 có đáp án đề thi sinh 12 kì 1 đề thi sinh 12 thpt quốc gia đề thi sinh 12 thpt quốc gia 2020 đề thi sinh hk1 lớp 12 đề thi sinh học 12 học kì 1 đề thi sinh học kì 1 lớp 12 bắc giang đề thi sinh học kì 1 lớp 12 tự luận đề thi sinh lớp 12 đề thi sinh lớp 12 giữa học kì 1 đề thi sinh lớp 12 học kì 1 đề thi thử sinh 12 năm 2020 đề thi thử sinh 12 năm 2021 đề thi trắc nghiệm sinh học 12 học kì 1 đề trắc nghiệm sinh 12 bài 1 đề trắc nghiệm sinh 12 bài 3 đề trắc nghiệm sinh 12 chương 1 đề trắc nghiệm sinh 12 giữa kì 1 đề trắc nghiệm sinh 12 học kì 1 đề trắc nghiệm sinh học 12 bài 5 đề văn học sinh giỏi 12
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    34,415
    Bài viết
    35,887
    Thành viên
    135,532
    Thành viên mới nhất
    ngahang

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top