Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,076
Điểm
113
tác giả
45 Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Đồng Tháp CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2021 được soạn dưới dạng file word gồm 201 trang. Các bạn xem và tải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn đồng tháp về ở dưới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10

TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM HỌC: 2020-2021



ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN


(Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 22/7/2020

Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới xa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?


(Ngữ Văn 9, tập 1, tr.94, NXB Giáo dục)

a. Xác định 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

b. Đoạn thơ trên được rút ra từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

c. Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả dành cho nhân vật trữ tình?

Câu 2. (3,0 điểm)

Stephen R.Covey chia sẻ: Khi lắng nghe thấu hiểu, bạn không chỉ nghe bằng tai, mà quan trọng hơn, bạn còn nghe bằng mắt và con tim. Bạn lắng nghe để cảm nhận, để giải nghĩa, để hiểu được hành vi của người khác.

(Stephen R.Covey, 7 thói quen để thành đạt, Vũ Tiến Phúc dịch,

NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016, tr.353)​

Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc lắng nghe thấu hiểu đối với mỗi người trong cuộc sống.

Câu 3. (5,0 điểm)

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm khơi dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.



Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,

Cá sông lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long


(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận

Ngữ Văn 9, tập 1, tr.140, NXB Giáo dục)​

Trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và lao động của con người trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng tám.

*******Hết*******





SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10

TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM HỌC: 2020-2021




HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN

Ngày thi: 22/7/2020

(Hướng dẫn chấm gồm có: 03 trang)

Câu
Nội dung
1
a. BPTT điệp ngữ (lặp lại 2 lần "buồn trông")
BPTT sử dụng câu hỏi tu từ (ở 2 câu hỏi trong đoạn thơ không để tìm người trả lời mà để nhân vật dãi bày cảm xúc)
b. Đoạn thơ trích từ bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
c. Đoạn thơ thể hiện niềm thương xót, đáng thương cho thân phận, tình cảnh bẽ bàng, xa cách người thân của nhân vật trữ tình.
2
1. Giới thiệu vấn đề:
-Dẫn dắt đi vào vấn đề cần bàn luận "ý nghĩa của việc lắng nghe và thấu hiểu"
2. Giải thích vấn đề: - Giải thích lắng nghe là gì, thấu hiểu là gì?
3. Bàn luận vấn đề:
- Bàn luận: bám theo các luận điểm cơ bản sau (có dẫn chứng cụ thể):
Lắng nghe, thấu hiểu là những kĩ năng vô cùng cần thiết và quan trọng trong cuộc sống hiện nay.
Biểu hiện của người biết lắng nghe và thấu hiểu.
Vai trò, ý nghĩa, giá trị cảu việc lắng nghe và thấu hiểu đối với mỗi người và xã hội.
Hiện trạng, nhu câu về việc lắng nghe và thấu hiểu trong xã hội hiện nay.
Đoạn văn mẫu tham khảo:
Có người nói rằng "Lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công". Muốn biết được điều này có chính xác hay không trước hết chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu "lắng nghe", "thấu cảm" là gì ? Lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói. Phân tích những gì họ nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện. Thấu cảm sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét…. Câu nói trên có nghĩa là chỉ cần ta chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác và hiểu được, cảm nhận được suy nghĩ của người khác thì chúng ta sẽ tiến đến thành công. Câu nói này hoàn toàn chính xác bởi chỉ khi chúng ta biết tiếp thu, đồng cảm thì chúng ta mới nắm bắt được người khác như thế con đường thành công của chúng ta sẽ đến dễ dàng hơn. Khi chúng ta biết lắng nghe người khác chúng ta sẽ rút ra được những bài học quý giá cho bản thân từ câu chuyện của họ. Đồng thời khi ta lắng nghe người khác chúng ta cũng sẽ hiểu họ hơn nhận ra được tính cách của họ để nhận định ta có thể học hỏi, giao lưu với người đó không. Lắng nghe với lòng thấu cảm sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ trong giao tiếp vì con người có nhu cầu được khẳng định, được công nhận, được đánh giá đúng mức,... Để có thói quen này, mỗi người cần rèn kĩ năng nghe hiểu, biết cảm thông, chia sẻ, quan tâm đên người khác,... Trái ngược với lắng nghe với lòng thấu cảm là những kiểu nghe qua loa, chiếu lệ: nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính – những kiểu nghe hạn chế Sự tương tác giữa người và người. Như vậy chúng ta thấy biết lắng nghe và thấu hiểu sẽ là chìa khóa gần nhất giúp chúng ta đạt tới thành công.
3
1. Giới thiệu chung:
- Giới thiệu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, nhà thơ Huy Cận và đi vào 2 đoạn thơ cần phân tích
2. Phân tích
• Khổ 1: Người dân ra khơi với tư thế tầm vóc lớn lao

- Nghệ thuật phóng đại “Lướt giữa mây cao với biển bằng”- con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé giờ đây qua cái nhìn của tác giả đã sánh ngang tầm vũ trụ
- Nghệ thuật ẩn dụ: “lái gió buồm trăng”: thiên nhiên hòa hợp, cùng con người lao động
⇒ Các biện pháp nghệ thuật trên làm nổi bật tầm vóc của con người và đoàn thuyền
- Không khí lao động đang trở nên hứng khởi “Ra đậu dặm xa dò bụng biển”- mặc đêm tối, mặc gió khơi người dân chài vẫn ra khơi dò lồng cá trong lòng biển
- Ẩn dụ: “Dàn đan thế trận”- cuộc sống đánh cá của người dân chài như một trận chiến đấu ác liệt
⇒ sự kết hợp giữa hiện thực (đoàn thuyền) với chất lãng mạn (thuyền lái gió, trăng treo trên cánh buồm) tạo nên những vần thơ đẹp và sâu sắc
• Khổ 2: Cảnh biển đẹp trong đêm
- Nhà thơ đã liệt kê những loài cá quý của biển: cá nhụ, cá chim, cá đé cho thấy sự phong phú và quý giá của biển
- Nhân hóa “Cái đuôi e quẫy” kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc: làm cho lời thơ thêm sinh động
- Phép so sánh “đuôi cá” với “ngọn đuốc”: hình ảnh so sánh thú vị giàu liên tưởng
- Nhà thơ gọi cá bằng một cách gọi rất dịu dàng - “em” ẩn chứa sự yêu mến với cá và biển cả quê hương
- “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”: Màn đêm trước biển như một sinh mệnh
⇒ Thiên nhiên trên biển đêm thực sự rực rỡ sắc màu như một bức tranh sơn mài
3 Tổng kết:
-Khái quát lại những cảm nhận của em về đoạn thơ, và về những đặc sắc nội dung, nghệ thuật.
-Mở rộng ra những tác phẩm có miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, lao động mà em biết./.








SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10

TỈNH PHÚ THỌ NĂM HỌC: 2020-2021



ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN


(Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)



Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim


(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr.132)

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Tìm các từ cùng trường tự vựng chỉ sự vật liên quan đến công việc của những người lính lái xe. Trường từ vựng đó thể hiện hoàn cảnh sống và chiến đấu như thế nào của họ?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ trong đoạn thơ.

Câu 2. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc làm chủ bản thân

Câu 3. (6,0 điểm)

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long viết:

Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước

(Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục, tr.186,)

Cảm nhận về vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn trên.



*******HẾT*******











Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh………………………………… Số báo danh…………………









SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10

TỈNH PHÚ THỌ NĂM HỌC: 2020-2021




HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm gồm có: 03 trang)

Câu
Nội dung

1
a. - Đoạn thơ được trích trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Tác giả: Phạm Tiến Duật
b. Trường từ vựng chỉ sự vật liên quan đến công việc của người lính lái xe: kính, đèn, mui xe, thùng xe.
Tác dụng: khắc họa tô đậm rõ nét , chân thực sự tàn phá, hủy hoại khủng khiếp mà chiến tranh đem lại.
c. - Biện pháp tu từ hoán dụ: trái tim.
- Tác dụng: ý chí quyết tâm, lòng nhiệt huyết của người lính.
2
1. Giới thiệu vấn đề: : làm chủ bản thân.
2. Giải thích vấn đề:
- Giải thích: Làm chủ bản thân là làm chủ chính bản thân mình, luôn ý thức được những gì mình đang làm và luôn biết tự điều chỉnh hành vi đúng mực và phù hợp với thế giới xung quanh.
- Như thế nào là người biết làm chủ bản thân? Người có ý thức tự chủ bản thân luôn biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống. Họ không bao giờ nao núng hay hoang mang trước những khó khăn. Là những người có chính kiến, không bị lôi kéo trước những áp lực tiêu cực là biết tự ra quyết định cho bản thân.
- Tại sao cần phải làm chủ bản thân?
+ Mỗi cá nhân sống trong cộng đồng đều có sự ràng buộc lẫn nhau. Nếu bạn không tự vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ sức lao động và đời sống của mình thì sẽ luôn phải sống phụ thuộc vào người khác.
+ Làm chủ bản thân giúp con người tránh được những việc làm sai trái, tinh thần trở nên sáng suốt.
+ Con người biết sống đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa.
+ Giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách hay cám dỗ của cuộc đời.
- Để làm chủ bản thân thì ta cần phải có sự tự tin, tự hoàn thiện bản thân mình, gây dựng một sự nghiệp vững chắc cho chính mình.
- Phê phán: lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có chính kiến.
3. Bàn luận vấn đề:
Bài học nhận thức: Làm chủ bản thân là bước đầu hình thành đức tính tự lập. Người có tính tự lập sẽ làm chủ được sự nghiệp, làm chủ cuộc đời.
3
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
Tác phẩm: Khái quát về nhân vật anh thanh niên : đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước.
2. Phân tích
* Khái quát về công việc của anh thanh niên
- Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.
- Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
=> Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn "thèm người".
* Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc
- Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.
- Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.
- Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:
+ có mưa tuyết, trời tối đen, "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới"
+ “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được".
-> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.
- Thái độ của anh với công việc:
+ Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.
+ Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
=> Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.
* Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng
- Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính...
- Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..."
* Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống
- Là thanh niên, lại sống nơi heo hút, vắng người, nhưng anh không sống buông thả mà đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa:
+ Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp;
+ Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình
+ Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình
+ Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà.
-> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học.
=> Anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đơi, yêu cuộc sống say mê.
3 Tổng kết
- Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.
- Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay.


































SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10

TỈNH YÊN BÁI NĂM HỌC: 2020-2021



ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN


(Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 20/7/2020

Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)



Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:

“Ông lại muốn về làng, lại muốn cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa ? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”

(Ngữ Văn 9, tập một, tr.163, NXB Giáo dục)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Ông lại muốn về làng, lại muốn cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”

Câu 2. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở câu 1, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người

Câu 3. (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bãy mươi chín mùa xuân
1685079283841.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---45 Bộ đề + Đáp án tuyển sinh 10 - NH 2020.docx
    1.3 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ đề ngữ văn 9 ôn thi vào 10 bộ đề thi ngữ văn vào lớp 10 các đề thi ngữ văn vào 10 đề cương ôn tập ngữ văn 9 thi vào 10 đề kiểm tra văn vào lớp 10 đề ngữ văn 10 đề ngữ văn lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 hà nội đề ngữ văn vào 10 đề ngữ văn vào 10 hà nội đề thi môn ngữ văn vào 10 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi môn ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn tuyển sinh vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 bắc ninh đề thi ngữ văn vào 10 bình định đề thi ngữ văn vào 10 các năm đề thi ngữ văn vào 10 chuyên sư phạm đề thi ngữ văn vào 10 có đáp án đề thi ngữ văn vào 10 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội các năm đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2014 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hưng yên đề thi ngữ văn vào 10 năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 nghệ an đề thi ngữ văn vào 10 ở hà nội đề thi ngữ văn vào 10 quảng ngãi đề thi ngữ văn vào 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào 10 thái bình đề thi ngữ văn vào 10 tỉnh hải dương đề thi ngữ văn vào 10 violet đề thi ngữ văn vào lớp 10 bến tre đề thi ngữ văn vào lớp 10 các tỉnh đề thi ngữ văn vào lớp 10 chuyên đề thi ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào lớp 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai đề thi thử môn ngữ văn vào 10 đề thi tuyển sinh ngữ văn vào lớp 10 đề thi và đáp án ngữ văn vào lớp 10 đề thi văn vào 10 2020 hà nội đề thi văn vào 10 chuyên ngữ đề thi văn vào 10 hà nội 2021 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi văn vào 10 hà nội qua các năm đề thi văn vào 10 năm 2020 hà nội đề thi văn vào lớp 10 chuyên ngữ hà nội đề thi vào 10 2020 văn đề thi vào 10 hà nội 2020 văn đề thi vào 10 môn ngữ văn bình định đề thi vào 10 môn ngữ văn có đáp án đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2015 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2016 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2017 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2018 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2019 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2020 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2021 đề thi vào 10 môn ngữ văn hải dương đề thi vào 10 môn ngữ văn hải phòng đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh phú thọ đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh quảng ninh đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh vĩnh phúc đề thi vào 10 môn ngữ văn violet đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn bắc ninh đề thi vào lớp 10 ngữ văn nghệ an đề và đáp án thi vào 10 môn ngữ văn đề văn vào 10 hà nội 2020
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    35,794
    Bài viết
    37,262
    Thành viên
    138,721
    Thành viên mới nhất
    letslearn

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO
    Top
    CHỈ THÀNH VIÊN VIP MỚI ẨN ĐƯỢC QUẢNG CÁO!

    Chúng tôi hiểu rồi, quảng cáo thật khó chịu!

    Chắc chắn, phần mềm chặn quảng cáo đã loại bỏ quảng cáo của diễn đàn. Điều này là không được phép đối với người dùng truy cập. Chỉ THÀNH VIÊN VIP mới có thể ẩn tính năng quảng cáo.

    XEM THƯ MỤC MIỄN PHÍ❌❌DANH SÁCH THƯ MỤC MIỄN PHÍ UPDATE 2024!!!Hãy tắt chức năng ẩn quảng cáo từ trình duyệt của bạn để tiếp tục sử dụng chức năng của website.

    ƯU ĐÃI ƯU ĐÃI THÀNH VIÊN VIP ⏱ DỊP 30/4 - 1/5
    ĐÃ TẮT CHẶN QUẢNG CÁO    KHÔNG. CẢM ƠN!