Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 413

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
50 Đề nghị luận xã hội lớp 9 học sinh giỏi CÓ ĐÁP ÁN được soạn dưới dạng file word gồm 69 trang. Các bạn xem và tải de nghị luận xã hội lớp 9 học sinh giỏi về ở dưới.
PHẦN I: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

I. CÁCH LÀM BÀI

1.Mở bài


– Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

– Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)

– Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)

2. Thân bài

* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).


Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:

– Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

– Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.

* Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ (theo nghĩa từ vựng).

* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…)

Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?

* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):

– Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.

– Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)

– Mở rộng vấn đề

* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động

– Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …(Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?…)

– Bài học hành động – Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể

(Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)

Kết bài

– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)

– Lời nhắn gửi đến mọi người (…)



ĐỀ 1: LÒNG TỰ TRỌNG

I. Mở bài

MB1
: Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng tự trọng, lòng tự trọng là đức tính đầu tiên con người cần phải có.

MB2: Người ta thường nói, đối với mỗi người bản thân mình là quan trọng nhất. Nhưng để hiểu về bản thân một cách rõ ràng, cụ thể và đặc biệt biết cách khẳng định giá trị bản thân trong cuộc sống thì đó lại là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Những người làm được điều đó là những người nhận thức rất rõ “lòng tự trọng”

II. Thân bài

Giải thích về lòng tự trọng


- Lòng tự trọng là ý thức của chính bản thân, có nghĩa là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.

- Tự trọng là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị không bao giờ thất vọng về bản thân.

=>Phân biệt được giá trị của bản thân: thiện ác và quan niệm về lí tưởng sâu sắc
2. Phân tích chứng minh biểu hiện của lòng tự trọng

a. Tự trọng là sống trung thực


- Hết lòng vì công việc, trung thực trong công việc và học tập là tự trọng

- Dám nhận ra lỗi sai của mình, sống có trách nhiệm và sống trong sang, thẳng thắng

*DẪN CHỨNG CỤ THỂ TÍCH CỰC

-Trong thực tế có rất nhiều người sống một cách trung thực, dám nhận lỗi sai khi làm sai.

- Trong văn học có nhân vật Lão Hạc một người có lòng tự trọng cao cả, vì không muốn phiền hà tới hàng xóm ông đã tự dành dụm một số tiền để tự lo ma chay cho bản thân mình, dù quá nghèo đói ăn củ sung, rau má nhưng ông vẫn không hề đụng vào số tiền lo ma chay cũng như mảnh vườn mà ông để lại cho con trai của mình.

b. Tự trọng là biết giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình.

- Lòng tự trọng thể hiện ở dám bên vực kẻ yếu dù cho nó có ảnh hưởng đến quyền lợi của mình


- Lòng tự trọng có nhiều mức độ: tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc....
Ví dụ: Hoàng không học bài, Hoàng chấp nhận điểm kém chứ nhất quyết không nhìn bài bạn.

Vai trò lòng tự trọng

- Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội
- Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại nếu con người biết sống tự trọng
- So sánh giữa tự trọng với tự ái, tự cao,….

4. Phản đề

Tuy nhiên bên cạnh đó có 1 số bộ phận sống không tự trọng như nhiều bạn không dám thừa nhận lỗi sai của mình khi làm sai hoặc có nhiều người sống không trung thực trong học tập và trong thi cử.

5. Bài học nhận thức về lòng tự trọng

Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về lòng tự trọng và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.





ĐỀ 2
: LÒNG VỊ THA

A.Mở bài

Để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và thành công, mỗi người cần có nhiều đức tính. Một trong những đức tính cần có đó là lòng vị tha. (Cái này có thể áp dụng cho rất nhiều đề như: đức tính giản dị, trung thực, cần cù, …)

B.Thân bài

1.Vị tha là gì?


Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.

Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.

2.Những biểu hiện của lòng vị tha:

2.1.Trong công việc


– Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người.

– Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùng đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách.

– Khi gặp thất bại không đỗ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng. (Dựa vào biểu hiện để nêu ví dụ, hoặc có thể nêu biểu hiện)

2.2.Trong quan hệ với mọi người


– Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác.

– Luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).

Ví dụ: Kiều trong Truyện Kiều….(Ví dụ: Kiều khi ở lầu Ngưng Bích vẫn không quan tâm đến mình mà vẫn lo lắng cho cha mẹ, người yêu đây chính là biểu hiện của vị tha, vì người khác

– Người có lòng vị tha dễ thông cảm và tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ ít khi bắt bẻ hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm.

– Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói. Không bao giờ họ làm phương hại đến người khác.

3.Ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống:

3.1.Đối với bản thân


– Có lòng vị tha mới được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân. Đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách. Cuộc sống luôn có những xung đột xảy ra. Hãy tha thứ cho những người đã làm bạn tổn thương. Vì đó là cách tốt nhất để kết nối tình cảm và tìm lấy sự an bình cho tâm hồn.

– Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn. Sống bằng lòng vị tha giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn.

– Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống.

3.2. Đối với xã hội

– Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.

– Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đích thực đóng góp cho con người. Nhà thơ Đỗ Phủ khi xưa ước mơ về ngôi nhà chung che bão tố khắp văn sĩ trên đời. Nam Cao coi tình thương đồng loại là nguyên tắc sống, là lẽ sống của con người. Trong khi tổ chức đời sống chưa hợp lí, chưa bình đẳng giữa con người thì tình yêu thương vị tha là phương cách duy nhất hữu ích để cân bằng. Yêu thương sẽ dành cho người thiệt thòi một cơ hội được học tập, vươn lên và bình đẳng nhau trong những giá trị chung tốt lành của xã hội.

– Lối sống vị tha phù hợp với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, trên cơ sở hợp tác và chia sẻ.

Phê phán:

– Sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao biện dung túng những khuyết điểm. Sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân, luôn có chủ kiến cá nhân, không lệ thuộc vào người khác.

– Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Lối sống ích kỉ sẽ gây ra sự mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh tập thể, của động đồng.

– Phê phán những làm từ thiện nhưng không phải xuất phát từ tâm mà để nổi tiếng.

Bài học nhận thức:

– Rèn luyện đức tính vị tha bằng cách luôn tự hỏi bản thân đã gì cho người khác trước khi cho bản thân mình.

– Biết tha thứ cho người khác và cũng tha thứ cho bản thân mình.

– Biết lắng nghe cũng như biết chia sẻ với người khác những điều không vừa ý.

Kết bài:

Vị tha không có nghĩa là sẽ tha thứ mọi lỗi lầm. Có những việc làm không thể tha thứ được.Cũng có những người ta khoogn thể tha thứ được. Sống có lòng vị tha là phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lí.





ĐỀ 3: LÒNG YÊU NƯỚC

A.Mở bài

Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ.

Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.

B.Thân bài

1. Giải thích về lòng yêu nước


Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.

1680932768246.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---TAP 50 DE VAN NGHI LUAN XA HOI.docx
    163.8 KB · Lượt xem: 5
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài nghị luận xã hội lớp 9 bộ đề nghị luận xã hội lớp 9 các bài nghị luận xã hội lớp 9 thường gặp các dẫn chứng nghị luận xã hội lớp 9 các dạng nghị luận xã hội lớp 9 các kiểu bài nghị luận xã hội lớp 9 các đề nghị luận xã hội lớp 9 cách viết kết bài nghị luận xã hội lớp 9 cách viết văn nghị luận xã hội lớp 9 hay chuyên de văn nghị luận xã hội lớp 9 violet chuyên đề nghị luận xã hội lớp 9 dàn bài chung nghị luận xã hội lớp 9 dàn bài nghị luận xã hội lớp 9 dẫn chứng nghị luận xã hội lớp 9 dàn ý chung nghị luận xã hội lớp 9 dàn ý làm văn nghị luận xã hội lớp 9 dạng đề văn nghị luận xã hội lớp 9 file nghị luận xã hội lớp 9 giáo án chủ đề nghị luận xã hội lớp 9 học đối phó văn nghị luận xã hội lớp 9 kết bài nghị luận xã hội lớp 9 kỹ năng làm văn nghị luận xã hội lớp 9 làm văn nghị luận xã hội lớp 9 mở bài nghị luận xã hội lớp 9 một số bài nghị luận xã hội lớp 9 một số đề nghị luận xã hội lớp 9 nghị luận tệ nạn xã hội lớp 9 nghị luận về mạng xã hội lớp 9 nghị luận về xã hội lớp 9 nghị luận xã hội cho lớp 9 nghị luận xã hội hsg lớp 9 nghị luận xã hội lớp 9 nghị luận xã hội lớp 9 200 chữ nghị luận xã hội lớp 9 500 chữ nghị luận xã hội lớp 9 bài viết số 5 nghị luận xã hội lớp 9 cách làm nghị luận xã hội lớp 9 dàn ý nghị luận xã hội lớp 9 học kì 1 nghị luận xã hội lớp 9 học kì 2 nghị luận xã hội lớp 9 học sinh giỏi nghị luận xã hội lớp 9 kì 2 nghị luận xã hội lớp 9 ô nhiễm môi trường nghị luận xã hội lớp 9 pdf nghị luận xã hội lớp 9 thi vào 10 nghị luận xã hội lớp 9 tinh thần tự học nghị luận xã hội lớp 9 uống nước nhớ nguồn nghị luận xã hội lớp 9 vào 10 nghị luận xã hội lớp 9 về covid 19 nghị luận xã hội lớp 9 về tình mẫu tử nghị luận xã hội lớp 9 vứt rác bừa bãi nghị luận xã hội nâng cao lớp 9 nghị luận xã hội nghiện game lớp 9 nghị luận xã hội ở lớp 9 nghị luận xã hội tai nạn giao thông lớp 9 nghị luận xã hội trách nhiệm lớp 9 nghị luận xã hội về an toàn giao thông lớp 9 nghị luận xã hội về hạnh phúc lớp 9 nghị luận xã hội về kỹ năng sống lớp 9 nghị luận xã hội về lòng dũng cảm lớp 9 nghị luận xã hội về lòng khoan dung lớp 9 nghị luận xã hội về lòng tốt lớp 9 nghị luận xã hội về sống giản dị lớp 9 nghị luận xã hội về tình phụ tử lớp 9 nghị luận xã hội về đọc sách lớp 9 những bài nghị luận xã hội lớp 9 những đề nghị luận xã hội lớp 9 những đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 hay on tập nghị luận xã hội lớp 9 ôn tập văn nghị luận xã hội lớp 9 phương pháp làm nghị luận xã hội lớp 9 sách nghị luận xã hội lớp 9 sách nghị luận xã hội lớp 9 pdf soạn bài nghị luận xã hội lớp 9 tài liệu nghị luận xã hội lớp 9 văn mẫu nghị luận xã hội lớp 9 văn nghị luận xã hội lớp 9 200 chữ văn nghị luận xã hội lớp 9 an toàn giao thông văn nghị luận xã hội lớp 9 thi vào 10 văn nghị luận xã hội lớp 9 tự lập văn nghị luận xã hội lớp 9 về môi trường văn nghị luận xã hội lớp 9 về nghiện game văn nghị luận xã hội lớp 9 về tình bạn văn nghị luận xã hội lớp 9 về xả rác viết văn nghị luận xã hội lớp 9 đề 4 đề văn nghị luận xã hội lớp 9 mới nhất
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,074
    Bài viết
    37,543
    Thành viên
    139,540
    Thành viên mới nhất
    NGUYỄN ĐÌNH TRUNG1

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO
    Top