Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 446

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,000
Điểm
113
tác giả
6 BỘ Đề cương ôn tập môn ngữ văn lớp 8 hk2 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 4 file trang. Các bạn xem và tải đề cương ôn tập môn ngữ văn lớp 8 hk2 về ở dưới.
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS …
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC: 2022- 2023

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

A. PHẦN VĂN BẢN

1. Yêu cầu kiến thức


- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về: Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, chủ đề (đề tài), giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa.

- Nắm được nội dung, nghệ thuật của một số đoạn văn, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc.

2. Yêu cầu về kĩ năng

- Nhận biết tên tác giả và tác phẩm cùng đề tài.

- Nhận biết các kiến thức tiếng Việt trong ngữ liệu đã cho, chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản.

- Giải thích được ý nghĩa nhan đề, chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.

- Liên hệ vấn đề với thực tiễn cuộc sống hiện nay như vấn đề môi trường, tệ nạn xã hội.

- Viết được đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ, đoạn văn hoặc nhân vật trong đó có sử dụng yêu cầu tiếng Việt.

3. Bảng thống kê kiến thức về tác giả, tác phẩm.



TT
Tên văn bản
Tác giả
Hoàn cảnh, xuất xứ
Thể thơ
Nội dung chính, nghệ thuật
1
Ông đồ
Vũ Đình Liên
Sáng tác 1936
Ngũ ngôn
- Thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm; kết cấu đầu cuối tương ứng (hoa đào)
- Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
2
Nhờ rừng
Thế Lữ
Từ tập “Mấy vần thơ”​
8 chữ
- Vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn
- Diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt
3
Quê hương
Tế Hanh
Từ tập “ Nghẹn ngào” (1939), sau in lại “Hoa niên” (1945)​
8 chữ
- Vần thơ bình dị mà gợi cảm
- Bức tranh tươi sáng, sinh động về làng quê miền biển, nổi bật là hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
4
Khi con tu hú
Tố Hữu
7/ 1939, khi nhà thơ bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ, in trong tập “Từ ấy”​
Thơ lục bát​
- Thơ lục bát giản dị, thiết tha, đối lập, kết cấu đầu cuối tương ứng
- Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
5​
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh​
Sáng tác tháng 2-1941 khi Bác sống và làm việc ở Pác BóThất ngôn tứ tuyệt Đường luậtLà bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác Bó.Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
6​
Ngắm Trăng
(Vọng nguyệt)
Trích tập “Nhật kí trong tù” viết khi Bác bị giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch (1942-1943)Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.
7​
Đi đường
(Tẩu lộ)
Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng
lợi vẻ vang.
8​
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn​
Trích “Thiên đô chiếu”
(1010)
ChiếuPhản ánh khát vọng của nhân dân về một đát nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
9​

Hịch tướng sĩ

Trần Quốc Tuấn​
Trích “Dụ chung tì tường hịch văn”
(Trước cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên 1285)

Hịch
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đây là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
10​
Nước Đại Việt ta

Nguyễn Trãi​
Trích “Bình Ngô đại cáo”
(1248)

Cáo
Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.

11​

Bàn luận về phép học

Nguyễn Thiếp​
Trích “Luận học pháp”
(1791)

Tấu
Với cách lập luận chặt chẽ, bài văn giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.


B. PHẦN TIẾNG VIỆT

1. Các đơn vị kiến thức:

1.1. Kiểu câu chia theo mục đích nói


KC
Khái niệm
1.Câu nghi vấn* Câu nghi vấn là câu:
- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao...) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
* Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
*Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời
2.Câu cầu khiến* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, ... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
* Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
3.Câu cảm thán* Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
4.Câu trần thuật* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả, ...
- Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc... (vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
* Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp.
5.Câu phủ định* Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu...
*Câu phủ định dùng để:
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ).
1.2. Hành động nói

* Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định.

* Những kiểu hành động nói thường gặp là:

- Hành động hỏi (Bạn làm gì vậy?)

- Hành động trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán…) (Ngày mai trời sẽ mưa)

- Hành động điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức, ...) (Bạn giúp tôi trực nhật nhé)

- Hành động hứa hẹn (Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa)

- Hành động bộc lộ cảm xúc. (Tôi sợ bị thi trượt học kì này)

* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp)

1.3. Hội thoại.

*Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:

- Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội).

- Quan hệ thân-sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)

* Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.

* Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác.

* Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

1.4. Lựa chọn trật tự từ trong câu.

* Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói, viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.

* Trật tự từ trong câu có tác dụng:

- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.

- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

- Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói.

2. Yêu cầu:

- Nắm được đặc điểm về hình thức, công dụng, cách sử dụng các đơn vị kiến thức trên.

- Nhận diện và phân tích được các đơn vị kiến thức trên trong đoạn, câu văn, câu thơ.

- Vận dụng các đơn vị kiến thức trong việc tạo lập đoạn văn, văn bản, trong giao tiếp.

C. PHẦN TẬP LÀM VĂN

1. Thể loại:


a. Văn thuyết minh: Thuyết minh về tác giả, tác phẩm văn học.

b. Văn nghị luận.

- Nghị luận văn học: Viết đoạn văn trình bày luận điểm.

- Nghị luận xã hội (vấn đề trang phục, hiện tượng học sinh hút thuốc lá điện tử, ý nghĩa của việc học, lòng yêu nước…)

2. Yêu cầu:

a. Văn thuyết minh: Biết viết đoạn văn thuyết minh về tác giả, tác phẩm văn học.

b. Văn nghị luận.

- Nắm được đối tượng nghị luận, vấn đề nghị luận, đặc điểm, phương pháp nghị luận.

- Biết viết đoạn văn, bài văn trình bày luận điểm; viết bài, đoạn văn trình bày suy nghĩ về những vấn đề đời sống xã hội được rút ra từ văn bản, từ đời sống hiện nay.

II. CÂU TRÚC ĐỀ THAM KHẢO

PHẦN I
(6,5 điểm)

Trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh có câu thơ:

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Câu 1. Chép chính xác năm câu thơ tiếp để hoàn thiện đoạn thơ. Cho biết hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ “Quê hương”. (1 điểm)

Câu 2. Chỉ ra một hình ảnh so sánh đặc sắc có trong đoạn thơ và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh đó. (1,5 điểm)

Câu 3. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu), trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân và chú thích rõ). (3,5 điểm)

Câu 4. Kể tên một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cũng có mặt ở chặng đầu của phong trào Thơ mới? Ghi rõ tên tác giả? (0,5 điểm)

PHẦN II (3,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.


Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói:

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó, nếu làm hết các em sẽ được điểm 10. Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ. Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ. Các em được quyền chọn đề cho mình.

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn.

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó, bất kể làm đúng hay sai. Lớp trưởng hỏi thầy:

- Thưa thầy tại sao lại như thế ạ?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời:

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt được điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật.

Bài kiểm tra kì lạ ấy của thầy Peter đã dạy cho chúng tôi một bài học.

(Sưu tầm trên internet)​

Câu 1: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? (0,5 điểm)

Câu 2: Xét về mục đích nói, câu in đậm trong văn bản trên thuộc kiểu câu nào? Em hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của kiểu câu đó? (1 điểm)

Câu 3: Từ ý nghĩa văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) bàn luận về sự tự tin của con người. (2 điểm)
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2

MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8​

I. PHẦN VĂN BẢN:

1. “Nhớ rừng” – Thế Lữ:

- Thơ mới tám chữ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự

- Chỉ ra một số câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.



2. “Chiếu dời đô” – Lí Công Uẩn:

- Chữ Hán

- Chiếu: Thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.



3. “Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn:

- Hịch: Thể văn nghị luận dùng để cổ động thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

- Hoàn cảnh ra đời: Trước cuộc kháng chiến Mông – Nguyên lần thứ hai (năm 1285)



4. “Nước Đại Việt ta” – Nguyễn Trải:

- Cáo: Thể văn nghị luận dùng để trình bày một chủ trương hoặc công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.

- Bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.



5. “Bàn về phép học” – Nguyễn Thiếp:

- Tấu: Một loại văn thư của bề tôi, thần dân gởi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.

- Mục đích của việc học là để làm người có đạo đức có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.



6. “Tức cảnh Pác Bó” – Hồ Chí Minh

- Hoàn cảnh ra đời: Khi Bác hoạt động cách mạng tại Cao Bằng (năm 1941)

- Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật



7. “Đi đường” – Hồ Chí Minh

- Học thuộc lòng

- Ý nghĩa: Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.



8. “Vọng nguyệt” – Hồ Chí Minh

- Hoàn cảnh ra đời: Khi bị bắt giam ở Quảng Tây – Trung Quốc (năm 1942)

- Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả

- Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.

- Học thuộc lòng



9. “Thuế máu” – Hồ Chí Minh

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Phóng sự

II. PHẦN TIẾNG VIỆT:

1. Các kiểu câu chia theo mục đích nói:

2. Hành động nói:



3. Lựa chọn trật tự từ trong câu.



III. PHẦN LÀM VĂN: Văn nghị luận

Một số đề và dàn ý tham khảo​



Đề 1: Một số bạn lớp em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn.

1. Mở bài:
Vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con ngời có văn hoá nói chung và tuổi học trò nói riêng.

2. Thân bài:

- Tình hình ăn mặc hiện nay của lứa tuổi học sinh:

+ Đa số các bạn ăn mặc đứng đắn, có văn hoá

+ Tuy nhiên vẫn còn một số bạn đua đòi chạy theo mốt ăn mặc không lành mạnh (kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả)

- Tác hại của lối ăn mặc không lành mạnh

+ Vừa tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập

+ Thiếu văn hoá, thiếu tự trọng, ảnh hưởng tới nhân cách sống

- Ăn mặc có văn hoá:

+ Phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình.

+ Đó là cách ăn mặc giản dị, gọn gàng, đứng đắn để chứng tỏ mình là người lịch sự, có văn hoá, tôn trọng mình và tôn trọng mọi người

3. Kết bài: Cần thay đổi lại cách ăn mặc cho phù hợp, lành mạnh, đứng đắn



Đề 2: Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần.

1. Mở
bài: Lười học là tình trạng phổ biến đối với học sinh hiện nay, nhất là học sinh vùng nông thôn và vùng sâu xa

2. Thân bài:

- Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng kiến thiết

- Muốn có tri thức, học giỏi cần chăn học: kiên trì làm việc gì cũng thành công…

- Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học học giỏi (dẫn chứng)

- Tuy nhiên có một số học sinh còn chểnh mảng trong học tập khiến thầy cô và cha mẹ lo buồn

- Các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được niềm vui trong cuộc sống. Vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập

3. Kết bài: Kêu gọi



Đề 3: Tác dụng của sách đối với đời sống con người

1. Mở bài:


- Vai trò của tri thức đối với loài người

- Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người.

2. Thân bài:

* Giải thích: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt bởi vì sách là nơi lưu giữ toàn bộ sản phẩm trí tuệ của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống

* Chứng minh tác dụng của sách:

- Sách giúp con người có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết, thu nhận thông tin một cách nhanh nhất (chứng minh)

- Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta để chúng ta trở thành người tốt (chứng minh)

- Sách là người bạn động viên, chia xẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta (chứng minh)

* Tác hại của việc không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức, tâm hồn cằn cỗi

* Phương pháp đọc sách:

- Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc

- Phải đọc kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngãm, suy nghĩ, ghi chép lại những điều bổ ích

- Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống.

3. Kết bài:

- Khẳng định sách là người bạn tốt

- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách, phải yêu quý sách



Đề 4: Trong các môn thể thao, bóng đá là môn thể thao có lợi cho sức khoẻ. Hãy nêu những lợi ích của môn thể thao đó và suy nghĩ của bản thân.

1. Mở bài:
Hoạt động thể dục thể thao là rất cần thiết, trong đó môn bóng đá đem lại niềm vui và lợi ích không nhỏ cho con người.

2. Thân bài:

- Bóng đá là một môn thể thao rất có lợi cho sức khoẻ

+ Chơi bóng đá các cơ quan của cơ thể hoạt động mạnh hơn, tăng sức dẻo dai, linh hoạt.

+ Chơi bóng đá cũng như hoạt đông thể thao khác làm cho hình thể phát triển đẹp.

- Bóng đá rèn luyện tinh thần:

+ Rèn luyện sự dũng cảm

+ Rèn luyện ý thức đồng đội.

+ Chơi bóng đá giải trí sau khi lao động, học tập

- Suy nghĩ của bản thân:

+ Bóng đá là môn thể thao đang được hâm mộ nhất...

+ Tuy nhiên không đam mê đến mức bỏ bê việc học tập, không chơi vô tổ chức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội, nhất là chơi trên đường giao thông.

3. Kết bài:

- Khẳng định bóng đá là môn thể thao có ích.

- Bóng đá có ích khi biết chơi đúng chỗ, đúng cách.



Đề 5: Hãy viết một bài văn nghị luận nêu rõ tác hại của việc các bạn không có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

1. Mở bài:


- Nhiều bạn có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, là tấm gương cho bạn bè noi theo.

- Bên cạnh đó một số bạn chưa có ý thức trong việc này như vất rác bừa bãi.

2. Thân bài:

- Hiện tượng vứt rác phổ biến trong hộc bàn, cầu thang, sân trường,…

- Việc làm này gây ra tác hại:

+ Ô nhiễm môi trường học đường, bốc mùi hôi gây khó thở, ảnh hưởng đến sức khỏe

+ Ảnh hưởng đến cảnh quan trường lớp.

+ Hình thành những thói quen xấu.

+ Nghe những điều bình phẩm không hay về trường mình.

- Nguyên nhân:

+ Do ý thức kém của học sinh

+ Do thói quen của học sinh

+ Do kỉ luật, giáo dục của nhà trường chưa tốt

- Chính vì thế mỗi học sinh hãy có ý thức tự giác trong việc giữ vệ sinh trường lớp.

- Nhà trường có hình thức kỉ luật phù hợp, nghiêm túc

- Tăng cường tuyên truyền tác hại của việc ăn quà, xả rác tới từng tập thể lớp, từng cá nhân học sinh.

3. Kết bài: Đưa ra lời khuyên thiết thực, liên hệ bản thân.

BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 MÔN VĂN FILE WORD Zalo 0946095198

190 ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 VĂN 6=90k;

055 ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 VĂN 7=30k;

250 ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 VĂN 8=100k;

300 ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 VĂN 9=100k.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 8, NĂM HỌC 2022 - 2023 (Tham khảo)

A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA



MA TRẬN

Năng lực
đánh giá
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Đọc hiểu:
3.0 điểm

- Ngữ liệu: Văn bản nhật dụng/ văn bản văn học.
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh (tối đa 200 chữ).
- Xác định phương thức biểu đạt...
- Nhận diện được dấu hiệu hình thức và nội dung văn bản bằng những kiến thức Tiếng Việt trong văn bản/đoạn trích.
- Hiểu được vai trò, tác dụng của các kiểu câu, hành động nói được sử dụng trong văn bản.
- Hiểu được ý nghĩa từ ngữ, hình ảnh... xuất hiện trong đoạn trích/văn bản...
- Thông điệp của đoạn trích/ văn bản.
- Trình bày quan điểm bản thân về một vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.
- Bài học có ý nghĩa được rút ra cho bản thân.
Tổng số câu: 4
2
1
1
Tổng số điểm: 3.0
1.0
1.0
1.0
Tỉ lệ: 30%
10%
10%
10%
II. Tạo lập văn bản: 7.0 điểmViết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đã học hoặc ngữ liệu phần đọc hiểu.Viết bài văn nghị luận xã hội.
Tổng số câu: 2
1
1
Tổng số điểm: 7.0
2.0
5.0
Tỉ lệ: 70%
20%
50%
Tổng: 10.0 điểm
2 câu: 1.0 điểm
1 câu: 1.0 điểm
2 câu:
3.0 điểm
1 câu:
điểm
















BẢNG MÔ TẢ CHI TIẾT NỘI DUNG CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II

Môn: Ngữ văn. Lớp 8



I. Đọc hiểu


CâuCấp độ
Mô tả
1​
Nhận biết​
Xác định phương thức biểu đạt, thể thơ, kiểu câu.
2​
Nhận biết​
Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh, các kiểu câu, hành động nói, câu chủ đề...
3​
Thông hiểu​
- Khái quát chủ đề hoặc nội dung của đoạn trích/ văn bản.
- Nêu/ cho biết tác dụng/ hiệu quả của các kiểu câu, hành động nói, từ ngữ, hình ảnh của đoạn trích/ văn bản.
- Thông điệp đoạn trích/văn bản.
4​
Vận dụng​
- Trình bày quan điểm bản thân về một vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.
- Bài học có ý nghĩa được rút ra cho bản thân.
II.Tạo lập văn bản

CâuCấp độ
Mô tả
1​
Vận dụng​
Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tác phẩm hoặc một vài câu văn, câu thơ trong văn học trung đại Việt Nam đã học ở lớp 8 hoặc ngữ liệu phần đọc hiểu...
2​
Vận dụng cao​
Viết bài văn nghị luận xã hội
NỘI DUNG ÔN TẬP

Phần I. Phần văn bản

PHẦN I: PHẦN VĂN BẢN

A. VĂN BẢN THƠ:


TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1​
Nhớ rừng
(Thơ mới)
Thế Lữ
1907-1989
Thơ 8 chữ​
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại, tầm thường tù túng và kha khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thưở ấy.Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, phép tương phản đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
2​
Ông đồ
(Thơ mới)
Vũ Đình Liên 1913-1996
Thơ 5 chữ​
Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của đân tộc đang bị tàn phai.- Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại. Kết hợp linh hoạt giữa biểu cảm, kể và tả.
- Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc, xây dựng những hình ảnh đối lập.
3​
Quê hương
(Thơ mới)
Tế Hanh
1921
Thơ 8 chữ​
Tình yêu quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chàiLời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm, hồn làng, thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ).
4​
Khi con tu hú
(Thơ cách mạng)
Tố Hữu
1920-2002
Lục bátTình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tùGiọng thơ da diết sôi nổi, tưởng tượng phong phú dồi dào.
5​
Tức cảnh Pác Bó
(Thơ cách mạng)
Hồ Chí Minh
1890 -1969
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luậtTinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả: chông chênh;Vừa cổ điển vừa hiện đại.
6​
Ngắm trăng (Vọng nguyệt) trích NKTTHồ Chí Minh
1890-1969
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luậtTình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ tối tămNhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối.
7​
Đi đường (Tẩu lộ) trích NKTTHồ Chí Minh
1890-1969
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
(dịch lục bát)
ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vangĐiệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ.


B. VĂN BẢN: NGHỊ LUẬN


TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Giá trị nội dung, tư tưởng
Giá trị nghệ thuật
Ghi chú
1​
Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
1010
Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ: 974-1028)Chiếu Chữ Hán Nghị luận trung đạiNghị luậnPhản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà giữa lí và tình: trên vâng mệnh trời dưới theo ý dânVua dùng để ban bố mệnh lệnh cho quan dân
2​
Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) 1285Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn(1231- 1300)Hịch Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Nghị luậnTinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược (TK XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ sở đó tác giả phê phán những suy nghĩ sai lệch của các tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị chiến đấu chống giặc. Bừng bừng hào khí Đông A¸ng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết, chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa; đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòngQuan hệ thần- chủ vừa nghiêm khắc vừa bao dung, vừa tâm sự vừa phê phán, vừa khuyên răn, khơi đậy lương tâm danh dự.
3​
Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô Đại cáo)1428ức Trai Nguyễn Trãi (1380-1442Cáo
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Nghị luậný thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định sẽ thất bại.Lập luận chặt chẽ , chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là áng thiên cổ hùng vănNguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) viết để công bố cho toàn dân biết sự kiện lịch sử trọng đại.
4​
Bàn luận về phép học (Luận pháp học;1971)La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
1723-1804
Tấu
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Nghị luậnQuan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: Học để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm (hành).Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng: sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trongviệchọc, tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.Tấu (khải, sớ): văn bản của quan, tướng, dân...viết đệ trình lên vua chúa.
BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 MÔN VĂN FILE WORD Zalo 0946095198

190 ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 VĂN 6=90k;

055 ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 VĂN 7=30k;

250 ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 VĂN 8=100k;

300 ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 VĂN 9=100k.

PHẦN II: TIẾNG VIỆT

I. Các kiểu câu chia theo mục đích nói


TT​
Câu​
Đặc điểm hình thức​
Chức năng chính​
Ví dụ​
1Câu nghi vấn- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu ...hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn
- Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm (?). Ngoài ra còn kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
- Dùng để hỏi
- Ngoài ra còn dùng để đe doạ, yêu cầu, ra lệnh, bộc lộ tình cảm cảm xúc...
a. Hồn ở đâu bây giờ?
-> Dùng để bộc lộ thái độ bộc lộ tình cảm hoài niệm, tâm trạng nuối tiếc
b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
->. Dùng với hàm ý đe dọa
c. Có biết không?...lính đâu? Sao bay dám để cho nó xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
-> hàm ý đe dọa
d. Một người hàng ngày chỉ lo lắng vì mình… há chẳng phải…của văn chương.
- >. Dùng để khẳng định.
e. Con gái tôi vẽ đấy ư?
->e. Dùng để cảm thán, bộc lộ sự ngạc nhiên.
2Câu cầu khiến- có từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào...hay ngữ điệu cầu khiến
- Kết thúc bằng dấu chấm than
- ý cầu khiến không mạnh kết thúc bằng dấu chấm.
- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo....- Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
- Ra ngoài!
3Câu cảm thán- Có từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ôi, biết bao, xiết bao, biết chừng nào...
- Kết thúc bằng dấu chấm than.
- Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (viết) xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.- Anh đến muộn quá - Trời ơi! anh đến muộn quá.
- Buổi chiều thơ mộng – Buổi chiều thơ mộng biết bao.!
4Câu trần thuật- Không có đặc điểm hình thức của các kiêu câu nghi vấn, cảm thán....
- Kết thúc bằng dấu chấm đôi khi kết thúc bằng dấu chấm, hoặc dấu chấm lửng
- Dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả....
- Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc...
- Là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp.
- Trời đang mưa.
- Quyển sách đẹp quá! Tớ cảm ơn bạn! Cảm ơn bạn!
5Câu phủ định- Có từ ngữ phủ định: Không, chẳng, chả, chưa...- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó -> Câu phủ định miêu tả.
- Phản bác một ý kiến, một nhận định-> Câu phủ định bác bỏ.
- Tôi không đi chơi.
- Tôi chưa đi chơi.
- Tôi chẳng đi chơi.
- Đâu có! Nó là của tôi.


2. Hành động nói

* Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định.

* Những kiểu hành động nói thường gặp là :

- Hành động hỏi (Bạn làm gì vậy?)

- Hành động trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..) Ngày mai trời sẽ mưa.)

- Hành động điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) (Bạn giúp tôi trực nhật nhé!)

- Hành động hứa hẹn. (Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa.)

- Hành động bộc lộ cảm xúc. (Tôi sợ bị thi trượt học kì này.)

* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp), hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).

III. Hội thoại:

1. Khái niệm:


- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc hội thoại.

+ Quan hệ trên dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)

+ Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)

* Khi tham gia hội thoại mỗi người cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp

2 Lượt lời trong hội thoại:

- Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.

- Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.

- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

IV. Lựa chọn trật tự từ trong câu:

1. Khái niệm:


Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng

2. Tác dụng:

- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm....

- Nhấn mạnh, hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng.

- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

- Bảo đảm sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.

*. Một số bài tập minh họa:

Bài tập 1:
Dựa vào kiến thức về hành động nói, chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong đoạn trích sau:

“ Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi, vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ...”


Đáp án:

Các hành động nói:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ? àtrình bày

- Cụ bán rồi? àhỏi

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong à trình bày.

- Thế nó cho bắt à? à hỏi

Bài tập 2: Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong các câu sau (Không xét các câu trong ngoặc vuông).

a . – U nó không được thế ! (Ngô Tất Tố)

b .Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội

(Ngô Tất Tố)

c. – Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ? (Tô Hoài )

d . – Này , em không để chúng nó yên được à? (Tạ Duy Anh )

e . - Các em đừng khóc . (Thanh Tịnh)

g . – Ha ha ! [ Một lưỡi gươm ! ] ( Sự tích Hồ Gươm )

Gợi ý :

a . Câu cầu khiến . d. Câu nghi vấn. h . Câu trần thuật .

b . Câu trần thuật . e .câu cầu khiến .

c . Câu nghi vấn . g . Câu cảm thán .

Bài tập 3 : Xác định hành động nói của các câu trên .

Gợi ý : a . Hành động nói can ngăn (Thuộc hành động điều khiển )

b . Hành động nói nhận định (Thuộc hành động trình bày )

c . Hành động hỏi .

d . Hành động nói đề nghị (Thuộc hđ điều khiển )

e .Hành động khuyên bảo (Thuộc hành động điều khiển )

g . Hành động nói bộc lộ cảm xúc .



PHẦN III. TẬP LÀM VĂN

1. Viết đoạn văn

- Hình thức:
Lùi vào đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên. Viết số câu đúng theo quy định. Dùng dấu câu thích hợp để kết thúc đoạn. Đảm bảo tính liên kết, mạch lạc.

- Nội dung: gồm luận điểm và luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng). Các luận cứ sắp xếp theo trình tự, hướng đến và làm rõ cho luận điểm. Đoạn văn lập luận giải thích thì chủ yếu sử dụng lí lẽ. Đoạn văn lập luận chứng minh thì phải dùng nhiều dẫn chứng, đảm bảo tính toàn diện, tiêu biểu của dẫn chứng.

- Gợi ý nội dung: Vấn đề là gì? Biểu hiện của vấn đề? Mặt trái của vấn đề? Ý nghĩa vấn đề?

Rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về một nội dung trong các văn bản đã học ở học kì II, lớp 8 hoặc nội dung có liên quan đến ngữ liệu phần đọc hiểu.

Đọan văn phải đảm bảo ba phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Câu 1:
Việc mượn lời con hổ trong vườn bách thú trong bài thơ Nhớ rừng có tác dụng như thế nào? Viết đoạn văn đó thể hiện điều đó.

Gợi ý:

- Qua hình ảnh con hổ - vị chúa sơn lâm bị giam cầm trong vườn bách thú, nhà thơ đã thể hiện một cách rất gợi cảm cảnh ngộ bị tước mất tự do, sự sa cơ và u uất của nhân dân ta khi bị mất nước, rơi vào cảnh nô lệ.

- Con hổ nuối tiếc một thời oanh liệt nơi rừng xanh cũng như chính nhân dân ta nhớ tiếc lịch sử chống giặc hào hùng của dân tộc và khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của nhân dân.

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản quê hương để thấy được tình yêu quê hương sâu đậm của tác giả dành cho quê hương của mình.

Gợi ý:

- ''Quê hương'' của Tế Hanh có những hình ảnh tươi sáng, khỏe khoắn về cái làng quê miền biển yêu dấu của nhà thơ,từ''cánh buồm giương to như mảnh hồn làng'' đến những người dân chài ''cả thân hình nồng đượm vị xa xăm''...

- Bài thơ đưa ta vào một thế giới gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật, sự mệt mỏi say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa...Có lẽ, nhà thơ đã viết ''Quê hương'' bằng cả tấm lòng yêu mến quê hương, yêu con người lao động tràn trề sức lực, bằng những kỉ niệm nồng nàn nhất của mình.

- Bằng những vần thơ bình dị, gợi cảm, hình ảnh thơ bay bổng, lãng mạn đã làm nổi bật bức tranh quê hương sinh động, đẹp đẽ, khỏe khoắn của cuộc sống nơi đây.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghỉ của em về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch tướng sĩ.

Gợi ý:

- Hịch Tướng sĩ là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn. Qua bài hịch, ngài đã thể hiện rõ nét tình cảm của mình đối với đất nước bằng một lòng yêu nước nồng nàn. Bài hịch được viết vào cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên hung hăng, tàn bạo lần thứ hai của dân tộc ta, nó không chỉ thể hiện nỗi lo, trằn trọc khi đất nước bị xâm lăng, nêu cao ý chí chiến đấu của Trần Quốc Tuấn mà còn là lời kêu gọi toàn dân kháng chiến trước sức mạnh vô biên của kẻ thù.

- Một tướng sĩ vì dân vì nước mà quên ăn quên ngủ, là một con người, một vị anh hùng đại diện cho bao thế hệ con người Việt Nam yêu nước, ta hiểu thêm về ngài. Ngài còn là tấm gương sáng để bất cứ thế hệ nào học tập và noi theo về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm trước kẻ thù và sẵn sàng kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do cho nước nhà.

- Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài hịch vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp, nhân văn ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Trước đây, bây giờ và cả sau này, chúng ta mãi có một tấm gương sáng để noi theo và cống hiến hết mình cho nước nhà và sự nghiệp giải phóng dân tộc. Là một công dân của đất nước này, mỗi chúng ta cần cố gắng trong chính cuộc sống của mình để góp một phần công sức nhỏ cho sự nghiệp nước nhà.

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về mục đích việc học của chính mình hôm nay.

Gợi ý:

- Mục đích chân chính của việc học: Học để làm người.

- HS nêu được mục đích học tập của bản thân: Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về mục đích của việc chọn Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Gợi ý:
Luận điểm được trình bày cho đoạn văn:

- Vẻ đẹp của thành Đại La – kinh đô cũ của nước ta.

- Thành Đại La có nhiều thuận lợi, xứng đáng trở thành kinh đô bậc nhất.

- Thành Đại La có những ưu thế hơn hẳn kinh đô Hoa Lư.

2. Tập làm văn (văn nghị luận)

2.1. Đảm bảo đặc trưng của văn nghị luận

a. Luận điểm
: là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận.

b. Luận cứ: là những lí lẽ đẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật tiêu biểu thì luận điểm mới thiết phục.

c. Lập luận: Là cách lựa chọn, sắp xếp trình bày luận cứ để dẫn đến luận điểm, lập luận phải chặt chẽ hợp lí,bài văn mới thuyết phục.

2.2. Lập luận chứng minh

a. Khái niệm:
là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.

b. Dàn ý

- Mở bài:

+ Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần phải chứng minh.

+ Trích dẫn câu trong luận đề.

Giới thiệu vấn đề phải chứng minh (rất quan trọng tránh xa đề)

- Thân bài:

+ Phải giải thích các từ ngữ khó (nếu có trong luận đề), giải thích ngắn gọn vấn đề cần chứng minh.

+ Lần lượt chứng minh từng luận điểm.

+ Mỗi luận điểm phải có từ một đến vài dẫn chứng (luận cứ) phải phân tích dẫn chứng. Phải liên kết dẫn chứng. Có thể mỗi dẫn chứng là một đoạn văn. Trong quá trình phân tích dẫn chứng có thể lồng cảm nghĩ, đánh giá, liên hệ- cần tinh tế.

+ Phản biện: lật ngược vấn đề, mặt trái của vấn đề.

- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh. Liên hệ cảm nghĩ, rút ra bài học.

2.3. Lập luận giải thích

a. Khái niệm:
là phương pháp lập luận chủ yếu dựa vào lí lẽ để giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu đầy đủ về vấn đề đó.

b. Dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận. Đưa luận điểm chính của bài văn.

- Thân bài:

+ Giải nghĩa các khái niệm, các từ ngữ khó.

+ Lần lượt giải thích từng nội dung, khía cạnh của vấn đề. (Sử dụng các phương pháp giải thích để nêu lí lẽ, phân tích, khẳng định...)

+ Em hiểu vấn đề cần nghị luận như thế nào? (các lụận cứ…)

+ Vì sao em hiểu như vậy? (các luận cứ…)

+ Hiểu vấn đề, em sẽ hành động ra sao? (các lụận cứ…)

+ Phản biện: nêu mặt trái của vấn đề.

- Kết bài: khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng của vấn đề.Suy nghĩ, liên hệ thực tế, rút ra bài học.

3.3. Một số dàn ý tham khảo

Đề 1
. Tác dụng của sách đối với đời sống con người

A. Mở bài


- Vai trò của tri thức đối với loài người.

- Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách, bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người.

B. Thân bài

* Giải thích: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt bởi vì sách là nơi lưu giữ toàn bộ sản phẩm trí tuệ của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống.

* Chứng minh tác dụng của sách

- Sách giúp ta có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết, thu nhận thông tin một cách nhanh nhất + DC

- Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta để chúng ta trở thành người tốt + DC

- Sách là người bạn động viên, chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta + DC

* Tác hại của việc không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức, tâm hồn cằn cỗi

* Phương pháp đọc sách

- Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc

- Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm,s uy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.

- Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống.

C. Kết bài

- Khẳng định sách là người bạn tốt.

- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách, phải yêu quý sách.

Đề 2. Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần.

A. Mở bài


Giới thiệu: Lười học là tình trạng phổ biến đối với học sinh hiện nay, nhất là học sinh vùng nông thôn và vùng sâu xa.

B. Thân bài

- Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng đất nước

- Muốn có tri thức, học giỏi cần chăm học: kiên trì làm việc gì cũng thành công…

- Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học, học giỏi + DC

- Thế mà một số bạn học sinh còn chểnh mảng học tập khiến thầy cô và cha mẹ lo buồn + DC

- Các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được niềm vui trong cuộc sống => Vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập.

C. Kết bài: Liên hệ với bản thân

Đề 3. Một số bạn lớp em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn.

A. Mở bài: Vai trò của trang phục đối với xã hội và con người có văn hoá nói chung và tuổi học trò nói riêng.

B. Thân bài:

- Tình hình ăn mặc hiện nay của lứa tuổi học sinh:

+ Đa số các bạn ăn mặc đứng đắn, có văn hoá.

+ Tuy nhiên vẫn còn một số bạn đua đòi chạy theo mốt ăn mặc không lành mạnh (đan xen yếu tố tự sự, miêu tả).

- Tác hại của lối ăn mặc không lành mạnh:

+ Vừa tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập

+ Lại không có văn hoá, thiếu tự trọng, ảnh hưởng tới nhân cách của con người

- Ăn mặc như thế nào là có văn hoá ?

+ Phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình.

+ Đó là cách ăn mặc giản dị, gọn gàng, đứng đắn để chứng tỏ mình là người lịch sự, có văn hoá, biết tự trọng và tôn trọng mọi người

C. Kết bài : Các bạn cần thay đổi lại cách ăn mặc cho phù hợp, lành mạnh, đứng đắn

Đề 4. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở ... học tập của các cháu” Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào

A. Mở bài :
Giới thiệu nội dung câu nói của Bác Hồ gửi học sinh

B. Thân bài

- Thế nào là một dân tộc vẻ vang: Dân tộc độc lập, đời sống vật chất no đủ, đời sống tinh thần lành mạnh, xã hội văn minh tiên tiến

- Sánh vai với các cường quốc năm châu có nghĩa là đưa nước ta phát triển ngang tầm vóc với các cường quốc, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh cùng nền văn hoá đa dạng , đậm đà bản sắc

- Muốn có được điều đó phần lớn dựa vào công lao học tập của các cháu: làm rõ mối quan hệ giữa tương lai tươi sáng của dân tộc với việc học tập của thế hệ trẻ…

- Liên hệ thực tế học sinh và thế hệ trẻ hiện nay đang và đã làm gì cho sự phát triển của đất nước,

liên hệ bản thân.

C. Kết bài: Khẳng định lại vai trò của học sinh với tương lai đất nước.

Đề 5. Lời ca tiếng hát làm con người thêm vui vẻ, cuộc sống thêm tươi trẻ. Em hãy chứng minh nhận xét trên.

A. Mở bài: Hàng ngày lời ca tiếng hát đến với con người và trở thành món ăn tinh thần làm cho con người trở lên vui vẻ, cuộc sống thêm tươi trẻ.

B. Thân bài:

- Tiếng hát gắn liền với cả cuộc đời của con người.

- Tiêng hát là niềm vui của con người trong lao động để quên hết mệt nhọc, vất vả.

- Tiếng hát động viên,khích lệ con người trong chiến đấu: Trong hai cuộc chiến đấu tiếng hát theo anh bộ đội ra trận (Dẫn chứng)

- Tiếng hát đem lại niềm tin yêu, lạc quan cho những chiến sĩ cách mạng trong nhà tù đế quốc (Dẫn chứng).

- Tiếng hát tạo lên không khí vui tươi trong tuổi trẻ học đường (Dẫn chứng)

C. Kết bài: Khẳng định cuộc sống không thể thiếu tiếng hát. Con người mãi mãi cất cao tiếng hát để cuộc sống trở lên tươi vui

Đề 7. Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

a. Mở bài


- Từ xưa đến nay có không ít người bàn về cách học, phương pháp học sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

- Trong bài tấu trình lên vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp có bàn về phép học trong đó có đề xuất đến một số hương pháp học rất đúng đắn, rất tiến bộ, đó là: “Học phải đi đôi với hành”.

b. Thân bài

- Học là nắm chắc lý thuyết, hành là thực tế, là việc làm cụ thể. Học đi đôi với hành có nghĩa là học lý thuyết phải gắn liền với thực tế, với việc làm (lấy dẫn chứng).

- Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau: Học giỏi lý thuyết thì thực hành một cách dễ dàng, hiệu quả. Thực hành tốt thì sẽ nhớ lý thuyết lâu hơn, hiểu sâu sắc hơn (lấy dẫn chứng).

- Thiếu đi một trong hai yếu tố thì làm việc gì cũng khó…

- Học phải kết hợp với hành thì tri thức mới toàn diện và sâu sắc mới góp phần xây dựng quê hương đất nước.

3. Kết bài:

- Ý nghĩa, kết quả của phương pháp “Học đi đôi với hành”trong thực tế cuộc sống.

- Bài học cho bản thân về vấn đề học tập.

(Đề cương chỉ mang tính chất tham khảo, định hướng nội dung cho Hs ôn tập. Hs nên tham khảo thêm ngữ liệu ở Sgk Ngữ Văn 8 tập 2)













ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 8, NĂM HỌC 2022 - 2023 (Tham khảo)

A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA



MA TRẬN

Năng lực
đánh giá
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Đọc hiểu:
3.0 điểm

- Ngữ liệu: Văn bản nhật dụng/ văn bản văn học.
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh (tối đa 200 chữ).
- Xác định phương thức biểu đạt...
- Nhận diện được dấu hiệu hình thức và nội dung văn bản bằng những kiến thức Tiếng Việt trong văn bản/đoạn trích.
- Hiểu được vai trò, tác dụng của các kiểu câu, hành động nói được sử dụng trong văn bản.
- Hiểu được ý nghĩa từ ngữ, hình ảnh... xuất hiện trong đoạn trích/văn bản...
- Thông điệp của đoạn trích/ văn bản.
- Trình bày quan điểm bản thân về một vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.
- Bài học có ý nghĩa được rút ra cho bản thân.
Tổng số câu: 4
2
1
1
Tổng số điểm: 3.0
1.0
1.0
1.0
Tỉ lệ: 30%
10%
10%
10%
II. Tạo lập văn bản: 7.0 điểmViết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đã học hoặc ngữ liệu phần đọc hiểu.Viết bài văn nghị luận xã hội.
Tổng số câu: 2
1
1
Tổng số điểm: 7.0
2.0
5.0
Tỉ lệ: 70%
20%
50%
Tổng: 10.0 điểm
2 câu: 1.0 điểm
1 câu: 1.0 điểm
2 câu:
3.0 điểm
1 câu:
điểm
















BẢNG MÔ TẢ CHI TIẾT NỘI DUNG CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II

Môn: Ngữ văn. Lớp 8



I. Đọc hiểu


CâuCấp độ
Mô tả
1​
Nhận biết​
Xác định phương thức biểu đạt, thể thơ, kiểu câu.
2​
Nhận biết​
Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh, các kiểu câu, hành động nói, câu chủ đề...
3​
Thông hiểu​
- Khái quát chủ đề hoặc nội dung của đoạn trích/ văn bản.
- Nêu/ cho biết tác dụng/ hiệu quả của các kiểu câu, hành động nói, từ ngữ, hình ảnh của đoạn trích/ văn bản.
- Thông điệp đoạn trích/văn bản.
4​
Vận dụng​
- Trình bày quan điểm bản thân về một vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.
- Bài học có ý nghĩa được rút ra cho bản thân.
II.Tạo lập văn bản

CâuCấp độ
Mô tả
1​
Vận dụng​
Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tác phẩm hoặc một vài câu văn, câu thơ trong văn học trung đại Việt Nam đã học ở lớp 8 hoặc ngữ liệu phần đọc hiểu...
2​
Vận dụng cao​
Viết bài văn nghị luận xã hội
NỘI DUNG ÔN TẬP

Phần I. Phần văn bản

PHẦN I: PHẦN VĂN BẢN

A. VĂN BẢN THƠ:


TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1​
Nhớ rừng
(Thơ mới)
Thế Lữ
1907-1989
Thơ 8 chữ​
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại, tầm thường tù túng và kha khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thưở ấy.Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, phép tương phản đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
2​
Ông đồ
(Thơ mới)
Vũ Đình Liên 1913-1996
Thơ 5 chữ​
Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của đân tộc đang bị tàn phai.- Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại. Kết hợp linh hoạt giữa biểu cảm, kể và tả.
- Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc, xây dựng những hình ảnh đối lập.
3​
Quê hương
(Thơ mới)
Tế Hanh
1921
Thơ 8 chữ​
Tình yêu quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chàiLời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm, hồn làng, thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ).
4​
Khi con tu hú
(Thơ cách mạng)
Tố Hữu
1920-2002
Lục bátTình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tùGiọng thơ da diết sôi nổi, tưởng tượng phong phú dồi dào.
5​
Tức cảnh Pác Bó
(Thơ cách mạng)
Hồ Chí Minh
1890 -1969
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luậtTinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả: chông chênh;Vừa cổ điển vừa hiện đại.
6​
Ngắm trăng (Vọng nguyệt) trích NKTTHồ Chí Minh
1890-1969
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luậtTình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ tối tămNhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối.
7​
Đi đường (Tẩu lộ) trích NKTTHồ Chí Minh
1890-1969
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
(dịch lục bát)
ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vangĐiệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ.


B. VĂN BẢN: NGHỊ LUẬN


TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Giá trị nội dung, tư tưởng
Giá trị nghệ thuật
Ghi chú
1​
Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
1010
Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ: 974-1028)Chiếu Chữ Hán Nghị luận trung đạiNghị luậnPhản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà giữa lí và tình: trên vâng mệnh trời dưới theo ý dânVua dùng để ban bố mệnh lệnh cho quan dân
2​
Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) 1285Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn(1231- 1300)Hịch Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Nghị luậnTinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược (TK XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ sở đó tác giả phê phán những suy nghĩ sai lệch của các tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị chiến đấu chống giặc. Bừng bừng hào khí Đông A¸ng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết, chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa; đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòngQuan hệ thần- chủ vừa nghiêm khắc vừa bao dung, vừa tâm sự vừa phê phán, vừa khuyên răn, khơi đậy lương tâm danh dự.
3​
Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô Đại cáo)1428ức Trai Nguyễn Trãi (1380-1442Cáo
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Nghị luậný thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định sẽ thất bại.Lập luận chặt chẽ , chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là áng thiên cổ hùng vănNguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) viết để công bố cho toàn dân biết sự kiện lịch sử trọng đại.
4​
Bàn luận về phép học (Luận pháp học;1971)La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
1723-1804
Tấu
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Nghị luậnQuan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: Học để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm (hành).Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng: sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trongviệchọc, tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.Tấu (khải, sớ): văn bản của quan, tướng, dân...viết đệ trình lên vua chúa.
BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 MÔN VĂN FILE WORD Zalo 0946095198

190 ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 VĂN 6=90k;

055 ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 VĂN 7=30k;

250 ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 VĂN 8=100k;

300 ĐỀ ĐÁP ÁN KÌ 2 VĂN 9=100k.

PHẦN II: TIẾNG VIỆT

I. Các kiểu câu chia theo mục đích nói


TT​
Câu​
Đặc điểm hình thức​
Chức năng chính​
Ví dụ​
1Câu nghi vấn- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu ...hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn
- Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm (?). Ngoài ra còn kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
- Dùng để hỏi
- Ngoài ra còn dùng để đe doạ, yêu cầu, ra lệnh, bộc lộ tình cảm cảm xúc...
a. Hồn ở đâu bây giờ?
-> Dùng để bộc lộ thái độ bộc lộ tình cảm hoài niệm, tâm trạng nuối tiếc
b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
->. Dùng với hàm ý đe dọa
c. Có biết không?...lính đâu? Sao bay dám để cho nó xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
-> hàm ý đe dọa
d. Một người hàng ngày chỉ lo lắng vì mình… há chẳng phải…của văn chương.
- >. Dùng để khẳng định.
e. Con gái tôi vẽ đấy ư?
->e. Dùng để cảm thán, bộc lộ sự ngạc nhiên.
2Câu cầu khiến- có từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào...hay ngữ điệu cầu khiến
- Kết thúc bằng dấu chấm than
- ý cầu khiến không mạnh kết thúc bằng dấu chấm.
- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo....- Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
- Ra ngoài!
3Câu cảm thán- Có từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ôi, biết bao, xiết bao, biết chừng nào...
- Kết thúc bằng dấu chấm than.
- Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (viết) xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.- Anh đến muộn quá - Trời ơi! anh đến muộn quá.
- Buổi chiều thơ mộng – Buổi chiều thơ mộng biết bao.!
4Câu trần thuật- Không có đặc điểm hình thức của các kiêu câu nghi vấn, cảm thán....
- Kết thúc bằng dấu chấm đôi khi kết thúc bằng dấu chấm, hoặc dấu chấm lửng
- Dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả....
- Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc...
- Là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp.
- Trời đang mưa.
- Quyển sách đẹp quá! Tớ cảm ơn bạn! Cảm ơn bạn!
5Câu phủ định- Có từ ngữ phủ định: Không, chẳng, chả, chưa...- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó -> Câu phủ định miêu tả.
- Phản bác một ý kiến, một nhận định-> Câu phủ định bác bỏ.
- Tôi không đi chơi.
- Tôi chưa đi chơi.
- Tôi chẳng đi chơi.
- Đâu có! Nó là của tôi.


2. Hành động nói

* Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định.

* Những kiểu hành động nói thường gặp là :

- Hành động hỏi (Bạn làm gì vậy?)

- Hành động trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..) Ngày mai trời sẽ mưa.)

- Hành động điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) (Bạn giúp tôi trực nhật nhé!)

- Hành động hứa hẹn. (Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa.)

- Hành động bộc lộ cảm xúc. (Tôi sợ bị thi trượt học kì này.)

* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp), hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).

III. Hội thoại:

1. Khái niệm:


- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc hội thoại.

+ Quan hệ trên dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)

+ Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)

* Khi tham gia hội thoại mỗi người cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp

2 Lượt lời trong hội thoại:

- Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.

- Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.

- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

IV. Lựa chọn trật tự từ trong câu:

1. Khái niệm:


Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng

2. Tác dụng:

- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm....

- Nhấn mạnh, hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng.

- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

- Bảo đảm sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.

*. Một số bài tập minh họa:

Bài tập 1:
Dựa vào kiến thức về hành động nói, chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong đoạn trích sau:

“ Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi, vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ...”


Đáp án:

Các hành động nói:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ? àtrình bày

- Cụ bán rồi? àhỏi

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong à trình bày.

- Thế nó cho bắt à? à hỏi

Bài tập 2: Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong các câu sau (Không xét các câu trong ngoặc vuông).

a . – U nó không được thế ! (Ngô Tất Tố)

b .Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội

(Ngô Tất Tố)

c. – Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ? (Tô Hoài )

d . – Này , em không để chúng nó yên được à? (Tạ Duy Anh )

e . - Các em đừng khóc . (Thanh Tịnh)

g . – Ha ha ! [ Một lưỡi gươm ! ] ( Sự tích Hồ Gươm )

Gợi ý :

a . Câu cầu khiến . d. Câu nghi vấn. h . Câu trần thuật .

b . Câu trần thuật . e .câu cầu khiến .

c . Câu nghi vấn . g . Câu cảm thán .

Bài tập 3 : Xác định hành động nói của các câu trên .

Gợi ý : a . Hành động nói can ngăn (Thuộc hành động điều khiển )

b . Hành động nói nhận định (Thuộc hành động trình bày )

c . Hành động hỏi .

d . Hành động nói đề nghị (Thuộc hđ điều khiển )

e .Hành động khuyên bảo (Thuộc hành động điều khiển )

g . Hành động nói bộc lộ cảm xúc .



PHẦN III. TẬP LÀM VĂN

1. Viết đoạn văn

- Hình thức:
Lùi vào đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên. Viết số câu đúng theo quy định. Dùng dấu câu thích hợp để kết thúc đoạn. Đảm bảo tính liên kết, mạch lạc.

- Nội dung: gồm luận điểm và luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng). Các luận cứ sắp xếp theo trình tự, hướng đến và làm rõ cho luận điểm. Đoạn văn lập luận giải thích thì chủ yếu sử dụng lí lẽ. Đoạn văn lập luận chứng minh thì phải dùng nhiều dẫn chứng, đảm bảo tính toàn diện, tiêu biểu của dẫn chứng.

- Gợi ý nội dung: Vấn đề là gì? Biểu hiện của vấn đề? Mặt trái của vấn đề? Ý nghĩa vấn đề?

Rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về một nội dung trong các văn bản đã học ở học kì II, lớp 8 hoặc nội dung có liên quan đến ngữ liệu phần đọc hiểu.

Đọan văn phải đảm bảo ba phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Câu 1:
Việc mượn lời con hổ trong vườn bách thú trong bài thơ Nhớ rừng có tác dụng như thế nào? Viết đoạn văn đó thể hiện điều đó.

Gợi ý:

- Qua hình ảnh con hổ - vị chúa sơn lâm bị giam cầm trong vườn bách thú, nhà thơ đã thể hiện một cách rất gợi cảm cảnh ngộ bị tước mất tự do, sự sa cơ và u uất của nhân dân ta khi bị mất nước, rơi vào cảnh nô lệ.

- Con hổ nuối tiếc một thời oanh liệt nơi rừng xanh cũng như chính nhân dân ta nhớ tiếc lịch sử chống giặc hào hùng của dân tộc và khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của nhân dân.

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản quê hương để thấy được tình yêu quê hương sâu đậm của tác giả dành cho quê hương của mình.

Gợi ý:

- ''Quê hương'' của Tế Hanh có những hình ảnh tươi sáng, khỏe khoắn về cái làng quê miền biển yêu dấu của nhà thơ,từ''cánh buồm giương to như mảnh hồn làng'' đến những người dân chài ''cả thân hình nồng đượm vị xa xăm''...

- Bài thơ đưa ta vào một thế giới gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật, sự mệt mỏi say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa...Có lẽ, nhà thơ đã viết ''Quê hương'' bằng cả tấm lòng yêu mến quê hương, yêu con người lao động tràn trề sức lực, bằng những kỉ niệm nồng nàn nhất của mình.

- Bằng những vần thơ bình dị, gợi cảm, hình ảnh thơ bay bổng, lãng mạn đã làm nổi bật bức tranh quê hương sinh động, đẹp đẽ, khỏe khoắn của cuộc sống nơi đây.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghỉ của em về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch tướng sĩ.

Gợi ý:

- Hịch Tướng sĩ là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn. Qua bài hịch, ngài đã thể hiện rõ nét tình cảm của mình đối với đất nước bằng một lòng yêu nước nồng nàn. Bài hịch được viết vào cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên hung hăng, tàn bạo lần thứ hai của dân tộc ta, nó không chỉ thể hiện nỗi lo, trằn trọc khi đất nước bị xâm lăng, nêu cao ý chí chiến đấu của Trần Quốc Tuấn mà còn là lời kêu gọi toàn dân kháng chiến trước sức mạnh vô biên của kẻ thù.

- Một tướng sĩ vì dân vì nước mà quên ăn quên ngủ, là một con người, một vị anh hùng đại diện cho bao thế hệ con người Việt Nam yêu nước, ta hiểu thêm về ngài. Ngài còn là tấm gương sáng để bất cứ thế hệ nào học tập và noi theo về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm trước kẻ thù và sẵn sàng kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do cho nước nhà.

- Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài hịch vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp, nhân văn ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Trước đây, bây giờ và cả sau này, chúng ta mãi có một tấm gương sáng để noi theo và cống hiến hết mình cho nước nhà và sự nghiệp giải phóng dân tộc. Là một công dân của đất nước này, mỗi chúng ta cần cố gắng trong chính cuộc sống của mình để góp một phần công sức nhỏ cho sự nghiệp nước nhà.

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về mục đích việc học của chính mình hôm nay.

Gợi ý:

- Mục đích chân chính của việc học: Học để làm người.

- HS nêu được mục đích học tập của bản thân: Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về mục đích của việc chọn Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Gợi ý:
Luận điểm được trình bày cho đoạn văn:

- Vẻ đẹp của thành Đại La – kinh đô cũ của nước ta.

- Thành Đại La có nhiều thuận lợi, xứng đáng trở thành kinh đô bậc nhất.

- Thành Đại La có những ưu thế hơn hẳn kinh đô Hoa Lư.

2. Tập làm văn (văn nghị luận)

2.1. Đảm bảo đặc trưng của văn nghị luận

a. Luận điểm
: là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận.

b. Luận cứ: là những lí lẽ đẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật tiêu biểu thì luận điểm mới thiết phục.

c. Lập luận: Là cách lựa chọn, sắp xếp trình bày luận cứ để dẫn đến luận điểm, lập luận phải chặt chẽ hợp lí,bài văn mới thuyết phục.

2.2. Lập luận chứng minh

a. Khái niệm:
là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.

b. Dàn ý

- Mở bài:

+ Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần phải chứng minh.

+ Trích dẫn câu trong luận đề.

Giới thiệu vấn đề phải chứng minh (rất quan trọng tránh xa đề)

- Thân bài:

+ Phải giải thích các từ ngữ khó (nếu có trong luận đề), giải thích ngắn gọn vấn đề cần chứng minh.

+ Lần lượt chứng minh từng luận điểm.

+ Mỗi luận điểm phải có từ một đến vài dẫn chứng (luận cứ) phải phân tích dẫn chứng. Phải liên kết dẫn chứng. Có thể mỗi dẫn chứng là một đoạn văn. Trong quá trình phân tích dẫn chứng có thể lồng cảm nghĩ, đánh giá, liên hệ- cần tinh tế.

+ Phản biện: lật ngược vấn đề, mặt trái của vấn đề.

- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh. Liên hệ cảm nghĩ, rút ra bài học.

2.3. Lập luận giải thích

a. Khái niệm:
là phương pháp lập luận chủ yếu dựa vào lí lẽ để giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu đầy đủ về vấn đề đó.

b. Dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận. Đưa luận điểm chính của bài văn.

- Thân bài:

+ Giải nghĩa các khái niệm, các từ ngữ khó.

+ Lần lượt giải thích từng nội dung, khía cạnh của vấn đề. (Sử dụng các phương pháp giải thích để nêu lí lẽ, phân tích, khẳng định...)

+ Em hiểu vấn đề cần nghị luận như thế nào? (các lụận cứ…)

+ Vì sao em hiểu như vậy? (các luận cứ…)

+ Hiểu vấn đề, em sẽ hành động ra sao? (các lụận cứ…)

+ Phản biện: nêu mặt trái của vấn đề.

- Kết bài: khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng của vấn đề.Suy nghĩ, liên hệ thực tế, rút ra bài học.

3.3. Một số dàn ý tham khảo

Đề 1
. Tác dụng của sách đối với đời sống con người

A. Mở bài


- Vai trò của tri thức đối với loài người.

- Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách, bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người.

B. Thân bài

* Giải thích: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt bởi vì sách là nơi lưu giữ toàn bộ sản phẩm trí tuệ của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống.

* Chứng minh tác dụng của sách

- Sách giúp ta có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết, thu nhận thông tin một cách nhanh nhất + DC

- Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta để chúng ta trở thành người tốt + DC

- Sách là người bạn động viên, chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta + DC

* Tác hại của việc không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức, tâm hồn cằn cỗi

* Phương pháp đọc sách

- Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc

- Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm,s uy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.

- Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống.

C. Kết bài

- Khẳng định sách là người bạn tốt.

- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách, phải yêu quý sách.

Đề 2. Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần.

A. Mở bài


Giới thiệu: Lười học là tình trạng phổ biến đối với học sinh hiện nay, nhất là học sinh vùng nông thôn và vùng sâu xa.

B. Thân bài

- Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng đất nước

- Muốn có tri thức, học giỏi cần chăm học: kiên trì làm việc gì cũng thành công…

- Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học, học giỏi + DC

- Thế mà một số bạn học sinh còn chểnh mảng học tập khiến thầy cô và cha mẹ lo buồn + DC

- Các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được niềm vui trong cuộc sống => Vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập.

C. Kết bài: Liên hệ với bản thân

Đề 3. Một số bạn lớp em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn.

A. Mở bài: Vai trò của trang phục đối với xã hội và con người có văn hoá nói chung và tuổi học trò nói riêng.

B. Thân bài:

- Tình hình ăn mặc hiện nay của lứa tuổi học sinh:

+ Đa số các bạn ăn mặc đứng đắn, có văn hoá.

+ Tuy nhiên vẫn còn một số bạn đua đòi chạy theo mốt ăn mặc không lành mạnh (đan xen yếu tố tự sự, miêu tả).

- Tác hại của lối ăn mặc không lành mạnh:

+ Vừa tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập

+ Lại không có văn hoá, thiếu tự trọng, ảnh hưởng tới nhân cách của con người

- Ăn mặc như thế nào là có văn hoá ?

+ Phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình.

+ Đó là cách ăn mặc giản dị, gọn gàng, đứng đắn để chứng tỏ mình là người lịch sự, có văn hoá, biết tự trọng và tôn trọng mọi người

C. Kết bài : Các bạn cần thay đổi lại cách ăn mặc cho phù hợp, lành mạnh, đứng đắn

Đề 4. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở ... học tập của các cháu” Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào

A. Mở bài :
Giới thiệu nội dung câu nói của Bác Hồ gửi học sinh

B. Thân bài

- Thế nào là một dân tộc vẻ vang: Dân tộc độc lập, đời sống vật chất no đủ, đời sống tinh thần lành mạnh, xã hội văn minh tiên tiến

- Sánh vai với các cường quốc năm châu có nghĩa là đưa nước ta phát triển ngang tầm vóc với các cường quốc, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh cùng nền văn hoá đa dạng , đậm đà bản sắc

- Muốn có được điều đó phần lớn dựa vào công lao học tập của các cháu: làm rõ mối quan hệ giữa tương lai tươi sáng của dân tộc với việc học tập của thế hệ trẻ…

- Liên hệ thực tế học sinh và thế hệ trẻ hiện nay đang và đã làm gì cho sự phát triển của đất nước,

liên hệ bản thân.

C. Kết bài: Khẳng định lại vai trò của học sinh với tương lai đất nước.

Đề 5. Lời ca tiếng hát làm con người thêm vui vẻ, cuộc sống thêm tươi trẻ. Em hãy chứng minh nhận xét trên.

A. Mở bài: Hàng ngày lời ca tiếng hát đến với con người và trở thành món ăn tinh thần làm cho con người trở lên vui vẻ, cuộc sống thêm tươi trẻ.

B. Thân bài:

- Tiếng hát gắn liền với cả cuộc đời của con người.

- Tiêng hát là niềm vui của con người trong lao động để quên hết mệt nhọc, vất vả.

- Tiếng hát động viên,khích lệ con người trong chiến đấu: Trong hai cuộc chiến đấu tiếng hát theo anh bộ đội ra trận (Dẫn chứng)

- Tiếng hát đem lại niềm tin yêu, lạc quan cho những chiến sĩ cách mạng trong nhà tù đế quốc (Dẫn chứng).

- Tiếng hát tạo lên không khí vui tươi trong tuổi trẻ học đường (Dẫn chứng)

C. Kết bài: Khẳng định cuộc sống không thể thiếu tiếng hát. Con người mãi mãi cất cao tiếng hát để cuộc sống trở lên tươi vui

Đề 7. Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

a. Mở bài


- Từ xưa đến nay có không ít người bàn về cách học, phương pháp học sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

- Trong bài tấu trình lên vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp có bàn về phép học trong đó có đề xuất đến một số hương pháp học rất đúng đắn, rất tiến bộ, đó là: “Học phải đi đôi với hành”.

b. Thân bài

- Học là nắm chắc lý thuyết, hành là thực tế, là việc làm cụ thể. Học đi đôi với hành có nghĩa là học lý thuyết phải gắn liền với thực tế, với việc làm (lấy dẫn chứng).

- Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau: Học giỏi lý thuyết thì thực hành một cách dễ dàng, hiệu quả. Thực hành tốt thì sẽ nhớ lý thuyết lâu hơn, hiểu sâu sắc hơn (lấy dẫn chứng).

- Thiếu đi một trong hai yếu tố thì làm việc gì cũng khó…

- Học phải kết hợp với hành thì tri thức mới toàn diện và sâu sắc mới góp phần xây dựng quê hương đất nước.

3. Kết bài:

- Ý nghĩa, kết quả của phương pháp “Học đi đôi với hành”trong thực tế cuộc sống.

- Bài học cho bản thân về vấn đề học tập.

(Đề cương chỉ mang tính chất tham khảo, định hướng nội dung cho Hs ôn tập. Hs nên tham khảo thêm ngữ liệu ở Sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

1683089075642.png


THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com----ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VĂN 8.zip
    834.5 KB · Lượt xem: 2
  • YOPOVN.COM----ĐỀ CƯƠNG VAN 8 HKII 2022-2023.zip
    97.1 KB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giải đề cương anh văn lớp 8 hk2 soạn đề cương ngữ văn 8 học kì 1 soạn đề cương văn 8 hk1 soạn đề cương văn 8 hk2 đề cương anh văn 8 hk2 đề cương anh văn lớp 8 đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 đề cương môn ngữ văn lớp 8 học kì 1 đề cương môn ngữ văn lớp 8 học kì 2 đề cương môn văn lớp 8 giữa học kì 1 đề cương môn văn lớp 8 học kì 1 đề cương môn văn lớp 8 học kì 2 đề cương ngữ văn 8 đề cương ngữ văn 8 có đáp án đề cương ngữ văn 8 giữa học kì 1 đề cương ngữ văn 8 học kì 1 đề cương ngữ văn 8 học kì 1 violet đề cương ngữ văn 8 học kì 2 đề cương ngữ văn 8 học kì 2 violet đề cương ngữ văn 8 kì 1 đề cương ngữ văn lớp 8 học kì 1 đề cương ôn tập anh văn lớp 8 hk1 đề cương ôn tập học sinh giỏi văn 8 đề cương ôn tập môn ngữ văn 8 kì 2 đề cương ôn tập môn văn lớp 8 hk1 đề cương ôn tập môn văn lớp 8 hk2 đề cương ôn tập ngữ văn 8 cuối năm đề cương ôn tập ngữ văn 8 hk1 violet đề cương on tập ngữ văn 8 hk2 violet đề cương on tập ngữ văn 8 học kì 2 đề cương ôn tập văn 8 cuối học kì 2 đề cương ôn tập văn 8 cuối kì 1 đề cương ôn tập văn 8 giữa học kì 1 đề cương ôn tập văn 8 giữa học kì 2 đề cương on tập văn 8 học kì 1 đề cương ôn tập văn 8 học kì 1 violet đề cương ôn tập văn 8 học kì 2 đề cương ôn tập văn 8 học kì 2 violet đề cương ôn tập văn 8 kì 2 đề cương ôn thi anh văn lớp 8 hk1 đề cương ôn thi anh văn lớp 8 hk2 đề cương ôn thi học sinh giỏi văn 8 đề cương ôn thi ngữ văn 8 học kì 2 đề cương văn 8 đề cương văn 8 cuối học kì 1 đề cương văn 8 cuối học kì 2 đề cương văn 8 filetype pdf đề cương văn 8 giữa học kì 1 đề cương văn 8 giữa học kì 2 đề cương văn 8 giữa kì 1 đề cương văn 8 giữa kì 2 đề cương văn 8 hk2 đề cương văn 8 học kì 1 đề cương văn 8 học kì 1 2020 đề cương văn 8 học kì 1 có đáp án đề cương văn 8 học kì 2 đề cương văn 8 học kì 2 2021 đề cương văn 8 học kì 2 có đáp an đề cương văn 8 học kì 2 violet đề cương văn 8 kì 1 đề cương văn 8 kì 2 đề cương văn hk2 lớp 8 đề cương văn lớp 8 đề cương văn lớp 8 giữa học kì 1 đề cương văn lớp 8 giữa học kì 2 đề cương văn lớp 8 học kì 1
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    35,639
    Bài viết
    37,107
    Thành viên
    138,380
    Thành viên mới nhất
    Van Huong

    Thành viên Online

    Top
    CHỈ THÀNH VIÊN VIP MỚI ẨN ĐƯỢC QUẢNG CÁO!

    Chúng tôi hiểu rồi, quảng cáo thật khó chịu!

    Chắc chắn, phần mềm chặn quảng cáo đã loại bỏ quảng cáo của diễn đàn. Điều này là không được phép đối với người dùng truy cập. Chỉ THÀNH VIÊN VIP mới có thể ẩn tính năng quảng cáo.

    XEM THƯ MỤC MIỄN PHÍ❌❌DANH SÁCH THƯ MỤC MIỄN PHÍ UPDATE 2024!!!Hãy tắt chức năng ẩn quảng cáo từ trình duyệt của bạn để tiếp tục sử dụng chức năng của website.

    ƯU ĐÃI ƯU ĐÃI THÀNH VIÊN VIP ⏱ DỊP 30/4 - 1/5
    ĐÃ TẮT CHẶN QUẢNG CÁO    KHÔNG. CẢM ƠN!