Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,447
Điểm
113
tác giả
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NĂM 2022– 2023 NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA được soạn dưới dạng file word gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NĂM 2022– 2023

NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn


Thời gian thi: 120 phút

Cấu trúc đề thi gồm 2 phần:

+ Đọc – hiểu văn bản: 3.0 điểm

+ Làm văn (Câu đoạn văn nlxh 2.0 điểm + 1 câu NLVH 5 điểm).

Các dạng câu hỏi đọc – hiểu phân chia theo mức độ.

Ở phần đọc – hiểu có 4 câu hỏi tương ứng với 4 mức độ nhằm đánh giá học sinh một cách khách quan nhất đó là nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.

Phạm vi ngữ liệu:


a/ Văn bản văn học (văn bản nghệ thuật).

Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)

Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình).

b/ Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn đề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy,... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).

Ngữ liệu thường được đưa ra là những vấn đề gần gũi với học sinh và phù hợp với nhận thức và trình độ của các em.

Câu hỏi nhận biết

a/ Khái niệm: Nhận biết tức là việc nhớ lại, tái hiện lại kiến thức, tài liệu được học tập trước đó như các sự kiện, thuật ngữ hay các nguyên lí, quy trình,... Việc trả lời các câu hỏi này giúp HS ôn lại được những gì đã học, đã đọc hoặc trải qua.

Các động từ mô tả của câu hỏi nhận biết thường là: định nghĩa, mô tả, nhận biết, liệt kê, chọn ra, phát biểu, gọi tên,...

b/ Câu hỏi nhận biết trong đề thi THPTQG

Câu hỏi nhận biết trong đề thi THPTQG hướng đến việc nhận biết đúng các phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, hình thức lập luận, nội dung chính của đoạn văn.

Những kiến thức trong câu hỏi nhận biết thường nằm trong chương trình HS đã học ở THPT. Những kiến thức bao gồm:

a/ Phương thức biểu đạt.

Là cách thức, phong cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu,... để biểu đạt thái độ, tình cảm và ý nghĩa nhất định nào đó. Thông qua phương thức này, chúng ta còn truyền tải được thông điệp đối với người đọc, người nghe một cách rõ ràng.

TTPhương thức biểu đạtNhận diện qua mục đích giao tiếp
1Tự sự (kể, tường thuật)Trình bày diễn biến sự việc à có cốt truyện và nhân vật.
2Miêu tảTái hiện trạng thái, sự vật, con người.
3Biểu cảmBày tỏ tình cảm, cảm xúc. 90% thơ là biểu cảm
4Nghị luậnTrình bày ý kiến đánh giá, quan điểm, bàn luận...
5Thuyết minhTrình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp...
6Hành chính – công vụTrình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người.


b/ Phong cách ngôn ngữ:

Phong cách ngôn ngữ là
sự diễn đạt bằng hai dạng nói và viết, có thể được quy về một số kiểu nhất định. Nó còn toàn bộ những đặc điểm về cách thức diễn đạt, tạo thành kiểu diễn đạt ở một loại văn bản nhất định.

TTPhong cách ngôn ngữĐặc điểm nhận diện
1PCNN Sinh hoạt-Sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt...Trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân.
-Gồm các dạng trò chuyện/ nhật kí/ thư từ.
2PCNN báo chí (thông tấn)-Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi). Tồn tại: bản tin; phỏng vấn; tiểu phẩm. (chú ý nguồn của vb)
3Phong cách ngôn ngữ chính luậnDùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.
4PCNN Nghệ thuậtDùng chủ yếu trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người, từ ngữ trau chuốt, tinh luyện...
Gồm: thơ, ca dao, truyện, kịch…
5PCNN Khoa họcDùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
Gồm: báo khoa học; luận văn, luận án, …
6PCNN hành chínhDùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội (giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, nhân dân với các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan...
Mang tính khuôn mẫu: đơn, quyết định, nghị quyết,...


c/ Các thao tác lập luận.



TTCác thao tác lập luậnNhận diện
1Giải thíchGiải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
2Phân tíchPhân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
3Chứng minhChứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề (Đưa lí lẽ trước- chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau).
4Bác bỏBác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
5Bình luậnBình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng...đúng hay sai, hay – dở, tốt – xấu, lợi – hại...để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.
6So sánhSo sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.










e/ Hình thức lập luận.

Diễn dịch (đi từ khái quát đến cụ thể)
câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn

Các câu sau triển khai ý, làm rõ ý câu chủ đề.

Sơ đồ:



Quy nạp (đi từ cụ thể đến khái quát) câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn

Các câu trước triển khai các khía cạnh chủ đề.

1680583411730.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com--LÝ THUYẾT CẦN NẮM ĐỂ LÀM ĐỌC HIỂU VB VÀ ĐOẠN VĂN NLXH 200 CHỮ.docx
    126.2 KB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài giảng chuyên sâu các chuyên đề văn 12 các chuyên đề ngữ văn 12 chuyên văn 12 chuyên đề 12 lý luận văn học chuyên đề anh văn 12 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 12 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 12 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 12 pdf chuyên đề dạy học ngữ văn 12 chuyên đề học sinh giỏi văn 12 chuyên đề lí luận văn học lớp 12 chuyên đề nghị luận văn học 12 chuyên đề ngữ văn 12 chuyên đề văn 11 chuyên đề văn 12 chuyên đề văn học 12 chuyên đề văn lớp 12 chuyên đề văn xuôi lớp 12 chuyên đề đọc hiểu ngữ văn 12 chuyên đề đọc hiểu văn 12 giáo án chuyên đề ngữ văn 12
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    34,396
    Bài viết
    35,868
    Thành viên
    135,451
    Thành viên mới nhất
    nguyenminhhien

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top