Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 942

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
Biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh lớp 1

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh lớp 1 . Đây là bộ sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh lớp 1 mới nhất hiện nay.


Tìm kiếm có liên quan​


Giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Một số
biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm rèn học sinh đọc chậm lớp 1

Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 1

Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 học Tiếng Việt CGD

Tiểu luận
rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1

Biện pháp rèn học sinh yếu môn toán lớp 1

Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp 3



ĐỀ TÀI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG CHO

HỌC SINH LỚP MỘT



I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

“Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc. cả Thế Giới sẽ mở ra cho bạn”


Chúng ta đã và đang thực hiện nghiêm túc theo các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là các chỉ thị của ngành giáo dục về việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Cùng với tinh thần giáo dục đúng độ tuổi và sự phát triển giáo dục để sánh ngang bằng với các nước trong khu vực. Người giáo viên trực tiếp đứng lớp như chúng tôi lại gánh trên vai một trách nhiệm nặng nề. Điều đó khiến chúng tôi rất trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp 1. Bởi lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này. Với học sinh lớp 1 đọc, viết được là điều quan trọng nhất. Có đọc được tốt thì học sinh mới hiểu được nội dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt các môn học khác.

Tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp Một” vì những lí do sau:

Học sinh lớp Một là năm đầu tiên bước vào trường Tiểu học, điều gì đối với các em cũng mới lạ. Thầy, cô giáo là những người dạy các em biết đọc, biết viết. Vì thế dạy Tiếng Việt lớp Một có nhiệm vụ rất lớn là chìa khóa mở cánh cửa tri thức để các em biết đọc, biết vận dụng kiến thức khi học tập.

Niềm vui lớn nhất của các bậc cha mẹ học sinh lớp Một khi nhìn thấy con mình tròn môi đánh vần từng con chữ và để các em đạt được điều đó ngoài sự gắng công rèn luyện của các em thì cần phải có sự tận tình chăm sóc của các thầy cô giáo.

Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hình thành 4 kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết cho học sinh và đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Những kĩ năng này không phải tự nhiên mà có nhà trường phải từng bước hình thành nên việc dạy học phải có định hướng từ lớp Một đến lớp Năm.

Đặc biệt đối với học sinh lớp Một – lớp đầu cấp, việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được lớp một thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp Một cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo một văn bản là việc tương đối khó đối với các em.

Chính những vấn đề nêu trên, cũng như nhiều giáo viên lớp Một khác, tôi suy nghĩ rất nhiều về cách rèn đọc ở lớp Một. Đặc biệt là rèn cho học sinh không những chỉ đọc thông được văn bản mà còn phải đọc đúng văn bản được đọc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt, nghỉ hơi trong văn bản thơ cũng như trong văn bản văn xuôi. Những băn khoăn ở trên chính là lí do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, tìm tòi góp một phần nào cho việc rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp Một.

Căn cứ yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học.

Trong quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học của bậc Tiểu học với mục tiêu, giáo dục toàn diện các em được học trong đó môn Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng nhất là đối với học sinh lớp Một là lớp đầu cấp, người ta thường nói “Cấp 1 là nền, lớp 1 là móng” móng có chắc thì nền mới vững. Ở lứa tuổi này các em bắt đầu làm quen với nghe, nói, đọc, viết và kĩ năng đọc mỗi khi được hình thành ở các em, nó sẽ theo các em suốt cả cuộc đời. Không những thế mà để các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ mình vừa đọc.

Mặt khác kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một rất quan trọng, đó cũng là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập các em. Nó thể hiện kết quả nhận biết các con chữ, các vần và khả năng ghép chữ cái với vần thành tiếng và khả năng đọc từ, câu sau cùng là đọc một bài văn ngắn, một đoạn thơ ngắn.

Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn yêu cầu các em phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì thế các em phát âm chuẩn, đọc đúng các em sẽ viết đúng, bài chính tả sai ít lỗi.

II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG:

Như chúng ta đều biết tất cả những kinh nghiệm của đời sống, những kiến thức của xã hội phần lớn được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc con người không thể tiếp thu được nền văn minh của loài người. Vì thế biết đọc sẽ giúp con người giao tiếp, thông hiểu được tất cả thế giới xung quanh. Và trong thời đại ngày nay biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi để tự học, học cả đời.

* Giáo viên:

Phòng Giáo Dục và Đào Tạo luôn quan tâm, chỉ đạo tốt về chuyên môn, tổ chức thao giảng cụm, dự giờ rút kinh nghiệm.

Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờ hằng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất, kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.

Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững, lâu năm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm của người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp đỡ nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lí các trường hợp học sinh cá biệt về học tập.

* Học sinh:

Đa số học sinh ngoan, biết vâng lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên, khen thưởng.

Đa số phụ huynh quan tâm về việc học tập của con em có ý thức trách nhiệm không khoán trắng cho nhà trường, cho giáo viên chủ nhiệm mà tích cực cùng với giáo viên trong việc học tập của con em mình như: chuẩn bị đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con

em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà.

*Khó khăn:

Tuy nhiên cùng với những thuận lợi nêu trên cũng còn gặp một số khó khăn sau:

Giáo viên: Tranh ảnh minh họa cho môn Tiếng Việt còn hạn chế, giáo viên còn tự làm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy nên còn mất thời gian đầu tư.

Học sinh: Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều, bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến.

Đa phần các em là con nhà lao động biển nên việc học tập của các em có phần bị hạn chế, các em chưa được trang bị đầy đủ về sách, vở, đồ dùng học tập khi đến lớp.

Việc học tập ở nhà chưa có sự kèm cặp, quan tâm của gia đình. Điều đó làm cho thời gian học và hiệu quả học tập của các em bị hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của các em.

III/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP CỤ THỂ:

Cụ thể vào đầu năm học, khi tôi nhận lớp chỉ có 1 vài em nhớ âm, đọc đúng, 10 em không nhớ âm, 1 vài em có nhớ âm nhưng đọc chưa trôi chảy, còn lẫn lộn, các em thường phát âm sai các phụ âm đầu như: n/l, s/x, tr/ch….1vài em còn nói ngọng.

Từ tình hình thực tế của lớp 1B, tôi rất mong muốn giúp các em đọc đúng,

tốt hơn. Vì thế, tôi đưa ra một số phương pháp và giải pháp sau:

Rèn đọc có vai trò quan trọng, học sinh đọc tốt giúp các em hoàn thành được năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ, biết tiếp thu được văn minh của loài người, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, phát triển tư duy.

Trong quá trình rèn đọc giáo viên cần rèn luyện một cách linh hoạt các phương pháp khác nhau để phù hợp với đặc trưng của phân môn và phù hợp với nội dung bài dạy. Quá trình hướng dẫn học sinh rèn đọc trước hết giáo viên phải sử dụng phương pháp làm mẫu. Nghĩa là giáo viên đọc mẫu cho học sinh nghe, yêu cầu giọng đọc của giáo viên phải chuẩn, diễn cảm thể hiện đúng nội dung, ý nghĩa của bài học để học sinh bắt chước đọc theo. Giáo viên cần hướng dẫn về khẩu hình miệng khi phát âm các âm, vần. Ví dụ như khi đọc âm o thì miệng phài hả rộng tròn môi hoặc vần kết thúc bằng n Sau đó giáo viên phải kết hợp phương pháp luyện đọc đúng, đọc chính xác các phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, dấu thanh. Đọc đúng tiết tấu, ngắt nghỉ hơi đúng ngữ điệu. Ngoài ra để phần rèn đọc đạt kết quả tốt thì cần phải có các yếu tố như: cơ sở vật chất, ánh sáng đầy đủ, đồ dùng dạy học đầy đủ. Trong quá trình hướng dẫn học sinh rèn đọc, giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy, luôn lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn tổ chức, học sinh tìm hiểu, tự phát hiện và luyện đọc đạt kết quả tốt.

Có rất nhiều phương pháp và hình thức để áp dụng cho một tiết dạy nhằm đạt được một kết quả tốt cho giờ học. Tuy nhiên không một biện pháp nào được coi là tối ưu, giáo viên nên sử dụng linh hoạt và đồng loạt nhiều phương pháp để giúp học sinh mình đọc ngày càng tốt hơn. Sau đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong giờ học

Giúp cho học sinh hiểu bài dựa trên việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng ở nhà.

Đặc thù của phương pháp đàm thoại khi áp dụng dạy cho trẻ rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ. Các em thích được tham gia hoạt động. Phương

pháp đàm thoại được thực hiện trên cơ sở trao đổi câu hỏi phục vụ nội dung bài.

Trước khi tiến hành bài mới - Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi về nội dung bài cần tìm để học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Giáo viên có thể nêu câu hỏi dẫn dắt gợi mở học sinh tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh kiến thức, ngược lại học sinh có thể nêu câu hỏi thắc mắc để thầy, cô giáo hướng dẫn và giải đáp. Có như vậy học sinh sẽ hiểu bài nhanh. Phần tìm hiểu nội dung không lạm vào phần luyện đọc thêm. Mặt khác giáo viên cũng dùng phương pháp này để nêu vấn đề để hướng dẫn luyện đọc, những câu hỏi cần phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với từng bài đọc.

Ví dụ: Cụ thể đặt câu hỏi như sau:

Hỏi: Trong bài học vần hôm nay có từ nào khó đọc?

Hỏi: Khi đọc từ “ễnh ương” em cần phải lưu ý tiếng nào.

Sử dụng phương pháp đàm thoại trong việc rèn đọc hiểu cho học sinh là cần thiết và thiết thực. Đọc hiểu ở đây có thể là từ khoá, từ trung tâm, câu, đoạn, bài. Việc sử dụng phương pháp này theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học là để gợi mở dẫn dắt giúp học sinh thông qua đọc để hiểu và chiếm lĩnh kiến thức. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp tối ưu mà nó được sử dụng đan xen hài hoà, khéo léo trong giờ Học vần, Tập đọc tạo cho học sinh phát triển giao tiếp. Mặt khác giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh để giáo viên điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình phù hợp với đối tượng học sinh.

Lưu ý khi sử dụng phương pháp này giáo viên dùng ngôn ngữ dễ nghe, nhẹ nhàng, tránh cáu gắt khi các em chậm nhớ, chậm hiểu đọc. Hãy ôn tồn gần gũi dẫn dắt học sinh từng bước một để dạy các em đọc từng chữ, từng tiếng, từng câu trong mỗi ngày.

Trong tiết dạy tôi thường chú ý đến học sinh ít nói, thụ động, học sinh học chậm, đọc chưa được để gọi các em thường xuyên đọc bài. Đối với học sinh hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, tôi thường khích lệ, khen ngợi, nêu gương để các em phấn khởi hơn. Còn đối với học sinh hoàn thành, chưa hoàn thành tôi nhẹ nhàng an ủi, động viên“Cố lên, rồi các em sẽ học tốt như các bạn, nếu các

em cố gắng đọc bài nhiều ở lớp cũng như ở nhà”. Chỉ mong sao cho các em đọc được. Khi các em có biểu hiện tiến bộ tôi thường khen thưởng các em bằng những phần quà nho nhỏ như 1 quyển vở, hay cây bút đẹp… để các em thích thú và cố gắng hơn.

Như đã nói ở trên, tôi cho học sinh hoàn thành xuất sắc giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành, em hoàn thành xuất sắc ngồi gần em chưa hoàn thành để giúp bạn học tập ở lớp. Còn khi về nhà tôi phân công và giao nhiệm vụ cho em đọc chậm đem sách đến để cùng học, cùng đọc bài với các bạn tốt gần nhà nhất và cho bạn đọc tốt báo cáo với cô. Chiều hôm qua bạn H có thể đến để học bài với em hay không. Nếu có thì sẽ được cô khen bạn H ngoan. Nếu không thì cô sẽ giữ bạn H ở lại để học với cô trong giờ ra về để học bù lại. Ngoài ra trên lớp tôi cũng tổ chức cho các em đồng thanh đọc theo tổ, theo dãy, theo nhóm. Việc đọc theo tổ, nhóm…bằng hình thức đọc đồng thanh làm cho không khí lớp học vui tươi, phù hợp với lửa tuổi học sinh Tiểu học và nhất là lớp Một. Tạo điều kiện cho tất cả học sinh trong nhóm, tổ được đọc. Đồng thời cũng giúp đối tượng học sinh trên nhận thấy những sai sót mà mình còn vướng phải để có điều kiện sửa chữa. Nhưng tùy theo từng bài, từng mức độ đọc của học sinh mà tôi

cho học sinh đọc đồng thanh cả bài hoặc 1 – 2 câu văn.

Trong giờ Học vần tôi hay lồng ghép các trò chơi nhỏ để cả lớp cùng tham gia.

VD: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

Giáo viên ghi một số từ vào các mảnh bìa và đưa cho học sinh đọc. Bạn nào đọc nhanh, đọc đúng 3 từ liên tiếp sẽ được cả lớp khen là hoàn thành xuất sắc và tôi thường hay chọn học sinh hoàn thành, chưa hoàn thành để đọc nhiều hơn nhằm giúp các em cố gắng đọc để thi đua, tạo cho các em khả năng đọc nhanh, đọc đúng. Trong tiết dạy Học vần, Tập đọc, sau khi hướng dẫn cả lớp đọc xong, tôi mời các em chưa hoàn thành, hoàn thành lên bàn giáo viên để cùng đọc bài với cô. Tôi dành nhiều thời gian cho đối tượng này hơn, cùng đọc bài với các em trong giờ ra chơi (nhưng vẫn để cho học sinh có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi), còn đối với học sinh nào quá yếu thời gian lên lớp có hạn tôi dành thời gian ở những tiết bổ sung. Ngoài ra trong tiết học tôi thường lấy một số tiếng, từ, câu hoặc một đoạn để tổ chức cho các nhóm học sinh cùng đối tượng thi đua.

Để nâng dần chất lượng học sinh trong lớp, muốn cho trình độ học sinh đồng đều vào cuối năm học tôi thường trò chuyện với học sinh yếu, kém để động viên các em cố gắng hơn cho kịp bằng các bạn để được lên lớp 2. Tôi cho các em nhận xét các bạn học giỏi trong lớp.

VD: Bạn Diệp, bạn Minh, học giỏi, đọc giỏi vì bạn ấy rất chăm chỉ đọc bài và đọc rất nhiều ở nhà. Ở lớp các bạn cũng rất cố gắng học bài luyện tập thêm để ngày càng đọc tốt đọc hay hơn.

Các em cũng sẽ học giỏi như các bạn ấy nếu có cố gắng đọc nhiều như các bạn: đọc chưa thông, đọc chưa nhanh thì đánh vần đọc nhẩm xong đọc to lên và cứ thế mà đọc mãi, đọc đi đọc lại, đọc đến khi nào nhìn vào chữ là đọc được ngay mới thôi. Và tôi đã cùng đọc với các bạn nhỏ yếu, kém ấy nhằm giúp đỡ khả năng đọc bài cũng như các em phân tích tiếng, cách đọc 1 tiếng, cách đọc sao cho nhanh như: nhẩm âm đầu - nhẩm vần – nhẩm âm đầu với vần – ghép dấu thanh thành tiếng.

VI/ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ:

Từ tình hình thực tế của lớp và trên cơ sở lí luận đã đưa ra, bản thân tôi đã cố gắng cải tiến, áp dụng các phương pháp dạy của mình với mục tiêu rèn học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc trôi chảy. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tìm ra một số biện pháp rèn học sinh đọc và vận dụng vào thực tế phối hợp ba môi trường giáo dục như sau:

Thường xuyên quan tâm đến gia đình có hoàn cảnh khó khăn động viên, nhắc nhở, tạo điều kiện cho các em đến trường học hành đầy đủ.

- Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên tuyên truyền cho phụ huynh biết về vai trò quan trọng của môn Tiếng Việt nói chung và kĩ năng đọc nói riêng, hướng dẫn phụ huynh mua sắm đồ dùng học tập phù hợp đối với học

sinh lớp Một.

- Yêu cầu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở việc học, đọc bài ở nhà của con em mình, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cơ bản về cách đọc, cách phát âm chữ cái, cách đánh vần, đánh vần tiếng, đọc trơn từ… để phụ huynh nắm rõ cách

dạy học hỗ trợ giáo viên kèm cặp con em mình ở nhà.

- Vai trò của học sinh cũng góp phần quan trọng trong việc học đọc tốt. Trong tuần lễ trước khai giảng học sinh lớp Một tập trung ổn định nề nếp để chuẩn bị vào năm học, ngoài những việc làm như: học nội quy, ổn định nề nếp, kiểm tra dụng cụ học sinh. Tôi hướng cho các em cách học ở lớp cũng như ở nhà: phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, chăm chỉ, tự tin trong học tập, phải hòa đồng cùng bạn bè, điều gì không hiểu mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn bè. Hằng ngày dành thời gian hợp lí cho việc luyện đọc. Luôn luôn có ý thức luyện phát âm đúng, đọc chuẩn, rõ ràng, lưu loát. Bản thân học sinh phải tích cực học tập, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Nếu ở nhà các em không xem trước bài, đọc lại chậm hay bỏ chữ, lẫn lộn giữa các âm thì không đọc tốt được. Vì thế sau khi các em học xong phần vần qua phân môn Tập đọc chịu khó tìm ở thư viện đọc thêm các loại truyện tranh trong sáng, lành mạnh như: báo măng non, báo nhi đồng…

Đầu năm học trang bị bảng lớp, số lượng bàn ghế đủ với sĩ số.

Sửa chữa lại các bóng điện bị hỏng để có đủ ánh sáng trong phòng học.

Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học tự làm thêm tranh ảnh mô hình, sưu tầm thêm những mô hình vật thật để tiết dạy vui, sinh động. Đồng thời mượn đồ dùng học tập, sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh khối lớp Một nói riêng giáo viên là người đóng vai trò quan trọng tổ chức cả quá trình học tập của trẻ. Chính vì thế giáo viên phải là người có tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu

mực, yêu thương học sinh, có năng lực sư phạm, nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, giọng đọc phải rõ ràng, chuẩn theo tiếng phổ thông. Giáo viên phải đầu tư cho tiết dạy, chuẩn bị tranh ảnh ,vật thật, phục vụ cho tiết dạy…sao cho tiết dạy Học vần, Tập đọc không còn nhàm chán đối với các em nữa. Vì vậy rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Một quan trọng nhất là đọc đúng, đọc nhanh, đọc thành thạo, trôi chảy. Đánh vần và đọc trơn là chiếc cầu nối để các em học tốt, vì vậy người giáo viên phải xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể, phải nắm được mặt mạnh, mặt yếu và có biện pháp phù hợp để kịp thời khắc phục thì chắc chắn kết quả đạt được sẽ cao hơn. Vì thế bản thân tôi thực hiện những biện pháp sau:

Học lực của từng em được thể hiện rõ từ 1 – 2 tuần, tôi tiến hành xếp lại chỗ ngồi cho học sinh. Mỗi tổ xếp xen kẽ theo học lực: hoàn thành xuất sắc, chưa hoàn thành, các em nào đọc còn chậm, chưa nhớ âm… ngồi gần với 1 học sinh đọc giỏi. Bạn đọc tốt sẽ giúp bạn đọc chậm khi chỉ chữ đọc bài, giúp bạn đánh vần, đọc trơn và giúp bạn trong thao tác cài chữ, ghép vần, ghép tiếng nhằm thực hiện phương châm “Học thầy không tày học bạn”

Tôi hy vọng với cách sắp xếp như vậy ngoài kiến thức cơ bản, hệ thống được học ở giáo viên, trẻ còn có thể hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Sự hỗ trợ giữa các học sinh giúp các em tự tin vào khả năng của bản thân và tự rút kinh nghiệm về cách học của chính mình. Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phận loại như trên: Đối với học sinh trung bình, yếu, các em chua nhìn được mặt chữ cái hoặc chưa biết đủ 24 chữ cái đơn giản, giáo viên nên dành thời gian để bồi dưỡng cho nhiều đối tượng này và muốn học sinh đọc đúng; đọc trôi chảy thì trước hết phải biết đọc đó là điều quan trọng nhất.



NGỒI ĐÚNG TƯ THẾ
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc, khi ngồi đọc phải ngồi ngay ngắn cầm sách bằng 2 tay, sách được mở rộng, khoảng cách từ sách đến mắt phải nằm trong khoảng từ 30 đến 35 cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở chậm để lấyhơi. Ở lớp khi được cô giáo gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Khi luyện đọc phải phải chú ý cô giáo hướng dẫn cách phát âm như thế nào? Cách ngắt nghỉ hơi ra sao vì thế phải coi trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo sự thành công, tạo cho các em sự tự tin, cần thiết nên khi ở lớp giáo viên cần cho các em hiểu đọc không phải chỉ cho mình cô giáo mà để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn để cho tất cả những người này nghe rõ.
Ngoài tư thế ngồi đọc thì khi đọc cũng cần cho học sinh đứng đọc trước lớp. Tư thế đứng đọc phải đàng hoàng, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay, giáo viên cũng cần nắm bắt sự khéo léo tâm lí của học sinh

giúp các em tự tin trong lúc đọc.






































* Giáo viên là người dạy dỗ, truyền thụ kiến thức quan tâm đến học sinh hằng ngày nên việc rèn đọc đúng là vô cùng quan trọng. Các em lớp Một vừa rời chương trình Mẫu giáo các em chỉ có thể nắm được 29 chữ cái trong đó có một số em nhớ, 1 số em quên, 1 số em không nắm được chữ nào. Vì thế hơn ai hết, giáo viên phải bồi dưỡng, ôn và dạy lại 24 chữ cái cơ bản để các em bắt đầu học và đọc lại những nét cơ bản.

- Phần học các nét cơ bản

1650209101300.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---SKKN_DIEP ANH.doc
    930.5 KB · Lượt xem: 25
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1 báo cáo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bìa sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bố cục sáng kiến kinh nghiệm tiểu học các sáng kiến kinh nghiệm tiểu học kế hoạch chấm sáng kiến kinh nghiệm trường tiểu học kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 kho sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học kho sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mẫu sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường tiểu học mẫu sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất mô tả sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet phiếu chấm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm 2021 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm an toàn giao thông tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bậc tiểu học mon the duc sáng kiến kinh nghiệm bật xa tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cán bộ quản lý tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm của phó hiệu trưởng tiểu học sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm gvcn giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm hay lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm hiệu trưởng tiểu học sáng kiến kinh nghiệm kế toán tiểu học sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 chân trời sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 công nghệ sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 mới nhất violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn giáo dục thể chất sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn học vần sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn học vần violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn tiếng việt công nghệ giáo dục violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn đạo đức sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2017 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2019 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2020 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm học 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 rèn chữ viết sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 sách cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 sách chân trời sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 sách kết nối sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 theo chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 theo chương trình mới môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 theo chương trình mỗi violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 vndoc sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm luyện viết chữ đẹp lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm mầm non năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học cực hay sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn nhảy dây tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn toán sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm môn toán tiểu học sáng kiến kinh nghiệm ở lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm ở tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phổ cập giáo dục tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phó hiệu trưởng trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý chuyên môn tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm rèn chữ giữ vở lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm rèn viết chữ đẹp lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm the duc bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm the dục tiểu học năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm thiết bị tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thpt violet sáng kiến kinh nghiệm thư viện tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm thư viện violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thpt violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học bằng tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn mĩ thuật sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tin học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học quản lý sáng kiến kinh nghiệm tiểu học theo mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về công tác đội sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm toán 10 sáng kiến kinh nghiệm toán 11 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm toán thpt sáng kiến kinh nghiệm toán thpt violet sáng kiến kinh nghiệm tổng phụ trách đội tiểu học sáng kiến kinh nghiệm trò chơi toán học lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm về tâm lý học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm y tế trường tiểu học skkn tiểu học violet tài liệu tham khảo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đề cương sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,094
    Bài viết
    37,563
    Thành viên
    139,590
    Thành viên mới nhất
    Khoa cần đá

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top