Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 215

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
Bộ đề ôn thi học sinh giỏi ngữ văn 8 THEO TỪNG TÁC PHẨM, Bộ đề luyện thi HSG Ngữ văn 8 theo từng tác phẩm có đáp án được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 1513 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỀ 1.


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8

CẤP HUYỆN



ĐỀ BÀI

Câu 1 (4 điểm):

Cho khổ thơ sau:

“ Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”.

( Ông Đồ - Vũ Đình Liên )

Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ trên? Phân tích cái hay của mỗi câu thơ.

Câu 2 ( 6 điểm):

Em có suy nghĩ như thế nào về thông điệp trong câu chuyện sau đây.

Khi người ta gửi đi một nụ cười.

Cô gái cười với một người xa lạ rầu rĩ, nụ cười làm cho anh ta cảm thấy phấn chấn hơn. Anh mơ đến sự tử tế của một người bạn cũ và viết cho người ấy một lá thư cảm ơn. Người bạn này vui sướng vì nhận được thư của người bạn cũ lâu ngày không gặp đến nỗi sau bữa trưa anh boa một món tiền lớn cho chị hầu bàn. Chị hầu bàn ngạc nhiên vì món tiền bo quá lớn, đã quyết định mang tất cả đi mua vé số. Và trúng số. Ngày hôm sau chị đi nhận giải và cho người ăn mày trên phố một ít tiền lẻ. Người ăn mày rất biết ơn vì đã hai ngày nay anh ta chẳng được ăn gì. Sau bữa tối anh ta trở về ăn phòng tối tăm của mình. Trên đường về, anh ta thấy một chú chó con đang rét run lập cập, anh mang nó về để sửa ấm cho nó. Chú chó rất vui mừng vì được cứu khỏi cơn bão tuyết sắp đến gần. Đêm ấy, trong khi mọi người đang ngủ say thì ngôi nhà bốc cháy, chú chó con sủa sóng siết. Chú chó sủa cho đến khi đánh thức tất cả mọi người trong nhà dậy và cứu tất cả mọi người thoát chết. Một trong những chú bé được cứu thoát đêm ấy sau này trở thành bác sĩ tìm ra một loại vắc – xin chữa khỏi một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho loài người. Tất cả là nhờ một nụ cười.

(Góc tâm hồn)


Câu 3 ( 10 điểm)

“ Chiếc lá dũng cảm, tình người bao la” Bằng kiến thức đã được học qua văn bản “ Chiếc lá cuối cùng” của OHen –ri em hãy làm sáng tỏ nội dung trên bằng một bài văn nghị luận.



-------------------------------Hết -------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8

Câu 1:

Yêu cầu về nội dung

- Chữ “ Nhưng” đặt ở đầu câu nói lên sự thật, một tâm trạng người quen thuộc trở thành người xa lạ ( 1 điểm).

- Câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn, có dấu chấm hỏi cuối câu không có lời giải đáp, không có hồi âm như tan loãng vào không gian hun hút -> tâm trạng xót xa, ngao ngán ( 1 điểm).

- Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, thể hiện ở cụm từ “ Giấy đỏ buồn” “ Nghiên sầu”. -> Mượn hình ảnh này để diễn tả tình cảnh ông đồ thời tàn. Câu thơ là tiếng khóc âm thầm của Nhà thơ dành cho ông đồ ( 1 điểm).

Câu 2:

* Yêu cầu về hình thức ( 1 điểm)

Viết đúng thể loại, nội dung.

Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, chính tả.

Văn phong rõ ràng, giàu hình ảnh.

* Yêu cầu về nội dung ( 5 điểm)

Nêu được vấn đề cần nghị luận ( 05 điểm)

Giải thích tình huống ( 0,5 điểm)

+ Nụ cười mang lại nhiều cảm xúc khác nhau Niềm vui, phấn chấn

May mắn, sẻ chia

Cứu giúp, nó ấm

Thành công, sáng tạo

Ý nghĩa: Nụ cười có sức mạnh kì diệu, mang lại nhiều điều tốt đẹp cho con người.

* Nội dung câu chuyện ( 3 điểm)

+ Tiếng cười là trạng thái cảm xúc vui mừng, soảng khoái của con người trước đời sống và trong mối quan hệ giữa con người với nhau.



+ Tiếng cười có sức mạnh kì diệu Tiếng cười tạo niềm vui nhân đôi

Tiếng cười giúp con người thắt chặt tình cảm.

Tiếng cười là sự động viên khích lệ.

+ Tiếng cười chỉ phát huy hết sức mạnh khi xuất phát từ tình cảm chân thành và phù hợp với từng tình huống hoàn cảnh.

+ Người thiếu tinh thần lạc quan, nhìn đời bằng cái bi quan sẽ không thấy hết sự đời kì diệu của tiếng cười.

+ Sống lạc quan, yêu đời không chỉ mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc cho mọi người xung quanh.

Thông điệp ( 1 điểm):

+ Câu chuyện là một thông điệp quý giúp chúng ta nhìn nhận khía cạnh khác của tiếng cười, đó là sức mạnh kì diệu của nó.

+ Nhắc nhở mọi người hãy sống lạc quan, yêu đời, đem niềm vui, chia sẻ tiếng cười cho mọi người xung quanh.

Câu 3:

Mở bài ( 1 điểm): Dẫn dắt – đưa yêu cầu nội dung vào bài

Thân bài ( 9 điểm): Làm rõ hai nội dung chính:

+ Chiến lá dũng cảm Tác phẩm hội họa đích thực ( 0,5 điểm)

Kiệt tác của họa sĩ già ( cụ Bơ – men) đã giúp Giôn – xi

chiến thắng cái chết, dần trở về với sự sống -> niềm tin và

nghị lực ( 4 điểm).





+ Tình người bao la Người hoạc sĩ già đã hiến dâng sự sống của mình để giành

lại sự sống và tuổi trẻ cho Giôn – xi ( 2 điểm).

Tình bạn bè, tấm lòng nhân ái, vị tha của Giôn – xi bao

la, sâu nặng vô bờ ( 2 điểm).

OHen –Ri đã ngợi ca tình thương, tấm lòng vị tha cao cả của những con người nghèo khổ trên đất Mĩ đầu thế kỉ XX nói riêng, trên trái đất này nói chung. ( 0,5 điểm).

Kết bài (1 điểm) Ý nghĩa tác phẩm Thông điệp gửi tới bạn đọc.



**************************************************

ĐỀ 2. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2017-2018

MÔN THI: NGỮ VĂN 8



Phần I: Đọc hiểu
(4,0 điểm):

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,

Sương hồng lam, ôm ấp nóc nhà gianh,

Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,

Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;

Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,

Vài cụ già chống gậy bước lom khom,

Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,

Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,

Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu.

Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.


(Chợ tết - Đoàn Văn Cừ)​

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 3: Liệt kê các từ thuộc trường từ vựng màu sắc có trong đoạn thơ.

Câu 4: Nhận xét vai trò của trường từ vựng trên trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.

Câu 5: Chỉ ra và nêu ngắn gọn biện pháp tu từ đặc sắc trong 4 dòng thơ cuối.

Câu 6: …

Phần II: Làm văn (16,0 điểm):

Câu 1: (4,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về hai dòng thơ sau bằng một đoạn văn:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thầm dần trong thớ vỏ.


(Quê hương – Tế Hanh)

Câu 2: (12,0 điểm)

Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao cho rằng: Một tác phẩm có giá trị “phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ… Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái… Nó làm cho người gần người hơn.” Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của O.Henri đã học trong chương trình Ngữ văn 8, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của em về giá trị của tình người trong cuộc sống

HƯỚNG DẪN CHẤM

  • YÊU CẦU CỤ THỂ:
  • Phần I: Đọc hiểu (4.0 điểm)
  • Yêu cầu về kĩ năng:
  • Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.
  • Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Yêu cầu về kiến thức:
  • Câu 1: Phương thức biểu đạt: biểu cảm, (chính). (1.0 điểm)
    Câu 2: Nội dung chính: niềm vui của tác giả trước khung cảnh trên đường ra chợ Tết đẹp đẽ, tưng bừng. (1.0 điểm)
    Câu 3: Liệt kê trường từ vựng màu sắc: trắng (3), đỏ (2), hồng lam, xanh (2), biếc, thắm, vàng, tía. (1 điểm)
    Câu 4: Vai trò: trường từ vựng phong phú về số lượng từ, phong phú về màu sắc với các gam màu tươi sáng đã bộc lộ rõ nét khung cảnh trên đường ra chợ Tết tươi vui, đầy sức sống và niềm vui, niềm yêu thích của tác giả về phiên chợ Tết. (1 điểm)
    Câu 5: Biện pháp tu từ nhân hóa, tác dụng Làm cho cảnh vật thiên nhiên trở nên vui tươi có hồn, có sắc và gần gũi với con người. Thiên nhiên cũng hòa vui với cái tưng bừng trong không khí đón xuân như con người.
    Phần II: Làm văn (16.0 điểm)
    Câu 1: (4.0 điểm)
    • Yêu cầu về kĩ năng:
    • Viết đoạn văn nghị luận lập luận chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung.
    • Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh và cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
    • Yêu cầu về kiến thức:
  • Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau. Sau đây là một hướng giải quyết:
    • Con thuyền được nhân hóa “im”, “nằm” đối lập hoàn toàn với con thuyền lúc ra khơi hăng hái, chẳng khác gì một người con của làng chài. Nó mệt mỏi sau chuyến đi xa.
    • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe” cho thấy con thuyền như đang suy tư, đang lắng nghe vị mặn mòi của biển thấm dần vào cơ thể. Hình như càng trải qua sóng gió, con thuyền càng dày dạn, cứng cáp hơn. (1.0 điểm)
    • Tình yêu quê hương qua nỗi nhớ thuyền, nhớ bến của tác giả thật sâu nặng. Cái tình quê ấy đã khiến tác giả lắng nghe được cả sự sống của con thuyền. (
  • Câu 2: (12.0 điểm)
    • Yêu cầu về kĩ năng:
    • Viết bài văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung. (0.5 điểm)
    • Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh và cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.5 điểm)
    • Yêu cầu về kiến thức:
  • Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau. Sau đây là một hướng giải quyết:
    • Giải thích ý kiến: (1.0 điểm)
    • Tác phẩm có giá trị phải “ca tụng lòng thương, tình bác ái”: ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người. Đó là thứ tình cảm cộng đồng rộng lớn.
    • Tác phẩm “làm cho người gần người hơn”: Tình người đẹp đẽ trong tác phẩm sẽ chạm vào những nơi sâu lắng nhất trong lòng người, đánh thức những tình cảm cao quý, nâng nó bay lên, tỏa ánh sáng vào cuộc sống.
    • Đó chính là điều “lớn lao mạnh mẽ” chứa đựng trong một tác phẩm có giá trị.
    • Chứng minh ý kiến: (7.0 điểm)
      • Có gì đẹp trên đời hơn thế
      • Người yêu người sống để yêu nhau
    • Nếu truyện ngắn Lão Hạc nhà văn Nam Cao đã khắc họa những con người dù nghèo đói, dù gian khổ thì họ vẫn giữ được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, thánh thiện thì truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng nhà văn Ohenri lại cho ta hiểu sâu sắc thế nào là đức hi sinh vì người khác. Ở đó ta bắt gặp tình người thật lớn lao thật vĩ đại đến mức quên mình. Vì thế nhận xét về giá trị của một tác phẩm nghệ thuật nhà văn Nam Cao cho rằng: Một tác phẩm có giá trị “phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ… Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái… Nó làm cho người gần người hơn.” Điều đó một lần nữa thể hiện sâu sắc qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của O.Henri.


      Luận điểm 1:
      Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” đã ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người với con người:
      • Ca ngợi Xiu đã chăm sóc tận tình cho Giôn-xi đang ốm nặng.
      • Ca ngợi cụ Bơ-men đã hi sinh cao cả để giành lại sự sống cho Giôn-xi.
    • Luận điểm 2: Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” đã khiến cho con người yêu thương nhau hơn:
      • Tác phẩm khẳng định: sự sống con người là quý nhất, tình thương giữa con người với con người là đẹp nhất.
      • Tác phẩm tác động mạnh mẽ đến người đọc: đánh giá lại bản thân, yêu mọi người hơn…
    • Luận điểm 3: Đánh giá mở rộng: Ý kiến của nhà văn Nam Cao đã:
      • Khẳng định sức mạnh, chức năng của văn học.
      • Đưa ra một cách đánh giá đúng đắn về tác phẩm văn học.
      • Suy nghĩ về tình người trong cuộc sống: (3.0 điểm)
      • Bàn về giá trị của tình người trong cuộc sống:
      • + Tình người là tình cảm cao quý giữa con người với con người, là điều quý giá nhất trên đời mà con người trao tặng nhau.
        + Tình người có sức mạnh rất lớn. Nó nâng đỡ con người, giúp con người vượt qua khó khăn, hoàn thiện nhân cách…
        + Góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
      • Rút ra bài học nhận thức và hành động:
      • + Nhân thực sâu sắc về lẽ sống: mình vì mọi người.
        + Phê phán lối sống vô cảm.
        + Bồi đắp những tình cảm đẹp trong cuộc sống: nhân ái, vị tha…

        Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri

        Bài tham khảo 1

        Trong một xã hội nhiễu nhương, đồng tiền ngự trị trên tất cả, con người dường như sống chẳng còn tình người. Nhưng chính trong cuộc sống ấy lại có những con người tuy nghèo khổ mà biết thương yêu nhau, hi sinh vì nhau. Điều đó được nhà văn O Hen-ri phản ảnh lại một cách cảm động trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng. Nếu nói văn học là nhân học như Mác-xim Go-rơ-ki thì quả thật Chiếc lá cuối cùng đã để lại một cách kín đáo mong muốn của mình: con người ngày một sống tốt đẹp hơn. Đây chính là tác phẩm để lại trong em niềm xúc động sâu sắc nhất.
        Trong truyện tác giả đã kể lại cuộc sống nghèo khổ của các họa sĩ Mỹ tại một khu nhỏ phía tây công viên Oa-sinh-tơn. Đó là hai nữ họa sĩ trẻ tuổi Xiu và Giôn-xi cùng với Bơ-men, một họa sĩ già suốt đời chưa bao giờ thành đạt. Họ sống rất vất vả và chật vật trong những gian buồng chật chội, sát mái, ăn uống thiếu thốn làm việc cật lực để kiếm tiền. Nhưng về mặt tinh thần, về đời sống tình cảm họ lại là những người có tình yêu thương sâu sắc đằm thắm.
        Luận điểm 1: Ở đây chúng ta cảm nhận được tình bạn vô cùng chân thành và cảm động. Đó là tấm tình trong sáng thuỷ chung của Xiu đôi với Giôn-xi. Hai người từ hai vùng đất rất xa nhau cùng tới Oa- sinh-tơn. Vì có cùng sở thích về nghệ thuật, về rau xà lách, về ống tay áo ngoài nên Xiu và Giôn-xi đã trở nên thân thiết nhau. Khi Giôn-xi bị ốm nặng, ta mới hiểu hết tình bạn thắm thiết của Xiu. Cô đã không bỏ rơi bạn, ngược lại Xiu còn làm việc hết sức mình để kiếm tiền nuôi bản thân và chạy chữa cho Giôn-xi. Cô đã trông nom, săn sóc từng li cho Giôn-xi, lúc nào Xiu cũng cố gắng động viên để Giôn-xi tin tưởng mình sẽ hết bệnh. Cô đã tìm mọi cách để gạt bỏ sự yếu đuối của bạn. Với những việc làm của Xiu, cô đã chứng tỏ cho ta thấy được một tình bạn thuỷ chung: Lúc vui buồn đều có nhau, lúc hoạn nạn lại không thể thiếu nhau, không thể bỏ rơi nhau. Xiu hoàn toàn không vụ lợi, không gợn một suy tính nhỏ nhen, Xiu chỉ có một ước nguyện duy nhất: Giôn-xi khỏi bệnh, tiếp tục ước mơ vẽ bức tranh về vịnh Na-plơ. Những người bạn như thế thật đáng quý, đáng trân trọng xiết bao!
        Luận điểm 2: Cảm động hơn, Chiếc lá cuối cùng còn là bài ca ca ngợi tấm lòng nhân đạo cao cả của bác Bơ-men. Bác là một họa sĩ già đã ngoài sáu mươi tuổi nhưng chưa thành đạt trên con đường nghệ thuật. Bác chỉ là người ở cùng nhà với hai nữ họa sĩ. Nhưng khi biết tin Giôn-xi bị bệnh, lại đang trong trạng thái tâm lí tuyệt vọng không muốn sống nữa, bác đã vô cùng bực tức, Bác la mắng Xiu và giận dữ kêu lên: Trên đời này có người nào lại ngớ ngẩn chết vì những chiếc lá rụng từ cái dây leo đáng nguyền rủa ấy hử? Bác vẫn chưa hề nghe thấy chuyện như vậy… Và cuối cùng bác đã tìm ra viên thần dược lấy lại niềm tin yêu cuộc sống cho Giôn-xi: Bức tranh vẽ chiếc lá cuối cùng. Đây là bức tranh đặc biệt nhất trong các bức tranh được vẽ trên thế giới. Nó được vẽ trong đêm đen, giữa mưa tuyết và giá lạnh, dưới ánh sáng một cái đèn bão. Người vẽ nó là một họa sĩ già bệnh tật ốm yếu đang trong cơn viêm phổi nặng. Người họa sĩ ấy đã bao nhiêu năm tháng qua ao ước vẽ được một kiệt tác. Nhưng sáu mươi năm đã qua, chưa bao giờ ông thành công, mãi mãi ông vẫn chỉ là bóng mờ của nghệ thuật. Thế mà hôm nay, với bức vẽ cuối cùng của ông, bức vẽ chiếc lá giữa đêm mưa lạnh rét mướt lại đưa ông tới đỉnh cao của nghệ thuật, được thừa nhận là kiệt tác. Bức vẽ chiếc lá ấy chính là sản phẩm của tấm lòng yêu thương sâu sắc con người của ông. Nó thể hiện một tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim nhân đạo đầy tình người bao la. Ở đầu ngọn bút không phải là màu vẽ mà là sự sống của ông, là máu của con tim, là sự tha thiết giành lại sự sống cho Giôn-xi từ tay thần chết. Chất liệu vẽ nên bức tranh không đơn thuần là màu sắc, mà con vẽ bằng cả tình yêu thương vô hạn và đức hi sinh. Đến lúc này nghệ thuật đã nhập vào với cuộc đời và phát huy hết sức mạnh kì diệu của nó. Chiếc lá không rụng. Giôn-xi đã trở lại với cuộc đời và Bơ-men đã trút hơi thở cuối cùng sau khi thành công kiệt tác ấy. Một hình ảnh làm rung động lòng người. Có thể nói Bơ-men đã trao lại sự sống của mình cho Giôn-xi hay nói cách khác, cụ hi sinh bản thân mình để t hắp sáng một sự sống khác, một ước mơ và tương lai khác lớn hớn. Người họa sĩ già ấy đã nhường hơi thở cho tài năng trẻ tiếp tục sự nghiệp nghệ thuật của mình. Bác Bơ-men đã để lại trong lòng người đọc niềm cảm kích chân thành. Tác phẩm chiếc lá cuối cùng đã làm cho người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Giôn xi vốn ốm yếu, phút giây cận kề cái chết thì bổng dưng khỏe lại, cụ Bơ men vốn khỏe mạnh lại bị đột ngột ốm và qua đời, chiếc lá thường xuân tưởng chừng như sẽ rụng nhưng kì thật nó lại ở mãi trên tường. Đó là nghệ thuật đảo tình huống của câu chuyện. Chiếc lá thường xuân kí là mình chứng cho tình bạn, tình thương không giới hạn giữa con người với nhau là thắp sáng ước mơ cho những tâm hồn non trẻ khi chưa tìm một chỗ dựa tinh thần vững chắc.
        Luận điểm 3: Cả hai nhân vật Xiu và Bơ-men là hình ảnh tiêu biểu cho tình thương yêu bạn bè, đồng loại. Cuộc đời của họ, hành động của họ luôn tỏa sáng trong tâm hồn người đọc. Thế mới biết trong sự nghèo khổ cùng cảnh ngộ người ta đã thương nhau như thế nào! Chính những hình ảnh đẹp ấy đã có sức chinh phục và lay động lòng người, hướng con người tới một cuộc sống trong sáng đầy tình nghĩa không gợn những tính toán nhỏ nhen. Hai con người ấy là biểu tượng của tình bạn cao đẹp thủy chung, của lòng nhân đạo cao cả. Bơ-men đã nằm xuống nhưng trong lòng mọi thế hệ người đọc, ông vẫn còn sống mãi cùng bức kiệt tác của mình. Qua tác phẩm, với bức tranh Chiếc lá cuối cùng nhà văn đã thể hiện kín đáo tâm sự của mình, O Hen-ri muốn gởi tới người đọc lời kêu gọi chân tình: con người hãy yêu thương nhau, hãy quan tâm đến nhau.
        Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: Người yêu người sống để yêu nhau, Chiếc lá cuối cùng là truyện ngắn thể hiện được tình yêu thương ấy. Tác phẩm đã toát ra một mong muốn sâu sắc: con người ngày một sống tốt đẹp hơn. Đó là vấn đề mà những nghệ sĩ chân chính quan tâm nhất. Rõ ràng văn học đã đưa chúng ta đến cái thiện, cái đẹp, nó giúp ta bỏ đi cái xấu, cái hèn luôn ẩn chứa trong ta.

        - Bài tham khảo 2

        Với Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mỹ O Hen-ri chúng ta như được bước vào thế giới của một xã hội đương thời nhiễu nhương. Trong cái xã hội nghèo nàn ấy có những người nghệ sĩ nghèo chứa chan tình nhân đạo. Họ thương yêu nhau, hi sinh chính bản thân của mình vì nhau. Với bút pháp nghệ thuật điêu luyện nhà văn đã phản ánh một cách cảm động đồng thời đã để lại một giá trị nghệ thuật cao cả. Tác giả đã bộc lộ một cách kín đáo, một cuộc sống tốt đẹp.
        Tác giả đã kể về họ: những người họa sĩ nghèo khổ ở phía tây công viên Oa-sinh-tơn. Hai nữ họa sĩ trẻ tuổi Xiu và Giôn-xi mang đầy năng khiếu và cụ Bơ-men đã già nhưng chưa thành đạt trên con đường nghệ thuật. Mặc dù họ sống chật vật, ăn uống thiếu thốn nhưng họ vẫn thương yêu nhau tha thiết. Một tình bạn chứa chan mà chân thành. Hai người đã gặp nhau rất tình cờ. Họ trùng sở thích nên kết bạn. Xiu và Giôn-xi đã chứng tỏ tình bạn cao cả cửa mình qua cơn ốm nặng của Giôn-xi. Giôn-xi phải cảm ơn Xiu rất nhiều, có thể là không trả hết. Xiu không bỏ rơi bạn trong họan nạn mà còn làm việc hết sức mình lấy tiền nuôi mình và chữa bệnh cho bạn. Cô gạt bỏ hết sự yếu đuối động viên Giôn- xi can đảm vượt qua mọi thử thách. Cô đã chia sẻ những nỗi buồn niềm vui với bạn. Họ đã có một tình cảm cao đẹp. Họ cảm thấy không thế thiếu tình cảm thiêng liêng đó. Xiu là một cô gái trong trắng, biết làm việc thiện không suy nghĩ nhỏ nhen hẹp hòi. Cô chỉ cầu mong điều lành đến với Giôn-xi, đó là khỏi bệnh và thực hiện ước muốn của mình để vẽ vịnh Na-Plơ. Chao ôi! Tình bạn quý giá biết bao. Cảm động hơn là tấm lòng nhân đạo của cụ Bơ- men. Cụ là hàng xóm với hai nữ nghệ sĩ. Khi nghe Xiu kể về tâm trạng tuyệt vọng của Giôn-Xi thì cụ vô cùng tức giận. Cụ mắng nhiếc Xiu và kêu lên: Trên đời này có người nào lại ngớ ngẩn chết vì những chiếc lá rụng từ cái dây leo đáng nguyền rủa ấy hử?. Cuối cùng cụ đã cứu sống được Giôn-xi, lấy lại niềm tin yêu của cuộc sống bằng Chiếc lá cuối cùng – một tác phẩm kiệt xuất của cụ. Nhưng chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm đen, giữa mưa tuyết và giá lạnh, dưới ánh sáng một cái đèn bão. Tác giả của bức tranh kiệt xuất ấy là người họa sĩ già bệnh tật. Bức vẽ cuối cùng của cụ đã đạt đỉnh cao trên con đường nghệ thuật mà trước kia cụ hằng mong ước. Và để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy cụ đã không ngần ngại đổi bằng chính cuộc sống của mình. Bức vẽ chiếc lá ấy chính là sản phẩm của tấm lòng thương yêu sâu sắc giữa con người với con người. Nó thể hiện một tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim nhân đạo đầy tình thương bao la. Dưới ngòi bút của o Hen-ri, con quỷ bệnh tật đang rình rập để hòng tước đoạt niềm tin vào cuộc sống ở Giôn-xi đã bị cụ Bơ-men già gầy guộc đánh bại. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá úa vàng, màu hồng cho đôi má Giôn-xi bệnh tật, trả lại niềm tin, nghị lực cho những người yếu đuối. Đến lúc này nghệ thuật cần cho cuộc sống, hòa vào cuộc sống và phát huy hết sức mạnh kì diệu của nó. Chiếc lá cuối cùng không rụng, nó mãi mãi còn trên cái dây thường xuân. Giôn-xi đã trở lại với cuộc đời mà cụ Bơ- men ban cho. Cũng từ ấy cụ Bơ-men đã trút hơi thở cuối cùng sau khi thành công trên con đường nghệ thuật. Một hình ảnh làm rung động lòng người: Bơ-men đã trao sự sống của mình cho Giôn-xi. Người họa sĩ già ấy đã nhường hơi thở của mình cho tài năng trẻ tiếp tục sự nghiệp nghệ thuật của mình. Bơ-men đã phác họa nghệ thuật để sống mãi trong lòng người đọc. Cụ đã tạo cho màu xanh của chiếc lá thường xuân, tâm huyết của cụ.
        Nó đã cứu sống cả mạng người. Chiếc lá cuối cùng trở thành niềm hy vọng của sự hồi sinh được dựng lên bằng tình bạn. Hai nhân vật Xiu và Bơ-men là hình ảnh tiêu biểu cho tình bạn bè, đồng loại. Họ luôn tỏa sáng trong tâm hồn người đọc. Trong sự nghèo khổ họ đã thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau. Những hình ảnh, lòng thương ấy làm rung động lòng người. Những con người ấy chỉ mơ đến cuộc sống ấm no, đầy đủ nhưng chứa chan tình thương. Tình bạn bè cao đẹp trong sáng, lòng nhân ái bao la như trời xanh biển rộng. Qua đây tác giả O Hen-ri muốn gửi đến mọi người thông điệp về tình bạn tha thiết: con người phải biết thương yêu nhau, quan tâm lẫn nhau. Họ là những người bạn tốt không thể thiếu đối với chúng ta.
        Tác phẩm đã toát lên một mong muốn khá giản dị nhưng sâu sắc: con người ngày một sống tốt đẹp hơn. Đó là ngụ ý sâu xa của nhà văn. Tố Hữu đã từng nói: người yêu người sống để yêu nhau. Không có con người, không có tình bạn thì cuộc sống chẳng có nghĩa. Những con người ấy, tình bạn ấy sẽ mãi là tấm gương để chúng ta học tập.
        *****************************************************​

        ĐỀ 3.


        ĐỀ THI HSG MÔN: NGỮ VĂN 8 HUYỆN
        NĂM HỌC 2018-2019
        Thời gian làm bài: 120 phút
        Câu 1: (2,0 điểm).
        Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:
        Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
        Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

        (Trích “Quê hương” - Tế Hanh)​
        Câu 2: (8,0 điểm).
        a) Em hiểu gì về phẩm chất người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam qua các văn bản: “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), “Trong lòng mẹ”( Nguyên Hồng), “Tức nước vỡ bờ”( Ngô Tất Tố)? (2,5 điểm).

        b) Viết một đoạn văn (6-8 câu) nêu suy nghĩ của em về phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Bác Hồ (trong văn bản “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh) có sử dụng câu cảm thán. Gạch chân câu cảm thán đó (5,5 điểm).
        Câu 3: (10,0 điểm).
        Kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn-xi “Đó là kiệt tác của cụ Bơ-men”. Theo em, chiếc lá cuối cùng ấy có phải là một kiệt tác không? Hãy chứng minh.
        ...........................Hết...........................
        ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

        Câu
        Nội dung
        Điểm
        Câu 1
        2điểm
        a.Chỉ được biện pháp tu từ trong 2 câu thơ: so sánh và nhân hóa.
        0,5​
        b.Phân tích giá trị:
        - Sự so sánh liên tưởng độc đáo của tác giả đã khiến cho cánh buồm quen thuộc hiện lên với vẻ đẹp bất ngờ, lãng mạn, thơ mộng, lớn lao và thiêng liêng hơn. Cánh buồm đã trở thành biểu tượng của linh hồn làng chài, quê hương của Tế Hanh.
        - Nhờ có các biện pháp ấy mà nhà thơ Tế Hanh đã vẽ được chính xác cái hình và cản nhận tinh tế cái hồn của sự vật.

        1.0


        0.5
        Câu 2
        8điểm)
        a.Qua những nhân vật người vợ, người mẹ trong các tác phẩm Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ chúng ta thấy sáng ngời những phẩm chất cao quý của người mẹ - người phụ nữ Việt Nam. Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con dù trong những hoàn cảnh đau đớn tủi cực, gay cấn nhất. Họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền, đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hy sinh quên mình chống lại bọn bạo tàn để bảo vệ gia đình.
        HS đảm bảo các yêu cầu sau:
        * Về kĩ năng: (1,0 điểm).
        - Viết đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ. Đúng thể thức của đoạn văn.
        - Đảm bảo đúng số lượng câu theo quy định.
        - Văn phong lưu loát. Ít sai lỗi câu từ, chính tả .
        * Về nội dung: (4,5 điểm)
        - Bài thơ Ngắm trăng được Bác viết trong hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù, mọi thứ đều thiếu thốn, bị đọa đầy cả về thể xác lẫn tinh thần.
        - Cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy không làm Bác vướng bận, tâm hồn vẫn tự do, ung dung, thèm được tận hưởng ánh trăng. Với tư thế “thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”, người chiến sĩ cách mạng đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ngắm trăng sáng, để giao hòa với trăng.
        - Đó là một cuộc vượt ngục về tinh thần, cho thấy sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ cách mạng. Vượt trên xiềng xích, đói rét... của chế độ nhà tù, người chiến sĩ cách mạng vẫn để tâm hồn mình bay bổng tìm đến với vầng trăng tri âm.
        - Bài thơ Ngắm trăng cho ta thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, một biểu hiện của tinh thần thép, là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.
        - Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và gạch chân.
        2.5






        1,0



        1,0


        1,0





        1,0



        1,0


        0,5
        Câu 3
        10 điểm
        1.Về kĩ năng: (2,0 đ)
        - Viết đúng kiểu bài lập luận chứng minh ;
        - Bài viết có kết cấu, lập luận chặt chẽ; dẫn chứng rõ ràng;
        - Bố cục 3 phần rõ ràng, cân đối ; diễn đạt trôi chảy ;
        - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
        2.0
        2. Về nội dung: (8,0 đ)
        a) Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề cần chứng minh
        b) Thân bài (7,0 đ) Khẳng định “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác, vì:
        Nó được vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt. (1,0đ)
        Nó có giá trị nhân sinh (cứu người). (1,0đ)
        Cái giá của nó quá đắt: cứu được một người nhưng lại cướp đi mạng sống của chính người tạo ra nó. (1,0đ)
        Là kết tinh của trái tim nhân đạo và nghệ thuật. (1,0đ)
        Đảo ngược tình thế của câu chuyện, làm cho câu chuyện bất ngờ hấp dẫn. (1,0đ)
        HS lấy được dẫn chứng có trong tác phẩm để chứng minh cho các luận điểm trên. (2,0đ)
        c) Kết bài: (0,5đ) khẳng định lại vấn đề
        8.0
        ***************************************************************​






        ĐỀ 1:
        PHÒNG GDĐT​
        ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN - MÔN NGỮ VĂN
        LỚP 8 - NĂM HỌC
        Thời gian: 150 phút.​

        ĐỀ BÀI
        PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4 điểm)
        Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
        “Phép dạy nhất định theo Chu Tử. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử . Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mới vững yên. Đó mới thực sự là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.”
        ( Trích Bàn luận về phép học, Nguyễn Thiếp)
        Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên
        Câu 2: Câu văn: “Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mới vững yên.” Xét về cấu trúc ngữ pháp thuộc loại câu gì? Vì sao?
        Câu 3: Em rút ra được bài học gì về phương pháp học qua đoạn trích trên?
        PHẦN II: LÀM VĂN (16 điểm)
        CÂU 1: (6 điểm)
        Viết đoạn văn trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần bảo vệ hòa bình?
        CÂU 2: (10 điểm)
        Những điều kì diệu và cảnh huy hoàng cuối cùng không khỏa lấp được lòng thương xót đối với số phận cô bé. Cô bé đã chết rồi, nhưng cái chết của em vẫn nhắn lại nhiều điều đối với những ai đang sống”. ( Theo Trần Đình Sử, Đọc văn, học văn, NXBGD Hà Nội, 1999).
        Qua “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen (SGK Ngữ văn 8, tập 1), em hãy làm rõ những điều nhắn lại từ tác phẩm đó mà ý kiến trên đã đề cập
        ĐÁP ÁN
        (gồm 3 trang)
        A. Hướng dẫn chung
        1. Giáo viên chấm cần nắm vững đáp án, thang điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên cần chủ động, linh hoạt trong quá trình chấm.
        2. Đánh giá cả hai mặt kiến thức và kĩ năng theo định hướng phát triển năng lực người học, phù hợp với đối tượng học sinh giỏi cấp huyện
        3. Bài làm được chấm theo thang điểm 20, chiết đến 0.25

        Câu
        Nội dung
        Điểm
        Phần I: Đọc – Hiểu
        1
        Phương thức biểu đạt chính : nghị luận
        0,5
        2
        - Câu văn: “Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mới vững yên.” Là câu ghép.
        0,5
        - Giải thích: +Vì câu đó cáo 2 vế câu, ý giữa 2 vế câu không bao hàm nhau.
        0.5
        + Xác định 2 vế: ...kẻ nhân tài/ mới lập được công,
        CN1 VN1
        nhà nước/ nhờ thế mới vững yên
        CN2 VN2
        0.5
        3
        Nêu được một số bài học về phương pháp học qua đoạn trích: Cần học chắc; học rộng rồi mới học sâu; học cơ bản từ dưới lên lớp học, bậc học cao hơn; học đi đôi với hành; học vì mục đích để nắm rõ “đạo”, góp phần xây dựng đất nước....
        2
        II. Làm văn
        1

        a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận
        0.5
        b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giải thích nguyên nhân vì sao cần bảo vệ hòa bình
        0.5
        c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Sau đây là một hướng triển khai :
        *. Câu mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận
        0.5
        *. Các câu tiếp theo:
        - Khái niệm hòa bình: Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là tôn trọng bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người

        1
        - Nguyên nhân: + Hòa bình là điều tốt đẹp mà ai cũng mong muốn
        + Hòa bình là để giữ cuộc sống bình yên, các nước sống trong mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng, thân thiện, hữu nghị..., mọi người được sống yên bình, hạnh phúc, ấm no, có điều kiện để học hành, phát triển...
        1
        + Để có được hòa bình, nhiều nước phải đấu tranh, phải đổi lấy không biết bao nhiêu gian khổ, hy sinh...
        0.5
        + Nếu không giữ được hòa bình, chiến tranh xảy ra sẽ kéo theo vô vàn hậu quả nặng nề.
        0.5
        * Câu cuối đoạn: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ, rút ra bài học
        0.5
        d. Sáng tạo: Cách diễn đạt đọc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề cần nghị luận
        0.5
        e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu…
        0.5
        2
        (10đ)
        a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận, kiểu bài chứng minh
        1
        b. những điều nhắn lại từ tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen
        1
        c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn. Sau đây là một hướng triển khai:
        - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, nêu ý kiến của Trần Đình Sử, chốt vấn đề và tác phẩm liên quan.
        0.5
        - Sơ lược về tác phẩm “Cô bé bán diêm”.
        0.5
        - Chứng minh chỉ rõ những điều nhắn lại từ tác phẩm với một số ý cơ bản:
        + Gửi lại bức tranh hiện thực cuộc sống xã hội; cuộc đời, số phận của cô bé bán diêm. Lên án, phê phán xã hội; thái độ bàng quan, thiếu hơi ấm tình thương của người đời

        0.75
        + Nhắn gửi những mong muốn, khát vọng của tuổi thơ: Với trẻ thơ, các em ước mơ được sống cuộc sống vật chất đầy đủ, được hưởng thú vui tinh thần, và cần nhất là sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ của mọi người. Đó cũng là khát vọng muôn đời của con người nói chung.
        0.75
        + Nhắn lại cho mọi người những thông điệp, bài học: Suy nghĩ về trách nhiệm đối với gia đình, người thân; Nhắc ai đó đang may mắn được sống trong tình yêu thương của người thân hãy nên biết trân trọng; hãy thấu hiểu trẻ thơ cần gì; hãy biết yêu thương, cảm thông với những cảnh đời bất hạnh; không nên thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác...
        => Nhắn gửi cộng đồng, xã hội, gia đình, mọi người, bản thân... những suy nghĩ về trách nhiệm của mình với trẻ thơ và những người xung quanh...
        1


        0.5
        + Những gia trị nội dung (hiện thực, nhân đạo) và nghệ thuật mà tác phẩm để lại; ý nghĩa giáo dục mà tác phẩm đem đến cho người đọc
        1
        - Khái quát, đánh giá chung về tác phẩm “Cô bé bán diêm”, về những điều nhắn lại từ tác phẩm; về tài năng, thái độ, tấm lòng của tác giả; về ý kiến của Trần Đình Sử; bài học về cách viết và cách tiếp nhận tác phẩm liên quan đến vấn đề...​
        1
        d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
        1
        e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu…
        1

        **********************************************


        ĐỀ 2:
        PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
        KÌ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI
        năm học 2018 – 2019
        Môn kiểm tra: Ngữ văn 8

        Thời gian làm bài: 150 phút
        PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN ( 8,0 điểm)
        Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi :
        TRUYỆN NGẮN
        Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Do đó truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.
        Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những “lát cắt” của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó mà truyện ngắn thường là ngắn.
        Truyện ngắn tuy ngắn nhưng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của nhiều bậc thầy trong thể loại này đã cho ta biết điều đó.
        (Theo Từ điển văn học)
        Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu chủ đề của phần trích trên? (1,0 điểm)
        Câu 2. Tìm 4 từ thuộc trường từ vựng truyện ngắn trong phần trích ? (1,0 điểm)
        Câu 3. Trong phần trích trên, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép có tác dụng gì? (1,0 điểm)
        Câu 4. Đoạn 2 và đoạn 3 trong phần trích được liên kết với nhau bằng việc sử dụng phương tiện liên kết nào? (1,0 điểm)
        Câu 5. Dựa vào gợi ý của phần trích trên, em hãy viết đoạn văn(từ 10 – 12 câu) thuyết minh về một trong các đặc điểm của truyện ngắn trên cơ sở truyện ngắn “Lão Hạc” – Nam Cao.(4,0 điểm)

        PHẦN II
        . TẠO LẬP VĂN BẢN
        (12,0 điểm)
        An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. Những truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích mang lại cho trẻ thơ nhiều niềm vui nhưng cũng tràn ngập nỗi buồn để ta phải suy ngẫm.
        Bằng hiểu biết về truyện Cô bé bán diêm (SGK Ngữ văn 8 – Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

1681742416615.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COm-Tai-lieu-on-thi-HSG-Ngu-Van-8-theo-tung-tac-pham.docx
    3.2 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các dạng đề thi văn lớp 8 các đề thi văn 8 giữa học kì 1 de thi văn 8 giữa kì 1 có đáp an de thi văn lớp 8 giữa học kì 1 có đáp an một số đề thi văn 8 học kì 2 thư viện đề thi văn 8 đề thi 15 phút ngữ văn 8 đề thi 45 phút ngữ văn 8 đề thi anh văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi bồi dưỡng văn 8 đề thi cuối kì ii văn 8 đề thi giữa kì 1 văn 8 hải phòng đề thi giữa kì 1 văn 8 violet đề thi giữa kì 2 văn 8 mới nhất đề thi giữa kì 2 văn 8 violet đề thi giữa kì i văn 8 đề thi giữa kì ii môn văn 8 đề thi giữa kì ii văn 8 đề thi giữa kì văn 8 học kì 1 đề thi giữa kì văn 8 quận hà đông đề thi hk1 văn 8 có đáp án đề thi hk1 văn 8 quận tân bình đề thi hk2 văn 8 có đáp án 2019 đề thi hk2 văn 8 năm 2020 đề thi hkii văn 8 có đọc hiểu đề thi học kì 1 văn 8 quận ba đình đề thi học kì 1 văn 8 quận tây hồ đề thi học kì 1 văn 8 quận đống đa đề thi học kì 2 văn 8 quận ba đình đề thi học kì 2 văn 8 violet đề thi học kì i môn ngữ văn 8 violet đề thi học kì i ngữ văn 8 có ma trận đề thi học kì i văn 8 đề thi học kì ii văn 8 đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 violet đề thi học sinh giỏi văn 8 cấp huyện đề thi học sinh giỏi văn 8 cấp trường đề thi học sinh giỏi văn 8 tỉnh thanh hóa đề thi học sinh giỏi văn 8 tỉnh vĩnh phúc đề thi hsg văn 8 bắc giang đề thi hsg văn 8 bài lão hạc đề thi hsg văn 8 bài nhớ rừng đề thi hsg văn 8 bài quê hương đề thi hsg văn 8 bài tức nước vỡ bờ đề thi hsg văn 8 cấp thành phố đề thi hsg văn 8 cô bé bán diêm đề thi hsg văn 8 có đáp án đề thi hsg văn 8 mới nhất đề thi hsg văn 8 năm 2019 đề thi hsg văn 8 năm 2020 đề thi hsg văn 8 nghị luận xã hội đề thi hsg văn 8 violet đề thi khảo sát văn 8 đề thi khảo sát văn 8 kì 1 đề thi lại văn 8 violet đề thi môn văn 8 giữa học kì 1 đề thi môn văn 8 học kì 1 đề thi môn văn 8 học kì 1 2020 đề thi môn văn 8 học kì 2 đề thi môn văn 8 học kì 2 2020 đề thi ngữ văn 8 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn lớp 8 giữa kì 1 đề thi olympic văn 8 có đáp án đề thi olympic văn 8 tphcm đề thi olympic văn 8 trắc nghiệm đề thi olympic văn 8 violet đề thi thử văn 8 giữa học kì 1 đề thi văn 8 đề thi văn 8 bài lão hạc đề thi văn 8 bài tức nước vỡ bờ đề thi văn 8 chiếc lá cuối cùng đề thi văn 8 cô bé bán diêm đề thi văn 8 có đáp án đề thi văn 8 cuối học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 cuối học kì 2 năm 2021 đề thi văn 8 cuối kì 1 đề thi văn 8 cuối kì 2 đề thi văn 8 cuối kì 2 năm 2021 đề thi văn 8 cuối năm đề thi văn 8 giữa học kì 1 đề thi văn 8 giữa học kì 1 bắc ninh đề thi văn 8 giữa học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 giữa học kì 1 lão hạc đề thi văn 8 giữa học kì 1 năm 2020 đề thi văn 8 giữa học kì 1 năm 2021 đề thi văn 8 giữa học kì 1 tỉnh bắc ninh đề thi văn 8 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề thi văn 8 giữa học kì 2 đề thi văn 8 giữa kì 1 đề thi văn 8 hk2 có đáp án đề thi văn 8 học kì 1 đề thi văn 8 học kì 1 2020 đề thi văn 8 học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 học kì 1 năm 2019 đề thi văn 8 học kì 1 năm 2021 đề thi văn 8 học kì 1 nam định đề thi văn 8 học kì 1 quảng nam đề thi văn 8 học kì 1 đáng đọc hiểu đề thi văn 8 học kì 2 đề thi văn 8 học kì 2 quảng nam đề thi văn 8 học sinh giỏi đề thi văn 8 kì 1 đề thi văn 8 kì 1 có ma trận đề thi văn 8 kì 1 có đáp án đề thi văn 8 kì 2 đề thi văn 8 kì 2 2020 đề thi văn 8 kì 2 2021 đề thi văn 8 kì 2 bắc ninh đề thi văn 8 kì 2 có đáp án đề thi văn 8 kì i đề thi văn 8 lão hạc đề thi văn 8 lên 9 đề thi văn 8 năm 2019 đề thi văn 8 năm 2020 đề thi văn 8 năm 2021 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 10 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 11 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 12 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 7 đề thi văn 8 tuần kì 1 lớp 6 đề thi văn 8 tuần lớp 9 đề thi văn học sinh giỏi lớp 8 đề thi văn lớp 8 đề thi văn lớp 8 có đáp án đề thi văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi văn lớp 8 giữa kì 1 đề thi văn lớp 8 hk2 đề thi văn lớp 8 học kì 1 đề thi văn lớp 8 học kì 1 năm 2019 đề thi văn lớp 8 học kì 1 năm 2020 đề thi văn lớp 8 năm 2021 đề thi văn năm 2020 lớp 8 đề thi văn nghị luận xã hội lớp 8
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,074
    Bài viết
    37,543
    Thành viên
    139,550
    Thành viên mới nhất
    trongnghialee

    Thành viên Online

    Top