• Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 147

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,477
Điểm
113
tác giả
Bộ đề thi học sinh giỏi ngữ văn lớp 6,7,8,9 năm 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 7 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2024-2025

Thời gian làm bài: 150 phút


I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm):

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:


Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.

Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.

(Nguồn In-tơ-net)

Câu 1. ( 1,0 điểm) Cho biết văn bản trên có những nét đặc trưng của loại văn bản gì?

Câu2. (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong câu văn “ Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công”.

Câu 3
. (1,0 điểm) Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”?

Câu4. (1,0 điểm) Điều em tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì? ( hãy thể hiện cảm nhận đó của mình bằng một đoạn văn khoảng 7- 10 dòng)

II. PHẦN VIẾT

Câu 1. (6,0 điểm)
Từ ngữ liệu phần Đọc – hiểu trên, bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau của chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill: "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn".

Câu 2. (10,0 điểm)

Nhà phê bình người Nga Belinxky viết: “
Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”.

Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua một số tác phẩm văn chương mà em tâm đắc.

___________________ Hết ___________________





HƯỚNG DẪN CHẤM THI
MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học 2024-2025

CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
ĐỌC HIỂU
Câu 1 - Thể loại: Văn bản nghị luận
1,0​
Câu 2- Biện pháp tu từ nhân hoá: thất bại (chúng) bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn đến thành công.
- Phân tích tác dụng:
+ Tạo sự sinh động trong cách diễn đạt;
+ Nhấn mạnh nỗi ám ảnh của sự thất bại có thể làm mất đi những điều kiện, cơ hội tốt dẫn đến thành công cho con người.
1,0

1,0​
Câu 3- Tác giả lại nói: “Thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống” là vì:
+“Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý muốn con người và con người không thể thay đổi.
+ Cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người thất bại nhiều, thất bại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhiều.
+ Đó là điều tất yếu nên ta đừng tuyệt vọng. Hãy dũng cảm đối mặt và vượt qua.
1,0​
Câu 4HS có thể đưa ra nhiều cách cảm nhận khác nhau và có sự lí giải phù hợp,
Gợi ý:
- Đồng tình, trân trọng quan điểm của tác giả: Thất bại là điều khó tránh khỏi đối với mỗi người trong cuộc sống.
- Nghĩ suy về bài học bản thân rút ra về sự thất bại:
+ Cần hiểu nguyên nhân vì sao mình thất bại.
+Biết tự mình đứng lên, rút ra bài học và tiếp tục hành động sau mỗi lần thất bại.
+Không nên sợ thất bại. Cần nhận ra mặt tích cực của sự thất bại để không tiếp tục phạm phải sai lầm.
1,0​
Viết
11. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận : Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. Dung lượng tối thiểu 200 chữ.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề đời sống.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
a) Giải thích:
- Người thành công là người đạt được mục đích mà mình đặt ra sau một quá trình nỗ lực, cố gắng.
- Kẻ thất bại là người không thực hiện được những mong muốn, dự định đã đặt ra.
- Cơ hội: hoàn cảnh thuận tiện gặp được để làm việc gì mình mong ước.
→ Về thực chất, câu nói khẳng định sự thành bại của mỗi người phụ thuộc vào cách người ấy đón nhận và xử thế trước những vấn đề của đời sống.
b) Phân tích, bình luận
- “Thành” và “bại” luôn song hành như một thực thể khách quan. Không ai không từng gặp thất bại, ngay cả những người thành công. (dẫn chứng)
- Sự thành bại của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào tài năng hay cơ hội mà còn ở thái độ của người đó trước những khó khăn trong cuộc sống:
+ Với những người giàu nghị lực, mỗi khó khăn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, kiểm chứng năng lực của bản thân. Và như thế, họ sẽ luôn tìm thấy cơ hội trong mỗi khó khăn để thành công.
+ Với những người bi quan, lười biếng khi gặp khó khăn thử thách vội chán nản, tự tìm thấy lý do để thoái thác công việc, từ bỏ ước mơ. Không vượt qua khó khăn càng khiến họ mất hết niềm tin để rồi chỉ thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Và chắc chắn họ sẽ luôn thất bại.
- Cuộc sống rất khắc nghiệt nhưng luôn ẩn giấu nhiều cơ hội mà mọi người cần nắm bắt.
- Sự thành bại ở một giai đoạn không có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Mọi người cần có cách ứng xử trước mọi thành bại để đạt được những điều mình mong ước. Thành công chỉ có được sau quá trình học tập, tích lũy, nỗ lực, rèn luyện lâu dài.
- Phê phán thái độ sống hèn nhát, lười biếng, dễ gục ngã, mất niềm tin sau những lần thất bại.


c) Bài học nhận thức và hành động

- Cần phải có niềm tin, nghị lực lớn để vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống, để luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn.
- Không ngại đối mặt với khó khăn. Coi khó khăn, thử thách như một phần tất yếu của cuộc sống.
- Luôn hành động mạnh mẽ, quyết đoán để khắc phục khó khăn…

2,0





2,0
















2,0​
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.​
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
2
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề văn học.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
a. Giải thích: Văn chương là một hình thức nghệ thuật sáng tạo. Người nghệ sĩ trải qua quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, sáng tác những tác phẩm chân chính khơi gợi những cảm xúc chưa có trong lòng người đọc. Để từ đó độc giả cùng đồng cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm những vấn đề, bài học tác giả gửi gắm.
b. Học sinh thể hiện quan điểm của bản thân: Hoàn toàn tán thành với ý kiến trên.
c. Chứng minh: Học sinh làm sáng tỏ quan điểm của bản thân qua việc lấy dẫn chứng từ một số tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc.
Yêu cầu:
Học sinh nêu dẫn chứng chính xác tên tác phẩm, tác giả.
Chọn tác phẩm văn chương tiêu biểu, mang tính giáo dục cao.
Chứng minh, phân tích chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
d. Đánh giá:
- Ý kiến "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" hoàn toàn thuyết phục, đã khẳng định được giá trị và vai trò của văn chương trong việc nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp trong lòng người.
- Tuy nhiên văn chương không chỉ khơi dậy tình cảm con người không có mà nó còn bồi đắp những tình cảm sẵn có để mạch nguồn cảm xúc tốt đẹp được nối dài mãi.
e. Kết luận: Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh, nêu cảm nghĩ, bài học gợi ra từ ý kiến của Hoài Thanh,…

2,0


1,0

5,0



1,0



1,0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.​
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.




___________________ Hết ___________________​




1731081953231.png

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--7 de thi HSG van thcs.rar
    665.5 KB · Lượt tải : 3
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    blog ngữ văn thcs bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn thcs lớp 7 bồi dưỡng hsg ngữ văn thcs chuẩn kiến thức ngữ văn thcs chương trình ngữ văn thcs chương trình ngữ văn thcs 2006 chương trình ngữ văn thcs 2018 chương trình ngữ văn thcs hiện hành chương trình ngữ văn thcs mới chương trình ngữ văn địa phương thcs chuyên de ngữ văn thcs giảm tải môn ngữ văn thcs giáo án ngữ văn thcs giáo án ngữ văn thcs theo chương trình gdpt mới giáo viên ngữ văn cấp thcs giáo viên ngữ văn thcs học tốt ngữ văn thcs học văn thcs kiến thức ngữ văn thcs kỹ năng môn ngữ văn thcs mô đun 3 ngữ văn thcs (gvpt đại trà) module 2 ngữ văn thcs module 3 ngữ văn thcs module 4 ngữ văn thcs module 5 ngữ văn thcs môn ngữ văn thcs nâng cao ngữ văn thcs 7 ngữ pháp tiếng anh thcs ngữ pháp tiếng anh thcs pdf ngữ văn 6 kntt ngữ văn cấp 2 ngữ văn học kì 2 ngữ văn thcs ngữ văn thi vào 10 nhận xét môn ngữ văn thcs nhóm giáo viên ngữ văn thcs nhóm ngữ văn thcs ppct ngữ văn thcs ppct ngữ văn thcs mới nhất sách ngữ văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thcs violet skkn môn ngữ văn thcs sổ tay kiến thức ngữ văn thcs pdf sổ tay ngữ văn thcs thcs đặng văn ngữ huế thư mục sách ngữ văn thcs thư viện ngữ văn thcs tư liệu ngữ văn thcs tuyển giáo viên ngữ văn thcs đáp án module 3 môn ngữ văn thcs violet đáp án module 4 ngữ văn thcs trắc nghiệm đáp án module 4 ngữ văn thcs tự luận đề văn thcs quốc gia 2021 đề đọc hiểu ngữ văn thcs
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top