Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 2K

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,076
Điểm
113
tác giả
Các đề đọc hiểu tiếng việt lớp 4 NĂM 2022

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Các đề đọc hiểu tiếng việt lớp 4 NĂM 2022. Đây là bộ Các đề đọc hiểu tiếng việt lớp 4, đề thi đọc hiểu tiếng việt lớp 4.....


Tìm kiếm có liên quan​


Các bài đọc hiểu Tiếng Việt lớp 4

De thi Tiếng Việt lớp 4 kì 2 năm 2021 có đáp an

De thi Tiếng Việt
lớp 4 kì 1 năm 2021 có đáp an

De thi Tiếng Việt
lớp 4 kì 1 năm 2022 có đáp an

On tập Tiếng Việt
lớp 4 có đáp an

De on tập Tiếng Việt
lớp 4 có đáp an

Đề kiểm tra
đọc thành tiếng lớp 4

De thi Tiếng Việt lớp 4 năm 2021

De
thi Tiếng Việt lớp 4 kì 1 năm 2021 có đáp an

De
thi Tiếng Việt lớp 4 kì 2 năm 2021 có đáp an

De
thi Tiếng Việt lớp 4 kì 1 năm 2022 có đáp an

De
thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp an

De
thi Tiếng Việt lớp 4 năm 2021

On tập Tiếng Việt
lớp 4 có đáp an

De
thi Tiếng Việt lớp 4 kì 1 năm 2020

Thi thư Tiếng Việt
lớp 4

ĐỀ 1

I. Đọc hiểu: BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi,cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm, có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.

*Dựa vào nội dung bài văn, hãy khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu7)

Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích say mê gì ?


A, Thiên nhiên. B, Đất sét. C, Đồ ngọc.

Câu 2: Lớn lên Trương Bạch đi làm ở đâu?

A, Ở cửa hàng nội thất

C, Ở cửa hàng hoa

B, Ở cửa hàng đồ ngọc.

Câu 3: Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc ?

A, Sự tinh tế. B, Sự chăm chỉ. C, Sự kiên nhẫn.

Câu 4: Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì ?

A, Pho tượng cực kì mĩ lệ.

B, Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo.

C, Pho tượng toát lên sự ung dung.

Câu 5: Điều kiện nào quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành nghệ sĩ tài giỏi ?

A, Có tài nặn giống y như thật ngay từ nhỏ.

B, Gặp được thầy giỏi truyền nghề cho.

C, Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình.

Câu 6: Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?

A, ung dung, lạ lùng

B, ung dung, sống động

C, sống động, lạ lùng





Câu 7: Trong câu: “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.’’ có mấy tính từ ?

A, Một tính từ ( là từ: ..........................................)

B, Hai tính từ ( là các từ ................................................)

C, Ba tính từ ( là các từ ...................................................................

Câu 8: Từ “nào” trong câu văn nào là từ nghi vấn?

Em thích bức tượng nào?

Em chịu khó vẽ đi nào!

Người nào cũng vẽ được ông mặt trời.

Bức tranh nào cũng đẹp.

Câu 9: Tưởng tượng em đang dứng trước pho tượng Quan Âm của Trương Bạch, hãy dùng một câu hỏi để tỏ thái độ thán phục bức tượng.

...............................................................................................................................

Câu10. Câu hỏi: Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không? ”được dùng với mục đích khác là gì?

...............................................................................................................................

















































ĐỀ 2

I. Đọc hiểu

BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

Trích NGUYỄN QUỲNH

*Dựa vào nội dung bài văn, hãy khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu7)

Câu 1:
Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì ?

A. Đầy ánh sáng. B. Đầy màu sắc. C. Đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
Câu 2: Từ “búp vàng” trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. chỉ gì ?

A. Chim vàng anh. B. Ngọn bạch đàn. C. Ánh nắng trời.

Câu 3: Vì sao nói đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót như “đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ” ?

A. Vì tiếng hót còn ngân nga mãi trong không gian.

B. Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà.

C. Vì tiếng hót còn lưu luyến mãi với cửa sổ của bé Hà.

Câu 4: Câu hỏi “ Sao chú chú vàng anh này đẹp thế ?” đung để thể hiện điều gì ?

Thái độ khen ngợi.

Sự khẳng định.

Yêu cầu, mong muốn.

Câu 5: Trong dòng các dòng dưới đây, dòng nào có 2 tính từ ?

A. óng ánh, bầu trời B. rực rỡ, cao C. hót, bay
Câu 7: Câu “ Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.” Có mấy động từ ?

A. Hai động từ ( là các từ.............................)

B. Ba động từ ( là các từ.......................................................)

C. Bốn động từ ( là các từ...............................................

Câu 8. Gạch dưới từ không phải là tính từ trong mỗi dãy từ sau

1. tốt, xấu, hiền, khen, thông minh, thẳng thắn

2. Đỏ tươi, xanh thắm, vàng óng, hiểu biết, tím biếc

3. tròn xoe, méo mó, lo lắng, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh





ĐỀ 3

  • CÂU CHUYỆN CỦA DÒNG SÔNG
Tôi nhớ trước kia khi còn khỏe mạnh, tôi có một mái tóc dài óng ả với hàng nghìn bông hoa đua nhau nở vào mỗi dịp xuân về. Mùi hương lan tỏa khắp nơi khiến cho từng đàn ong bé xíu nhấp nhô trong các khóm hoa, các nàng bướm xinh đẹp với đôi cánh đầy màu sắc đua nhau về tung tăng dạo chơi trong các khóm hoa. Biết bao laoif tôm cá đã sống ở đây. Chúng làm cho cuộc sống của tôi đầy ý nghĩa.Các cô gái với mái tóc xõa dài trên làn nước trong mát, ca những bài hát ca ngợi về tôi. Những đứa trẻ nô đùa trong làn nước, những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân đang tung lưới trên mặt nước tạo ra nốt nhạc tươi vui của cuộc sống.

Giờ tôi đã mất đi tất cả. Mái tóc dài óng ả giờ đầy ắp rác. Những mảnh chai lọ,túi ni lông, thậm chí là xác chết đã bốc mùi của các vật nuôi trôi nổi lềnh bềnh. Những bông hoa xinh đẹp giờ héo tàn, ủ rũ rồi khô chết. Cơ thể tôi bốc mùi hôi thối với dòng nước đen ngòm với vô số thứ bẩn thỉu. Tôm cá từng gắn bó với tôi giờ chẳng còn. Những hàng cây xanh tươi hai bên bờ giờ chẳng còn giữ được dáng vấp như xưa. Chúng ủ rũ héo tàn, màu lá đen thẫm vàng vọt chẳng khác nào một người bệnh. Tôi đang hấp hối từng ngày.

Khoanh tròn trước ý đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu sau

Câu 1. (0,5đ) Dòng sông trước đây được miêu tả như thế nào?


A. Cây cối tươi tốt, ong bướm dập dìu, tôm cá rất nhiều.

B. Mặt trời rực rỡ, dòng nước mát lạnh, tàu bè ngược xuôi.

C. Mặt trời ấm áp, dòng nước trong vắt, hoa thơm khoe sắc.

D. Hàng tre râm mát, nước trôi lững lờ, hoa thơm khoe sắc.

Câu 2. (0,5đ) Con người gắn bó với dòng sông như thế nào?

A. Sáng sớm, thuyền của ngư dân tung lưới đánh cá trên sông.

B. Buổi trưa lũ trẻ chơi trò chơi thả thuyền lá trên sông.

C. Chiều chiều, mọi người rủ nhau ra sông tắm mát.

D. Trên sông, các cô gái ca hát, trẻ em nô đùa, ngư dân tung lưới đánh cá

Câu 3. (0,5đ) Dòng sông hôm nay thế nào?

A. Hạn hán kéo dài khiến dòng sông khô cạn nước.

B. Nước thải từ nhà máy xả xuống sông khiến tôm cá chết.

C. Rác thải ngập đầy, cây cối chết rũ, tôm cá chẳng còn.

Câu 4: (0,5đ) Câu chuyện kết thúc như thế nào khi mùa hạ đến?

  • Hồ đầy ăm ắp nước và biển lớn vẫn có những con sóng dạt dào.
  • Hồ nước cạn khô tới đáy, còn biển lớn vẫn luôn dạt dào sóng biếc.
  • Hồ nước cạn khô tận đáy, biển chẳng còn một con sóng nhỏ.
  • Mưa lũ kéo dài khiến dòng sông nước đục ngầu
Câu 5. (0,5đ) Tại sao dòng sông không còn tôm cá?

A. Chúng thay đổi nơi sinh sống theo mùa .

B. Nước sông bị ô nhiễm khiến chúng không thể sống ở nơi đây.

C. Chúng tìm đến nơi khác có nhiều thức ăn hơn.

D. Nước sông đã cạn khiến chúng chuyển đi nơi khác.

Câu 5. (1 đ) Đặt mình vào vai dòng sông, hãy viết một lời kêu cứu.

…………………………………………………………………………………

Câu 6. (1 đ) Em sẽ làm gì nếu nơi em sống cũng có một dòng sông đang hấp hối?

…………………………………………………………………………………

Câu 6. (1đ) Dòng nào dưới đây gồm các tính từ?

  • Óng ả, bé xíu, tung tăng
  • Trong mát, tươi vui, gắn bó.
  • Đen ngòm, hấp hối, bẩn thỉu
  • Khỏe mạnh, xanh tươi, vàng vọt
Câu 7. (1 đ) Chọn từ chỉ thời gian “đã, đang, sẽ, sắp” điền vào chỗ trống cho thích hợp:

Tôi .......... quét nhà thì nghe tiếng Quang gọi: Nam ơi, bọn mình ra sông nhặt rác đi!” Tôi trả lời: “Đợi tớ một chút, tớ ..................quét nhà xong rồi. Cậu đợi tớ ngoài ngõ, bọn mình ............rủ cả Tuấn đi nhé!” Chỉ một lúc sau, cả ba chúng tôi............có mặt ở bờ sông.

Câu 8. (0,5đ) Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.

…………………………………………………………………………………









ĐỀ 4

CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA



Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất, ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

(Theo Báo Điện tử)



Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của bài tập:

Câu 1(0,5đ): Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm là:

A. Tốt, xinh dẹp, vàng óng.
B, Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy.
C, Tốt, to khỏe và trắc mẩy.

Câu 2(0,5đ). Vì sao thứ hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?

A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống nó.

B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt.

C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị nát tan trong đất.

Câu 3(0,5đ). Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất?

A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới.

B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới.

C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn.



Câu 4(0,5đ). Từ vàng óng trong câu: “
Từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt.” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ

Câu 5(0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hạt lúa thứ nhất?

A. Nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất.

B. Héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng.

C. Trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh.

Câu 6(0,5đ). Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hạt lúa thứ hai?

A. Bị tan biến vào đất, không còn gì.

B. Thành cây lúa vàng óng, trĩu hạt.

C. Chết dần vì hạn hán, thiếu nước.

Câu 7(1đ)Tìm và ghi lại các từ láy có trong câu sau:

“Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.”

Các từ láy là: …………………………………………………………….

Câu 8(1đ). Theo em, câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì?



…………………………………………..……………………………….............

Câu 9 (1đ) Em hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi hạt lúa thứ hai.

…………………………………………..……………………………….............

Câu 10. (1đ) Hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình .

………………………………………………………………..…………………































ĐỀ 5

KHOẢNG LẶNG

Một buổi sáng, tôi thức dậy với một tâm trạng nặng nề và chán nản : cuộc sống chẳng dành cho tôi chút ưu ái nào !

Trên xe buýt, tôi đưa mắt nhìn qua băng ghế đối diện. Một cô bé có khuôn mặt xinh xắn và ánh mắt sáng ngời khẽ gật đầu chào tôi với nụ cười rạng rỡ. Khi xe đến trạm cuối cùng, mọi người nhanh chân bước xuống, chỉ riêng cô bé lê từng bước. Tôi bất giác nhìn lại và bàng hoàng nhận ra, cô bé đang phải di chuyển rất khó nhọc bằng đôi nạng gỗ.

Sau một ngày làm việc căng thẳng, tôi tranh thủ ghé vào tiệm tạp hóa để mua thực phẩm, một cậu bé chứng mười tuổi đang giúp mẹ bán hàng. Cậu nghiêng đầu mỉm cười khi trao cho tôi túi hàng đã được buộc chặt. Trước khi bước ra, tôi âu yếm xoa đầu và hỏi tên. Cậu bé chỉ lắc đầu quầy quậy rồi đưa mắt nhìn mẹ như muốn nói điều gì .

- Cháu nó không nói được cô ạ … - Người mẹ hạ giọng trả lời thay con.

Khi băng qua đường, tôi bắt gặp một cậu bé đang đứng khép mình nơi góc tường mắt chăm chú dõi theo những đứa trẻ khác chơi đùa trên hè phố, rồi khúc khích cười theo. Tôi đến bên cạnh và hỏi :

- Sao cháu không cùng chơi với các bạn ?

Cậu bé không trả lời, đôi mắt vẫn hướng về phía trước. Tôi chợt nhận ra cậu không thể nghe được lời tôi nói …

Bây giờ , tôi mới nhận ra mình mới thật là diễm phúc vì được cuộc sống ban tặng một cơ thể lành lặn và khỏe mạnh.

Tôi tự nhủ sẽ sống thật xứng đáng với những điều may mắn mà cuộc sống đã ban tặng.

Trong hành trình đầy thử thách của cuộc đời, tôi và các bạn, tất cả chúng ta đều luôn phải đối mặt với những khó khăn . Hãy sẵn sàng đón nhận những gì cuộc sống mang đến và cố gắng vượt qua mọi thử thách. Hãy tin yêu và đón nhận cuộc sống này bằng tâm hồn lạc quan và niềm tin mãnh liệt như những cố bé, cậu bé đáng yêu kia.

Hôm nay, những cô bé, cậu bé ấy đã cho tôi một bài học về giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống mà tôi may mắn có được.,

Phớt Niu

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :

Câu 1. Cô bé mà tác giả gặp trên xe buýt có thái độ như thế nào với mọi người xung quanh ?


a. Luôn chào hỏi mọi người với thái độ thân thiện.

b. Gật đầu chào hỏi mọi người với nụ cười rạng rỡ.

c. Vui vẻ hỏi thăm mọi người.



Câu 2. Cậu bé giúp mẹ bán hàng trong tiệm tạp hóa có thái độ như thế nào với khách ?


a. Luôn chào hỏi khách.

b. Luôn tận tình hướng dẫn các mặt hàng mới.

c. Nghiêng đầu mỉm cười khi trao túi hàng đã buộc chặt.

Câu 3. Cậu bé mà tác giả gặp trên hè phố đã “ chơi ” cùng các bạn như thế nào ?

a. Chơi đuổi bắt cùng các bạn.

b. Chăm chú theo dõi các bạn chơi đùa rồi khúc khích cười theo.

c. Chơi đánh trận giả cùng các bạn.

Câu 4. Những cô bé, cậu bé gặp trên đường đã để lại ấn tượng gì cho tác giả ?

a. Cho tác giả một bài học về giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống.

b. Tác giả vô cùng thương xót các em và tự nhủ phải làm một điều gì đó cho các em.

c. Tác giả thấy mình thật may mắn quá vì không bị khuyết tật như các em.

Câu 5. Câu văn nào sau đây nói rõ nhất ý nghĩa của câu chuyện ?

a. Trong hành trình đầy thử thách của cuộc đời, tôi và các bạn, tất cả chúng ta đều luôn phải đối mặt với những khó khăn .

b. Hãy sẵn sàng đón nhận những gì cuộc sống mang đến và cố gắng vượt qua mọi thử thách.

c. Hãy tin yêu và đón nhận cuộc sống này bằng tâm hồn lạc quan và niềm tin mãnh liệt .

Câu 6: Gạch dưới tính từ trong câu văn sau:

“Một cô bé có khuôn mặt xinh xắn và ánh mắt sáng ngời khẽ gật đầu chào tôi với nụ cười rạng rỡ.”

Câu 7: Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:

  • Để khen ngợi :
  • .....................................................................................................................
b.Để yêu cầu, đề nghị: ..........................................................................................................................

Câu 8: Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu các câu hỏi đã giữ phép lịch sự trong các câu dưới đây:

Mình mượn Nam cục tẩy có được không?

Nếu Nam không dùng thì cho mình mượn cục tẩy nhé?

Mượn cục tẩy một lúc được không?

Ê, Nam mượn cục tẩy một lúc được không?

Câu 9. Gạch dưới từ chỉ thời gian dùng sai trong câu dưới đây, rồi sửa lại cho đúng:

Nó đang khỏi ốm từ tuần trước.

→ ……………………………………………………………………………Ông ấy đã bận, nên không tiếp khách.

→ ……………………………………………………………………………



ĐỀ 6

Lộc non

Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.

Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.

Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa.

Nhưng kìa, một cô bé đang đạp xe đi tới. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười. Xe chầm chậm dừng lại. Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. Có một đợt gió, cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt. Cô bé rụt cổ lại cười thích thú, cái cười không thành tiếng. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn... Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người.

Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.

(Trần Hoài Dương)​

Ghi chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây vào tờ giấy kiểm tra :

Câu 1: Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh?


Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa

còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.

Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá

đã xanh đậm.

Những vòm lộc non đang đung đưa ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà.

Ban đêm, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá

đã xanh đậm





Câu 2: Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa?

A. Vì thấy lộc đa biến đổi nhanh quá.

B. Vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh nhớ quê nhà ở miền Bắc.

C. Vì tác giả chưa bao giờ nhìn thấy vòm đa.

D. Vì thấy lộc đa biến đổi chậm quá.

Câu 3: Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”?

Vì lộc non làm tác giả thấy lòng ấm áp nhưng nó trở thành chiếc lá quá nhanh.

Vì cô bé đạp xe đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh.

Vì đó là tâm trạng khi nghĩ về quê hương: quê hương có bao điều ấm áp nhưng xa quê, nhớ quê nên nao nao buồn.

Vì cô bé đi bộ đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh.



Câu 4: Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy?

A.
Vắng lặng, hiếm hoi, ngẩn ngơ, chang chang

Lất phất, đung đưa, loang loáng, lặng lẽ.

Nhỏ nhẹ, chang chang, nhè nhẹ, bịn rịn.

đung đưa, loang loáng, bịn rịn, tươi tốt.

Câu 5: Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc.”, bộ phận nào là chủ ngữ?

Những vòm lộc non

Những vòm lộc non đang đung đưa

Những vòm lộc non đang đung đưa kia

Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ

Câu 6: Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.” có mấy tính từ?

Một tính từ. Đó là: non tơ.

Hai tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi.

Ba tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thãi.

Ba tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thãi, chứng kiến.

Câu 7: Câu nào dưới đây là câu kể “Ai làm gì?”

Cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh.

Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.

Tôi biết trời vẫn chang chang nắng.

Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú.







ĐỀ 7

PHÁO ĐỀN

Không phải là pháo đùng, pháo tép, pháo hoa, pháo cao xạ, …Nó chỉ là pháo bằng đất, đất sét thôi .

Nhà ai vượt ao làm nền, nhà ai đào giếng… và chỗ nào mà chẳng có đất. Lò gạch đầu làng, đất sét có hàng đống. Nhiều tiết thủ công, học nặn quả chuối, quả na, cái nồi, … nặn xong còn thừa vô khối là đất. Thế là có nó : chiếc pháo đền.

Đất sét có thứ vàng như pha nghệ, có thứ đen xám như màu chì. Chẳng sao. Cứ nặn một nắm đất như cái ang cho lợn ăn, bé xíu, nhưng đáy phải mỏng, thật mỏng, rồi giơ thẳng cánh, đập mạnh một cái xuống đất. Có một tiếng nổ to như pháo đùng, đáy ang vỡ tung lên, từng mảnh đất sét còn nham nhở như bị xé . Một cuộc thi . Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng là người ấy được cuộc. Người thua phải véo đất của mình hàn vào chỗ vỡ của người được . Đền đấy.

Anh nào đập không khéo, pháo xịt. Ai giỏi thì pháo nổ to, được đền nhiều. Pháo xịt không được đền, mà còn xấu hổ nữa.

Tôi đã có lần phát khóc lên vì lúc bắt đầu chơi, hai nắm đất của hai người bằng nhau, cuối cuộc chơi, nắm đất của tôi bằng bàn tay chỉ còn lại bằng hòn bi . Còn nắm đất của bạn thì cứ lớn dần lên. Ức ghê. Chới gì bị thua mà chả ức!

Pháo đền là thứ trò chơi của con nhà nghèo. Không có đồ chơi sang trọng đắt tiền thì kiếm tí đất mà chơi vậy. Không chơi thì chịu làm sao được.

Những trò chơi của tuổi thơ đã cho chúng tôi bao nhiêu phút sung sướng, có khi còn quý hơn những món quà ăn được. Ai không được chơi hoặc không biết chơi những trò chơi thơ bé quả là một thiệt thòi lớn, thiệt suốt đời…

Theo Băng Sơn

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Pháo đền được làm bằng gì?

a. Đất sét.

b. Đất sét và thuốc pháo.

c. Giấy và thuốc pháo.

2. Cách làm pháo đền như thế nào?

a. Nặn một nắm đất thành hình quả pháo rồi châm lửa đốt.

b. Nặn một nắm đất tròn rồi nhồi thuốc pháo.

c. Nặn một nắm đất như cái ang cho lợn ăn, bé xíu, nhưng đáy phải mỏng, thật mỏng.

3. Cách chơi pháo đền như thế nào?

a. Giơ thẳng cánh, đập vào quả pháo.

b. Giơ thẳng cánh, đập mạnh một cái xuống đất.

c. Giơ thẳng cánh, đập hai quả pháo vào nhau.





4. Luật chơi pháo đền như thế nào?

a. Pháo của ai to nhất, nổ to nhất là người thắng cuộc. Người thắng được quyền lấy hết đất làm pháo của người kia.

b. Pháo của ai nổ to nhất là người thắng cuộc. Người thua phải cho người thắng hết chỗ đất của mình.

c. Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng là người ấy được cuộc. Người thua phải véo đất của mình, hàn vào chỗ vỡ cho người thắng.

5. Cái tên “ pháo đền ” xuất phát từ đâu?

a. Từ người chơi đầu tiên.

b. Từ luật chơi.

c. Từ tên làng quê nghĩ ra trò chơi đó.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

Bài 1:Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ ghép;Dòng nào chỉ gồm các từ láy?

a, Từ từ, thoang thoảng , thăm thẳm, vằng vặc, lấp lánh

b.Hiu hiu, thoang thoảng, thơm ngát, trong vắt, thăm thẳm

c.Thơm ngát, trong vắt, rung động, tràn ngập, trắng xoá.

Bài 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: tự hào, tự kiêu, tự ái, tự lập, tự quản.

a. Tưởng mình giỏi nên sinh ra………………..................................

b.Lòng dân tộc………………..................................

c. Buổi lao động do học sinh………………..................................

d. Mới đùa một tí đã………………..................................

e. Mồ côi từ nhỏ, hai anh em phải sống………………..................................

Câu 3: Xác định động từ , danh từ , tính từ có trong đoạn thơ sau:

Nắng vàng tươi rải nhẹ

Bưởi tròn mọng trĩu cành

Hồng chín như đèn đỏ

Thắp trong lùm cây xanh.

a. Danh từ……………….................................................

b.Động từ………………........................

c. Tính từ..............................................................................

2. Trong các câu sau đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi:

a. Bạn có thích đánh tam cúc không?

b. Tôi không biết bạn có biết đánh tam cúc không?

c.Nào, chúng mình cùng chơi đánh tam cúc đi?

d. Ai cho bạn cỗ bài đánh tam cúc đấy?

e. Thử xem ai đánh thắng nào?







3. Đọc đoạn văn sau và cho biết trong đoạn có những câu hỏi nào và dùng để làm gì?

Hồ bơi đang trống, rất thuận lợi cho nó. Nhưng nó không dám nhảy. Suốt 20 phút, nó cứ cố gắng chiến đấu với nỗi sợ để nhảy xuống hồ, và rồi cuối cùng đành phải bỏ cuộc vì đã đến giờ hồ bơi đóng cửa.

Trên đường về, Rốp – bi nói : “ Con thấy chán mình quá ba à ! Sao con cứ thấy sờ sợ thế nhỉ? ”



ĐỀ 8

Sự tích các loài hoa

Ngày xưa, chỉ ở thiên đường mới có hoa, còn trên mặt đất chưa có lời hoa nào. Mãi về sau nhận ra thiếu sót ấy. Trời mới sai thần Sắc Đẹp vẽ hoa cho các loài cây. Vẽ xong, Thần muốn tặng hương cho chúng nhưng lại không đủ hương cho tất cả Thần quyết định sẽ chỉ tặng hương thơm cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo.

Thần hỏi hoa hồng:

- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?

- Con sẽ nhờ chị gió mang tặng cho muôn loài.

Thần liền tặng cho hoa hồng làn hương quí báu.

Gặp nàng râm bụt đỏ chót, thần hỏi:

- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?

Râm bụt trả lời:

- Con sẽ khiến ai cũng phải nể mình.

Nghe vậy, Thần bỏ đi.

Thần đi mãi, tặng gần hết bình hương, gặp hoa ngọc lan, Thần lại hỏi:

- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?

Ngọc lan ngập ngừng thưa:

- Con cảm ơn Thần. Nhưng xin thần ban tặng cho hoa cỏ ạ.

Thần ngạc nhiên hỏi:

- Hoa nào cũng muốn có hương thơm, lẽ nào ngươi không thích?

- Con thích lắm ạ. Nhưng con đã được ban tặng cho làn da trắng trẻo, lại ở trên cao. Còn bạn hoa cỏ thì mảnh dẻ, lại ở sát mặt đất. Nếu có hương thơm, bạn ấy sẽ không bị người ta vô tình giẫm lên.

Cảm động trước tấm lòng thơm tảo của ngọc lan, Thần Sắc Đẹp ban tặng cho loài hoa ấy hương thơm ngọt ngào hơn mọi loài hoa.

Theo IN- TƠ- NÉT

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1: (0,5đ)- Thần Sắc Đẹp quyết định ban tặng hương thơm cho những lời hoa như thế nào?


a.Cho những loài hoa đẹp nhất.

b.Cho hoa hồng và hoa ngọc lan.

c.Cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo.

Câu 2: (0,5đ)- Câu trả lời của hoa hồng thể hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào?

a.Hoa hồng không muốn Thần ban tặng hương thơm cho mình.

b.Hoa hồng muốn chia sẻ hương thơm của mình cho muôn loài.

c.Hoa hồng muốn nhường hương thơm cho chị gió.

Câu 3: (0,5đ)- Câu trả lời của ngọc lan thể hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào?

a.Ngọc lan nhường quà tặng của Thần cho loài hoa khổ hơn mình.

b.Ngọc lan muốn chia sẻ hương thơm của mình cho muôn loài.

c.Ngọc lan không muốn thần ban tặng hương thơm cho mình.

Câu 4: (0,5đ)- Dòng nào dưới đây toàn là từ láy?

a.thơm thảo, hoa hồng, mảnh dẻ

b.trắng trẻo, ngập ngừng, ngọt ngào

c.hương thơm, hoa hồng, ngọt ngào

Câu 5: (0,5đ)- Câu: “Gặp hoa ngọc lan, Thần lại hỏi:” có mấy động từ?

a.Không có động từ nào

b.Có một động từ: gặp

c.Có hai động từ: gặp. hỏi

Câu 6: (0,5đ)- Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu kể Ai thế nào?

a.Còn bạn hoa cỏ thì mảnh dẻ, lại ở sát đất.

b.Thần liền tặng hoa hồng làn hương quí báu.

c.Ngọc lan là loài hoa thơm nhất.

Câu 7: (0,5đ)- Vì sao hoa râm bụt không được Thần ban tặng hương thơm? ………………………………………………………………………………



ĐỀ 9

  • SUỐI NHỎ, HỒ NƯỚC VÀ BIỂN LỚN
Một con suối nhỏ chảy đến một hồ nước trong xanh. Nó nói với hồ:

- Anh Hồ Nước ơi, anh cho tôi đi theo với!

Hồ Nước liếc nhìn dòng suối nhỏ bé, rồi đáp:

- Ở đây ta cần gì đến con suối tí xíu như ngươi!

Dòng suối đành tiếp tục chảy. Chẳng mấy chốc, nó đã ra đến gần biển. Nó thấy biển rộng mênh mông thì mừng lắm. Nó khẩn khoản nói với biển:

- Bác Biển ơi, xin bác nhận cháu đi!

Biển lớn chìa tay ra phía trước, vồn vã đáp:

- Nhanh lên cháu. Chúng ta đang chờ cháu đấy.

Dòng suối mừng rỡ chảy thật nhanh về phía trước, băng qua một đoạn đường đầy đá nhọn hiểm trở mà chẳng hề thấy mệt. Chỉ một loáng sau, dòng suối bé nhỏ đã được hòa vào biển lớn.

Mùa hạ đến, hồ nước cô độc cạn khô tới đáy nhưng biển lớn thì luôn dạt dào sóng biếc.

Theo Truyện dân gian

Khoanh tròn trước ý đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu sau

Câu 1. (0,5đ) Hồ nước nói gì khi dòng suối xin nó theo cùng?


A. Hãy đi nhanh ra biển lớn.

B. Ta không cần một dòng suối bé xíu.

C. Đừng chảy vào hồ nước trong xanh của ta.

Câu 2. (0,5đ) Vì sao hồ nước nói như thế?

A. Vì kiêu ngạo

B. Vì sợ suối làm bẩn mình

C. Vì muốn suối ra được biển lớn

Câu 3. (0,5đ) Biển lớn làm gì khi dòng suối xin biển nhận nó?

A. Chìa tay, mời suối hãy đến nhanh với biển.

B. Chỉ tay, mách đường cho suối chảy đi nơi khác.

C. Thử thách suối, bảo nó hãy băng qua đoạn đường đá nhọn hiểm trở.

Câu 4: (0,5đ) Câu chuyện kết thúc như thế nào khi mùa hạ đến?

  • Hồ đầy ăm ắp nước và biển lớn vẫn có những con sóng dạt dào.
  • Hồ nước cạn khô tới đáy, còn biển lớn vẫn luôn dạt dào sóng biếc.
  • Hồ nước cạn khô tận đáy, biển chẳng còn một con sóng nhỏ.
Câu 5. (0,5đ) Vì sao nắng mùa hạ làm cạn hồ, không làm cạn được biển?

A. Vì mùa hạ không có mưa, chỉ có nắng.

B. Vì hồ không có sóng biếc như biển.

C. Vì hồ cô độc, còn biển nhận nước từ sông, suối chảy vào.

Câu 5. (1 đ) Câu chuyện muốn khuyên em điều gì?

………………………………………………………………………………

Câu 6. (1 đ) Em hãy đặt một câu hỏi để chê trách sự kiêu ngạo của hồ nước.

…………………………………………………………………………………

Câu 8. (1,5 đ) Gạch bỏ từ không phải là tính từ trong mỗi dòng sau

A. Trong xanh, đỏ thắm, vàng tươi, hoa cúc.

B. nhảy dây, tí xíu, khổng lồ, cao vút.

C. Mênh mông, bát ngát, cây cối, bao la

KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học : 2021– 2022
Môn: Tiếng Việt
  • Họ và tên: ................................................................................................................... lớp ..............
Điểm
Đọc:.....................
Viết: .....................
Tiếng Việt: .............


I. Đọc hiểu

BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

Trích NGUYỄN QUỲNH

*Dựa vào nội dung bài văn, hãy khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu7)

Câu 1:
Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì ?

A. Đầy ánh sáng. B. Đầy màu sắc. C. Đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
Câu 2: Từ “búp vàng” trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. chỉ gì ?

A. Chim vàng anh. B. Ngọn bạch đàn. C. Ánh nắng trời.

Câu 3: Vì sao nói đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót như “đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ” ?

A. Vì tiếng hót còn ngân nga mãi trong không gian.

B. Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà.

C. Vì tiếng hót còn lưu luyến mãi với cửa sổ của bé Hà.

Câu 4: Câu hỏi “ Sao chú chú vàng anh này đẹp thế ?” đung để thể hiện điều gì ?

Thái độ khen ngợi.

Sự khẳng định.

Yêu cầu, mong muốn.

Câu 5: Trong dòng các dòng dưới đây, dòng nào có 2 tính từ ?

A. óng ánh, bầu trời B. rực rỡ, cao C. hót, bay
Câu 6: Đặt câu với các tính từ trắng, đẹp theo mẫu câu "Ai thế nào ?" a)..................................................................................................................

b)...................................................................................................................
Câu 7: Câu “ Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.” Có mấy động từ ?

A. Hai động từ ( là các từ.............................)

B. Ba động từ ( là các từ.......................................................)

C. Bốn động từ ( là các từ...............................................

G¹ch dưới tõ kh«ng ph¶i lµ tÝnh tõ trong mçi d·y tõ sau

1. tèt, xÊu, hiÒn, khen, th«ng minh, th¼ng th¾n

2. đỏ tươi, xanh th¾m, vµng ãng, hiÓu biÕt, tÝm biÕc

3. trßn xoe, mÐo mã, lo l¾ng, dµi ngo½ng, nÆng trÞch, nhÑ tªnh

ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn: Tiếng Việt
  • Họ và tên: ................................................................................................................... lớp ..............
I. Đọc hiểu

  • CÂU CHUYỆN CỦA DÒNG SÔNG
Tôi nhớ trước kia khi còn khỏe mạnh, tôi có một mái tóc dài óng ả với hàng nghìn bông hoa đua nhau nở vào mỗi dịp xuân về. Mùi hương lan tỏa khắp nơi khiến cho từng đàn ong bé xíu nhấp nhô trong các khóm hoa, các nàng bướm xinh đẹp với đôi cánh đầy màu sắc đua nhau về tung tăng dạo chơi trong các khóm hoa. Biết bao loài tôm cá đã sống ở đây. Chúng làm cho cuộc sống của tôi đầy ý nghĩa.Các cô gái với mái tóc xõa dài trên làn nước trong mát, ca những bài hát ca ngợi về tôi. Những đứa trẻ nô đùa trong làn nước, những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân đang tung lưới trên mặt nước tạo ra nốt nhạc tươi vui của cuộc sống.

Giờ tôi đã mất đi tất cả. Mái tóc dài óng ả giờ đầy ắp rác. Những mảnh chai lọ,túi ni lông, thậm chí là xác chết đã bốc mùi của các vật nuôi trôi nổi lềnh bềnh. Những bông hoa xinh đẹp giờ héo tàn, ủ rũ rồi khô chết. Cơ thể tôi bốc mùi hôi thối với dòng nước đen ngòm với vô số thứ bẩn thỉu. Tôm cá từng gắn bó với tôi giờ chẳng còn. Những hàng cây xanh tươi hai bên bờ giờ chẳng còn giữ được dáng vấp như xưa. Chúng ủ rũ héo tàn, màu lá đen thẫm vàng vọt chẳng khác nào một người bệnh. Tôi đang hấp hối từng ngày.

Theo Bùi Bá Hân

Khoanh tròn trước ý đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu sau

Câu 1. (0,5đ) Dòng sông trước đây được miêu tả như thế nào?


A. Cây cối tươi tốt, ong bướm dập dìu, tôm cá rất nhiều.

B. Mặt trời rực rỡ, dòng nước mát lạnh, tàu bè ngược xuôi.

C. Mặt trời ấm áp, dòng nước trong vắt, hoa thơm khoe sắc.

D. Hàng tre râm mát, nước trôi lững lờ, hoa thơm khoe sắc.

Câu 2. (0,5đ) Con người gắn bó với dòng sông như thế nào?

A. Sáng sớm, thuyền của ngư dân tung lưới đánh cá trên sông.

B. Buổi trưa lũ trẻ chơi trò chơi thả thuyền lá trên sông.

C. Chiều chiều, mọi người rủ nhau ra sông tắm mát.

D. Trên sông, các cô gái ca hát, trẻ em nô đùa, ngư dân tung lưới đánh cá

Câu 3. (0,5đ) Dòng sông hôm nay thế nào?

A. Hạn hán kéo dài khiến dòng sông khô cạn nước.

B. Nước thải từ nhà máy xả xuống sông khiến tôm cá chết.

C. Rác thải ngập đầy, cây cối chết rũ, tôm cá chẳng còn.

Câu 4: (0,5đ) Câu chuyện kết thúc như thế nào khi mùa hạ đến?

  • Hồ đầy ăm ắp nước và biển lớn vẫn có những con sóng dạt dào.
  • Hồ nước cạn khô tới đáy, còn biển lớn vẫn luôn dạt dào sóng biếc.
  • Hồ nước cạn khô tận đáy, biển chẳng còn một con sóng nhỏ.
  • Mưa lũ kéo dài khiến dòng sông nước đục ngầu
Câu 5. (0,5đ) Tại sao dòng sông không còn tôm cá?

A. Chúng thay đổi nơi sinh sống theo mùa .

B. Nước sông bị ô nhiễm khiến chúng không thể sống ở nơi đây.

C. Chúng tìm đến nơi khác có nhiều thức ăn hơn.

D. Nước sông đã cạn khiến chúng chuyển đi nơi khác.

Câu 5. (1 đ) Đặt mình vào vai dòng sông, hãy viết một lời kêu cứu.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6. (1 đ) Em sẽ làm gì nếu nơi em sống cũng có một dòng sông đang hấp hối?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............…………………………………………………………………………………………………….............

Câu 6. (1đ) Dòng nào dưới đây gồm các tính từ?

  • Óng ả, bé xíu, tung tăng
  • Trong mát, tươi vui, gắn bó.
  • Đen ngòm, hấp hối, bẩn thỉu
  • Khỏe mạnh, xanh tươi, vàng vọt
Câu 7. (1 đ) Chọn từ chỉ thời gian “đã, đang, sẽ, sắp” điền vào chỗ trống cho thích hợp:

Tôi .......... quét nhà thì nghe tiếng Quang gọi: Nam ơi, bọn mình ra sông nhặt rác đi!” Tôi trả lời: “Đợi tớ một chút, tớ ..................quét nhà xong rồi. Cậu đợi tớ ngoài ngõ, bọn mình ............rủ cả Tuấn đi nhé!” Chỉ một lúc sau, cả ba chúng tôi............có mặt ở bờ sông.

Câu 8. (0,5đ) Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............…………………………………………………………………………………………………….............

……………………………………………………………………………………………………............. TOÁN
Bài 1
)Đặt tính rồi tính:(2 điểm)

a. 75457 + 4843 b.95879 – 60387

c.362 315 d. 22602 : 72

Bài 2a, Tính bằng cách thuận tiện nhất (1đ)

215 32 + 215 68 ( 25 36) : 9

b. Tìm x : (1 đ) x 31 = 4867 x : 21 = 413

Bài 3) (2đ) Một trường tiểu học có 672 học sinh, số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ là 92 em. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ?

Bài 4(1đ) Khi nhân một số tự nhiên với 44, bạn Mai đã đặt các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên tìm được kết quả là 2096. Em hãy giúp bạn Mai tìm tích đúng của phép nhân đó.

ÔN TẬP HỌC KỲ I
Họ và tên: ................................................................................................................... lớp ..............



ĐỌC HIỂU

CHIẾC VÒNG ĐEO TAY

Từ lâu, Hằng ao ước có một chiếc vòng đeo tay. Chị Diệu bên hàng xóm có một chiếc vòng màu trắng ngà rất đẹp. Chị bảo: “Nếu em thích, chị để cho. Mười ngàn đấy!”. Nhưng tiền Hằng để dành mới được ba ngàn ... Chiều ấy, mẹ đưa Hằng tờ mời ngàn gấp đôi, bảo Hằng mang trả bác Liên bán rau. Trên đường đi, Hằng gặp chị Diệu. Chị hỏi Hằng có tiền mua vòng chưa. Hằng thò tay vào túi mân mê đồng tiền mẹ đưa. Lạ chưa? Hình như có hai tờ chứ không phải một. Hằng lấy ra xem thì đúng là hai tờ mười ngàn. Thì ra hai tờ tiền kẹp dính mà mẹ không biết. Thấy vậy, chị Diệu nhón lấy một tờ rồi giúi vào tay Hằng chiếc vòng.

Đã có chiếc vòng như mong ước nhưng Hằng lại cảm thấy bứt rứt. Mẹ làm việc suốt ngày, kiếm từng đồng để nuôi chị em Hằng. Thế mà ...

Tối ấy, Hằng đặt chiếc vòng vào tay mẹ, mếu máo: “Mẹ tha lỗi cho con ...”, rồi kể mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ cầm chiếc vòng lên xem, ôn tồn bảo: “Lần sau, con thích gì thì bảo mẹ mua. Đừng làm thế nhé!” Nghe mẹ nói vậy, Hằng thở phào nhẹ nhõm. Đêm ấy, cô bé đã ngủ một giấc thật ngon lành.

Dựa vào nội dung bài đọc trên, hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi duới đây:

Câu 1: Vì sao lúc đầu Hằng không mua được chiếc vòng tay?


A. Vì không có đủ mười ngàn.

B. Vì mẹ không cho mua vòng.

C. Vì chị Diệu không bán vòng.

Câu 2: Vì sao sau đó Hằng mua được chiếc vòng?

A. Vì mẹ cho tiền.

B. Vì Hằng đã dành đủ tiền.

C. Vì Hằng đã lấy tiền mẹ đưa thừa để mua.

Câu 3: Vì sao có được chiếc vòng, Hằng lại bứt rứt?

A. Vì Hằng không còn thích chiếc vòng.

B. Vì Hằng tiếc tiền, không muốn mua nữa.

C. Vì Hằng thương mẹ, ân hận vì đã dối mẹ.

Câu 4: Vì sao, cuối cùng, Hằng cảm thấy lòng nhẹ nhõm?

Vì Hằng đã nói thật với mẹ.

Vì mẹ không mắng Hằng.

Vì Hằng rất hài lòng với chiếc vòng.



Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………


Câu 6: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy?

A. mân mê; bứt rứt; mếu máo; nhẹ nhõm.

B. mân mê; bứt rứt; mếu máo; mong ước;

C. ngon lành; bứt rứt; mếu máo; nhẹ nhõm

Câu 7: Tìm trong bài tập đọc một câu thuộc kiểu câu kể?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8. Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………


Câu 9: Gạch 1 gạch dưới danh từ, 2 gạch dưới động từ có trong câu sau:

Từ lâu, Hằng ao ước có một chiếc vòng đeo tay.”

Câu 10. Trong các câu dưới đây câu nào là câu kể? Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu kể đó.


a) Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.

b) Răng em đau, phải không ?

c) Ôi , răng đau quá !

d) Em về nhà đi.

đ) Mẹ về rồi!

e) Mùa xuân đến trên cánh đồng quê em.

g) Em hãy ra ngoài đợi đã!

KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học : 2021 – 2022
Môn: Tiếng Việt
Họ và tên: .............................................................................Lớp ...........

I. ĐỌC HIỂU: Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:

CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA



Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất, ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

(Theo Báo Điện tử)



Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của bài tập:

Câu 1(0,5đ): Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm là:

A. Tốt, xinh dẹp, vàng óng.
B, Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy.
C, Tốt, to khỏe và trắc mẩy.

Câu 2(0,5đ). Vì sao thứ hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?

A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống nó.

B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt.

C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị nát tan trong đất.

Câu 3(0,5đ). Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất?

A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới.

B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới.

C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn.

Câu 4(0,5đ). Từ vàng óng trong câu: “Từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt.” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ



Câu 5(0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hạt lúa thứ nhất?


A. Nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất.

B. Héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng.

C. Trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh.

Câu 6(0,5đ). Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hạt lúa thứ hai?

A. Bị tan biến vào đất, không còn gì.

B. Thành cây lúa vàng óng, trĩu hạt.

C. Chết dần vì hạn hán, thiếu nước.

Câu 7(1đ)Tìm và ghi lại các từ láy có trong câu sau:

“Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.”

Các từ láy là: …………………………………………………………….

Câu 8(1đ). Theo em, câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì?



…………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..……………………………….........................…………

Câu 9 (1đ) Em hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi hạt lúa thứ hai.

…………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..……………………………….........................…………

Câu 10. (1đ) Hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình .

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………..……………………………….......................

II . KIỂM TRA VIẾT

1.Chính tả : ( 2 điểm ) Đề bài:
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe -viết) một đoạn: Từ đầu đến ...vẫn có thì giờ chơi diều.” trong bài: “Ông trạng thả diều”-sách tiếng Việt 4 tập 1trang 104.

2.Tập làm văn: ( 8 điểm )

Đề bài: Tả một đồ chơi mà em yêu thích.

KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học : 2021 - 2022
Môn: Tiếng Việt
Họ và tên: ................................................................................................................... lớp ..............

I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP :

BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ

Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói :

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được điểm mười. Đề thứ hai có điểm cao nhất là tám với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm sáu với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn một trong ba loại đề này .

Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là mười lăm phút nên tôi quyết định chọn dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba.

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy :

- Thưa thầy, tại sao lại thế ạ ?

Thầy khẽ mỉn cười rồi nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước được điểm mười nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành hiện thực . Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.

Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học : Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ !

Linh Nga

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúmg:

Câu 1. (0,5đ)Thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì?


A. Kiểm tra chất lượng học toán của học sinh.

B. Kiểm tra nếp làm bài của học sinh.

C. Thử thách sự tự tin của học sinh.

Câu 2. (0,5đ)Tại sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai?

A. Vì dạng đề thứ hai được nhiều điểm.

B. Vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, chọn làm cho chắc ăn.

C. Vì học sinh trong lớp thiếu tự tin.

Câu 3. (1đ)Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3. (0,5đ)Tại sao trong lớp không ai dám chọn đề thứ nhất?

A. Vì dạng đề thứ nhất quá khó.

B. Vì học sinh trong lớp thiếu tự tin.

C. Vì dạng đề thứ nhất có nhiều bài chưa được học.

Câu 4. (1,5đ)Hãy tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong đoạn văn sau:

a. Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn ………………….. sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng …………… được điểm mười nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành hiện thực.

b. Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một…………….. : Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ!

Câu 5. (0,5đ)Hãy viết lại một câu kể trong bài.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6. (0,5đ)Gạch dưới động từ trong câu văn sau:

Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học.

Câu 7.(1đ) Viết vào chỗ chấm một câu câu hỏi với mục đích khác cho mỗi tình huống sau:

a. Khen một người bạn có lòng tốt đã giúp đỡ mình một việc quan trọng:

………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

b) Muốn bạn giúp mình một việc cụ thể nào đó:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8.(1đ) Gạch bỏ từ không phải là tính từ trong mỗi dòng sau

A. Trong xanh, đỏ thắm, vàng tươi, hoa cúc.

B. nhảy dây, tí xíu, khổng lồ, cao vút.

C. Mênh mông, bát ngát, cây cối, bao la



II. PHẦN VIẾT

a. Chính tả
: Cánh diều tuổi thơ

b. Tập làm văn: Tả một đồ chơi hoặc đồ dùng học tập của em.

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Năm học : 2021– 2022
Môn: Tiếng Việt
  • Họ và tên: ................................................................................................................... lớp ..............
Điểm
Đọc:.....................
Viết: .....................
Tiếng Việt: .............
Nhận xét của giáo viên


ĐỌC HIỂU

CÂY XOÀI

Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.

Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngả sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.

Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:

- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !

Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.

Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.

(Mai Duy Qúy)



Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất và ghi ý trả lời đúng



Câu 1: (0,5đ)Vì sao cây xoài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà hàng xóm ?

A. Vì tán cây lan rộng.

B. Vì gió bão làm bật rễ.

C. Vì cây mọc trên đất của hai nhà.

Câu 2: (0,5đ)Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ?

A. Thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.

B. Không có ý kiến gì.

C. Tức giận, không biếu xoài nữa.



Câu 3: (0,5đ)Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này ?


A. Không nên cãi nhau với hàng xóm.

B. Bài học về cách sống tốt ở đời.

C. Không nên chặt cây cối.

Câu 4: (1đ) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

............................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5: (0,5đ)Câu: “Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng.” thuộc kiểu câu kể:

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

Câu 6(1đ) Trong đoạn văn:

“Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:

- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !”

Dấu gạch ngang dùng để làm gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.

B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

C. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

Câu 7: (1đ) Câu:Ba tôi trồng một cây xoài.”

- Chủ ngữ của câu là: ....................................................................................................

- Vị ngữ của câu là: .....................................................................................................

Câu 8: (1đ) Tìm và ghi lại 1 câu kể có trong bài văn.

..........................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................

Câu 9 (1đ) Chuyển câu kể sau thành câu khiến

Ba trồng một cây xoài.

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................



II. PHẦN VIẾT

- Chính tả: Viết bài “Hoa giấy” (SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 95)

- Tập làm văn: Em hãy tả một cây cho bóng mát (hoặc cây hoa, cây ăn quả) mà em thích.

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Năm học : 2021 – 2022
Môn: Tiếng Việt

  • Họ và tên: ................................................................................................................... lớp ..............
Điểm
Đọc:.....................
Viết: ....................
Tiếng Việt: .........

ĐỌC HIỂU CON SẺ

Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tưởng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm hả rộng đầy răng của con chó.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ mà khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh lớn hơn ý muốn của nó vẫn cuốn nó xuống đất.
Con chó của tôi dừng lại và lùi... Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục.
Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.

Theo I.Tuốc-ghê-nhép​

Dựa vào nội dung bài đọc “CON SẺ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

Câu 1. (0,5đ) Con chó định làm gì?

a. Con chó định trốn.

b. Con chó chậm rãi lại gần con sẻ non

c. Con chó định bắt con sẻ non

Câu 2. (0,5đ) Việc gì đột ngột xẩy ra khiến con chó dừng lại?

a. Một hòn đá rơi từ trên cao xuống trước mõm nó.

b. Một con sẻ già từ trên cây lao xuống.

c. Người chủ gọi nó lại.

Câu 3. (0,5đ) Trong mắt con sẻ già, hình ảnh con chó hiện lên như thế nào?

a.Như một con chó khổng lồ.

b.Như một con quỷ khổng lồ.

c. Như một con quái vật khổng lồ.





Câu 3. (0,5 đ) Dòng nào dưới đây miêu tả hành động dũng cảm của con sẻ già?

a. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục.

b. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.

c. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con.

Câu 4. (0,5đ) Vì sao tác giả thán phục sẻ già?

a. Vì hành động dũng cảm đối đầu với con vật lớn hơn mình rất nhiều để cứu con của sẻ già.

b. Vì hành động dũng cảm đối đầu với con vật lớn hơn mình rất nhiều để ra oai của sẻ già.

c. Vì hành động dũng cảm đối đầu với con vật lớn hơn mình rất nhiều để thoát thân của sẻ già.

Câu 6. (0,5đ) Điều gì ở con sẻ già khiến tác giả thán phục?

Vẻ đẹp của bộ ức đen nhánh.

Tiếng kêu tuyệt vọng và thảm thiết.

Tình yêu của nó dành cho sẻ con.

Câu 7(2đ). Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.



a. Câu kể “Ai làm gì?”.1. Căn nhà trống vắng.
b. Câu kể “Ai thế nào?”.2. Tôi là một búp non.
c. Câu kể “Ai là gì?”.3. Bạn đừng giấu!
d. Câu cầu khiến.4. Thanh niên lên rẫy.


Câu 8. (1đ). Xác định chủ ngữ, vị ngữ câu sau:

Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm hả rộng đầy răng của con chó.

Chủ ngữ :…………………………………………………………………………………

Vị ngữ :…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Câu 9. (1đ) Tìm trong đoạn văn một câu kể:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

II. PHẦN VIẾT

- Chính tả: Hoa học trò. (viết đoạn từ đầu đến nỗi niềm bông phượng.)

- Tập làm văn: Em hãy tả một cây mà em thích.


I.Đọc hiểu:

HẠ NẮNG

Hè về. Trường tôi đã vắng bóng học trò. Phượng đỏ tung mình trong không gian và hoa rụng rơi, tạo thành lớp thảm đỏ dưới chân người qua lại. Nắng len vào từng nhánh lá, chen vào cánh hoa. Những chùm nắng rạo rực nhảy múa trên cây phượng và những ngôi nhà cao tầng. Nắng thỏa sức chạy và lan mình đến nơi nó thích. Nắng chỉ sợ mây. Duy nhất những chùm mây xốp mới có thể che chắn nắng. Mà mây thì không phải lúc nào cũng có. Mặc dầu biết chói chang nhưng nắng nóng vẫn khiến người ta bất ngờ. Bốn bề chỉ có nắng và nắng, đất trời chói chang nắng nóng. Tôi đi trên con đường làng, thấy rơm rạ nằm vùi thỉnh thoảng lại được tung hứng và bay lên bởi những cơn gió tinh nghịch. Trẻ chăn trâu chơi trò trốn tìm quanh những cây rơm. Bốn bề ngát hương cỏ và mùi rơm rạ. Hình như đất trời chỉ tập trung sắc màu vào mùa. Vì vậy rơm rạ vàng ươm, nắng vàng rực. Hoa cúc vàng tươi. Sắc cúc đã bị nắng hè nhuộm thẫm, chứ không mơ màng như mùa thu. Sắc vàng chắt chiu và dồn lại như được đem ra từ cổ tích, cho không gian mờ ảo, sương khói.



*Dựa vào nội dung bài văn, hãy khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu7)

Câu 1: Bài văn viết về mùa nào trong năm ?


A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 2: Loài hoa nào dưới đây được nhắc đến trong bài văn ?

A. Hoa hồngB. Hoa maiC. Hoa cúcD. Hoa đào
Câu 3: Những đứa trẻ chăn trâu đã chơi trò chơi gì ?

A. Bịt mắt bắt dêB. Thỏ nhảyC. Kéo coD. Trốn tìm
Câu 4: Trong đoạn văn trên, nắng sợ gì ?

A. Mây B. Mưa C. Cây D. Nhà
Câu 5: Từ nào dưới đây viết đúng tên riêng nước ngoài ?

A. Xi - ôn - cốp - xki B. Xi - Ôn - Cốp - xki

C. Xi - Ôn - Cốp - XKi D. Xi - Ôn - cốp - xki

Câu 6: Từ “đỏ” trong câu "Phượng đỏ tung mình trong không gian và hoa rụng rơi, tạo thành lớp thảm đỏ dưới chân người qua lại" là?

A.Danh từ riêngB. Danh từ chungC. Động từD.Tính từ
Câu 7: Gạch dưới danh từ có trong câu văn sau:

Những chùm nắng rạo rực nhảy múa trên cây phượng và những ngôi nhà cao tầng.

Câu 7: Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu các câu hỏi đã giữ phép lịch sự trong các câu dưới đây:

Mình mượn Nam cục tẩy có được không?

Nếu Nam không dùng thì cho mình mượn cục tẩy nhé?

Mượn cục tẩy một lúc được không?

Ê, mượn cục tẩy một lúc, chịu không?

Bài 8: Viết vào chỗ chấm một câu câu hỏi với mục đích khác cho mỗi tình huống sau:

a. Khen một người bạn có lòng tốt đã giúp đỡ mình một việc quan trọng:

………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

b) Muốn bạn giúp mình một việc cụ thể nào đó:

…………………………………………………………………….…………………………

…………………………………………………………………………………………………

II.Phần viết
a. Chính tả. Viết bài “ Cánh diều tuổi thơ”

B. Tập làm văn: Tả một đồ chơi mà em thích










































Trâu non giả ốm

Trong một gia đình nông dân nọ có nuôi một con trâu non và một con ngựa già. Ngày thường, chúng cùng nhau ra đồng cày ruộng giúp chủ, ngày nào cũng sáng đi sớm, tối về muộn, rất cực nhọc.

Một hôm, trâu non nói với ngựa già: "Hôm nay tôi giả vờ bị ốm nhé, nghỉ ngơi một chút."

Ngựa già nghe vậy liền nói: "Không được đâu, chúng ta cần làm việc cho xong vì mùa màng đâu có đợi người chứ."

Nhưng trâu non không nghe, nó vẫn giả vờ đổ bệnh. Người nông dân nhìn thấy trâu rệu rã, không thần sắc liền mang cho nó ít cỏ non và ngũ cốc, cố gắng giúp nó cảm thấy thoải mái một chút.

Đợi ngựa già đi làm đồng về, trâu non liền đến hỏi tình hình. Ngựa thật thà đáp: "Không cày được nhiều như những hôm trước nhưng chúng tôi cũng đã cày được một đoạn tương đối dài."

Trâu non lại hỏi: "Ông chủ có nói gì không?"

"Không" – ngựa đáp.

Ngày hôm sau, trâu non vẫn muốn làm biếng, giả vờ ốm chưa khỏi. Khi Ngựa đi làm đồng trở về, nó liền hỏi ngay: "Hôm nay thế nào?"

Ngựa đáp: "Tôi cho rằng không tệ lắm, nhưng số ruộng đã cày không được nhiều."

"Thế ông chủ có nói gì không?"

"Ông chủ chẳng nói gì với tôi", ngựa nói, "nhưng tôi thấy ông ấy đứng lại nói chuyện với người đồ tể rất lâu."

KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học : 2021 – 2022
Môn: Tiếng Việt​
  • Họ và tên: ................................................................................................................... lớp ..............
Điểm
Nhận xét của giáo viên
...............................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

I,Đọc hiểu

KHOẢNG LẶNG

Một buổi sáng, tôi thức dậy với một tâm trạng nặng nề và chán nản : cuộc sống chẳng dành cho tôi chút ưu ái nào !

Trên xe buýt, tôi đưa mắt nhìn qua băng ghế đối diện. Một cô bé có khuôn mặt xinh xắn và ánh mắt sáng ngời khẽ gật đầu chào tôi với nụ cười rạng rỡ. Khi xe đến trạm cuối cùng, mọi người nhanh chân bước xuống, chỉ riêng cô bé lê từng bước. Tôi bất giác nhìn lại và bàng hoàng nhận ra, cô bé đang phải di chuyển rất khó nhọc bằng đôi nạng gỗ.

Sau một ngày làm việc căng thẳng, tôi tranh thủ ghé vào tiệm tạp hóa để mua thực phẩm, một cậu bé chứng mười tuổi đang giúp mẹ bán hàng. Cậu nghiêng đầu mỉm cười khi trao cho tôi túi hàng đã được buộc chặt. Trước khi bước ra, tôi âu yếm xoa đầu và hỏi tên. Cậu bé chỉ lắc đầu quầy quậy rồi đưa mắt nhìn mẹ như muốn nói điều gì .

- Cháu nó không nói được cô ạ … - Người mẹ hạ giọng trả lời thay con.

Khi băng qua đường, tôi bắt gặp một cậu bé đang đứng khép mình nơi góc tường mắt chăm chú dõi theo những đứa trẻ khác chơi đùa trên hè phố, rồi khúc khích cười theo. Tôi đến bên cạnh và hỏi :

- Sao cháu không cùng chơi với các bạn ?

Cậu bé không trả lời, đôi mắt vẫn hướng về phía trước. Tôi chợt nhận ra cậu không thể nghe được lời tôi nói …

Bây giờ , tôi mới nhận ra mình mới thật là diễm phúc vì được cuộc sống ban tặng một cơ thể lành lặn và khỏe mạnh.

Tôi tự nhủ sẽ sống thật xứng đáng với những điều may mắn mà cuộc sống đã ban tặng.

Trong hành trình đầy thử thách của cuộc đời, tôi và các bạn, tất cả chúng ta đều luôn phải đối mặt với những khó khăn . Hãy sẵn sàng đón nhận những gì cuộc sống mang đến và cố gắng vượt qua mọi thử thách. Hãy tin yêu và đón nhận cuộc sống này bằng tâm hồn lạc quan và niềm tin mãnh liệt như những cố bé, cậu bé đáng yêu kia.

Hôm nay, những cô bé, cậu bé ấy đã cho tôi một bài học về giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống mà tôi may mắn có được.,

Phớt Niu

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :

Câu 1. Cô bé mà tác giả gặp trên xe buýt có thái độ như thế nào với mọi người xung quanh ?


a. Luôn chào hỏi mọi người với thái độ thân thiện.

b. Gật đầu chào hỏi mọi người với nụ cười rạng rỡ.

c. Vui vẻ hỏi thăm mọi người.

Câu 2. Cậu bé giúp mẹ bán hàng trong tiệm tạp hóa có thái độ như thế nào với khách ?

a. Luôn chào hỏi khách.

b. Luôn tận tình hướng dẫn các mặt hàng mới.

c. Nghiêng đầu mỉm cười khi trao túi hàng đã buộc chặt.

Câu 3. Cậu bé mà tác giả gặp trên hè phố đã “ chơi ” cùng các bạn như thế nào ?

a. Chơi đuổi bắt cùng các bạn.

b. Chăm chú theo dõi các bạn chơi đùa rồi khúc khích cười theo.

c. Chơi đánh trận giả cùng các bạn.

Câu 4. Những cô bé, cậu bé gặp trên đường đã để lại ấn tượng gì cho tác giả ?

a. Cho tác giả một bài học về giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống.

b. Tác giả vô cùng thương xót các em và tự nhủ phải làm một điều gì đó cho các em.

c. Tác giả thấy mình thật may mắn quá vì không bị khuyết tật như các em.

Câu 5. Câu văn nào sau đây nói rõ nhất ý nghĩa của câu chuyện ?

a. Trong hành trình đầy thử thách của cuộc đời, tôi và các bạn, tất cả chúng ta đều luôn phải đối mặt với những khó khăn .

b. Hãy sẵn sàng đón nhận những gì cuộc sống mang đến và cố gắng vượt qua mọi thử thách.

c. Hãy tin yêu và đón nhận cuộc sống này bằng tâm hồn lạc quan và niềm tin mãnh liệt .

Câu 6: Gạch dưới tính từ trong câu văn sau:

“Một cô bé có khuôn mặt xinh xắn và ánh mắt sáng ngời khẽ gật đầu chào tôi với nụ cười rạng rỡ.”

Câu 7: Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:

  • Để khen ngợi :
  • ..............................................................................................................................................................
b.Để yêu cầu, đề nghị: ..................................................................................................................................................................

Câu 8: Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu các câu hỏi đã giữ phép lịch sự trong các câu dưới đây:​

Mình mượn Nam cục tẩy có được không?

Nếu Nam không dùng thì cho mình mượn cục tẩy nhé?

Mượn cục tẩy một lúc được không?

Ê, Nam mượn cục tẩy một lúc được không?

Câu 9. Gạch dưới từ chỉ thời gian dùng sai trong câu dưới đây, rồi sửa lại cho đúng:

Nó đang khỏi ốm từ tuần trước.

→ ……………………………………………………………………………………..

Ông ấy đã bận, nên không tiếp khách.

→ ……………………………………………………………………………………….

II.Phần viết
a. Chính tả. Viết bài “ Cánh diều tuổi thơ”

B. Tập làm văn: Tả một đồ chơi mà em thích

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2021-2022
Môn : Tiếng Việt 4
Thời gian làm bài : 75 phút
Họ và tên: .......................................................... Lớp : ........... Số báo danh :........

I. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Lộc non

Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.

Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.

Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa.

Nhưng kìa, một cô bé đang đạp xe đi tới. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười. Xe chầm chậm dừng lại. Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. Có một đợt gió, cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt. Cô bé rụt cổ lại cười thích thú, cái cười không thành tiếng. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn... Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người.

Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.

(Trần Hoài Dương)​

Ghi chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây vào tờ giấy kiểm tra :

Câu 1: Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh?


Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa

còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.

Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá

đã xanh đậm.

Những vòm lộc non đang đung đưa ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà.

Ban đêm, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá

đã xanh đậm

Câu 2: Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa?

A. Vì thấy lộc đa biến đổi nhanh quá.

B. Vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh nhớ quê nhà ở miền Bắc.

C. Vì tác giả chưa bao giờ nhìn thấy vòm đa.

D. Vì thấy lộc đa biến đổi chậm quá.

Câu 3: Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”?

Vì lộc non làm tác giả thấy lòng ấm áp nhưng nó trở thành chiếc lá quá nhanh.

Vì cô bé đạp xe đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh.

Vì đó là tâm trạng khi nghĩ về quê hương: quê hương có bao điều ấm áp nhưng xa quê, nhớ quê nên nao nao buồn.

Vì cô bé đi bộ đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh.



Câu 4: Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy?

A.
Vắng lặng, hiếm hoi, ngẩn ngơ, chang chang

Lất phất, đung đưa, loang loáng, lặng lẽ.

Nhỏ nhẹ, chang chang, nhè nhẹ, bịn rịn.

đung đưa, loang loáng, bịn rịn, tươi tốt.

Câu 5: Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc.”, bộ phận nào là chủ ngữ?

Những vòm lộc non

Những vòm lộc non đang đung đưa

Những vòm lộc non đang đung đưa kia

Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ

Câu 6: Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.” có mấy tính từ?

Một tính từ. Đó là: non tơ.

Hai tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi.

Ba tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thãi.

Ba tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thãi, chứng kiến.

Câu 7: Câu nào dưới đây là câu kể “Ai làm gì?”

Cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh.

Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.

Tôi biết trời vẫn chang chang nắng.

Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú.

Câu 8: Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:

Để khen ngợi :.....................................................................................

Để yêu cầu, đề nghị: ...........................................................................

Câu 9: Trong câu “Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên nhìn lên vòm xanh.” có.

A.Một động từ. Đó là từ: ...........................................................................
B. Hai động từ. Đó là các từ: .................................................................
C. Ba động từ. Đó là các từ: ...................................................................
D. Bốn động từ. Đó là các từ: ..................................................................

II . Kiểm tra viết

1.Chính tả : ( 2 điểm ) Đề bài:
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe -viết) một đoạn trong bài: “trung thu độc lập”-sách tiếng Việt 4 tập 1 trang 66.

Từ “Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai đến hết”

2.Tập làm văn: ( 8 điểm )

Đề bài: Tả một đồ chơi mà em yêu thích.










Đề bài: Giáo viên đọc cho học sinh (nghe -viết) một đoạn trong bài: “trung thu độc lập”-sách tiếng Việt 4 tập 1 trang 66.

Từ “Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai đến hết”

B.HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ– CHO ĐIỂM

MÔN : TIẾNG VIỆT ( đọc hiểu )



I.Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm



Câu​
1​
2​
3​
4​
5​
6​
7​
Đáp án​
B​
A​
C​
C​
C​
C​
A​
Điểm​
0.5​
0.5​
0,5​
1​
1​
1​
1​

  • Câu 8: Mỗi câu đặt đúng được 0,5 điểm.
  • Câu 9:(1điểm) D, đó là các từ: ngồi, ngửa, nheo, nhìn.
II.Chính tả (2 điểm).

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn:2, 5 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định trừ: 0,1 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 0,25 điểm toàn bài (nếu phạm 1 nội dung trừ 1điểm).



III.Tập làm văn (8 điểm).

1. Nội dung: (7,5 điểm).


a. Mở bài: (1,5 điểm).

Giới thiệu được đồ chơi mà em thích nhất

b. Thân bài: (5 điểm).

- Tả bao quát: hình dáng, chất liệu, màu sắc..

- Tả các bộ phận có đặc điểm nổi bật xen kẽ tình cảm của em với đồ vật đó.

* Lưu ý: trong phần thân bài, học sinh có thể không làm rạch ròi từng phần mà có thể lồng ghép, kết hợp các ý trên.

c. Kết luận: (1 điểm )

- Nêu tác dụng hoặc tình cảm của em với đồ vật đó.

2. Hình thức: (0,5 điểm).

- Đúng thể loại, bài viết có ý tưởng phong phú, hay: (0,25 điểm).

- Nếu bài văn có chữ viết đẹp, dưới 3 lỗi chính tả: (0,25 điểm).


KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học : 2021– 2022
Môn: Tiếng Việt
  • Họ và tên: ................................................................................................................... lớp ..............
Điểm
Đọc:.....................
Viết: .....................
Tiếng Việt: .............

I. Đọc hiểu

  • SUỐI NHỎ, HỒ NƯỚC VÀ BIỂN LỚN
Một con suối nhỏ chảy đến một hồ nước trong xanh. Nó nói với hồ:

- Anh Hồ Nước ơi, anh cho tôi đi theo với!

Hồ Nước liếc nhìn dòng suối nhỏ bé, rồi đáp:

- Ở đây ta cần gì đến con suối tí xíu như ngươi!

Dòng suối đành tiếp tục chảy. Chẳng mấy chốc, nó đã ra đến gần biển. Nó thấy biển rộng mênh mông thì mừng lắm. Nó khẩn khoản nói với biển:

- Bác Biển ơi, xin bác nhận cháu đi!

Biển lớn chìa tay ra phía trước, vồn vã đáp:

- Nhanh lên cháu. Chúng ta đang chờ cháu đấy.

Dòng suối mừng rỡ chảy thật nhanh về phía trước, băng qua một đoạn đường đầy đá nhọn hiểm trở mà chẳng hề thấy mệt. Chỉ một loáng sau, dòng suối bé nhỏ đã được hòa vào biển lớn.

Mùa hạ đến, hồ nước cô độc cạn khô tới đáy nhưng biển lớn thì luôn dạt dào sóng biếc.

Theo Truyện dân gian

Khoanh tròn trước ý đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu sau

Câu 1. (0,5đ) Hồ nước nói gì khi dòng suối xin nó theo cùng?


A. Hãy đi nhanh ra biển lớn.

B. Ta không cần một dòng suối bé xíu.

C. Đừng chảy vào hồ nước trong xanh của ta.

Câu 2. (0,5đ) Vì sao hồ nước nói như thế?

A. Vì kiêu ngạo

B. Vì sợ suối làm bẩn mình

C. Vì muốn suối ra được biển lớn

Câu 3. (0,5đ) Biển lớn làm gì khi dòng suối xin biển nhận nó?

A. Chìa tay, mời suối hãy đến nhanh với biển.

B. Chỉ tay, mách đường cho suối chảy đi nơi khác.

C. Thử thách suối, bảo nó hãy băng qua đoạn đường đá nhọn hiểm trở.







Câu 4: (0,5đ) Câu chuyện kết thúc như thế nào khi mùa hạ đến?

  • Hồ đầy ăm ắp nước và biển lớn vẫn có những con sóng dạt dào.
  • Hồ nước cạn khô tới đáy, còn biển lớn vẫn luôn dạt dào sóng biếc.
  • Hồ nước cạn khô tận đáy, biển chẳng còn một con sóng nhỏ.
Câu 5. (0,5đ) Vì sao nắng mùa hạ làm cạn hồ, không làm cạn được biển?

A. Vì mùa hạ không có mưa, chỉ có nắng.

B. Vì hồ không có sóng biếc như biển.

C. Vì hồ cô độc, còn biển nhận nước từ sông, suối chảy vào.

Câu 5. (1 đ) Câu chuyện muốn khuyên em điều gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6. (1 đ) Em hãy đặt một câu hỏi để chê trách sự kiêu ngạo của hồ nước.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7. (1đ) Em hãy đặt một câu để tự hỏi mình.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8. (1,5 đ) Gạch bỏ từ không phải là tính từ trong mỗi dòng sau

A. Trong xanh, đỏ thắm, vàng tươi, hoa cúc.

B. nhảy dây, tí xíu, khổng lồ, cao vút.

C. Mênh mông, bát ngát, cây cối, bao la

II. Phần viết

Chính tả : Ông Trạng thả diều


Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong…..

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước của nước Nam ta.

B.Tập làm văn

Hãy tả một đồ chơi gắn bó với em nhiều kỉ niệm.

1650643468809.png



===============================================================

VÀO LINK HỌC PIANO ĐỆM HÁT, KÉO XUỐNG CUỐI BÀI ĐỂ LẤY PASS NHÉ!


===============================================================

XEM THÊM
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---ĐỌC HIỂU TIẾNG VIỆT LỚP 4.zip
    710.3 KB · Lượt xem: 29
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    35 bộ đề tiếng việt lớp 4 bộ đề thi tiếng việt lớp 4 học kì 1 bộ đề thi tiếng việt lớp 4 học kì 2 bộ đề thi tiếng việt lớp 4 học kỳ 1 bộ đề tiếng việt lớp 4 bộ đề tiếng việt lớp 4 học kì 1 bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 các dạng đề tiếng việt lớp 4 các đề thi tiếng việt lớp 4 học kì 1 giải đề cương tiếng việt lớp 4 một số đề tiếng việt lớp 4 đề bài tập tiếng việt lớp 4 đề bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt 4 đề cương môn tiếng việt lớp 4 đề cương môn tiếng việt lớp 4 học kì 1 đề cương môn tiếng việt lớp 4 học kỳ 1 đề cương môn tiếng việt lớp 4 kì 2 đề cương ôn môn tiếng việt lớp 4 đề cương ôn tập giữa kì 1 tiếng việt 4 đề cương ôn tập môn tiếng việt lớp 4 đề cương ôn tập tiếng việt 4 đề cương ôn tập tiếng việt 4 học kì 1 đề cương ôn tập tiếng việt 4 học kì 2 đề cương ôn tập tiếng việt lớp 4 đề cương on tập tiếng việt lớp 4 cuối năm đề cương on tập tiếng việt lớp 4 học kì 2 đề cương on tập tiếng việt lớp 4 học kỳ 2 đề cương ôn tập tiếng việt lớp 4 kì 1 đề cương ôn tập tiếng việt lớp 4 kì 2 đề cương ôn tập toán và tiếng việt lớp 4 đề cương ôn thi môn tiếng việt lớp 4 đề cương ôn thi tiếng việt lớp 4 đề cương ôn tiếng việt lớp 4 cuối năm đề cương tiếng việt 4 đề cương tiếng việt lớp 4 đề cương tiếng việt lớp 4 cuối kì 2 đề cương tiếng việt lớp 4 giữa học kì 1 đề cương tiếng việt lớp 4 giữa học kì 2 đề cương tiếng việt lớp 4 học kì 1 đề cương tiếng việt lớp 4 học kì 2 đề cương tiếng việt lớp 4 học kỳ 1 đề cương tiếng việt lớp 4 học kỳ 2 đề cương tiếng việt lớp 4 kì 1 đề cương tiếng việt lớp 4 kì 2 đề khảo sát tiếng việt lớp 4 đề khảo sát tiếng việt lớp 4 tháng 10 đề kiểm tra giữa kì i tiếng việt 4 đề kiểm tra học sinh giỏi tiếng việt 4 đề kiểm tra môn tiếng việt 4 cuối năm đề kiểm tra tiếng việt 4 đề kiểm tra tiếng việt 4 học kì 1 đề kiểm tra tiếng việt lớp 4 giữa kì ii đề môn tiếng việt lớp 4 đề on tập hè tiếng việt lớp 4 lên 5 đề thi cuối học kì 1 môn tiếng việt 4 đề thi giao lưu tiếng việt lớp 4 violet đề thi giữa học kì i tiếng việt 4 đề thi hk1 môn tiếng việt 4 đề thi hki môn tiếng việt 4 đề thi học kì 1 tiếng việt 4 violet đề thi học kì 2 tiếng việt 4 violet đề thi học sinh giỏi tiếng việt 4 đề thi môn tiếng việt 4 cuối kì 1 đề thi môn tiếng việt lớp 4 đề thi môn tiếng việt lớp 4 giữa kì 1 đề thi môn tiếng việt lớp 4 học kì 2 đề thi olympic môn tiếng việt lớp 4 đề thi olympic tiếng việt lớp 4 đề thi tiếng việt 4 cuối kì 2 đề thi tiếng việt 4 cuối kì 2 năm 2021 đề thi tiếng việt 4 hk2 đề thi tiếng việt 4 học kì 1 đề thi tiếng việt 4 học kì 2 đề thi tiếng việt lớp 4 bài về thăm bà đề thi tiếng việt lớp 4 giua ki 1 đề thi tiếng việt lớp 4 học kì 1 violet đề thi tiếng việt lớp 4 kì 2 năm 2020 đề thi tiếng việt lớp 4 kì ii đề thi tiếng việt lớp 4 năm 2020 đề thi tiếng việt lớp 4 năm 2021 đề thi tiếng việt lớp 4 năm 2021 kì 2 đề thi tiếng việt lớp 4 vndoc đề thi toán tiếng việt lớp 4 học kì 1 đề thi trạng nguyên tiếng việt lớp 4 vòng 18 đề tiếng việt 4 đề tiếng việt 4 cuối kì 1 đề tiếng việt 4 cuối năm đề tiếng việt 4 giữa kì 1 đề tiếng việt 4 giữa kì 2 đề tiếng việt 4 học kì 1 đề tiếng việt 4 học kì 2 đề tiếng việt 4 kì 1 đề tiếng việt 4 tuần 1 đề tiếng việt 4 tuần 3 đề tiếng việt kì 1 lớp 4 đề tiếng việt lớp 4 đề tiếng việt lớp 4 có đáp án đề thi tiếng việt 4 cuối năm đề tiếng việt lớp 4 cuối học kì 1 đề tiếng việt lớp 4 cuối kì 1 đề tiếng việt lớp 4 cuối kì 2 năm 2021 đề tiếng việt lớp 4 cuối năm đề tiếng việt lớp 4 cuối tuần đề tiếng việt lớp 4 giữa học kì 1 đề tiếng việt lớp 4 giữa học kì 2 đề tiếng việt lớp 4 giữa kì 1 đề tiếng việt lớp 4 học kì 1 đề tiếng việt lớp 4 học kì 2 đề tiếng việt lớp 4 kì 1 đề tiếng việt lớp 4 kì 2 đề tiếng việt lớp 4 năm 2021 đề tiếng việt lớp 4 nâng cao đề tiếng việt lớp 4 tuần 1 đề tiếng việt lớp 4 tuần 11 đề tiếng việt lớp 4 tuần 2 đề tiếng việt lớp 4 tuần 3 đề tiếng việt lớp 4 tuần 5 đề tiếng việt lớp 4 tuần 6 đề tiếng việt lớp 4 tuần 8 đề trắc nghiệm tiếng việt 4 có đáp án đề trạng nguyên tiếng việt lớp 4 vòng 17 đề trạng nguyên tiếng việt lớp 4 vòng 18 đề trạng nguyên tiếng việt lớp 4 vòng 19
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    35,778
    Bài viết
    37,246
    Thành viên
    138,636
    Thành viên mới nhất
    khoahihi

    Thành viên Online

    Top
    CHỈ THÀNH VIÊN VIP MỚI ẨN ĐƯỢC QUẢNG CÁO!

    Chúng tôi hiểu rồi, quảng cáo thật khó chịu!

    Chắc chắn, phần mềm chặn quảng cáo đã loại bỏ quảng cáo của diễn đàn. Điều này là không được phép đối với người dùng truy cập. Chỉ THÀNH VIÊN VIP mới có thể ẩn tính năng quảng cáo.

    XEM THƯ MỤC MIỄN PHÍ❌❌DANH SÁCH THƯ MỤC MIỄN PHÍ UPDATE 2024!!!Hãy tắt chức năng ẩn quảng cáo từ trình duyệt của bạn để tiếp tục sử dụng chức năng của website.

    ƯU ĐÃI ƯU ĐÃI THÀNH VIÊN VIP ⏱ DỊP 30/4 - 1/5
    ĐÃ TẮT CHẶN QUẢNG CÁO    KHÔNG. CẢM ƠN!