Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,452
Điểm
113
tác giả
Các giọng cùng tên. Một vài nét giống và khác nhau của điệu trưởng và thứ. Ý nghĩa của điệu thức trưởng và thứ trong âm nhạc.

Cách xác định giọng

1. Cách xác định giọng
Xác định giọng là việc rất cần thiết khi tìm hiểu hoặc luyện tập một tác phẩm âm nhạc. Điều này giúp người học định hướng được thang âm, giai điệu và hoà âm của tác phẩm.
Muốn xác định giọng của bản nhạc, phải dựa vào hai yếu tố là hoá biểu và âm kết thúc bản nhạc. Một số bản nhạc còn phải dựa vào những yếu tố khác như các dấu hoá bất thường, những âm ổn định trong bản nhạc.
2. Xác định giọng trưởng dựa vào hoá biểu
Dựa vào hoá biểu để dễ dàng tìm được âm chủ của các giọng trưởng.
– Với hoá biểu có dấu thăng, từ dấu thăng cuối cùng tiến lên một quãng hai thứ sẽ là âm chủ của giọng.
Ví dụ : Bản nhạc có hoá biểu 5 dấu thăng, từ dấu La thăng lên quãng 2 thứ ta có âm Si. Đây là giọng Si trưởng.
– Đối với hoá biểu có dấu giáng, âm chủ của giọng sẽ là dấu giáng đứng trước dấu giáng cuối cùng của hoá biểu.
Ví dụ : Bản nhạc có hoá biểu có 3 dấu giáng (Sib, Mib, Lab), vậy Mi giáng sẽ là âm chủ của giọng Mi giáng trưởng. Nếu hoá biểu có 5 dấu giáng (Sib, Mib, Lab, Rêb, Solb), vậy Rê giáng sẽ là âm chủ của giọng Rê giáng trưởng.
3. Xác định giọng dựa vào hoá biểu và âm kết thúc
Dựa vào hoá biểu và âm kết thúc, sẽ xác định được giọng của hầu hết các bản nhạc (trừ bản nhạc không kết thúc về âm chủ).
Untitled

Nhiều bản nhạc không kết thúc về âm chủ, khi đó xác định giọng điệu phải dựa vào những âm ổn định trong bản nhạc. Ví dụ :
Untitled

4. Giọng song song
Một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng hoá biểu, gọi là hai giọng song song. Hai giọng song song là hai giọng có thành phần âm giống nhau. Ví dụ giọng Đô trưởng song song với giọng La thứ :
Untitled

Âm chủ của giọng thứ thấp hơn âm chủ của giọng trưởng song song một quãng 3 thứ. Hay có thể hiện một cách khác là bậc VI của giọng trưởng sẽ là âm chủ của giọng thứ song song. Nếu biết tên giọng trưởng ở hoá biểu nào, sẽ tìm được tên giọng thứ ở hoá biểu đó.
5. Giọng cùng tên
Một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ, gọi là hai giọng cùng tên.
Ví dụ :
  • Giọng Đô trưởng cùng tên với giọng Đô thứ.
  • Giọng Rê trưởng cùng tên với giọng Rê thứ.
  • Giọng Mi trưởng cùng tên với giọng Mi thứ.
  • Giọng Fa trưởng cùng tên với giọng Fa thứ.
  • Giọng Sol trưởng cùng tên với giọng Sol thứ…
Giữa hai giọng cùng tên, ba âm ở bậc III, bậc VI và bậc VII có cao độ khác nhau. Ví dụ so sánh giữa giọng Đô trưởng và giọng Đô thứ.
 
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các gam trưởng cách bấm gam fa trưởng công thức gam công thức gam thứ công thức gam trưởng gam b trưởng gam c trưởng gam d trưởng gam fa thứ gam fa trưởng gam mi thứ gam mi trưởng gam rê thứ gam si thứ gam son thứ gam son trưởng gam thứ gam thứ giai điệu gam thứ guitar gam thứ tự nhiên gam trưởng gam trưởng là gì gam trưởng lớp 7 gam trưởng và gam thứ gam đô thứ gam đô trưởng gam đô trưởng guitar thành lập gam fa thứ viết công thức gam thứ viết công thức gam trưởng
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    34,415
    Bài viết
    35,887
    Thành viên
    135,538
    Thành viên mới nhất
    nhattan17012010

    Thành viên Online

    Top