Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 901

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
Dấu hóa là gì? Dấu hóa theo khóa

Dấu hóa là gì? Dấu hóa là kí hiệu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ của nốt nhạc lên cao hay xuống thấp với khoảng cách ½ cung so với vị trí nó đang đứng. 3 loại dấu hóa thường dùng là: dấu thăng(#), dấu giáng (b), dấu bình (dấu hoàn). Ngoài ra còn có dấu thăng kép và dấu giáng kép Dấu thăng (#)


Bài 13: Dấu hóa



Dấu giáng



Dấu bình



bài 13: dấu hóa



Ảnh hưởng của dấu hóa Tuỳ theo vị trí, dấu hoá có tác dụng và tên gọi như sau:


A.Dấu hóa theo khóa Dấu hoá theo khoá viết ở đầu mỗi khuông nhạc. Dấu hoá này ảnh hưởng đến tất cả nốt nhạc nào mang tên dấu hoá đó. Tất cả các nốt Pha trong bài nhạc đều phải nâng cao lên 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hóa pha thăng ở đầu khoá.


Bài 13: Dấu hóa



Tất cả các nốt Si trong bài nhạc đều phải hạ thấp xuống 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hoá Si giáng ở đầu khoá.


Bài 13: Dấu hóa



*Lưu ý: Chỉ có 2 loại dấu hoá là dấu thăng và dấu giáng được sử dụng làm dấu hoá theo khoá.


*Khi sáng tác bài hát hoặc bản nhạc, việc lựa chọn xây dựng bài hát, bản nhạc trên một gam nào đó tuỳ thuộc vào chủ ý của tác giả. Nếu xây dựng trên gam Đô trưởng hoặc La thứ thì không xuất hiện dấu hoá theo khoá. Còn nếu xây dựng trên một gam khác 2 gam trên thì bắt buộc phải sử dụng dấu hoá theo khoá. Cụ thể các em sẽ được tham khảo ở những bài sau.


* Trình tự xuất hiện dấu thăng: theo vòng quãng 5 đi lên (quãng 4 đi xuống) Pha-Đô-Son-Rê-La-Mi-Si.


* Trình tự xuất hiện dấu giáng : theo vòng quãng 4 đi lên (quãng 5 đi xuống) Si-Mi-La-Rê-Son-Đô-Pha.


* Cách tính giọng với hoá biểu có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng tính lên quãng 2 thứ (0,5cung) ta được giọng trưởng, tính xuống quãng 3 thứ (1,5 cung) ta được giọng thứ song song.


VD: Từ dấu thăng nốt Đô tính lên Đô-Rê: Ta được giọng Rê trưởng, tính tiếp xuống Đô-Si-La ta được giọng La thứ.


* Cách tính giọng với hoá biểu có dấu giáng : Từ dấu giáng cuối cùng tính xuống quãng 4 giảm (2,5cung) ta được giọng trưởng, tính xuống quãng 3 thứ (1,5 cung) ta được giọng thứ song song.


VD: Từ dấu giáng nốt Mi tính xuống Mi-Rê-Đô-Si: Ta được giọng Si giáng trưởng, tính tiếp xuống Si giáng-La giáng-Son ta được giọng Son thứ. Đối với các hoá biểu có 2 dấu giáng trở lên, lấy tên nốt có dấu giáng áp út chính là tên của giọng trưởng.


B.DẤU HOÁ BẤT THƯỜNG: Dấu hoá bất thường không có vị trí cố định, thỉnh thoảng xuất hiện trong bản nhạc nên gọi là dấu hoá bất thường. Dấu hoá bất thường đặt ngay trước nốt nhạc và chỉ ảnh hưởng trong một ô nhịp. *Tất cả 5 loại dấu hoá: thăng, thăng kép, giáng, giáng kép, dấu bình đều được dùng làm dấu hoá bất thường.


Bài 13: Dấu hóa



Chia sẻ:
 
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các dấu hóa trong âm nhạc dấu hoá âm nhạc dấu hóa bất thường là gì dấu hóa biểu là gì dấu hóa cố định là gì dầu hỏa là gì dấu hóa là gì có mấy loại dấu hóa dấu hóa suốt là gì dấu hóa theo khóa dấu hóa trong âm nhạc
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,074
    Bài viết
    37,543
    Thành viên
    139,553
    Thành viên mới nhất
    Mai Đặng Ngọc Huyền

    Thành viên Online

    Top