Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,025
Điểm
113
tác giả
Đề cương tiếng việt lớp 4 cuối kì 2 có đáp án NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn: TIẾNG VIỆT - Lớp 4
I/ Tập đọc :

- HS có kĩ năng đọc và trả lời được nội dung câu hỏi có trong các bài tập đọc ngoài sách giáo khoa.

II/ Chính tả :

-
HS có kĩ năng nghe- viết đúng một đoạn văn ngắn.

III/ Luyện từ và câu

- Xác định được trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể .

- Xác định được câu cảm, câu khiến, câu kể kiểu câu : Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào?

- Mở rộng vốn từ: Du lịch - Thám hiểm.

- Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

- Dấu gạch ngang

IV/ Tập làm văn

Các dạng bài: + miêu tả cây cối .

+ miêu tả con vật.

---------- oOo ----------

Các bài tập minh họa

Bài 1: Chủ ngữ trong câu “Tôi hiểu bệnh của anh ấy rồi.” là:

A. Tôi B. Anh ấy C. Tôi hiểu D. bệnh

Bài 2: Trong câu “Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác.” bộ phận nào là chủ ngữ ?

A. Vla-đi-mia I-lích Lê-nin

B. người chỉ huy đội bảo vệ

C. người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li

D. Ngoài hành lang

Bài 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng chủ ngữ của câu “Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh lấy hai đồng xu trong túi ra và nói”?

A. Một nữ sinh

B. Một nữ sinh đội cái mũ

C. Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh

D. Một nữ sinh đội

Bài 4: Bộ phận gạch chân trong câu: Vượt Đại Tây Dương, Ma-gen-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. có chức năng gì trong câu?

A. chủ ngữ B. trạng ngữ

C. vị ngữ D. trạng ngữ và chủ ngữ

Bài 5: Trạng ngữ của câu: “Hôm sau, bố đưa cho Nam một con diều.” là:

A. Hôm sau B. Hôm sau, bố

C. đưa cho Nam một con diều D. bố

Bài 6: Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ trong những câu sau:

1) Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền .

2) Tối nay, trên sân cỏ, đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan sẽ tranh giải Sea Game.

3) Để có sức khỏe, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục.

4) Nhờ chăm chỉ học tập, Minh Trang đạt kết quả tốt tất cả các môn học.

5) Hôm nay, Lan đi dã ngoại cùng với lớp.

6) Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.

7) Con mèo con đang ngủ.

8) Ngôi nhà đẹp quá!

9) Hoa mai là thứ hoa quý được nhiều người thích.

10) Thục Anh là một học sinh rất gương mẫu.

11) Bạn gái mặc chiếc áo màu hồng đứng ở hàng đầu là Thục Anh, lớp trưởng lớp tôi.

Bài 7: Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” (hoặc “Nhờ đâu?”) trong các câu sau:

(1) Nhờ chăm chỉ học tập, Minh Trang đạt kết quả tốt tất cả các môn học.

(2) Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.

(3) Vì thương con, mẹ tôi không quản thức khuya dậy sớm lo cơm gạo cho anh em tôi ăn học.

(4) Nhờ được chăm bón thường xuyên, vườn rau nhà tôi lúc nào cũng xanh tốt.

Bài 8: Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” ( hoặc “Nhờ đâu?”) cho các vế câu sau:

(1)………………………., Tuấn Anh bị cảm nắng.

(2)………………………., Lan Anh không trả lời được câu hỏi của cô giáo

(3………………………….., Nguyễn Ngọc Ký đã viết chữ rất đẹp.

Bài 9: Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” trong các câu sau:

(1) Đến lúc đường phố lác đác lên đèn, cậu bé mới chịu đứng dậy, lững thững bước ra khỏi công viên.

(2) Cứ vào khoảng năm giờ sáng, tiếng gà lại rộn rã vang lên khắp xóm

(3) Khi nghe lao xao tiếng bà về chợ, cả lũ cháu chúng tôi đều tíu tít chạy ra đón.

Bài 10: Gạch dưới những câu thuộc kiểu câu Ai là gì? sau đó gạch chéo (/) phân cách hai bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu đó:

(1) Hạ Long là niềm tự hào của mỗi người dân Việt

(2) Hôm qua, anh Sơn nói như thế là không đúng

(3) Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.

Bài 11: Thêm bộ phận vị ngữ để được câu kể Ai là gì?

1. Mai tứ quý.......................................................................................................

2. Hà Nội ........................................................................................

3. Trường iSchool Ninh Thuận ........................................................

4. Việt Nam......................................................................................



Bài 12:
Các câu dưới đây thuộc kiểu câu gì?

1. Trời ơi! Diều của cậu có cái đuôi ngộ ghê!

..........................................................................................................

2. Hôm nay, Lan đi dã ngoại cùng với lớp.

..........................................................................................................

3. Bác cho cháu gặp bạn Tú một tí ạ!

..........................................................................................................

4. Các bạn có biết hộp đựng gì không?

..........................................................................................................

5. Mẹ em là giám đốc của một công ty.

..........................................................................................................

6. Âm thanh thiên nhiên lúc rộn ràng niềm vui, lúc lại êm đềm sâu lắng như giai điệu của một bản đàn.

..........................................................................................................

Bài 13: Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau và xác định chủ ngữ, vị ngữ của những câu kể Ai làm gì?

(1) Bỗng sau lưng có tiếng ồn ào. (2) Dế Trũi đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm. (3) Hai mụ Bọ Muỗm vừa xông vào vừa kêu om sòm. (4) Hai mụ giơ chân, nhe cặp răng dài nhọn, đánh tới tấp. (5) Trũi bình tĩnh dùng càng gạt đòn rồi bổ sang. (6) Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng. (7) Thế là cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra.

Bài 14: Gạch dưới các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau và xác định chủ ngữ, vị ngữ của những câu kể Ai thế nào?

(1) Tùng! Tùng! Tùng! (2) Đấy là tiếng trống của trường tôi đấy! (3) Anh chàng trống trường tôi được đặt trên một cái giá chắc chắn trước cửa văn phòng nhà trường. (4) Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ. (5) Bụng trống phình ra. (6) Tang trống được ghép bằng những mảnh gỗ rắn chắc. (7) Hai mặt trống được bịt kín bằng hai miếng da trâu to. (8) Mặt trống phẳng phiu nhẵn bóng.

Bài 15: Gạch dưới các câu kể Ai là gì? trong đoạn văn sau và xác định chủ ngữ, vị ngữ của những câu kể Ai là gì?

- (1) Các con của mẹ đều là những đứa trẻ ngoan, biết vâng lời mẹ. (2) Nhưng Thỏ anh đáng khen hơn. (3) Thỏ em là người luôn nghĩ đến mẹ. (4) Thỏ anh, ngoài mẹ ra còn biết nghĩ đến người khác, còn biết hái thêm nấm, mộc nhĩ và mang quà về cho em, những việc tốt không phải để được khen mà trước hết vì niềm vui được làm việc giúp ích cho người khác. (5)Thỏ anh là người chu đáo.

(6) Thỏ em nghe xong nhanh nhảu nói :

- (7) Thỏ anh là anh mà mẹ !

Bài 16: Gạch dưới chủ ngữ trong mỗi câu kể dưới đây và cho biết chủ ngữ đó do danh từ hay cụm danh từ tạo thành (ghi vào chỗ trống)

(1) Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi được nhà vua rất yêu quý.

Chủ ngữ do ………………..tạo thành

(2) Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi nhất nước ta.

Chủ ngữ do ………………..tạo thành

(3) Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga là Vla-đi-mia I –lích Lê nin

Chủ ngữ do ………………..tạo thành

Bài 17: Đặt câu kể Ai là gì? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ

(1) Quê hương………………………………………………………………………

(2) Việt Nam…………………………………………………………………………

(3) Bác Hồ kính yêu…………………………………………………………………

Bài 18: Gạch dưới những câu không thuộc kiểu câu Ai là gì? và chuyển chúng thành câu kiểu Ai là gì? (ghi vào chỗ trống ở dưới):

(1) Đà Lạt có những vườn hoa và đồi thông rất thơ mộng

(2) Đà Lạt là một thành phố nghỉ mát nổi tiếng của nước ta

(3) Đà Lạt được nhiều người xem là thành phố mộng mơ

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….



Bài 19:
Trong các câu sau, câu nào là câu khiến?

A. Trời nắng quá!

B. Hôm nay, trời rất nắng.

C. Con vào nhà mang thêm cái ô kẻo trời nắng!

D. Trời có nắng lắm không?

Bài 20: Chuyển các câu kể thành câu khiến

1. Nam đi học.

..........................................................................................................

2. Thành đi lao động.

..........................................................................................................

3. Bình quét sân.

..........................................................................................................

4. Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

..........................................................................................................

Bài 21: Gạch dưới câu khiến trong các đoạn trích sau:

(1) Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:

- Xin ông thả cháu ra!

(2) Nai Nhỏ xin phép cha được đi chơi xa cùng bạn. Cha Nai Nhỏ nói:

- Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.

(3) Chuột con ra khỏi tổ dạo chơi. Nó tha thẩn khắp nơi rồi lại về với mẹ:

- Mẹ ơi, con nhìn thấy hai con thú. Một con dữ tợn, còn con kia hiền khô

Mẹ nó bảo:

- Con hãy nói cho mẹ nghe xem hai con thú ấy ra làm sao nào

(4) Một lần Nhím đến thăm rắn nước và bảo:

- Anh rắn nước ơi, anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu.

Bài 22: Đặt 3 câu khiến theo các tình huống sau:

(1) Khi em muốn mượn bạn một đồ dùng học tập (bút mực hoặc bút chì, thước kẻ, quyển sách, quyển vở…)

..........................................................................................................

(2) Khi em xin phép bố mẹ cho đi chơi ở công viên cùng với các bạn.

..........................................................................................................



Bài 23:
Gạch dưới những lời đề nghị lịch sự trong số những câu sau:

(1) Dũng đứng tránh ra!

(2) Dũng làm ơn cho chị đi nhờ một tí nào!

(3) Chị bảo Dũng tránh ra!

(4) Dũng có thể tránh ra cho chị đi nhờ được không?

(5) Mẹ phải cho con đi chơi đấy!

(6) Mẹ ơi, mẹ cho con đi chơi một tí, mẹ nhé!

(7) Mẹ cho con đi chơi một tí được không, hả mẹ?

(8) Mẹ không cho con đi chơi à?

Bài 24: a) Chuyển các câu kể sau thành câu cảm:

(1) Bông hoa này đẹp. ……………………………………

(2) Chim yến hót hay. …………………………………….

(3) Thời gian trôi nhanh. …………………………………….

b) Viết tiếp vào chỗ trống để nhận xét mỗi câu cảm sau bộc lộ cảm xúc gì.

(1) Ôi, mẹ, mẹ về Hương ơi!

=> Câu bộc lộ cảm xúc………………………………..

(2) Eo ơi, đường bẩn quá!

=> Câu bộc lộ cảm xúc ………………………………

(3) Chữ bạn Thảo đẹp ơi là đẹp!

=> Câu bộc lộ cảm xúc………………………………

Bài 25: Tìm các từ có cùng nghĩa với "dũng cảm" trong số các từ dưới đây:

Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm

Bài 26: Điền từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa

………………………… hành động ………………………………

………………………… nhận khuyết điểm …………………………

………………………… nói lên sự thật.………………………………



Bài 27:
Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?

Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; châm lấm tay bùn

Bài 28: Tìm những từ ngữ có liên quan đến hoạt động thám hiểm.

a. Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm

..........................................................................................................

b. Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua

..........................................................................................................

c. Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm

..........................................................................................................

Bài 29: Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch:

a. Đồ dùng cần cho chuyến du lịch

............................................................................................

b. Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông

............................................................................................

c. Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch

............................................................................................

d. Địa điểm tham quan, du lịch

............................................................................................

Bài 30: Hãy nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:

1. Dế Choắt – người hàng xóm của Dế Mèn - đã là thanh niên rồi mà cánh còn ngắn ngủn đến giữa lưng.

..........................................................................................................

2. Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói:

- Tôi phải tìm được vé để còn biết xuống ga nào chứ!

..........................................................................................................

3. Hà Nội có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như:

- Hồ Tây

- Hồ Hoàn Kiếm

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám

- Đền Quán Thánh

..........................................................................................................

4. Câu kể là câu dùng để :

- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.

- Nói lên ý kiến, tâm tư hoặc tình cảm của mỗi người

..........................................................................................................

5. Bạn Ngọc Lan – lớp trưởng lớp tôi – vừa xinh lại vừa hiền.

..........................................................................................................

6. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ!

..........................................................................................................

1681405241513.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---K4 ĐỀ CƯƠNG TIẾNG VIỆT.docx
    48.1 KB · Lượt xem: 21
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    35 bộ đề tiếng việt lớp 4 bộ đề thi tiếng việt lớp 4 học kì 1 bộ đề thi tiếng việt lớp 4 học kì 2 bộ đề thi tiếng việt lớp 4 học kỳ 1 bộ đề tiếng việt lớp 4 bộ đề tiếng việt lớp 4 học kì 1 bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 các dạng đề tiếng việt lớp 4 các đề thi tiếng việt lớp 4 học kì 1 giải đề cương tiếng việt lớp 4 một số đề tiếng việt lớp 4 đề bài tập tiếng việt lớp 4 đề bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt 4 đề cương môn tiếng việt lớp 4 đề cương môn tiếng việt lớp 4 học kì 1 đề cương môn tiếng việt lớp 4 học kỳ 1 đề cương môn tiếng việt lớp 4 kì 2 đề cương ôn môn tiếng việt lớp 4 đề cương ôn tập giữa kì 1 tiếng việt 4 đề cương ôn tập môn tiếng việt lớp 4 đề cương ôn tập tiếng việt 4 đề cương ôn tập tiếng việt 4 học kì 1 đề cương ôn tập tiếng việt 4 học kì 2 đề cương ôn tập tiếng việt lớp 4 đề cương on tập tiếng việt lớp 4 cuối năm đề cương on tập tiếng việt lớp 4 học kì 2 đề cương on tập tiếng việt lớp 4 học kỳ 2 đề cương ôn tập tiếng việt lớp 4 kì 1 đề cương ôn tập tiếng việt lớp 4 kì 2 đề cương ôn tập toán và tiếng việt lớp 4 đề cương ôn thi môn tiếng việt lớp 4 đề cương ôn thi tiếng việt lớp 4 đề cương ôn tiếng việt lớp 4 cuối năm đề cương tiếng việt 4 đề cương tiếng việt lớp 4 đề cương tiếng việt lớp 4 cuối kì 2 đề cương tiếng việt lớp 4 giữa học kì 1 đề cương tiếng việt lớp 4 giữa học kì 2 đề cương tiếng việt lớp 4 học kì 1 đề cương tiếng việt lớp 4 học kì 2 đề cương tiếng việt lớp 4 học kỳ 1 đề cương tiếng việt lớp 4 học kỳ 2 đề cương tiếng việt lớp 4 kì 1 đề cương tiếng việt lớp 4 kì 2 đề khảo sát tiếng việt lớp 4 đề khảo sát tiếng việt lớp 4 tháng 10 đề kiểm tra giữa kì i tiếng việt 4 đề kiểm tra học sinh giỏi tiếng việt 4 đề kiểm tra môn tiếng việt 4 cuối năm đề kiểm tra tiếng việt 4 đề kiểm tra tiếng việt 4 học kì 1 đề kiểm tra tiếng việt lớp 4 giữa kì ii đề môn tiếng việt lớp 4 đề on tập hè tiếng việt lớp 4 lên 5 đề thi cuối học kì 1 môn tiếng việt 4 đề thi giao lưu tiếng việt lớp 4 violet đề thi giữa học kì i tiếng việt 4 đề thi hk1 môn tiếng việt 4 đề thi hki môn tiếng việt 4 đề thi học kì 1 tiếng việt 4 violet đề thi học kì 2 tiếng việt 4 violet đề thi học sinh giỏi tiếng việt 4 đề thi môn tiếng việt 4 cuối kì 1 đề thi môn tiếng việt lớp 4 đề thi môn tiếng việt lớp 4 giữa kì 1 đề thi môn tiếng việt lớp 4 học kì 2 đề thi olympic môn tiếng việt lớp 4 đề thi olympic tiếng việt lớp 4 đề thi tiếng việt 4 cuối kì 2 đề thi tiếng việt 4 cuối kì 2 năm 2021 đề thi tiếng việt 4 hk2 đề thi tiếng việt 4 học kì 1 đề thi tiếng việt 4 học kì 2 đề thi tiếng việt lớp 4 bài về thăm bà đề thi tiếng việt lớp 4 giua ki 1 đề thi tiếng việt lớp 4 học kì 1 violet đề thi tiếng việt lớp 4 kì 2 năm 2020 đề thi tiếng việt lớp 4 kì ii đề thi tiếng việt lớp 4 năm 2020 đề thi tiếng việt lớp 4 năm 2021 đề thi tiếng việt lớp 4 năm 2021 kì 2 đề thi tiếng việt lớp 4 vndoc đề thi toán tiếng việt lớp 4 học kì 1 đề thi trạng nguyên tiếng việt lớp 4 vòng 18 đề tiếng việt 4 đề tiếng việt 4 cuối kì 1 đề tiếng việt 4 cuối năm đề tiếng việt 4 giữa kì 1 đề tiếng việt 4 giữa kì 2 đề tiếng việt 4 học kì 1 đề tiếng việt 4 học kì 2 đề tiếng việt 4 kì 1 đề tiếng việt 4 tuần 1 đề tiếng việt 4 tuần 3 đề tiếng việt kì 1 lớp 4 đề tiếng việt lớp 4 đề tiếng việt lớp 4 có đáp án đề thi tiếng việt 4 cuối năm đề tiếng việt lớp 4 cuối học kì 1 đề tiếng việt lớp 4 cuối kì 1 đề tiếng việt lớp 4 cuối kì 2 năm 2021 đề tiếng việt lớp 4 cuối năm đề tiếng việt lớp 4 cuối tuần đề tiếng việt lớp 4 giữa học kì 1 đề tiếng việt lớp 4 giữa học kì 2 đề tiếng việt lớp 4 giữa kì 1 đề tiếng việt lớp 4 học kì 1 đề tiếng việt lớp 4 học kì 2 đề tiếng việt lớp 4 kì 1 đề tiếng việt lớp 4 kì 2 đề tiếng việt lớp 4 năm 2021 đề tiếng việt lớp 4 nâng cao đề tiếng việt lớp 4 tuần 1 đề tiếng việt lớp 4 tuần 11 đề tiếng việt lớp 4 tuần 2 đề tiếng việt lớp 4 tuần 3 đề tiếng việt lớp 4 tuần 5 đề tiếng việt lớp 4 tuần 6 đề tiếng việt lớp 4 tuần 8 đề trắc nghiệm tiếng việt 4 có đáp án đề trạng nguyên tiếng việt lớp 4 vòng 17 đề trạng nguyên tiếng việt lớp 4 vòng 18 đề trạng nguyên tiếng việt lớp 4 vòng 19
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    35,706
    Bài viết
    37,174
    Thành viên
    138,494
    Thành viên mới nhất
    Ngọc Hà Huỳnh

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO
    Top
    CHỈ THÀNH VIÊN VIP MỚI ẨN ĐƯỢC QUẢNG CÁO!

    Chúng tôi hiểu rồi, quảng cáo thật khó chịu!

    Chắc chắn, phần mềm chặn quảng cáo đã loại bỏ quảng cáo của diễn đàn. Điều này là không được phép đối với người dùng truy cập. Chỉ THÀNH VIÊN VIP mới có thể ẩn tính năng quảng cáo.

    XEM THƯ MỤC MIỄN PHÍ❌❌DANH SÁCH THƯ MỤC MIỄN PHÍ UPDATE 2024!!!Hãy tắt chức năng ẩn quảng cáo từ trình duyệt của bạn để tiếp tục sử dụng chức năng của website.

    ƯU ĐÃI ƯU ĐÃI THÀNH VIÊN VIP ⏱ DỊP 30/4 - 1/5
    ĐÃ TẮT CHẶN QUẢNG CÁO    KHÔNG. CẢM ƠN!