Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,447
Điểm
113
tác giả
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ Môn Ngữ văn lớp 8 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022 - 2023 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BỈM SƠN được soạn dưới dạng file word gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ BỈM SƠN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ
Môn: Ngữ văn - lớp 8
Ngày thi: 02 tháng 4 năm 2023
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 phần, gồm 01 trang)

PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm):​

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Một đời vô danh đá sống vẫn thờ ơ​
Nhọc nhằn năm tháng, tháng năm nhọc nhằn thêm Đá sống không thật gần ai và cách xa mọi người
Dường như không biết yêu và dường như không biết nhớ Vì con tim giá băng nên tâm hồn vô nghĩa
Vốn sống đời tha phương
Mòn gót bước mà thấy trong lòng như luôn luôn lẻ loi
Đừng sống giống như hòn đá, giống như hòn đá Sống không một tình yêu
Sống chỉ biết thân mình Tâm hồn luôn luôn băng giá Đừng hoá thân thành đá
Vì tâm hồn đá giá băng
Từng ngày cuộc sống thoáng chốc lại đổi thay Bầu trời mỗi tối có biết bao sao đổi ngôi
Nhưng có bao giờ hòn đá ấy bỗng khóc như loài người Vì đá không biết yêu và vì đá không biết nhớ
Vì con tim giá băng nên tâm hồn vô nghĩa.
(Trích lời bài hát Tâm hồn của đá – Nhạc sĩ Trần Lập)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (1,5 điểm): Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lời bài hát “Vì con tim giá băng nên tâm hồn vô nghĩa”?
Câu 3 (2,0 điểm): Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích sau:
…“ Đừng sống giống như hòn đá, giống như hòn đá Sống không một tình yêu
Sống chỉ biết thân mình Tâm hồn luôn luôn băng giá Đừng hoá thân thành đá
Vì tâm hồn đá giá băng”
Câu 4 (2,0 điểm): Thông điệp ý nghĩa nhất mà em cảm nhận được từ ngữ liệu trên?

PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm):​

Câu 1 (4,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm được gợi ra từ phần Đọc - hiểu: “Đừng sống như hòn đá”.
Câu 2 (10,0 điểm):
Trong Lễ giới thiệu cho lễ kỉ niệm 25 năm ngày xuất bản “Suối nguồn”, nữ văn sĩ Ayn Rand đã trích một câu nói của Victor Hugo để diễn tả thái độ với công việc viết lách của nhà văn và cũng là của người cầm bút nói chung: “Nếu một nhà văn chỉ viết cho thời đại của mình thì tôi sẽ phải bẻ bút và vứt nó đi”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến trên.

------------------ Hết ------------------​

Họ tên học sinh:....................................................; Số báo danh:..........................

ĐÁP ÁN CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2022-2023​

MÔN: Ngữ văn – Lớp 8
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 05 trang gồm 02 phần)

Phần
Câu
Nội dung
Điểm
1​
- PTBĐ chính: Biểu cảm.0.5
2​
- Hiểu về ý nghĩa câu hát: “Vì con tim giá băng nên tâm hồn vô nghĩa” học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau:
- Một trái tim ích kỉ, vô tâm, chỉ biết bản thân mình, không có tình yêu thương thì cũng sẽ đi cùng một tâm hồn trống rỗng, khô cằn.
- Từ đó, câu hát gợi nhắc mỗi người cần có trái tim rộng mở, ấm áp, biết sẻ chia, yêu thương mọi người.

1.0
Đọc hiểu
0.5
3​
Yêu cầu học sinh chỉ rõ từ ngữ của biện pháp điệp ngữ có trong đoạn trích.
Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu, điệp khúc cho đoạn trích.
+ Nhấn mạnh, phê phán lối sống như hòn đá là lối sống không tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn băng giá, chỉ lối sống ích kỉ, vô cảm, khô khan, thiếu tình người.
0.5
1.5
4​
Học sinh viết thành một đoạn văn ngắn trình bày thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân.
Có thể trình bày một trong số những thông điệp dưới đây:
+ Sống phải biết yêu thương, hoà đồng, sẻ chia.
+ Tránh xa lối sống ích kỉ, cô độc, vô cảm.
+ Hãy nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng một trái tim ấm nóng…
0.5
1.5
Tạo
1​
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội – Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Đảm bảo đủ các phần: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. Dung lượng của đoạn văn
khoảng 200 chữ.
0.25
lập
văn
bản
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.0.25
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Có thể triển khai đoạn văn theo hướng sau:
* Giải thích:
Hòn đá vốn là một thứ nhỏ bé, là vật vô tri vô giá có vẻ ngoài cứng nhắc, rắn rỏi. Đá sống một cuộc đời vô danh, cách xa mọi người, không một ai để ý đến mỗi lần đi ngang qua.
Ở đây, hòn đá chính là hình ảnh ẩn dụ cho lòng vô cảm của con người. Trong cuộc sống, nếu như con người sống nghèo nàn về mặt tâm hồn, chai sạn cảm xúc trước tình yêu thương thì rối



0.5

kết cục cũng sẽ trở thành hòn đá kia. Trơ trọi một mình, cô đơn
giữa đời, tâm hồn sẽ hoá đá.
* Bàn luận:
Nếu con người sống giống như hòn đá, lạnh lùng, không quan tâm đến thế giới xung quanh, chỉ biết đến bản thân mình thì cuộc sống sẽ trở nên u ám, đáng sợ vô cùng. Thiếu tình yêu
thương, con người sẽ trở nên độc ác, ích kỉ, sẽ gây ra những tổn hại cho xã hội và cho chính mình.
Ngược lại, tình yêu thương chính là sức mạnh vĩ đại nhất mà con người có trong tay, chính tình yêu thương đã gắn kết con người với con người, giúp con người vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, giúp chúng ta cùng tạo ra những thành quả đẹp đẽ.
Sống nhân ái, lấy tình yêu thương là cốt lõi, lẽ sống ở đời; mỗi người sẽ luôn thấy hạnh phúc đồng thời sẽ lan toả hạnh phúc đến những người xung quanh. Người biết yêu thương sẽ luôn biết làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Tấm lòng ấm áp tình người sẽ xoá đi lạnh giá của tự nhiên, lạnh giá của cuộc đời và cả sự ích kỉ, nhỏ nhen trong lòng người.
(Học sinh lấy một dẫn chứng tiêu biểu).
1.5
* Phản đề:
- Phê phán lối sống vô cảm, ích kỉ, độc ác, thờ ơ với người khác.
0.5
* Bài học nhận thức và hành động:
Thông điệp trong lời bài hát rất ý nghĩa, một lần nữa đã cảnh báo chúng ta về sự vô tâm ích kỉ vẫn hàng ngày, hàng giờ đang tồn tại.
Sống phải biết cho đi, sống vì mình và vì mọi người thì chúng ta mới không bị “hoá thân thành đá” sống vô tâm, ích kỉ.
0.5
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy
nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề.
0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ
nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25






2​
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: Có đủ các phần
mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng sau:
1. Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận.
0.5
2. Giải thích ý kiến: “Nếu một nhà văn chỉ viết cho thời đại của mình thì tôi sẽ bẻ bút và vứt nó đi”.
- Nhà văn và người cầm bút nói chung: Chủ thể của những sáng tạo văn chương, người dùng chất liệu ngôn từ, thông qua thế giới hình tượng nghệ thuật để phản ánh, miêu tả thế giới và
1.0

bộc lộ tư tưởng, tình cảm.
Chỉ viết cho thời đại của mình: Chỉ hướng tới một thời điểm đương thời.
Bẻ bút và vứt nó đi: Từ bỏ nghiệp viết, đoạn tuyệt với sáng tác, không xứng đáng làm người dẫn đường tới xứ sở của cái đẹp…
=> Victor Hugo đã đặt ra yêu cầu đối với người nghệ sĩ và tác phẩm văn học: Phải biết hướng tới những gì lớn lao, cao cả có ý nghĩa nhiều thời, muôn đời.
Ý kiến của Victor Hugo cho thấy văn học không giải quyết những vấn đề vụn vặt hàng ngày của đời sống mà thường hướng tới những vấn đề và giá trị vĩnh hằng, cơ bản, chung nhất của đời sống con người như: quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc, trách nhiệm đối với đất nước. Tài nghệ của người cầm bút là phải đặt ra được mối quan tâm chung của mọi thời đại, thậm chí
của toàn nhân loại.
Phân tích, chứng minh:
Giới thiệu khái quát về nhà văn Nam Cao và tác phẩm “Lão Hạc”.
Chứng minh ý kiến:
Luận điểm 1: Qua tác phẩm “Lão Hạc”, nhà văn Nam Cao đã phản ánh thời đại của mình khi tập trung thể hiện tình cảnh thống khổ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Tình cảnh thống khổ của nhân vật lão Hạc.
+ Nỗi khổ về vật chất:
++ Cả đời “thắt lưng buộc bụng” lão cũng chỉ có trong tay một mảnh vườn và một con chó.
++ Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và làm thuê. Rồi thiên tai, tật bệnh, lão Hạc phải ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, một vài củ ráy, bữa trai bữa ốc qua ngày.
+ Nỗi khổ về tinh thần:
++ Nỗi đau của người chồng mất vợ, người cha mất con.
++ Những ngày tháng con bỏ đi phu đồn điền cao su, xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong cô độc.
++ Không người thân thích, lão phải kết bạn cùng cậu vàng để trò chuyện tâm tình vợi bớt nỗi cô đơn.
++ Nỗi đau, niềm day dứt, ân hận của lão Hạc khi bán con chó.
Nỗi thống khổ của nhân vật lão Hạc là điển hình cho nỗi thống khổ của con người Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
=>Tác phẩm “Lão Hạc” là bức tranh hiện thực về cuộc sống đầy khó khăn cực nhọc ở làng quê Việt Nam trước CMTT 1945.
Truyện phản ánh chân thực mà sinh động những vấn đề tồn tại

1.0


2.5

của hiện thực đời sống con người. Qua đó, nhà văn Nam Cao đã
viết một bản cáo trạng đanh thép về xã hội đương thời. Đó là lúc tác giả đang “viết cho thời đại mình”.
Luận điểm 2: Tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao không chỉ “viết cho thời đại của mình” mà còn hướng tới giá trị vĩnh hằng của đời sống khi xây dựng thành công hình tượng người nông dân Việt Nam với những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý.
Lão Hạc là người giàu lòng nhân hậu:
+ Khi con trai đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu Vàng. Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như
tình cảm của người cha đối với người con.
+ Tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu Vàng, lão đau đớn, đã khóc, đã xưng tội với ông giáo mong được dịu bớt nỗi
đau giằng xé trong tâm can.
+ Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình nhưng lại sám hối vì danh dự làm người khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã...dường như lão muốn tự trừng phạt mình trước con chó mà lão vốn rất yêu quý.
Là người có tình yêu thương con sâu nặng:
+ Vợ mất, lão ở vậy nuôi con, bao nhiêu tình thương lão đều dành cho con trai lão.
+ Lão sống vì con, chết cũng vì con.
+ Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã: Nếu sống, lão sẽ lỗi đạo làm cha. Còn muốn trọn đạo làm cha thì phải chết. Và lão đã quyên sinh không phải lão không quý mạng sống mà vì danh dự làm người, danh dự làm cha. Sự hy sinh của lão quá âm thầm, lớn lao.
Là người giàu lòng tự trọng và nhân cách cao cả:
+ Đối với ông giáo người mà lão Hạc tin tưởng quý trọng, cũng luôn giữ ý để khỏi bị coi thường. Dù đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khoát từ chối sự giúp đỡ của ông giáo một cách “gần như là hách dịch” rồi lão cố xa dần vì không muốn mang tiếng lợi dụng lòng tốt của người khác.
+ Trước khi tìm đến cái chết, lão đã toan tính sắp đặt cho mình chu đáo. Lão chỉ có thể yên lòng nhắm mắt khi đã gửi ông giáo giữ trọn mảnh vườn và tiền làm ma. Lão thà chết chứ quyết không làm điều trái với lương tâm. Trong xã hội đầy rẫy nhơ nhuốc thì tự ý thức cao về nhân phẩm như lão Hạc quả là điều đáng trọng.
=> Miêu tả hình ảnh lão Hạc, chúng ta thấy được vẻ đẹp trong tính cách của người một người nông dân nhân hậu, giàu lòng yêu thương, giàu lòng tự trọng. Vẻ đẹp ấy rõ ràng không chỉ có ở một thời đại riêng nào, vẻ đẹp ấy là điều mà nhà văn muốn viết cho cả mai sau. Điều đó cho thấy, Nam Cao không chỉ “viết
cho thời đại mình” mà còn hướng tới muôn đời. Điều đó thể




2.5

hiện cái tài và cái tâm của nhà văn Nam Cao.
5. Đánh giá, mở rộng
Ý kiến của Victor Hugo hoàn toàn xác đáng vì đã đặt ra được yêu cầu đối với người nghệ sĩ và tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị và sống mãi trong lòng người đọc khi nó hướng tới những gì lớn lao, cao cả có ý nghĩa nhiều thời, muôn đời. Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một tác phẩm như thế.
Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận:
+ Người cầm bút trước hết phải viết cho thời đại của mình. Bởi lẽ đối tượng trungg tâm của văn học là con người với muôn mặt đời sống. Văn học được sinh ra, nuôi dưỡng, đơm hoa kết trái từ mảnh đất hiện thực ngay trong lòng thời đại. Văn học phải bám vào mảnh đất hiện thực ấy và sống vì hiện thực. Người nghệ sĩ hướng ngòi bút vào thời đại mình. Bằng tầm nhìn, khả năng phát hiện vấn đề, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, người cầm bút phải giải phẫu được vấn đề của thời đại đặt ra.
+ Với độc giả: Thấu hiểu và đồng hành cùng nhà văn, là cầu nối cũng chính là người quyết định sức sống của tác phẩm, biết nâng niu, trân trọng những tác phẩm đạt tới giá trị chân-thiện-mĩ.
1.5
d. Sáng tạo: có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, thể
hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0.25
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ
pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng

song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích nhân vật mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm.
1683353600178.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---Văn 8 - Bim Son - Thanh Hoa- 2022-2023.docx
    50.3 KB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các dạng đề thi văn lớp 8 các đề thi văn 8 giữa học kì 1 de thi văn 8 giữa kì 1 có đáp an de thi văn lớp 8 giữa học kì 1 có đáp an một số đề thi văn 8 học kì 2 thư viện đề thi văn 8 đề thi 15 phút ngữ văn 8 đề thi 45 phút ngữ văn 8 đề thi anh văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi bồi dưỡng văn 8 đề thi cuối kì ii văn 8 đề thi giữa kì 1 văn 8 hải phòng đề thi giữa kì 1 văn 8 violet đề thi giữa kì 2 văn 8 mới nhất đề thi giữa kì 2 văn 8 violet đề thi giữa kì i văn 8 đề thi giữa kì ii môn văn 8 đề thi giữa kì ii văn 8 đề thi giữa kì văn 8 học kì 1 đề thi giữa kì văn 8 quận hà đông đề thi hk1 văn 8 có đáp án đề thi hk1 văn 8 quận tân bình đề thi hk2 văn 8 có đáp án 2019 đề thi hk2 văn 8 năm 2020 đề thi hkii văn 8 có đọc hiểu đề thi học kì 1 văn 8 quận ba đình đề thi học kì 1 văn 8 quận tây hồ đề thi học kì 1 văn 8 quận đống đa đề thi học kì 2 văn 8 quận ba đình đề thi học kì 2 văn 8 violet đề thi học kì i môn ngữ văn 8 violet đề thi học kì i ngữ văn 8 có ma trận đề thi học kì i văn 8 đề thi học kì ii văn 8 đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 violet đề thi học sinh giỏi văn 8 cấp huyện đề thi học sinh giỏi văn 8 cấp trường đề thi học sinh giỏi văn 8 tỉnh thanh hóa đề thi học sinh giỏi văn 8 tỉnh vĩnh phúc đề thi hsg văn 8 bắc giang đề thi hsg văn 8 bài lão hạc đề thi hsg văn 8 bài nhớ rừng đề thi hsg văn 8 bài quê hương đề thi hsg văn 8 bài tức nước vỡ bờ đề thi hsg văn 8 cấp thành phố đề thi hsg văn 8 cô bé bán diêm đề thi hsg văn 8 có đáp án đề thi hsg văn 8 mới nhất đề thi hsg văn 8 năm 2019 đề thi hsg văn 8 năm 2020 đề thi hsg văn 8 nghị luận xã hội đề thi hsg văn 8 violet đề thi khảo sát văn 8 đề thi khảo sát văn 8 kì 1 đề thi lại văn 8 violet đề thi môn văn 8 giữa học kì 1 đề thi môn văn 8 học kì 1 đề thi môn văn 8 học kì 1 2020 đề thi môn văn 8 học kì 2 đề thi môn văn 8 học kì 2 2020 đề thi ngữ văn 8 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn lớp 8 giữa kì 1 đề thi olympic văn 8 có đáp án đề thi olympic văn 8 tphcm đề thi olympic văn 8 trắc nghiệm đề thi olympic văn 8 violet đề thi thử văn 8 giữa học kì 1 đề thi văn 8 đề thi văn 8 bài lão hạc đề thi văn 8 bài tức nước vỡ bờ đề thi văn 8 chiếc lá cuối cùng đề thi văn 8 cô bé bán diêm đề thi văn 8 có đáp án đề thi văn 8 cuối học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 cuối học kì 2 năm 2021 đề thi văn 8 cuối kì 1 đề thi văn 8 cuối kì 2 đề thi văn 8 cuối kì 2 năm 2021 đề thi văn 8 cuối năm đề thi văn 8 giữa học kì 1 đề thi văn 8 giữa học kì 1 bắc ninh đề thi văn 8 giữa học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 giữa học kì 1 lão hạc đề thi văn 8 giữa học kì 1 năm 2020 đề thi văn 8 giữa học kì 1 năm 2021 đề thi văn 8 giữa học kì 1 tỉnh bắc ninh đề thi văn 8 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề thi văn 8 giữa học kì 2 đề thi văn 8 giữa kì 1 đề thi văn 8 hk2 có đáp án đề thi văn 8 học kì 1 đề thi văn 8 học kì 1 2020 đề thi văn 8 học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 học kì 1 năm 2019 đề thi văn 8 học kì 1 năm 2021 đề thi văn 8 học kì 1 nam định đề thi văn 8 học kì 1 quảng nam đề thi văn 8 học kì 1 đáng đọc hiểu đề thi văn 8 học kì 2 đề thi văn 8 học kì 2 quảng nam đề thi văn 8 học sinh giỏi đề thi văn 8 kì 1 đề thi văn 8 kì 1 có ma trận đề thi văn 8 kì 1 có đáp án đề thi văn 8 kì 2 đề thi văn 8 kì 2 2020 đề thi văn 8 kì 2 2021 đề thi văn 8 kì 2 bắc ninh đề thi văn 8 kì 2 có đáp án đề thi văn 8 kì i đề thi văn 8 lão hạc đề thi văn 8 lên 9 đề thi văn 8 năm 2019 đề thi văn 8 năm 2020 đề thi văn 8 năm 2021 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 10 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 11 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 12 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 7 đề thi văn 8 tuần kì 1 lớp 6 đề thi văn 8 tuần lớp 9 đề thi văn học sinh giỏi lớp 8 đề thi văn lớp 8 đề thi văn lớp 8 có đáp án đề thi văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi văn lớp 8 giữa kì 1 đề thi văn lớp 8 hk2 đề thi văn lớp 8 học kì 1 đề thi văn lớp 8 học kì 1 năm 2019 đề thi văn lớp 8 học kì 1 năm 2020 đề thi văn lớp 8 năm 2021 đề thi văn năm 2020 lớp 8 đề thi văn nghị luận xã hội lớp 8
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    34,396
    Bài viết
    35,868
    Thành viên
    135,451
    Thành viên mới nhất
    nguyenminhhien

    Thành viên Online

    Top