Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 148

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,447
Điểm
113
tác giả
Đề thi cuối học kì 2 văn 8 2023 CÓ ĐÁP ÁN MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
KIỂM TRA HỌC KỲ II NGỮ VĂN 8

Thời gian làm bài: 90 phút



Đề bài:

Câu 1:
(6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. “Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.

Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập. Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập ấy. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự thương yêu nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể bằng một giọt nước mắt. Dù thế nào cũng không phải bằng sự buông xuôi. Để kéo những trái tim về gần với nhau. Để biến “nhà” thành một nơi ta phải luyến tiếc khi rời xa và luôn mong mỏi quay về.


(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Nxb Hội Nhà văn, 2013)

a. Em hãy nêu nội dung của đoạn trích trên? (1.0 điểm)

b. Theo tác giả trong đoạn trích trên thì “Phần cứng”, “Phần mềm” có nghĩa là gì? (1.0 điểm)

c. Xác định câu sau thuộc kiểu câu gì và dựa vào đặc điểm hình thức nào để xác định? Đặt một câu cùng với kiểu câu vừa xác định. (2.0 điểm)

“Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn”.

d. Trong đoạn trích, người viết nhắc nhở: “Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập. Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập ấy”. Riêng em, em sẽ làm gì để thiết lập sự bình yên cho ngôi nhà của mình? Hãy viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 dòng để trả lời câu hỏi trên. (2.0 điểm)



Câu 2:
(4.0 điểm)

Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

Đề 2: Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh .

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 8



HƯỚNG DẪN CHẤM

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Đề bài gồm 2 câu:

Câu 1: Phần đọc – hiểu chủ yếu yêu cầu học sinh đọc – hiểu ngữ liệu, trả lời câu hỏi theo các cấp độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng.

Câu 2: Yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2.

- Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý bài viết có cách sáng tạo riêng.

- Học sinh có thể trình bày, triển khai các ý theo cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm.

II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM



HƯỚNG DẪN CHẤM
Điểm
Câu 1a. Em hãy nêu nội dung của đoạn trích trên?
1,0
Học sinh trả lời được:
- Giá trị của mái ấm gia đình
- Từ đó mỗi người cần thể hiện bổn phận và trách nhiệm của mình để bảo vệ mái ấm gia đình

(Chấp nhận các ý kiến tương tự nếu hợp lí)
1.0​
b. Theo tác giả trong đoạn trích trên thì “Phần cứng”, “Phần mềm” có nghĩa là gì?
1.0
- Phần cứng: Nhà , gia đình
- Phần mềm: Sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui, tình yêu và sự thấu hiểu.

0.5
0.5
c. Xác định câu sau thuộc kiểu câu gì và dựa vào đặc điểm hình thức nào để xác định? Đặt một câu cùng với kiểu câu vừa xác định.
“Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn”.

2,0
- Câu phủ định
- vì có từ “không”
- Học sinh đặt một câu phủ định
+ Đặt câu nhưng không phải câu phủ định (0,5 điểm)
0,5
0,5
1,0​
d. Trong đoạn trích, người viết nhắc nhở: “Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập. Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập ấy”. Riêng em, em sẽ làm gì để thiết lập sự bình yên cho ngôi nhà của mình? Hãy viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 dòng để trả lời câu hỏi trên.
2,0
Trong đoạn văn Hs phải đưa ra được 4 hành động:
+ Yêu thương những người trong gia đình
+ Biết quan tâm, lo lắng
+ Biết nghe lời cha mẹ
+ Biết vun đắp hạnh phúc, bình yên của gia đình

(Chấp nhận các ý kiến khác nếu hợp lí)
Hs viết dài hơn số dòng qui định không trừ điểm
Câu 2Đề 1: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Đề 2: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
4,0
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Bài làm phải có bố cục hoàn chỉnh.
- Nắm vững phương pháp, vận dụng kĩ năng làm bài văn nghị luận. HS biết kết hợp tốt yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, ...
- Văn trôi chảy, có hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.









b. Yêu cầu về kiến thức:
Đề 1:
Mở bài: -Giới thiệu vấn đề nghị luận: Học đi đôi với hành
-Trích dẫn ý kiến của Nguyễn Thiếp: Trong bài Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
Thân bài.
* Giải thích.
– Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành. Thế nào là học và hành?
– Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm, thông qua quá trình hoạt động học tập ở trường, qua sách vở và học ở ngoài đời.
– Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày.
* Tại sao học với hành phải đi đôi với nhau?
– Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biế, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.
– Vì vậy học mà không hành, chỉ nắm lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học trở nên vô ích, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào.
– Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không có lí thuyết soi sáng thì năng suất và chất lượng công việc sẽ thấp. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng.
– Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học ta sẽ không thể đáp ứng như cầu ngày càng cao của xã hội.
* Lợi ích của "Học đi đôi với hành"
Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động.
Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.
Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng để hành những điều học được.
Việc học sẽ không bị nhàm chán.
* Bài học nhận thức và hành động
- “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả.
- Để thực hiện nguyên lý này, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn.
- UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
=> Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.
- Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn.
- Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc.
* Phản đề
- Phê phán lối học sai lầm:
Học chuộng hình thức
Học cầu danh lợi
Học theo xu hướng
Học vì ép buộc.
III. Kết bài
– Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao.
– Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ những vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp dạy, học trong thời đại ngày nay.


Đề 2:

*Mở bài: - Nêu lợi ích khái quát của việc tham quan du lịch đối với học sinh:
- Trạng thái tinh thần và sức khỏe luôn tốt hơn sau mỗi lẫn tham quan
- Là sự mở mang trí óc và khơi gợi tình cảm của con người với thiên nhiên

* Thân bài:
Ý 1: Giải thích: Tham quan, du lịch
Ý 2: Lợi ích của những chuyến tham quan, du lịch

1, Những chuyến tham quan du lịch đem lại sức khỏe rất tốt cho học sinh
- Là cơ hội rất tốt để học sinh được hoạt động và vui chơi hết mình và lành mạnh

- Gây ảnh hưởng tích cực đến học sinh sau khi tham gia các hoạt động trên:
- Sau những chuyến tham quan như vậy, học sinh sẽ ăn ngon miệng hơn và có giấc ngủ sâu hơn, đấy chính là lợi ích của tham quan du lịch đối với học sinh.

2, Những chuyến tham quan du lịch đem lại sự sảng khoái về tinh thần cho học sinh
- Là sự thay đổi không khí rất cần thiết, giúp học sinh thư giãn và giải tỏa căng thẳng:
- Là sự tự do và thoải mái về tâm lí về tâm lí:

3, Là cơ hội để học sinh mở mang trí tuệ, hiểu thê, kiến thức mới :
- Hiểu biết thêm về lịch sử và quá trình hình thành, phát triển của địa điểm tham quan:
-Hiểu biết về đại lí hoặc có thêm những ví dụ thực tiễn minh họa cho những gì đã được học:
- Hiểu biết về sinh học và tự nhiên
4, Đem đến cho học sinh những tình cảm vô cùng quý báo với thiên nhiên và con người.
- Khơi gợi tình cảm yêu thương và ý thức gìn giữ thiên nhiên của học sinh
- Là bài học quý báu về tính độc lập và tinh thần đoàn kết tương trợ:
Ý 3: Hành động: 0,5 điểm

*Kết bài:
Khẳng định lại những lợi ích không thể chối cãi của họat động tham quan du lịch. 0,5đ




0,5









1,0














1,0




















0,5








0,5






































0,5








0,5


0,5
2,0












KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA


Tên Chủ đề
(nội dung...)​
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1: Tiếng Việt (2đ)Xác định kiểu câu (0.5đ)Chức năng câu (0.5đ)Đặt câu (1đ)
Câu 1: 1,0đ
Câu 2: 1,0đ
Chủ đề 2: Văn bản: ngữ liệu ngoài (văn bản thông tin- văn bản nhật dụng- văn bản nghị luận (4đ)Tìm chi tiết (1đ)Xác định nội dung hoặc nêu ý nghĩa chi tiết (1đ)
Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) theo chủ đề(2đ)

Câu 1: 2đ
Câu 2: 2đ
Số câu : 4
Số điểm: 4
Tỉ lệ 40%
Số điểm 1.5đ
Tỉ lệ 15%
Số điểm:1,5
Tỉ lệ 15%
Số điểm:3,0
Tỉ lệ: 30 %

Số câu : 4
Số điểm: 6
Tỉ lệ 60%
Số điểm 1,5
Tỉ lệ 15%
Số điểm:1,5
Tỉ lệ 15%
Số điểm:3,0
Tỉ lệ: 30%

Chủ đề 3: Làm văn (4đ)Viết lung tung, tỏ ra có hiểu đề (0.5đ)
Bố cục 3 phần, viết lan man dài dòng, (0.5đ)
Nêu được vấn đề. Chia đoạn hợp lí, sử dụng dấu câu thích hợp. (1đ)
Trình bày tương đối đầy đủ yêu cầu của nội dung đề bài. (1đ)
- Bố cục chặt chẽ, giải quyết khá tốt các yêu cầu nội dung. Bài viết mạch lạc, thể hiện được cảm xúc chân thành. (0,5đ)Vận dụng tốt các yêu cầu kết hợp: Miêu tả, biểu cảm, nghị luận (0.5đ)Câu 5: 4đ
Số câu : 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ 60%

Số điểm:1
Tỉ lệ 10%

Số điểm:2
Tỉ lệ 20%

Số điểm:0.5
Tỉ lệ 5%

Số điểm:0.5
Tỉ lệ 5%

Số điểm: 4
Tỉ lệ 40%
TỔNG CỘNG
Số câu : 5
Số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
Số điểm:2,5
Tỉ lệ 25%
Số điểm:3,5
Tỉ lệ 35%
Số điểm:3,5
Tỉ lệ 35%
Số điểm:0,5
Tỉ lệ 5%
Số câu : 5
Số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
Số điểm:2,5
Tỉ lệ 25%
Số điểm:3,5
Tỉ lệ 35%
Số điểm:3,5
Tỉ lệ 35%
Số điểm:0,5
Tỉ lệ 5%






BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8



STT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Chuẩn kiến thức kỹ năng cần kiểm tra Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1 Đọc – hiểu VB- Ngữ liệu ngoài (văn bản nhật dụng, văn bản thông tin, văn bản nghị luận)Nhận biết:
- Phát hiện chi tiết
1
Thông hiểu:
- Nội dung văn bản hoặc ý nghĩa chi tiết
1
Vận dụng:
Bài học nhận thức, nêu ý kiến, suy nghĩ...
2
2 Tiếng Việt - Câu nghi vấn
- Câu cầu khiến
- Câu cảm thán
- Câu trần thuật
- Câu phủ định
Nhận biết:
Xác định được kiểu câu
0,5
Thông hiểu:
- Mục đích sử dụng các kiểu câu
- Phân biệt được các kiểu câu
- Xác định được hình thức, chức năng của các kiểu câu
0,5
Vận dụng: Biết cách đặt câu 1
3 Làm văn Nghị luận xã hộiNhận biết:
- Bố cục hợp lý của một bài văn nghị luận 0,5
- Nhận biết được vấn đề cần nghị luận
Thông hiểu:
- Phương thức nghị luận : lập luận phân tích, bình luận ...
1
- Đặc điểm thể loại:
+ Hệ thống luận điểm
+ Hệ thống luận cứ (lí lẽ +dẫn chứng)
1
Vận dụng:
- Xây dựng thành văn bản nghị luận hoàn chỉnh, mạch lạc, logic
- Dựng đoạn hợp lí
- Sử dụng các luận điểm, luận cứ hợp lý, xác thực, hiệu quả.
1
Vận dụng cao:
- Bài làm sáng tạo
- Phân tích , cảm nhận được nghệ thuật và nội dụng
- Bài viết có tính triết lý,sáng tạo với suy ngẫm để thể hiện bài học nhận thức bản thân
0,5
4 Tổng 2,03,54,00,5
5 Tỉ lệ 20% 35% 40% 5 %
6 Tổng điểm 2điểm 3,5điểm 4điểm 0,5điểm






STTNỘI DUNG KIẾN THỨCĐƠN VỊ KIẾN
THỨC
CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨCTỔNG SỐ CÂUTỔNG THỜI GIANTỈ LỆ
NHẬN THỨCTHÔNG HIỂUVẬN DỤNG THẤPVẬN DỤNG CAO
CHTGCHTGCHTGCHTG
1Văn bản- VB thông tin(Ngữ liệu ngoài SGK)15p15p210p220p40%
2Tiếng Việt- Các kiểu câu: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định0,55p0,55p15p210p10%
3Làm văn- Nghị luận xã hội
(viết bài hoàn chỉnh)
(0,5đ)10p2,0đ20p1,0đ15p(0,5đ)10p160p50%
TỔNG
2
20
3,5
30
4
30
0,5
10
5
90p
100%
TỈ LỆ
20%
35%
40%
5%
TỔNG ĐIỂM2 điểm3,5 điểm4điểm0,5 điểm10 điểm 100%


1683353739874.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---Văn K8 - KT cuối kỳ 2.docx
    39.4 KB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các dạng đề thi văn lớp 8 các đề thi văn 8 giữa học kì 1 de thi văn 8 giữa kì 1 có đáp an de thi văn lớp 8 giữa học kì 1 có đáp an một số đề thi văn 8 học kì 2 thư viện đề thi văn 8 đề thi 15 phút ngữ văn 8 đề thi 45 phút ngữ văn 8 đề thi anh văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi bồi dưỡng văn 8 đề thi cuối kì ii văn 8 đề thi giữa kì 1 văn 8 hải phòng đề thi giữa kì 1 văn 8 violet đề thi giữa kì 2 văn 8 mới nhất đề thi giữa kì 2 văn 8 violet đề thi giữa kì i văn 8 đề thi giữa kì ii môn văn 8 đề thi giữa kì ii văn 8 đề thi giữa kì văn 8 học kì 1 đề thi giữa kì văn 8 quận hà đông đề thi hk1 văn 8 có đáp án đề thi hk1 văn 8 quận tân bình đề thi hk2 văn 8 có đáp án 2019 đề thi hk2 văn 8 năm 2020 đề thi hkii văn 8 có đọc hiểu đề thi học kì 1 văn 8 quận ba đình đề thi học kì 1 văn 8 quận tây hồ đề thi học kì 1 văn 8 quận đống đa đề thi học kì 2 văn 8 quận ba đình đề thi học kì 2 văn 8 violet đề thi học kì i môn ngữ văn 8 violet đề thi học kì i ngữ văn 8 có ma trận đề thi học kì i văn 8 đề thi học kì ii văn 8 đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 violet đề thi học sinh giỏi văn 8 cấp huyện đề thi học sinh giỏi văn 8 cấp trường đề thi học sinh giỏi văn 8 tỉnh thanh hóa đề thi học sinh giỏi văn 8 tỉnh vĩnh phúc đề thi hsg văn 8 bắc giang đề thi hsg văn 8 bài lão hạc đề thi hsg văn 8 bài nhớ rừng đề thi hsg văn 8 bài quê hương đề thi hsg văn 8 bài tức nước vỡ bờ đề thi hsg văn 8 cấp thành phố đề thi hsg văn 8 cô bé bán diêm đề thi hsg văn 8 có đáp án đề thi hsg văn 8 mới nhất đề thi hsg văn 8 năm 2019 đề thi hsg văn 8 năm 2020 đề thi hsg văn 8 nghị luận xã hội đề thi hsg văn 8 violet đề thi khảo sát văn 8 đề thi khảo sát văn 8 kì 1 đề thi lại văn 8 violet đề thi môn văn 8 giữa học kì 1 đề thi môn văn 8 học kì 1 đề thi môn văn 8 học kì 1 2020 đề thi môn văn 8 học kì 2 đề thi môn văn 8 học kì 2 2020 đề thi ngữ văn 8 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn lớp 8 giữa kì 1 đề thi olympic văn 8 có đáp án đề thi olympic văn 8 tphcm đề thi olympic văn 8 trắc nghiệm đề thi olympic văn 8 violet đề thi thử văn 8 giữa học kì 1 đề thi văn 8 đề thi văn 8 bài lão hạc đề thi văn 8 bài tức nước vỡ bờ đề thi văn 8 chiếc lá cuối cùng đề thi văn 8 cô bé bán diêm đề thi văn 8 có đáp án đề thi văn 8 cuối học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 cuối học kì 2 năm 2021 đề thi văn 8 cuối kì 1 đề thi văn 8 cuối kì 2 đề thi văn 8 cuối kì 2 năm 2021 đề thi văn 8 cuối năm đề thi văn 8 giữa học kì 1 đề thi văn 8 giữa học kì 1 bắc ninh đề thi văn 8 giữa học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 giữa học kì 1 lão hạc đề thi văn 8 giữa học kì 1 năm 2020 đề thi văn 8 giữa học kì 1 năm 2021 đề thi văn 8 giữa học kì 1 tỉnh bắc ninh đề thi văn 8 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề thi văn 8 giữa học kì 2 đề thi văn 8 giữa kì 1 đề thi văn 8 hk2 có đáp án đề thi văn 8 học kì 1 đề thi văn 8 học kì 1 2020 đề thi văn 8 học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 học kì 1 năm 2019 đề thi văn 8 học kì 1 năm 2021 đề thi văn 8 học kì 1 nam định đề thi văn 8 học kì 1 quảng nam đề thi văn 8 học kì 1 đáng đọc hiểu đề thi văn 8 học kì 2 đề thi văn 8 học kì 2 quảng nam đề thi văn 8 học sinh giỏi đề thi văn 8 kì 1 đề thi văn 8 kì 1 có ma trận đề thi văn 8 kì 1 có đáp án đề thi văn 8 kì 2 đề thi văn 8 kì 2 2020 đề thi văn 8 kì 2 2021 đề thi văn 8 kì 2 bắc ninh đề thi văn 8 kì 2 có đáp án đề thi văn 8 kì i đề thi văn 8 lão hạc đề thi văn 8 lên 9 đề thi văn 8 năm 2019 đề thi văn 8 năm 2020 đề thi văn 8 năm 2021 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 10 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 11 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 12 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 7 đề thi văn 8 tuần kì 1 lớp 6 đề thi văn 8 tuần lớp 9 đề thi văn học sinh giỏi lớp 8 đề thi văn lớp 8 đề thi văn lớp 8 có đáp án đề thi văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi văn lớp 8 giữa kì 1 đề thi văn lớp 8 hk2 đề thi văn lớp 8 học kì 1 đề thi văn lớp 8 học kì 1 năm 2019 đề thi văn lớp 8 học kì 1 năm 2020 đề thi văn lớp 8 năm 2021 đề thi văn năm 2020 lớp 8 đề thi văn nghị luận xã hội lớp 8
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    34,401
    Bài viết
    35,873
    Thành viên
    135,480
    Thành viên mới nhất
    luânkg

    Thành viên Online

    Top