Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 523

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,192
Điểm
113
tác giả
Đề thi học kì 2 toán 7 cánh diều CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỀ 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Câu 1. Kết quả tìm hiểu về sở thích môn Toán của 5 bạn học sinh trường THCS A được cho trong bảng thống kê sau:


Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dữ liệu số tuổi là dữ liệu định tính; B. Dữ liệu số tuổi là dữ liệu định lượng;

C. Dữ liệu giới tính là dữ liệu định lượng; D. Dữ liệu sở thích là dữ liệu định lượng.

Câu 2. Biểu đồ hình quạt dưới đây trên thể hiện diện tích đất trồng: hoa huệ, hoa hồng và hoa loa kèn trong vườn hoa nhà bạn My.

Biết diện tích đất trồng hoa là 10 m2.

Diện tích đất trồng hoa hồng là

A. 10 m2;

B. 100 m2;

C. 4,5 m2;

D. 45 m2.

Câu 3. Tung đồng thời một con xúc xắc và một đồng xu.

Biến cố nào sau đây là biến cố không thể?

A. Đồng xu xuất hiện mặt sấp;

B. Đồng xu xuất hiện mặt ngửa và số chấm xuất hiện trên con xúc xắc nhỏ hơn 1;

C. Xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm;

D. Đồng xu xuất hiện mặt ngửa và số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số chẵn.

Câu 4. Có hai chiếc hộp, mỗi chiếc hộp đựng 4 tấm thẻ ghi các số 1; 2; 3; 4. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi hộp. Biến cố “Tổng số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 1” là

A. Biến cố chắc chắn; B. Biến cố không thể; C. Biến cố ngẫu nhiên; D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5. Biểu thức biểu thị “Tích của tổng x và y với hiệu của x và y” là

A. x + y.x – y; B. (x + y).x – y; C. (x + y).(x – y); D. x.y.(x + y).(x – y).

Câu 6. Giá trị của biểu thức x2 – y tại x = ‒2; y = ‒1 là

A. 5; B. ‒3; C. 3; D. ‒5.

Câu 7. Bậc của đa thức M(x) = 2x3 + 3x – 2x3 + 1 là

A. 1; B. 2; C. 3; D. 4.

Câu 8. Số nghiệm của đa thức x(x2 + 1) là

A. 0; B. 1; C. 2; D. 3.

Câu 9. Kiểm tra xem bộ ba nào trong các bộ ba đoạn thẳng sau có độ dài là ba cạnh của một tam giác:

A. 3 cm; 5 cm; 8 cm; B. 4 cm; 5 cm; 9 cm; C. 2 cm; 5 cm; 7 cm; D. 2 cm; 5 cm; 6 cm.

Câu 10. Cho tam giác ABC có AM là đường trung tuyến và G là trọng tâm tam giác. Biết AG = x + 2 và AM = x + 4. Giá trị của x là

A. 1; B. 2; C. 3; D. 4.

Câu 11. Cho tam giác DEF vuông tại E có góc F bằng 46°. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Góc E >góc D> góc F B. DE > DF > EF; C. DE > EF > DF; D. DF > DE > EF.

Câu 12. Trong một tam giác, tâm đường tròn tiếp tam giác là

A. giao điểm của ba đường trung tuyến; B. giao điểm của ba đường trung trực;

C. giao điểm của ba đường phân giác; D. giao điểm của ba đường trung trực.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Lượng điện tiêu thụ mỗi ngày trong 7 ngày đầu tháng 02/2022 của một hộ gia đình được cho ở biểu đồ sau:



a) Ngày nào trong tuần đầu tiên của tháng 02/2022, hộ gia đình tiêu thụ lượng điện ít nhất? Nhiều nhất?

b) Trong tuần đầu tiên của tháng 02/2022, hộ gia đình đó tiêu thụ hết bao nhiêu kW.h điện? Trung bình mỗi ngày tiêu thụ bao nhiêu?

c) Chọn ngẫu nhiên 1 ngày trong 7 ngày đó. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

A: “Chọn được ngày hộ gia đình sử dụng 16 kW.h điện trong ngày”;

B: “Chọn được ngày hộ gia đình sử dụng dưới 20 kW.h điện trong ngày”.

Bài 2. (2,0 điểm) Cho đa thức A(x) = x2 + 3x – 9 và B(x) = x2 – 2x + 1.

a) Tính M(x) = A(x) + B(x) và N(x) = A(x) – B(x).

b) Xác định bậc và hệ số cao nhất của đa thức M(x), N(x).

c) Tính P(‒2) biết P(x) = M(x).N(x).

Bài 3. (3,0 điểm) Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của các tia BC và CB lấy thứ tự hai điểm D và E sao cho BD = CE. Gọi M là trung điểm của BC.

a) Chứng minh rằng tam giác ADE là tam giác cân.

b) Chứng minh AM là tia phân giác của góc DAE.

c) Kẻ BH ⊥ AD và CK ⊥ AE. Chứng minh BH = CK.

d) Chứng minh ba đường thẳng AM, BH và CK đồng quy.

Bài 4. (0,5 điểm) Tìm các số nguyên a và b để đa thức A(x) = x4 – 3x3 + ax + b chia hết cho đa thức B(x) = x2 – 3x + 4.



ĐỀ2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Câu 1.
Dựa vào bảng thống kê học lực của học sinh lớp 7A được cho bên dưới.



Hãy phân loại dữ liệu trong bảng thống kê dựa trên tiêu chí định tính và định lượng:

A. Học lực (yếu, trung bình, khá, giỏi) là dữ liệu định lượng; số học sinh là dữ liệu định tính;

B. Học lực (yếu, trung bình, khá, giỏi) là dữ liệu định tính; số học sinh là dữ liệu định lượng;

C. Cả học lực (yếu, trung bình, khá, giỏi) và số học sinh đều là dữ liệu định tính;

D. Cả học lực (yếu, trung bình, khá, giỏi) và số học sinh đều là dữ liệu định lượng.

Câu 2. Cho biểu đồ sau:



Tổng số tiền heo đất thu được trong 4 tháng là bao nhiêu?

A. 1 562 000 đồng; B. 1 462 000 đồng; C. 1 362 000 đồng; D. 1 262 000 đồng.

Câu 3. Xác suất để ngày mao trời mưa là 30%, trời không mưa và nhiều mây là 45%, trời không mưa và ít mây là 25%. Biến cố nào sau đây dễ xảy ra nhất?

A. Ngày mai trời mưa; B. Ngày mai trời không mưa và nhiều mây;

C. Ngày mai trời không mưa và ít mây; D. Ngày mai trời không mưa và không có mây.

Câu 4. Trong một chiếc hộp có 4 chiếc thẻ được ghi số 2; 4; 5; 7. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Xét các biến cố sau:

A: “Rút được thẻ ghi số nguyên tố”; B: “Rút được thẻ ghi số nhỏ hơn 8”;

C: “Rút được thẻ ghi số lớn hơn 9”.

Biến cố ngẫu nhiên là

A. Biến cố A; B. Biến cố B; C. Biến cố C; D. Cả ba biến cố A, B, C.

Câu 5. Giả sử độ dài cạnh một hình vuông là (x + 1) (cm). Đa thức biểu thị diện tích của hình vuông đó là A. x2 + 1; B. x2 + 2x + 1; C. x2 + x + 1; D. 2x + 2.

Câu 6. Giá trị của biểu thức P = 3x3 – 2y2 – 2xy tại x = ‒2 và y = ‒3 là

A. ‒54; B. ‒24; C. ‒18; D. 36.

Câu 7. Hệ số cao nhất của đa thức A(x) = –5x2(2x3 + x – 4) là

A. –10; B. –5; C. –20; D. 20.

Câu 8. Giá trị của x thỏa mãn 4x2 – 4x(x – 2) = 24 là

A. x = 2; B. x = 4; C. x = 1; D. x = 3.

Câu 9. Cho tam giác ABC có AB = 3 cm; BC = 4 cm; AC = 5 cm. Khi đó:

A. Góc A lớn hơn góc B; B. Góc B nhỏ hơn góc C;

C. Góc A nhỏ hơn góc C; D. Góc B là góc lớn nhất.

Câu 10. Cho tam giác ABC có AB = 7 cm, AC = 1 cm. Độ dài cạnh BC là một số nguyên thì tam giác ABC là A. Tam giác cân; B. Tam giác vuông; C. Tam giác vuông cân; D. Tam giác tù.

Câu 11. Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc ABC cắt AC tại D. Vẽ DE vuông góc với BC tại E. Câu nào dưới đây là đúng?

A. AD < DC; B. AB > BC; C. DE > DC; D. AC > BC.

Câu 12. Cho tam giác ABC có ba đường trung tuyến AM, BN, CP cắt nhau tại G. Kết quả nào sau đây là sai? A.BG = BN B.AM = 3AG C. CG = 2GB D. BG = 2GN

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm)

1.
Biểu đồ hình quạt tròn sau biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của nước ta năm 2020.



a) Trong năm 2020, lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuật gấp bao nhiêu lần lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên (làm tròn kết quả với độ chính xác 0,5)?

b) Số lao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuật là bao nhiêu triệu người? Biết có 54,6 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước trong năm 2020 (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

2. Một hộp có 50 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 49, 500; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số nhỏ hơn 26”.

b) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có chứa chữ số 5”.

Bài 2. (2,0 điểm) Cho hai đa thức P(x) = 2x4 + 2x3 – 3x2 + x + 6; Q(x) = x4 + x3 – x2 + 2x + 1.

a) Xác định bậc và hệ số cao nhất của đa thức P(x).

b) Tìm đa thức M(x) biết P(x) + M(x) = 2Q(x). c) Tính N(–2) biết N(x) = (x – 1).M(x).

Bài 3. (3,0 điểm) Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Các điểm M, N, P lần lượt là trung điểm của cạnh BC, AB, AC. Gọi O là giao điểm các đường trung trực của tam giác ABC. Trên tia đối của tia MO lấy điểm D sao cho MO = MD. Trên tia đối của tia NO lấy điểm F sao cho NO = NF. Trên tia đối của tia PO lấy điểm E sao cho PO = PF.

a) Chứng minh Δ∆ANO = Δ∆BNF, từ đó suy ra AO = BF và AO // BF.

b) Chứng minh hình lục giác AFBDCE có 6 cạnh bằng nhau và 2 trong 6 cạnh đó đôi một song song.

c) Chứng minh Δ∆ABC = Δ∆DEF.

Bài 4. (0,5 điểm) Cho x2 – 4x + 1 = 0. Tính giá trị biểu thức A = x5 – 3x4 – 3x3 + 6x2 – 20x + 2030.

1681405923772.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---KT HK2 Toán 7 CD (s).docx
    164.3 KB · Lượt xem: 43
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,001
Bài viết
37,469
Thành viên
139,311
Thành viên mới nhất
cà văn muôn

Thành viên Online

Top