Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
Đề thi học sinh giỏi văn 8 cấp thành phố CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 6 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 150 phút

(Đề gồm 02 câu, 01 trang)​




Câu 1 (4,0 điểm)


Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm” (R. Ta-gor).

Trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn được thể hiện trong câu nói trên.

Câu 2 (6,0 điểm)

Em hãy cảm nhận về khát vọng tự do trong thơ ca Việt Nam hiện đại trước năm 1945 qua hai đoạn thơ sau:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm,

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.


(Trích Nhớ rừng – Thế Lữ, SGK Ngữ văn 8, tập 2, trang 3)

Và:

(…) Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!


(Trích Khi con tu hú – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 8, tập 2, trang 19)



……….…Hết….……....​

* Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.





UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI
Năm học 2022-2023
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 8

(Hướng dẫn này gồm 05 trang)


YÊU CẦU CHUNG



- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.



B. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu
Nội dung
Điểm


Câu 1 (4 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về xã hội, phát biểu được những suy nghĩ, quan điểm của bản thân một cách thuyết phục, thấu đáo.
- Đảm bảo bố cục bài văn, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng; diễn đạt mạch lạc, lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.5
II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo các ý cơ bản sau:
3.5
*Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
- Dẫn câu nói.
0.25​
2. Giải thích:
- Nghĩa đen: Ánh sáng của ngọn đèn giúp soi rõ mọi vật, tỏa sáng trong đêm. Nhưng có được ánh sáng đó là phải có người làm ra ngọn đèn và người cầm đèn soi sáng đứng trong đêm.
- Nghĩa biểu tượng:
+ Hình ảnh ngọn đèn, ánh sáng của ngọn đèn chỉ những giá trị, thành quả tốt đẹp.
+ Người cầm đèn tượng trưng cho những người luôn vì người khác, có những đóng góp, những hi sinh lặng thầm bền bỉ.
->Câu nói đã nhắc nhở, hướng con người đến với lối sống ân nghĩa: Phải biết ơn, trân trọng những thành quả đang có, biết tri ân những người tạo ra chúng, tri ân những người mang đến điều tốt đẹp cho ta, đặc biệt phải hiểu, tri ân những hi sinh âm thầm, khó thấy của họ.
0.5
3. Phân tích, lí giải
- Khẳng định biết tri ân là lối sống đúng đắn, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
- Trong cuộc sống, không có thành quả, giá trị tốt đẹp nào mà không có nguồn gốc, không có công lao của ai đó tạo nên. Vì vậy, khi được hưởng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, chúng ta phải nâng niu, giữ gìn, trân trọng các thành quả lao động, tri ân những người những người trực tiếp và gián tiếp tạo ra thành quả, đặc biệt là những hi sinh âm thầm họ của họ.
- Lòng biết ơn giúp ta có lối sống, tâm hồn đẹp. Từ trân trọng những thành quả, những điều tốt đẹp người khác mang đến cho ta, ta cũng sẽ cố gắng, nỗ lực để tạo ra những thành quả tốt đẹp cho người khác, cho cuộc đời, cũng học cách cống hiến, hi sinh…Người có lòng biết ơn sẽ được mọi người trân trọng, yêu mến.
- Biết ơn mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho người làm nên những điều tốt đẹp; giúp họ cảm thấy những hi sinh, đóng góp, sự cho đi của mình càng thêm ý nghĩa, được đền đáp; lòng biết ơn tạo nên một gia đình tốt đẹp, tập thể, một xã hội nhân ái, đoàn kết; tô thắm truyền thống ân nghĩa, thủy chung của dân tộc…
- Nếu không biết tri ân tâm hồn sẽ lạnh lùng, vô cảm, thành kẻ ích kỉ, vô ơn, không được mọi người trân trọng; gia đình, xã hội không gắn kết, không phát triển tốt đẹp…
(Thí sinh lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề)






1.5​
4. Bàn luận, mở rộng:
+ Lên án, phê phán những kẻ sống bội bạc, vô ơn.
+ Không phải bất kì điều gì người khác làm cho ta, ta cũng biết ơn, chỉ biết ơn những người đem đến những giá trị tích cực, tốt đẹp.
0.5​
5. Bài học nhận thức và hành động
-Ta cần trân trọng những điều tốt đẹp người khác đã làm cho ta, cho cuộc đời chung và những người làm nên những giá trị ấy.
- Không ngừng học tập, rèn luyện để nhân rộng lối sống ân nghĩa, tạo ra những thành quả mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
0.5​
*Kết bài:
- Khẳng định vấn đề nghị luận.
- Liên hệ.
0,25​


Câu 2
(6 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nhà thơ muốn có lối đi riêng phải có tư tưởng, nghệ thuật riêng. Ý kiến rất đúng đối với nhà thơ Nguyễn Duy trong quá trình sáng tác mang những nét riêng trong phong cách nghệ thuật.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
5,0
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu khát vọng tự do trong thơ ca Việt Nam hiện đại trước năm 1945 được thể hiện qua hai đoạn thơ: đoạn đầu bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ) và đoạn cuối bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu).

0,5​
*Thân bài
1. Khái quát:
-
Khát vọng tự do là khát khao, ước muốn thiết tha, mãnh liệt thoát khỏi tình cảnh tù túng, mất tự do; mong muốn được sống đúng với lí tưởng, hoài bão, giá trị của bản thân, không bị trói buộc bởi ngoại cảnh.
- Do hoàn cảnh xã hội Việt Nam trước 1945: đất nước chìm trong bóng đêm nô lệ, xã hội thực dân nửa phong kiến, người dân bị áp bức, bóc lột, cuộc sống mất tự do. Vì vậy, khát vọng tự do là khát vọng cháy bỏng của mọi tầng lớp nhân dân. Đoạn đầu của bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ) và đoạn cuối của bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu) đều thể hiện khát vọng tự do của con người, của dân tộc Việt Nam trước năm 1945.
- Nhớ rừng của Thế Lữ là tác phẩm tiêu biểu của phong trào Thơ mới (1932-1945), thuộc xu hướng văn học lãng mạn. Khi con tu hú là một trong những sáng tác trong tù đặc sắc của nhà thơ Tố Hữu, thuộc xu hướng văn học cách mạng Việt Nam trước năm 1945. Cách thể hiện khát vọng tự do ở hai đoạn đầu của bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ) và đoạn cuối của bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu) vừa có nét tương đồng, vừa có nét khác biệt.




0,75
2.Phân tích hai đoạn thơ để chứng minh:
2.1. Khát vọng tự do ở đoạn đầu bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ:

- Tâm trạng uất ức, căm hờn, chán ghét cuộc sống bị giam cầm, mất tự do:
+ Hoàn cảnh: mất tự do trong cũi sắt, sa cơ, tù hãm…, trở thành thứ đồ chơi, bị hạ bệ, chịu cảnh ngang bầy với bọn gấu báo…
+ Tâm trạng: Gậm một khối căm hờn, nhục nhằn, uất ức, chán chường trông ngày tháng dần qua…
-Thái độ không chấp nhận thực tại: Bị mất tự do nhưng không khuất phục, bị hạ bệ nhưng không hạ mình, hổ vẫn tự tách mình ra khỏi cái tầm thường, vẫn ý thức mạnh mẽ về vị thế chúa tể cả muôn loài của nó (Khinh lũ người…ngạo mạn ngẩn ngơ, mắt bé, xem lũ gấu báo là bọn dở hơi, vô tư lự, vẫn ta xưng hô đầy kiêu hãnh, tự hào, vẫn ý thức mình là oai linh rừng thẳm.
- Khát vọng tự do được thể hiện qua các hình thức nghệ thuật: thể thơ tám chữ hiện đại, bút pháp lãng mạn, lời thơ dạt dào cảm xúc, giọng điệu căm uất, từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm, hình tượng nghệ thuật mang ý nghĩa biểu tượng…
- Qua tâm trạng của con hổ bị nhốt trong vườn bách thú ở đoạn đầu bài thơ “Nhớ rừng”, Thế Lữ đã nói lên thái độ không chấp nhận thực tại, khát vọng tự do cháy bỏng của ngưòi dân mất nước thuở ấy.

2.2. Khát vọng tự do ở đoạn cuối bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu:
- Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt cao độ của người chiến sĩ cộng sản trong cảnh tù đày khi nghe hè về ở thế giới bên ngoài nhà lao.
- Khát khao cháy bỏng muốn đập tan gông cùm, xiềng xích, thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài.
- Khát vọng tự do được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật: Cách ngắt nhịp bất thường 6/2, 3/3, từ ngữ giàu chất biểu cảm (động từ mạnh đạp tan, ngột, chết uất, từ cảm thán làm sao, thôi, ôi), chi tiết độc đáo tiếng chim tu hú; sử dụng thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết, giọng điệu uất ức, bức bối…
- Khát vọng được trở về với cuộc sống tự do cũng là khát vọng trở về với con đường cách mạng, con đường yêu nước mà tác giả đã lựa chọn và đang say mê theo đuổi.
(Thí sinh lấy dẫn chứng, phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ từng ý)

1,25










1,25
*Đánh giá:
- Cả hai đoạn thơ đều thể hiện khát vọng tự do:
+ Tâm trạng đau khổ, căm uất, bức bối, ngột ngạt của những thân phận tù đày, mất tự do trong hoàn cảnh nô lệ tăm tối của đất nước.
+ Hướng đến cuộc sống tự do bên ngoài, muốn thoát khỏi cảnh ngục tù.
+ Khát vọng tự do ở hai đoạn thơ đều được thể hiện trong những vần thơ giàu nhạc điệu, ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc.
- Sự khác nhau trong cách thể hiện khát vọng tự do ở hai đoạn thơ:
+ Khát vọng tự do trong đoạn đầu Nhớ rừng được thể hiện đặc sắc qua sự đối lập giữa bề ngoài dường như buông xuôi, bất lực với thái độ bên trong không chấp nhận thực, không khuất phục, không hạ mình của con hổ; qua thể thơ tám chữ hiện đại, lời thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, hình thức mượn lời và hình tượng thơ có tính biểu tượng độc đáo. Thơ Thế Lữ là Thơ mới nên chủ yếu hướng tới giải phóng cái tôi cá nhân, đại diện cho khát vọng tự do, tâm sự của tầng lớp trí thức bế tắc trước thời cuộc.
+ Khát vọng tự do trong đoạn cuối Khi con tu hú được thể hiện với nét riêng khác biệt qua tâm trạng uất ức, ngột ngạt cao độ khi bị giam cầm và khát khao phá tan xiềng xích trở về với thế giới tự do; qua thể thơ lục bát truyền thống, cảm hứng cách mạng, chi tiết nghệ thuật tiếng chim tu hú độc đáo. Thơ Tố Hữu là những vần thơ cách mạng đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, đại diện cho khát vọng đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, của thời đại.
- Sự khác biệt cho thấy cho thấy những nét riêng trong khuynh hướng sáng tác và dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ. Nét tương đồng cho thấy khát vọng tự do là khát vọng cháy bỏng của mọi tầng lớp nhân dân, là biểu hiện của tình yêu nước; cả hai cùng nói tiếng nói chung của thời đại.






0,75​
Kết bài: - Khẳng định vấn đề nghị luận.
- Liên hệ.
0,5​
d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm..) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
1683259691826.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com----31.3VĂN 8CHUẨN.docx
    44.8 KB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các dạng đề thi văn lớp 8 các đề thi văn 8 giữa học kì 1 de thi văn 8 giữa kì 1 có đáp an de thi văn lớp 8 giữa học kì 1 có đáp an một số đề thi văn 8 học kì 2 thư viện đề thi văn 8 đề thi 15 phút ngữ văn 8 đề thi 45 phút ngữ văn 8 đề thi anh văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi bồi dưỡng văn 8 đề thi cuối kì ii văn 8 đề thi giữa kì 1 văn 8 hải phòng đề thi giữa kì 1 văn 8 violet đề thi giữa kì 2 văn 8 mới nhất đề thi giữa kì 2 văn 8 violet đề thi giữa kì i văn 8 đề thi giữa kì ii môn văn 8 đề thi giữa kì ii văn 8 đề thi giữa kì văn 8 học kì 1 đề thi giữa kì văn 8 quận hà đông đề thi hk1 văn 8 có đáp án đề thi hk1 văn 8 quận tân bình đề thi hk2 văn 8 có đáp án 2019 đề thi hk2 văn 8 năm 2020 đề thi hkii văn 8 có đọc hiểu đề thi học kì 1 văn 8 quận ba đình đề thi học kì 1 văn 8 quận tây hồ đề thi học kì 1 văn 8 quận đống đa đề thi học kì 2 văn 8 quận ba đình đề thi học kì 2 văn 8 violet đề thi học kì i môn ngữ văn 8 violet đề thi học kì i ngữ văn 8 có ma trận đề thi học kì i văn 8 đề thi học kì ii văn 8 đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 violet đề thi học sinh giỏi văn 8 cấp huyện đề thi học sinh giỏi văn 8 cấp trường đề thi học sinh giỏi văn 8 tỉnh thanh hóa đề thi học sinh giỏi văn 8 tỉnh vĩnh phúc đề thi hsg văn 8 bắc giang đề thi hsg văn 8 bài lão hạc đề thi hsg văn 8 bài nhớ rừng đề thi hsg văn 8 bài quê hương đề thi hsg văn 8 bài tức nước vỡ bờ đề thi hsg văn 8 cấp thành phố đề thi hsg văn 8 cô bé bán diêm đề thi hsg văn 8 có đáp án đề thi hsg văn 8 mới nhất đề thi hsg văn 8 năm 2019 đề thi hsg văn 8 năm 2020 đề thi hsg văn 8 nghị luận xã hội đề thi hsg văn 8 violet đề thi khảo sát văn 8 đề thi khảo sát văn 8 kì 1 đề thi lại văn 8 violet đề thi môn văn 8 giữa học kì 1 đề thi môn văn 8 học kì 1 đề thi môn văn 8 học kì 1 2020 đề thi môn văn 8 học kì 2 đề thi môn văn 8 học kì 2 2020 đề thi ngữ văn 8 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn lớp 8 giữa kì 1 đề thi olympic văn 8 có đáp án đề thi olympic văn 8 tphcm đề thi olympic văn 8 trắc nghiệm đề thi olympic văn 8 violet đề thi thử văn 8 giữa học kì 1 đề thi văn 8 đề thi văn 8 bài lão hạc đề thi văn 8 bài tức nước vỡ bờ đề thi văn 8 chiếc lá cuối cùng đề thi văn 8 cô bé bán diêm đề thi văn 8 có đáp án đề thi văn 8 cuối học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 cuối học kì 2 năm 2021 đề thi văn 8 cuối kì 1 đề thi văn 8 cuối kì 2 đề thi văn 8 cuối kì 2 năm 2021 đề thi văn 8 cuối năm đề thi văn 8 giữa học kì 1 đề thi văn 8 giữa học kì 1 bắc ninh đề thi văn 8 giữa học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 giữa học kì 1 lão hạc đề thi văn 8 giữa học kì 1 năm 2020 đề thi văn 8 giữa học kì 1 năm 2021 đề thi văn 8 giữa học kì 1 tỉnh bắc ninh đề thi văn 8 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề thi văn 8 giữa học kì 2 đề thi văn 8 giữa kì 1 đề thi văn 8 hk2 có đáp án đề thi văn 8 học kì 1 đề thi văn 8 học kì 1 2020 đề thi văn 8 học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 học kì 1 năm 2019 đề thi văn 8 học kì 1 năm 2021 đề thi văn 8 học kì 1 nam định đề thi văn 8 học kì 1 quảng nam đề thi văn 8 học kì 1 đáng đọc hiểu đề thi văn 8 học kì 2 đề thi văn 8 học kì 2 quảng nam đề thi văn 8 học sinh giỏi đề thi văn 8 kì 1 đề thi văn 8 kì 1 có ma trận đề thi văn 8 kì 1 có đáp án đề thi văn 8 kì 2 đề thi văn 8 kì 2 2020 đề thi văn 8 kì 2 2021 đề thi văn 8 kì 2 bắc ninh đề thi văn 8 kì 2 có đáp án đề thi văn 8 kì i đề thi văn 8 lão hạc đề thi văn 8 lên 9 đề thi văn 8 năm 2019 đề thi văn 8 năm 2020 đề thi văn 8 năm 2021 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 10 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 11 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 12 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 7 đề thi văn 8 tuần kì 1 lớp 6 đề thi văn 8 tuần lớp 9 đề thi văn học sinh giỏi lớp 8 đề thi văn lớp 8 đề thi văn lớp 8 có đáp án đề thi văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi văn lớp 8 giữa kì 1 đề thi văn lớp 8 hk2 đề thi văn lớp 8 học kì 1 đề thi văn lớp 8 học kì 1 năm 2019 đề thi văn lớp 8 học kì 1 năm 2020 đề thi văn lớp 8 năm 2021 đề thi văn năm 2020 lớp 8 đề thi văn nghị luận xã hội lớp 8
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,074
    Bài viết
    37,543
    Thành viên
    139,523
    Thành viên mới nhất
    nguyenthai010902

    Thành viên Online

    Top