Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 22K

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,447
Điểm
113
tác giả
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2023 CÓ HƯỚNG DẪN được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2023 về ở dưới.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022 – 2023​


ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 02 trang)
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Ngày thi: 07/6/2022​



I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:


Một chàng trai quyết định hiện thực hóa ước mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ:

- Mẹ ơi, giúp con với!. - Con trai, mẹ sẵn sàng giúp con, nhưng mẹ không thể. Mọi thứ mẹ có, mẹ đã cho con rồi. Chàng trai đến gặp một nhà thông thái:

- Thưa ngài, hãy chỉ cho tôi, ở đâu tôi có thể tìm ra sức mạnh để biến ước mơ của mình thành hiện thực?

- Người ta bảo trên ngọn Everest ấy. Ta đã tới nhưng không tìm thấy gì ngoài những cơn gió tuyết lạnh. Và khi ta trở về, thời gian đã mất không lấy lại được...

Chàng trai đi hỏi rất nhiều người nữa, nhưng kết quả của hành trình đi tìm sức mạnh vẫn chỉ là sự hoang mang.

- Tại sao cháu có vẻ lo lắng vậy? Một ông lão đi ngang qua hỏi chàng trai.

- Cháu có một ước mơ, ông ạ. Nhưng cháu không biết lấy đâu ra sức mạnh để thực hiện ước mơ ấy. Cháu đã hỏi khắp rồi nhưng không ai có thể giúp cháu.

- Không ai à, ông lão nháy mắt – cháu đã hỏi bản thân mình chưa?

(Theo Bạn chỉ sống có một lần, Bộ sách Keep Calm, Nhã Nam tuyển chọn, NXB Trẻ 2017, trang 8-9)


Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1
. Chỉ ra 01 thành phần biệt lập và 01 phép liên kết trong đoạn sau:

Một chàng trai quyết định hiện thực hóa ước mơ của mình. Nhưng anh ta không đủ mạnh mẽ để thực hiện điều đó. Anh ta đến bên mẹ:

- Mẹ ơi, giúp con với!


Câu 2
. Em hiểu như thế nào về lời của ông lão: cháu đã hỏi bản thân mình chưa?

Câu 3. Nêu 01 khó khăn mà mỗi người có thể gặp trong quá trình thực hiện ước mơ của mình.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)
: Viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi người.

Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước trong hai khổ thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.



Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...


(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục 2013, trang 55-56)





………………….. HẾT…………………



















































































ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT - NĂM HỌC 2022-2023

GỢI Ý ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN


Phần
Câu
Đáp án
Điểm
I. Phần đọc- hiểu
( 3 điểm)
1
Thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn văn là thành phần gọi - đáp: “ơi”
0.5​
Học sinh xác định được một trong các phép liên kết sau:
- Phép thế: “anh ta” thế cho “một chàng trai”;
- Phép nối: bằng quan hệ từ “nhưng”;
- Phép lặp từ ngữ “anh ta”.
0.5​
2
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, đảm bảo tính thuyết phục khi lí giải nhận định của bản thân.
Ví dụ: Trả lời câu hỏi của chàng trai, ông lão đặt lại bằng một câu hỏi tu từ “cháu đã hỏi bản thân mình chưa?”. Thực vậy, để biến ước mơ của mình thành hiện thực, chúng ta cần câu trả lời ở chính sự can đảm và nỗ lực của bản thân. Bởi chỉ có chúng ta mới có thể biết chính xác ước mơ của mình là gì.
1.0​
3
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Tuy nhiên phải xác định rõ một khó khăn cụ thể và giải thích được lí do nó là trở ngại cho mỗi người.
Ví dụ: Trở ngại lớn nhất mà một người có thể gặp phải trong quá trình thực hiện ước mơ của mình, theo tôi đó niềm tin vào bản thân. Bởi ước mơ có thể vô cùng đẹp đẽ, vô cùng hoài bão. Nhưng nếu chúng ta không có đủ niềm tin vào chính mình thì sẽ không có đủ sức mạnh để đi đến cùng. Lúc đó, ước mơ sẽ chỉ mãi là ước mơ mà thôi.




0,5

0,5​
II. Phần làm văn
( 7 điểm)
1
* Đảm bảo về hình thức trình bày về một đoạn văn nghị luận xã hội, không có lỗi chính tả; đảm bảo tính lập luận chặt chẽ.
0,25​
* Nội dung dàn ý:
- Mở đoạn: Khẳng định vai trò quan trọng của ước mơ và ý nghĩa to lớn của nó đối với mỗi con người.
0,25​
- Giải thích:
+ Ước mơ là gì? Đó là những mơ ước tốt đẹp của con người về điều bản thân mong muốn mình sẽ trở thành trong tương lai.
+ Ước mơ có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó chính là động lực đề con người ta cố gắng phấn đấu vươn tới. Từ đó hoàn thiện bản thân hơn.
0,5​
- Dẫn chứng về những ước mơ làm thay đổi con người.
0,25​
- Lợi ích cụ thể khi ta biết nỗ lực biến ước mơ thành hành động.
0,25​
- Mở rộng vấn đề: Phê bình những con người thiếu nghị lực sống, không có ý chí thay đổi cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
0,25​
- Liên hệ bản thân: Đưa ra nhận thức và hành động đúng đắn của bản thân lúc này để nuôi dưỡng và biến ước mơ của mình thành hiện thực.
0,25​
2
* Đảm bảo hình thức trình bày một văn bản nghị luận về một đoạn thơ; không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi trình bày; khuyến khích những bài làm mang tính sáng tạo.
0,5​
a. Mở bài:
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và vị trí trích đoạn

0,25​
- Nêu được vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước được tác giả thể hiện qua hai khổ thơ đầu của bài thơ.
0,25​
b. Thân bài:
- Từ sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên đã khơi nguồn cảm hứng của nhà thơ về mùa xuân của đất trời.
+ Những đặc điểm tiêu biểu của mùa xuân đã được tác giả liệt kê qua những màu sắc của như “dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” cho tới âm thanh của tiếng chim“chiền chiện” đánh thức cả đất trời.
+ Hình ảnh ẩn dụ của “giọt long lanh” là biểu tượng cho những vẻ đẹp tinh tuý nhất của thiên nhiên dường như được cụ thể hoá thành những giọt sương mai có thể nâng niu chạm lấy được.
-> Mùa xuân của đất trời vừa có cả chiều sâu theo cả dòng sông xuân, lại vừa có cả không gian cao, xa của trời xuân bao la, rộng lớn. Điều đó khiến lòng người lâng lâng ngây ngất trong niềm vui hân hoan của thời khắc chuyển mùa.
1,5​
- Bên cạnh sự thay đổi của đất trời, mùa xuân về còn làm cho không khí lao động và chiến đấu càng thêm vui tươi, rộn rã.
+ Điệp từ “mùa xuân” nhấn mạnh hình tượng những người
chiến sĩ đang ra sức bảo vệ quê hương và hình ảnh những người lao động đang xây dựng đất nước trở nên càng kì vĩ, lớn lao.
+ “Lộc” xuân ở đây không chỉ là màu lá nguỵ trang, mùa của mạ non xanh bát ngát mà còn là ẩn dụ cho sức sống, sự phát triển đi lên không ngừng của cả một dân tộc anh hùng. -> Khí thế hăng say ấy như hừng hực cháy trong tất cả mọi người với tâm thể hối hả, hăng say không chút mệt mỏi.
1,5​
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
0,5​
c. Kết bài:
- Thông qua ba khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải đã bày tỏ tình yêu và sự tự hào của bản thân dành cho tổ quốc.
- Liên hệ bản thân.
0,5​


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA


ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 17/6/2022
(Đề thi có 02 phần, gồm 02 trang)


PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:


Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

- Con thấy chuyến đi thế nào?

- Rất tuyệt bố ạ!

Người bố hỏi:

- Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?

- Vâng, con thấy rồi ạ!

- Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời:

- Chúng ta có một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.

Cậu bé nói thêm:

- Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!

Người bố vô cùng ngạc nhiên, ông nhìn cậu con trai, mỉm cười đáp:

- Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có con ạ!


(“Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào?”, dẫn theo http://quantrimang.com/cau-chuyen-y-nghia-ve-cuoc-song, 2018)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1
. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Theo văn bản, người bố muốn cho con trai của mình thấy điều gì khi dẫn con thăm thú một ngôi làng?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của người bố “Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có” trong văn bản không? Vì sao?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)


Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.



Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biến muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!


(Trích Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam, năm 2018, tr.139, tr.140)​

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

---------------------- Hết ---------------------------​



























SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA


KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022 - 2023

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi: NGỮ VĂN
Phần/ Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đạt chính: Phương thức tự sự /Tự sự.
Hướng dẫn chấm:
- Thí sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Nếu thí sinh nếu được phương thức thực sự và nêu thêm phương thức khác thì khuyến khích cho 0,25 điểm.
- Thí sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.
0,5​
2
Theo văn bản, người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào.
Hướng dẫn chấm:
- Thí sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Thí sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.
0,5​
3
Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng”:
- Các hình ảnh liệt kê: “những bức tường”, “ti vi”, “bạn bè, gia đình”, “họ hàng”
- Biện pháp liệt kê nhân mạnh những sự khác biệt trong cuộc sống của hai cha con và những người ở ngôi làng mà họ đến thăm. Qua đó, thấy được suy nghĩ của cậu bé về giàu, nghèo. Từ đó giúp người đọc nhận ra giá trị tinh thần như tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, họ hàng mới là những giá trị đích thực làm cho cuộc sống con người thực sự giàu có.
- Giúp cho đoạn văn thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm.
Hướng dẫn chấm:
- Thí sinh trả lời đầy đủ như đáp án: 1,0 điểm.
- Thí sinh trả lời đầy đủ ý 1 như đáp án: 0,25 điểm.
- Thí sinh trả lời đầy đủ ý 2 trong đáp án: 0,5 điểm
- Thí sinh trả lời ý 3 như đáp án: 0,25 điểm.
- Thí sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.
(Lưu ý: Thí sinh có cách diễn đạt khác nhưng đúng ý trong đáp án vẫn cho điểm).



0,25

0,5



0,25​
- Thí sinh bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/không đồng tình/không hoàn toàn đồng tình.
- Lí giải hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Hướng dẫn chấm:
- Thí sinh bày tỏ quan điểm cá nhân và lí giải hợp lí, thuyết phục: 1,0 điểm.
- Thí sinh bày tỏ quan điệm cá nhân và lí giải hợp lí nhưng chưa thật đầy đủ: 0,75 điểm. - Thí sinh chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân, không lí giải: 0,5 điểm.
- Thí sinh không trả lời hoặc trả lời nhưng lí giải không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp huật: không cho điểm.
0,5

0,5​
II
TẠO LẬP VĂN BẢN
7,0
1
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng - phân - hợp, song hành.
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.
0,25​
c. Triển khai vấn đề nghị luận.
Thí sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần tập trung làm rõ ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
1,25​
- Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế, giúp con người mở rộng tầm nhìn, làm giàu vốn sống, kĩ năng, nâng cao giá trị của bản thân. Từ đó có những đóng góp tích cực cho cộng đồng.
- Trải nghiệm giúp con người khám phá chính mình, tôi luyện bản lĩnh cá nhân, dũng cảm dấn thân, bình tĩnh đón nhận và vượt qua nghịch cảnh để trưởng thành hơn, mở ra cánh cửa thành công, hạnh phúc.
- Trải nghiệm sẽ giúp con người cảm nhận được sự đa dạng, phong phú của cuộc sống, góp phần làm cho cuộc sống ý nghĩa hơn...
(Thí sinh lấy dẫn chứng phù hợp để làm rõ vấn đề).
Hướng dẫn chấm:
- Thí sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu: 1,25 điểm. - Thí sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục, có dẫn chứng nhưng chưa tiêu biểu: 1,0 điểm.
- Thí sinh lập luận chưa chặt chẽ, lí lẽ chưa thật xác đáng, dẫn chứng chưa phù hợp: 0,75 điểm.
- Thí sinh lập luận chung chung, lí lẽ không xác đáng, không liên quan đến vấn đề cần nghị luận, không có dẫn chứng: 0,5 điểm.
- Thí sinh không xác định được vấn đề nghị luận, không lập luận, không lí giải, không có dân chúng không cho điểm.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu, sáng tạo:
- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25​
2
Cảm nhận đoạn thơ trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, từ đó nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và những nét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ, nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
0,5​
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh biết triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; biết vận dụng tốt các phương pháp lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ.
- Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Huy Cận dồi dào cảm hứng về thiên nhiên, đất nước, con người. Đặc biệt sau Cách mạng, hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở trở lại, hòa với niềm vui chung của cuộc sống mới, con người mới.
- Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được Huy Cận sáng tác vào giữa năm 1958 trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ được in trong tập "Trời mỗi ngày lại sáng”, là tác phẩm tiêu biểu cho hôn thơ Huy Cận sau Cách mạng. Đoạn thơ là hai khổ đầu của tác phẩm.
0,5​
* Cảm nhận đoạn thơ.
- Nội dung
: Đoạn thơ đã miêu tả vẻ đẹp của biển cả khi hoàng hôn buông xuống và hình ảnh người dân vùng biên lúc ra khơi.
2,25​
+ Khung cảnh hoàng hôn trên biển tráng lệ, ấm áp, thân quen, gần gũi, mặt trời rực rỡ như hòn lửa, vũ trụ như ngôi nhà lớn Sóng cài then, đêm sập cửa. Biển cả lung linh, huyền ảo, trù phú được dệt bởi vẻ đẹp của cá bạc biên Đông lặng, cá thu biển Đông như đoàn thoi.
+ Hình ảnh ngư dân gắn với công việc lao động quen thuộc hàng ngày, ra khơi với tinh thần lạc quan, tư thế khỏe khoắn. Họ cất cao tiếng hát câu hát căng buồm, hát rằng..., thể hiện niềm tin, mong ước chuyến ra khơi bội thu.
+ Con người và thiên nhiên hài hòa, thiên nhiên tôn vinh vẻ đẹp của con người, con người gần gũi, thân thiết với thiên nhiên. Trong mối quan hệ ấy, con người luôn làm chủ thiên nhiên.
- Đặc sắc nghệ thuật: Đoạn thơ sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, liệt kê. Thể thơ thất ngôn, chủ yếu ngắt nhịp 4/3, tiết tấu nhanh dần tạo âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng. Bút pháp lãng mạn cùng hình ảnh, ngôn ngữ thơ độc đáo, phong phú, giàu sức gợi.
=> Đánh giá: Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu nặng cùng thái độ trân trọng, ngợi ca, tự hào của tác giả về những con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tất cả bắt nguồn từ cảm hứng yêu nước của nhà thơ. Từ đó khơi dậy ở người đọc tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, tình yêu lao động...
0,25​
* Nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
- Những con người lao động đời thường có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Họ đã và đang ngày đêm lặng lẽ cống hiến sức mình để dệt nên giang sơn gấm vóc này. Đặc biệt trong thời kì hiện nay, khi đất nước đang đứng trước những thách thức và thời cơ mới, họ càng có vai trò quan trọng, là chủ nhân để đưa đất nước đi lên, phát triển vững bền.
- Những con người lao động đời thường có vai trò tiếp nối, gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
(Lưu ý: Nếu trường hợp thi sinh không tách thành luận điểm riêng mà trả lời gộp trong phân cảm nhận về đoạn thơ thì giám khảo cân linh hoạt cho điểm phù hợp với phần trả lời của thí sinh).
0,5​
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25​
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,5​


Lưu ý chung:

1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu câu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.

5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.


--------Hết-------​

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn thi: NGỮ VĂN

ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 120 phút

(Không kể thời gian giao đề)


Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

TÌNH YÊU PHẢI CẢM NHẬN BẰNG TRÁI TIM

Có một cô bé giận dỗi mẹ đã chạy ra ngoài. Cô bé lang thang trên đường rất lâu, vừa đói vừa khát.

Đúng lúc ấy, cô nhìn thấy có một quán mì ven đường, mùi thơm của mì nóng thật là hấp dẫn! Cô bé đứng ở bên cạnh quán mì, thèm nhỏ nước dãi. Cô chủ quán liền nói: “Cô bé, có ăn mì không?".

“Nhưng... cháu không có tiền!”

1685963120487.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.249225/

THẦY CÔ, CÁC EM DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH TRÊN!


PASS GIẢI NÉN: truy cập vào Rèm cửa giá bao nhiêu, kéo xuống cuối bài để lấy pass.

CHÚC THẦY CÔ, CÁC EM THÀNH CÔNG!
 
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ đề ngữ văn 9 ôn thi vào 10 bộ đề thi ngữ văn vào lớp 10 các đề thi ngữ văn vào 10 đề cương ôn tập ngữ văn 9 thi vào 10 đề kiểm tra văn vào lớp 10 đề ngữ văn 10 đề ngữ văn lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 hà nội đề ngữ văn vào 10 đề ngữ văn vào 10 hà nội đề thi môn ngữ văn vào 10 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi môn ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn tuyển sinh vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 bắc ninh đề thi ngữ văn vào 10 bình định đề thi ngữ văn vào 10 các năm đề thi ngữ văn vào 10 chuyên sư phạm đề thi ngữ văn vào 10 có đáp án đề thi ngữ văn vào 10 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội các năm đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2014 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hưng yên đề thi ngữ văn vào 10 năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 nghệ an đề thi ngữ văn vào 10 ở hà nội đề thi ngữ văn vào 10 quảng ngãi đề thi ngữ văn vào 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào 10 thái bình đề thi ngữ văn vào 10 tỉnh hải dương đề thi ngữ văn vào 10 violet đề thi ngữ văn vào lớp 10 bến tre đề thi ngữ văn vào lớp 10 các tỉnh đề thi ngữ văn vào lớp 10 chuyên đề thi ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào lớp 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai đề thi thử môn ngữ văn vào 10 đề thi tuyển sinh ngữ văn vào lớp 10 đề thi và đáp án ngữ văn vào lớp 10 đề thi văn vào 10 2020 hà nội đề thi văn vào 10 chuyên ngữ đề thi văn vào 10 hà nội 2021 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi văn vào 10 hà nội qua các năm đề thi văn vào 10 năm 2020 hà nội đề thi văn vào lớp 10 chuyên ngữ hà nội đề thi vào 10 2020 văn đề thi vào 10 hà nội 2020 văn đề thi vào 10 môn ngữ văn bình định đề thi vào 10 môn ngữ văn có đáp án đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2015 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2016 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2017 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2018 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2019 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2020 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2021 đề thi vào 10 môn ngữ văn hải dương đề thi vào 10 môn ngữ văn hải phòng đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh phú thọ đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh quảng ninh đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh vĩnh phúc đề thi vào 10 môn ngữ văn violet đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn bắc ninh đề thi vào lớp 10 ngữ văn nghệ an đề và đáp án thi vào 10 môn ngữ văn đề văn vào 10 hà nội 2020
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    34,396
    Bài viết
    35,868
    Thành viên
    135,449
    Thành viên mới nhất
    Anna Do
    Top