Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,604
Điểm
113
tác giả
FILE WORD, PPT, TÀI LIỆU Tập huấn sgk lớp 9 SÁCH CÁNH DIỀU TẤT CẢ CÁC MÔN NĂM 2024-2025 LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word, PDF gồm các file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA
TIN HỌC 9 (BỘ SÁCH CÁNH DIỀU)

Bộ sách Tin học Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm phối hợp với Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) thực hiện. Tổng Chủ biên của bộ sách là NGND, PGS. TS. Hồ Sĩ Đàm. Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực (NL) tin học, đồng thời góp phần phát triển các phẩm chất và năng lực chung được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, bộ sách được thiết kế có tính khoa học và sư phạm, đảm bảo sự nhất quán xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 12 về mô hình, cách tiếp cận, cấu trúc trình bày. Ngoài tính nhất quán với quan điểm của toàn bộ sách, sách giáo khoa ở mỗi cấp học được biên soạn với những đặc điểm riêng để phù hợp với tâm sinh lí, sự phát triển năng lực và cách học của học sinh ở cấp học đó.
Kế thừa và liên thông với sách Tin học 6, Tin học 7, và Tin học 8, Tin học 9 là quyển sách thứ tư trong bộ sách Tin học ở cấp trung học cơ sở. Sách do PGS. TS. NGƯT. Hồ Cẩm Hà làm Chủ biên, với đội ngũ tác giả gồm PGS. TS. Nguyễn Đình Hoá, TS. Phạm Thị Lan, TS. Phạm Thị Anh Lê, TS.Nguyễn Thế Lộc và TS. Nguyễn Chí Trung. Cũng như tất cả các cuốn sách khác trong bộ sách Tin học Cánh Diều, các tác giả sách Tin học 9 đã cố gắng biên soạn theo sự tổng hòa của bốn cách tiếp cận chính: tiếp cận phát triển năng lực; tiếp cận hoạt động; tiếp cận đối tượng; tiếp cận hệ thống.

Về tiếp cận phát triển năng lực: Phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục các nước tiên tiến, sách giáo khoa Tin học Cánh Diều giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, phục vụ cuộc sống, trả lời cho câu hỏi “Học xong học sinh làm được những gì?”. Tất cả kiến thức trong sách đều được liên hệ với ứng dụng trong thực tế. Mỗi bài học đều yêu cầu học sinh giải quyết một vài vấn đề vừa sức với các em trong bối cảnh thực tiễn nhất định. Với những yêu cầu đó, học sinh sẽ phải vận dụng kiến thức đã học và được khuyến khích bộc lộ những sáng tạo tiềm ẩn.
Về tiếp cận hoạt động: Mỗi bài học đều có những hoạt động được thiết kế nhằm làm học sinh tham gia kiến tạo kiến thức. Bằng hoạt động và thông qua hoạt động tích cực, học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và chuyển hoá thành hiểu biết của mình, vận dụng được kiến thức vào thực tiễn.

Về tiếp cận đối tượng: Sách Tin học 9 Cánh Diều đặt mục đích đảm bảo tính phù hợp của sách với đối tượng học sinh, đồng thời thực hiện được việc dạy học phân hoá. Các tác giả đặc biệt coi trọng sự phù hợp về tâm lí lứa tuổi, các ví dụ, các tình huống, các minh hoạ đến từ đời sống gần gũi với các em, gắn kết được với các môn học khác. Một số trải nghiệm học sinh đã có trong cuộc sống được khai thác để xây dựng kiến thức mới, hình thành kĩ năng mới cho HS.

Về tiếp cận hệ thống: Sách Tin học 9 Cánh Diều đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học (nội môn, liên môn), đảm bảo tính kế thừa và nhất quán xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 12. Các khái niệm cốt lõi đã được hình thành từ tiểu học phát triển dần ở trung học cơ sở và các lớp tiếp theo.

Đội ngũ tác giả của toàn bộ các bộ sách Tin học Cánh Diều từ lớp 3 đến lớp 12 là một tập thể thống nhất. Các tác giả được phân công để ở mỗi cấp học đều có sự tham gia của một số tác giả viết ở cấp dưới. Điều này tránh được hiện tượng các nhóm tác giả viết ở các lớp, các cấp hoàn toàn độc lập, rời rạc, khó đảm bảo tính hệ thống trong triển khai chương trình.

Tương ứng với Chương trình môn Tin học 2018 ở lớp 9, các chủ đề thể hiện nội dung của quyển sách gồm: Vai trò của máy tính trong đời sống; Đánh giá chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề; Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ Internet; Phần mềm mô phỏng và khám phá tri thức; Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác; Giải bài toán bằng máy tính; Tin học và định hướng nghề nghiệp; Có hai chủ đề lựa chọn (chọn dạy học một trong hai chủ đề này): Sử dụng bảng tính điện tử nâng cao; Làm quen với phần mềm làm video. Thời lượng dành cho môn Tin học 9 là 35 tiết, thực hiện trong một năm học. Vì đây là lớp cuối cấp và là kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản nên số tiết dành cho ôn tập và kiểm tra đánh giá định kì khoảng 6 tiết, học sinh sẽ học khoảng 29 tiết. Mỗi bài học lí thuyết, mỗi bài thực hành đều được thiết kế cho một tiết học. Trong Chủ đề E3 tuỳ chọn (Sử dụng bảng tính điện tử nâng cao) có một dự án thực hiện trong 5 tiết. Trong Chủ đề E4 tuỳ chọn và Chủ đề F có bài tập nhóm, mỗi bài thực hiện trong 2 tiết. Các bài học trong một chủ đề được đánh số thứ tự bắt đầu từ một. Nội dung bài học được tổ chức theo cấu trúc phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh, gồm các mục sau đây:

  • Mục tiêu nhằm gợi động cơ hướng đích và căn cứ cho việc tự kiểm tra của học sinh.
  • Phần khởi động: nêu vấn đề, tạo hứng thú và dẫn dắt các em vào bài học một cách tự nhiên.
  • Các mục kiến thức: thiết kế các hoạt động kiến tạo kiến thức mới và cung cấp kiến thức mới. Toàn bộ phần văn bản (không kể các hoạt động) đã cung cấp đủ thông tin hình thành kiến thức mới của bài. Các hoạt động là các biện pháp mang tính sư phạm để học sinh tiếp thu những kiến thức mới được chủ động, dễ dàng và sâu sắc hơn.
  • Luyện tập có mục đích củng cố kiến thức mới, rèn luyện kiến thức và kĩ năng vừa hình thành bằng cách áp dụng trực tiếp hoặc làm tương tự những gì vừa tiếp thu.
  • Vận dụng giúp học sinh chuyển hoá kiến thức kĩ năng mới thành của mình thông qua giải quyết một vấn đề thực tiễn trong học tập, cuộc sống.
  • Câu hỏi tự kiểm tra bồi dưỡng khả năng tự học cho học sinh, khơi lên sự tự tin và chủ động trong học tập, làm các em có nhu cầu và hứng thú học tiếp.
  • Tóm tắt bài học nhằm tóm tắt các nội dung chính của bài học mà học sinh cần ghi nhớ.
  • Trong sách còn có Mục lục và Bảng tra cứu từ ngữ giúp người sử dụng tra cứu nhanh.
Một trong số những ưu điểm đáng chú ý của sách Tin học 9 Cánh Diều là tính kế thừa chặt chẽ, sự xâu chuỗi kiến thức ở các mạch nội dung đã được triển khai ở các lớp dưới để phát triển phù hợp trong năm học cuối này của giai đoạn giáo dục cơ bản. Sách Tin học 9 đã tạo điều kiện để giáo viên có thời gian ôn tập cuối cấp cho học sinh, đồng thời giúp học sinh có một số hiểu biết chuẩn bị cho việc quyết định có chọn học môn Tin học ở trung học phổ thông hay không và chọn theo định hướng Tin học ứng dụng hay Khoa học máy tính.

Các bài học trong sách giáo khoa Tin học 9 Cánh Diều tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, hỗ trợ dạy học phân hoá, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp đánh giá thường xuyên như đánh giá sản phẩm, đánh giá qua hồ sơ học tập, đánh giá qua quan sát hoạt động học tập, đánh giá qua bài tập, đánh giá qua trả lời câu hỏi.

Ngôn ngữ trong sách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, giúp học sinh có thể tự học. Hình thức trình bày cân đối, hài hoà giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống kí hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, co chữ là phù hợp với học sinh trung học cơ sở. Tranh ảnh, bảng biểu, hình vẽ chính xác, rõ ràng, thẩm mĩ, phù hợp với nội dung bài học và lứa tuổi học sinh.

Song hành với Sách giáo khoa Tin học 9 Cánh Diều còn có sách Tin học 9 – Sách giáo viên giúp giáo viên có thêm tư liệu triển khai dạy học và sách Bài tập Tin học 9 giúp giáo viên cũng như học sinh có thêm tài liệu tham khảo rất hữu ích.

DỰ KIẾN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC 9

Nội dungSố tiết
dự kiến
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
VAI TRÒ CỦA MÁY TÍNH TRONG ĐỜI SỐNG

(2 tiết)
Bài 1. Bộ xử lí thông tin ở quanh ta1 tiết
Bài 2. Khả năng và ứng dụng thực tế của máy tính1 tiết
CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ
TRAO ĐỔI THÔNG TIN
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
(2 tiết)
Bài 1. Một số đặc điểm quan trọng của thông tin trong giải quyết vấn đề1 tiết
Bài 2. Chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin1 tiết
CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÍ VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET

(2 tiết)
Bài 1. Tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số1 tiết
Bài 2. Khía cạnh pháp lí, đạo đức, văn hóa của việc trao đổi thông tin qua mạng.1 tiết
CHỦ ĐỀ E. ỨNG DỤNG TIN HỌC
CHỦ ĐỀ E1. PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VÀ KHÁM PHÁ TRI THỨC(2 tiết)
Bài 1. Phần mềm mô phỏng và ứng dụng1 tiết
Bài 2. Thực hành sử dụng phần mềm mô phỏng1 tiết
CHỦ ĐỀ E2. TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRONG TRAO ĐỔI VÀ HỢP TÁC(3 tiết)
Bài 1. Sử dụng bài trình chiếu trong trao đổi thông tin1 tiết
Bài 2. Sử dụng sơ đồ tư duy trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác1 tiết
Bài 3. Thực hành trình bày thông tin đa phương tiện trong trao đổi và hợp tác1 tiết
CHỦ ĐỀ E3. SỬ DỤNG BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ NÂNG CAO (CHỦ ĐỀ LỰA CHỌN)(10 tiết)
Bài 1. Xác thực dữ liệu nhập vào bảng tính1 tiết
Bài 2. Hàm điều kiện IF1 tiết
Bài 3. Hàm điều kiện IF (tiếp theo)1 tiết
Bài 4. Một số hàm thống kê có điều kiện1 tiết
Bài 5. Thực hành tổng hợp1 tiết
Dự án học tập5 tiết
CHỦ ĐỀ E4. LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM LÀM VIDEO (CHỦ ĐỀ LỰA CHỌN)(10 tiết)
Bài 1. Giới thiệu phần mềm làm video1 tiết
Bài 2. Thực hành làm quen với phần mềm Video Editor1 tiết
Bài 3. Biên tập hình ảnh1 tiết
Bài 4. Biên tập âm thanh1 tiết
Bài 5. Biên tập đoạn video trong bảng phân cảnh1 tiết
Bài 6. Thực hành biên tập video1 tiết
Bài 7. Thực hành thêm hiệu ứng cho video1 tiết
Bài 8. Thêm tiêu đề, phụ đề cho video1 tiết
Bài 9. Thực hành tổng hợp2 tiết
CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP
CỦA MÁY TÍNH
GIẢI BÀI TOÁN BẰNG MÁY TÍNH
(5 tiết)
Bài 1. Các bước giải bài toán bằng máy tính1 tiết
Bài 2. Thực hành xác định bài toán và tìm thuật toán1 tiết
Bài 3. Thực hành tạo và chạy thử chương trình1 tiết
Bài 4. Dùng máy tính để giải quyết bài toán (Bài tập nhóm)2 tiết
CHỦ ĐỀ G. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC
TIN HỌC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
(3 tiết)
Bài 1. Nhóm nghề phân tích và phát triển phần mềm và các ứng dụng1 tiết
Bài 2. Nhóm nghề Đa phương tiện và nhóm nghề Vận hành hệ thống thông tin1 tiết
Bài 3. Thực hành tìm hiểu thông tin về các nhóm nghề1 tiết
Ôn tập và Kiểm tra định kì6 tiết
Tổng35 tiết


1722821435635.png


lịnks

https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

thầy cô tải nhé!
 
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

MUA FILE SÁNG KIẾN
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
39,691
Bài viết
41,121
Thành viên
157,228
Thành viên mới nhất
Lê Thị Xuân Hương
Top