Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 3K

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,059
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN ÂM NHẠC LỚP 9 CV5512 MỚI NHẤT 2021 - 2022
\
KTiết

Học hát: Bài Bóng dáng một ngôi trường

Nhạc và lời: Hoàng Lân



I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


HS biết: nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả của bài Bóng dáng một ngôi trường. Biết nội dung bài hát nói về những kỉ niệm sâu sắc thời đi học

HS hiểu và hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm.

HS vận dụng: tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,...

2. Năng lực

Các năng lực chung:


Năng lực tự học.

Năng lực hợp tác.

Các năng lực chuyên biệt:

Hiểu biết âm nhạc

Hoạt động âm nhạc.

3. Phẩm chất

Lòng nhân ái.

Chăm chỉ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:


SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Nhạc cụ.

Máy chiếu.

2. Học sinh:

Tìm hiểu về bài hát, tìm một số thông tin về nhạc sĩ Hoàng Lân trước khi lên lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động (5p):

a) Mục tiêu:
Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

b) Nội dung: GV giới thiệu chung về chương trình âm nhạc lớp 9.

c) Sản phẩm: HS lắng nghe

d) Tổ chức thực hiện:

* Giới thiệu chung về chương trình âm nhạc lớp 9.

- Chủ đề về mái trường đã được nhiều nhạc sĩ đưa vào các sáng tác của mình. Em hãy kể 1 vài bài hát mà em biết về chủ đề này?

- Cũng với chủ đề mái trường nhạc sĩ Hoàng Lân có 1 bài hát rất sôi nổi đó là bài hát: “Bóng dáng một ngôi trường”.

- TL: Mái trường mến yêu, Mái trường Tây nguyên….

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p):

a) Mục tiêu:
Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm và học hát bài “Bóng dáng một ngôi trường”

b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và học hát

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV – HSSản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu bản nhạc bài hát yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm bàn (3 phút) trả lời các câu hỏi:
H. Bài hát nói lên ND gì?
H. Xác định số chỉ nhịp và các kí hiệu âm nhạc có trong bài hát?
H. Chia đoạn, chia câu cho bài hát?
Bài hát Bóng dáng một ngôi trườnggồm 2 đoạn a và b, đoạn b gọi là điệp khúc và được nhắc lại 2 lần.
Đoạn a: Đã bao mùa thu ………trong lòng chúng ta.
Đoạn b: Hát mãi………một ngôi trường.
=> GV nhận xét, chốt KT
- GV làm mẫu luyện thanh sau đó cho HS luyện thanh.

- GV cho HS nghe hát mẫu
* Tiến hành dạy hát từng câu theo lối móc xích:
- GV đàn câu 1 cho HS nghe 2 lần sau đó GV hát mẫu câu 1 và yêu cầu HS hát lại
+ GV đàn và yêu cầu HS hát hoà theo đàn
+ Chỉ định 1,2 HS khá hát lại, GV nhận xét và sửa sai nếu có
+ Cả lớp hát lại
- Cho HS tự luyện tập bài hát.
- GV tập cho HS cách hát lĩnh xướng hòa giọng.
- GV hướng dẫn cho HS tập hát đứng kết hợp với vận động tại chỗ nhẹ nhàng theo nhịp 2 (Vừa hát vừa nhún nhẹ)
- Đệm đàn và yêu cầu cả lớp hát đầy đủ bài hát lưu ý HS thể hiện đúng sắc thái từng đoạn của bài hát
- Gv chỉ huy cho HS hát đầy đủ bài hát.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cá nhân HS quan sát bản nhạc, trả lời các câu hỏi.
- Thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- HS học hát từng câu theo sự hướng dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo kết, thảo luận
- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS trình bày hoàn chỉnh bài hát, thể hiện đúng sắc thái của bài
Bước 4: Kết luận, nhận định
-
GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.
-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc
1. Tìm hiểu chung:
a.Tác giả.

- Nhạc sĩ Hoàng Lân là anh em sinh đôi với nhạc sĩ Hoàng Long.
- Ông sinh ngày 18/6/1942 tại thị xã Sơn Tây (Hà Tây).
- Là một nhạc sĩ gắn bó mật thiết với tuổi thơ. Ông đã sáng tác hàng trăm tác phẩm âm nhạc cho thiếu nhi trong hơn 40 năm qua.
- Âm nhạc của Hoàng Lân giản dị, trong sáng, dễ thuộc, dễ nhớ, đã có sức sống trong các lứa tuổi thơ.
b.Tác phẩm.
- Nhịp 2/4, 4/4
- Kí hiệu:
+ Dấu: lặng đen, nối, luyến, nhắc lại, miễn nhịp
+ Khung thay đổi số 1,2
- Chia đoạn, câu: 2 đoạn, 7 câu

2. Học hát :













C. Hoạt động luyện tập (5-7 phút)

a) Mục tiêu:
Củng cố kiến thức, thực hành hát theo nhóm.

b) Nội dung:Hs học hát theo nhóm

c) Sản phẩm: Kết quả của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS ôn luyện bài hát theo nhóm. Mỗi nhóm hãy thảo luận và tự chọn hình thức biểu diễn của nhóm mình:

+ Hát kết hợp gõ đệm

+ Hát kết hợp vận động theo nhạc

+ Hát nối tiếp - hòa giọng

+ Hát có lĩnh xướng.

=> HS hợp tác nhóm, thống nhất hình thức biểu diễn của nhóm

D. Hoạt động vận dụng (3 – 5 phút)

a) Mục tiêu:
Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

b) Nội dung:Hs trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Trình bày của HS

d) Tổ chức thực hiện:

H. Qua lời bài hát em cho biết nội dung lời ca của bài diễn tả điều gì ?

Nội dung lời ca của bài hát diễn tả về một ngôi trường với bao kỷ niệm của tuổi thơ ...

* Hướng dẫn về nhà

-
Học hát bài “Bóng dáng một ngôi trường”

- Đọc trước nội dung bài mới









Tuần Ngày soạn:

Tiết Ngày dạy:

- Nhạc lí: Giới thiệu về quãng

- Tập đọc nhạc: Giọng son trưởng - TĐN số 1



I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:


HS biết:

Khái niệm về quãng. Biết các loại quãng: trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm.

Cấu tạo của giọng Son trưởng.

HS biết bài TĐN số 1 - Cây sáo là nhạc Ba Lan, được viết ở giọng Son trưởng.

HS hiểu và nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

HS vận dụng: biểu diễn bài hát dưới hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

2. Năng lực

a. Các năng lực chung


Năng lực tự học.

Năng lực hợp tác.

b. Các năng lực chuyên biệt

Hình thành năng lực hiểu biết âm nhạc

Hình thành năng lực hoạt động âm nhạc.

3.Phẩm chất

Lòng nhân ái.

Chăm chỉ học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:


Soạn bài, SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Nhạc cụ, đọc tên nốt bài TĐN số 1.

Máy chiếu

2. Học sinh:

Tìm hiểu về bài hát trước khi lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động (5p):

a) Mục tiêu:
Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

b) Nội dung: GV giới thiệu chung về bài học.

c) Sản phẩm: HS lắng nghe

d) Tổ chức thực hiện:

Nhạc lí: Giới thiệu về quãng

Tập đọc nhạc: Giọng son trưởng - TĐN số 1

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p):


Hoạt động của GV - HS
Sản phẩm dự kiến
HĐ 1: Tổ chức ôn tập bài Bóng dáng một ngôi trường
a) Mục tiêu: HS ôn tập bài Bóng dáng một ngôi trường
b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS luyện thanh khởi động giọng
- Mẫu âm

- GV đàn, làm mẫu trước, bắt nhịp HS thực hiện.
- Gv chỉ huy cho HS hát hoàn chỉnh bài hát
- Gv nghe và sửa sai cho HS
- Gv đệm đàn ho Hs hát bài hát (lưu ý sắc thái của bài hát).
- GV hướng dẫn HS cách hát bè kiểu hát đuổi ở đoạn 1, sang đoạn 2 cả hai nhóm vào hoà giọng từ để làn mây …………………sau đó tiếp tục hát đuổi ở chõ Tiếng cười vui ………..hết bài.
+ Gv cần nhấn mạnh về nhịp, phách trước khi cho HS hát.
* GV hướng dẫn HS một vài động tác phụ hoạ cho bài hát để giờ sau kiểm tra.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS luyện thanh
- Thực hiện ôn tập theo Gv hướng dẫn.
- Tập biểu diễn bài hát.
- HS quan sát, thực hiện
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Cá nhân, nhóm, cặp đôi xung phong trình diễn trước lớp.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét hoạt động của HS
-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc
I. Ôn tập bài hát: Nụ cười.
HĐ 2: Tìm hiểu và học bài TĐN số 1
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu và học bài TĐN số 1
b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và tập đọc nhạc.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho h/s tìm hiểu cá nhân về giọng Son trưởng qua 2VD.
- GV chiếu bản nhạc bài TĐN số 1 yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm bàn (3 phút) trả lời các câu hỏi:
H. Em có nhận xét gì về số chỉ nhịp? Cao độ ? trường độ bài TĐN số 1? Kí hiệu âm nhạc trong bài TĐN?
H. Nốt nhạc nào cao nhất, nốt nào thấp nhất trong bài TĐN?
H. Có thể chia bài TĐN thành mấy tiết nhạc?
=> GV nhận xét, chốt
- GV cho HS nói tên nốt nhạc kết hợp gõ theo trường độ của bài.
- Hướng dẫn HS tập gõ tiết tấu chủ đạo

- GV làm mẫu, hướng dẫn HS gõ lại cho đúng
- Đàn cho HS nghe giai điệu bài TĐN số 1
* Dạy TĐN từng câu theo lối móc xích
- GV đàn giai điệu cả bài TĐN
- GV đàn tiết nhạc 1 (2 lần) cho HS nghe sau đó GV chỉ bản nhạc cho HS tự đọc
- GV bắt nhịp và đàn giai điệu cho HS đọc
- GV chỉ định 1,2 HS khá đọc lại tiết nhạc 1
- Yêu cầu cả lớp đọc lại tiết nhạc 1, GV nhận xét và sửa sai nếu có
- Các câu còn lại thực hiện tương tự
- Cho HS đọc toàn bộ bài TĐN 1 lần hòa theo đàn kết hợp ghép lời ca.
- Cho HS đọc lại lần 2, GV không đàn, chú ý nghe và sửa sai cho HS
- Hướng dẫn HS đọc, ghép lời và gõ phách kết hợp.
- Chia lớp làm 2 nhóm (A và B). Nhóm A đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu, nhóm B hát lời ca kết hợp đánh nhịp, 2 nhóm thực hiện cùng một lúc sau đó đổi lại.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cá nhân HS quan sát bản nhạc, tự trả lời các câu hỏi (1’)
- Thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS đọc tên nốt kết hợp với trường độ
- Gõ tiết tấu theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe, cảm nhận giai điệu.
- HS đọc nhạc theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe, nhẩm theo, đọc hòa theo đàn.
- HS đọc nhạc kết hợp với ghép lời ca.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS tập đọc nhạc và ghép lời ca hoàn chỉnh bài TĐN số 1
- HS thực hiện theo nhóm.
Bước 4. Kết luận, nhận định
-
GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.
-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc.
II. Tập đọc nhạc: TĐN số 1
1. Giọng Son trưởng.

2. TĐN số 1

- Nhịp

- Cao độ : Đồ, Rê, Mi, Fa, Son.
- Trường độ:
, ,















C. Hoạt động luyện tập (5-7 phút)

a) Mục tiêu:
Củng cố kiến thức, các nhóm tự luyện tập để trình bày trước lớp.

b) Nội dung:Hs trình bày theo nhóm.

c) Sản phẩm: Kết quả của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

Mỗi nhóm hãy thảo luận và tự chọn hình thức biểu diễn của nhóm mình:

+ Đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ đệm

+ Đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp đánh nhịp

=> HS hợp tác nhóm, thống nhất hình thức biểu diễn của nhóm

D. Hoạt động vận dụng (3 – 5 phút)

a) Mục tiêu:
Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

b) Nội dung:Hs trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Trình bày của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Giáo viên tiến hành kiểm tra cá nhân, cặp đôi HS đọc nhạc

Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá chéo phần trình bày của bạn, nhóm bạn.

GV nhận xét chung, đánh giá điểm cho mỗi nhóm.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Chuẩn bị Tiết 3:

Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi truờng

Ôn tập TĐN số 1

Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ.







Tuần Ngày soạn:

Tiết Ngày dạy:

Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường

Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1.

Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:


HS biết: hát đúng giai điệu, lời ca của bài Bóng dáng một ngôi trường. Biết kết hợp gõ đệm.

HS hiểu và đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 1, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. Hiểu được đặc điểm của ca khúc thiếu nhi phổ thơ.

HS vận dụng: kể được tên một số bài hát thiếu nhi phổ thơ. Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,...

2. Kĩ năng

HS thể hiên đúng tình cảm: say sưa, lôi cuốn, hát có sắc thái to nhỏ khác nhau ở mỗi đoạn của bài hát Bóng dáng một ngôi trường.

HS đọc đúng bài TĐN số 1

2. Năng lực

a. Năng lực chung


Năng lực tự học.

Năng lực hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt

Hình thành năng lực hoạt động âm nhạc.

Hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc.

Hình thành năng lực hiểu biết âm nhạc.

3. Phẩm chất

Lòng yêu nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:


Soạn bài, SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Nhạc cụ.

Sưu tầm 1 số bài hát thiếu nhi phổ thơ như: Hạt gạo làng ta, Đi học, Cho con…

Sưu tầm thêm một vài bài thơ được phổ nhạc.

Máy chiếu.

2. Học sinh:

Tìm hiểu về bài hát trước khi lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động (5p):

a) Mục tiêu:
Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

b) Nội dung: GV giới thiệu chung về chương trình âm nhạc lớp 9.

c) Sản phẩm: HS lắng nghe

d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi: Nghe thấu, hát tài.

- GV đàn bất kì câu hát, tiết nhạc trong bài hát “Mùa thu ngày khai trường” và bài TĐN số 1. HS nghe và đoán câu hát, tiết nhạc.

- Chia lớp thành 2 đội, đội nào có tín hiệu trước, trả lời đúng được 10 điểm.

=> Tổng kết trò chơi

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p):


Hoạt động của GV- HSSản phẩm dự kiến
HĐ 1: Tổ chức ôn tập bài Bóng dáng một ngôi trường
a) Mục tiêu: HS ôn tập bài Bóng dáng một ngôi trường
b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv hướng dẫn HS luyện thanh khởi động giọng
- Mẫu âm

- Gv đàn, làm mẫu trước, bắt nhịp HS thực hiện.
- Gv chỉ huy cho HS hát hoàn chỉnh bài hát
- Gv nghe và sửa sai cho HS
- Gv đệm đàn ho Hs hát bài hát (lưu ý sắc thái của bài hát)
+ Gv cần nhấn mạnh về nhịp, phách trước khi cho HS hát.
- Cá nhân và tập thể hát.
- Hát kết hợp chỉ huy.
- Hát đối đáp, hát có lĩnh xướng.
- Thể hiện sắc thái khác nhau ở mỗi đoạn. Ví dụ:
+ Hát: Đã bao mùa thu khai trường thay bằng: "a" hoặc "ô".
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS luyện thanh
- Thực hiện ôn tập theo Gv hướng dẫn.
- HS hát đối đáp, lĩnh xướng.
Bước 3: Báo cáo kết, thảo luận
- HS xung phong trình diễn bài bát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
Bước 4: Kết luận, nhận định
-
GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.
-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc.
I. Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường.
HĐ 2: Tìm hiểu và học bài TĐN số 1
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu và học bài TĐN số 1
b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và tập đọc nhạc.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv đàn, HS đọc cao độ gam Son trưởng.

- Gọi 1-2 HS gõ lại tiết tấu bài TĐN số 1.
- Gv đàn giai điệu bài TĐN số 1.
- Gv đàn, HS đọc và ghép lời hoàn chỉnh bài TĐN số 1.
- Gv nghe và sửa sai cho HS.
- Gv kiểm tra HS đọc và ghép lời kết hợp gõ phách.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe giới thiệu.
- HS đọc sgk và thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến.
Bước 3: Báo cáo kết, thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS nhận xét kết quả báo cáo của nhóm bạn.
- Nghe một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét phần hoạt động của HS.
-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc.
II. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1
HĐ 3: Tìm hiểu phần ÂNTT
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu phần ÂNTT
b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Giới thiệu.
+ Trong khá nhiều ca khúc mà các em đã được nghe, được học. Có những bài hát do các nhạc sĩ trực tiếp sáng tác, cũng có những ca khúc được phổ nhạc từ các bài thơ hoặc từ ý thơ của người khác. Ca khúc TN phổ thơ cũng có rất nhiều. Việc tìm cảm hứng từ các bài thơ để sáng tác thành bài hát phần nào tạo cho những ca khúc ấy có sắc thái riêng, gợi cảm được biểu hiện từ những ngôn từ thơ ca giàu hình ảnh.
- GV cho h/s đọc sgk và thảo luận cặp đôi:
+ Em hiểu thế nào là ca khúc TN phổ thơ ?
+ Kể tên một vài ca khúc TN phổ thơ mà em biết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe giới thiệu.
- HS đọc sgk và thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến.
Bước 3: Báo cáo kết, thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS nhận xét kết quả báo cáo của nhóm bạn.
- Nghe một số ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
Bước 4: Kết luận, nhận định
-
GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
- GV cho HS nghe một số ca khúc TN phổ thơ tiêu biểu: Đi học, dàn đồng ca mùa hạ, hạt gạo làng ta…..
- GV chốt kiến thức.
-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hiểu biết, cảm thụ âm nhạc.
III. Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
1. Giới thiệu về ca khúc TN phổ thơ.

2. Các cách phổ nhạc cho thơ.

C. Hoạt động luyện tập (5-7 phút)

a) Mục tiêu:
Củng cố kiến thức, thực hành hát theo nhóm.

b) Nội dung:Hs học hát theo nhóm

c) Sản phẩm: Kết quả của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức cho HS tự luyện tập bài hát. Mỗi nhóm hãy thảo luận và tự chọn hình thức biểu diễn của nhóm mình theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.

=> HS hợp tác nhóm, thống nhất hình thức biểu diễn của nhóm

- GV tổ chức cho các nhóm tự luyện tập, trình bày trước lớp:

+ TĐN kết hợp gõ đệm.

+ TĐN kết hợp đánh nhịp

+ TĐN kết hợp ghép lời ca

D. Hoạt động vận dụng (3 – 5 phút)

a) Mục tiêu:
Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

b) Nội dung:Hs trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Trình bày của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- Cá nhân, nhóm, cặp đôi xung phong biểu diễn trước lớp:

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá chéo phần trình bày của bạn, nhóm bạn.

- GV nhận xét chung, đánh giá điểm cho mỗi nhóm.

H: Em có nhận xét gì về các ca khúc TN phổ thơ?

* Hướng dẫn về nhà

Chuẩn bị, tìm hiểu trước Tiết 4:

Tìm hiểu về tác giả: cuộc đời và sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu.

Tìm hiểu về tác phẩm: nhịp? kí hiệu? Chia đoạn, chia câu.

Đọc trước lời ca, phát biểu cảm nhận của em về bài hát.




 

DOWNLOAD FILE

  • Giao an nhac 9 ca nam CV 5512.docx
    58 KB · Lượt xem: 103
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án âm nhạc 9 giáo án âm nhạc 9 mới giáo án âm nhạc 9 mới nhất giáo án âm nhạc 9 theo chủ đề giáo án âm nhạc 9 theo công văn 5512 giáo án âm nhạc 9 tiết 10 giáo án âm nhạc 9 tiết 13 giáo án âm nhạc 9 tiết 14 giáo án âm nhạc 9 tiết 3 giáo an âm nhạc lớp 9
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    35,751
    Bài viết
    37,219
    Thành viên
    138,623
    Thành viên mới nhất
    Hạnh đỗ

    Thành viên Online

    Top
    CHỈ THÀNH VIÊN VIP MỚI ẨN ĐƯỢC QUẢNG CÁO!

    Chúng tôi hiểu rồi, quảng cáo thật khó chịu!

    Chắc chắn, phần mềm chặn quảng cáo đã loại bỏ quảng cáo của diễn đàn. Điều này là không được phép đối với người dùng truy cập. Chỉ THÀNH VIÊN VIP mới có thể ẩn tính năng quảng cáo.

    XEM THƯ MỤC MIỄN PHÍ❌❌DANH SÁCH THƯ MỤC MIỄN PHÍ UPDATE 2024!!!Hãy tắt chức năng ẩn quảng cáo từ trình duyệt của bạn để tiếp tục sử dụng chức năng của website.

    ƯU ĐÃI ƯU ĐÃI THÀNH VIÊN VIP ⏱ DỊP 30/4 - 1/5
    ĐÃ TẮT CHẶN QUẢNG CÁO    KHÔNG. CẢM ƠN!