Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,465
Điểm
113
tác giả
Giáo án gdcd 7 kết nối tri thức với cuộc sống NĂM 2023 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 115 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Ngày soạn:

BÀI 1. TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:


- Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.

- Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

Ý nghĩa của truyền thống quê hương:

Tìm hiểu những việc làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương

2. Về năng lực:

*. Năng lực điều chỉnh hành vi (Đánh giá hành vi của bản thân và người khác)


- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

*. Năng lực phát triển bản thân

Lập kế hoạch phát triển bản thân:
Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.

Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

3. Về phẩm chất:

- Phẩm chất yêu nước:
Tự hào về truyền thống của quê hương

- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm giữ gìn phát huy các truyền thống của quê hương và phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK; SGV, Bài tập GDCD 7;

- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề “Tự hào vể truyền thống quê hương”;

- Máy tính, máy chiếu, , phiếu học tập

III. TIÊN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, khơi gợi suy nghĩ, hứng thú của HS vào bài học; HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu:

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng một số hình ảnh về truyền thống của quê hương

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

1. Giao nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm cặp đôi.

- Quan sát những bức ảnh trên màn hình.

? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những bức hình đó.

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cá nhân, đưa ra câu trả lời -> trao đổi nhóm cùng cặp để trả lời câu hỏi.

- Giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.

3. Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm cặp trình bày kết quả.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Bức ảnh 1: Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, Hà Nội: Tượng đài ghi dấu những chiến công, sự hy sinh của các chiến sĩ và người dân Ha Nội trong trận chiến lịch sử “60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô”. Hình tượng anh vệ quốc quân và cô gái Hà thành trong trang phục huyền thống ở tư thế chiến đau thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, ý chí dũng cảm của quân và dân Thủ đô trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.

+ Bức ảnh 2: Người Dao Đỏ ở Lào Cai trong trang phục truyền thống: Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ nổi bật với chiếc khăn đội đầu màu đỏ. Khăn đội đầu này được trang trí hình vết chân hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn,... Trong trang phục truyền thống của người Dao Đỏ, quan trọng nhất là chiếc áo dài. Theo phong tục, phụ nữ Dao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc đen, tay đấu thẳng vào thân. Hoa văn trang trí trên quần được thêu ti mỉ.

Trang phục của người Dao Dỏ không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mĩ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối, hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm thân cho bản sắc riêng vốn có của dân tộc Tây Bắc.

+ Bức ảnh 3: Điệu múa truyền thống của người Chăm ở Khánh Hoà: Vũ điệu Chăm có nguồn gốc từ lao động, sinh hoạt thường ngày của người dân bản địa, hoặc mô phỏng từ những động tác của các loài vật.

Múa Chăm là hoạt động văn hoá tinh thần không thể thiếu trong lê hội của người Chăm ở Khánh Hoà, vừa tạo không khí lễ hội vưa là lời ước nguyện của dân làng gửi đến trời, đất, thần linh cầu mong cuộc sống no đu, mùa màng tốt tươi. Điệu múa Chăm phổ bỉến nhất là múa đội lu, múa chim công, múa gáo dừa,.. Khi múa đội lu, các thiếu nữ uyển chuyển theo làn điệu nhưng vẫn giũ thăng bằng cho chiếc lu trên đầu. Đó là hình ảnh mô phỏng cô gái Chăm lấy nước bên bờ suối hay dâng nước lên tháp.

+ Bức ảnh 4: Bánh Khọt - món ăn truyền thống ở Nam Bộ: Đối với người dân Nam Bộ bánh khọt là món ăn quen thuộc và được nhiều người ưa thích. Mỗi chiếc bánh có hình tròn vừa đủ cắn làm đôi hoặc một miếng lớn. Bánh khọt được làm từ bột gạo, bột nghệ, bột mì, nước cốt dừa, trứng gà, đậu xanh hấp bỏ vỏ, tép bóc vỏ cắt hạt lựu hoặc băm nhuyễn, hành lá, tỏi, ớt, dầu ăn và một số gia vị khác.

Bánh khọt chín vừa ăn có màu vàng nghệ trông rất bắt mắt, có độ giòn và vị ngọt của gạo, vị béo của nước dừa, có hương thơm hoà quyện của nghệ và hành lá. Bánh được dùng kèm với các loại rau, nước cốt dừa, nước mắm chua ngọt và thêm ít ớt cay cay.

4. Kết luận, nhận định:

GV đánh giá kết quả thảo luận câu hỏi -> KL -> Dẫn vào bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Tiết 1: Hoạt động 1: Tìm hiểu một số truyền thống của quê huơng và nêu khái niệm

Mục tiêu: HS hiểu được các truyền thống quê hương

Nội dung:GV cho hs đọc thông tin sgk trả lời câu hỏi

Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

1. Giao nhiệm vụ học tập:
- Gọi 1 - 2 HS đọc thông tin 1 về lễ hội Lim ở Bắc Ninh và thông tin về buổi giao lưu, gặp gỡ chứng lịch sử của phong trào Đồng khởi ở Bến Tre.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
1) Những thông tin trên giới thiệu truyền thống nào của tỉnh Bắc Ninh và Bến Tre? Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó?
2) Hãy kể tên những truyền thống ở quê hương em và chia sẻ cảm nhận của em về những truyền thống đó.
3) Truyền thống quê hương là gì?
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: làm việc cá nhân -> trao đổi nhóm để hoàn thiện câu trả lời vào giấy khổ lớn.
- Giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
3. Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, trao đổi thảo luận.
4. Kết luận, nhận định:
GV tổng hợp các ý kiến trên bảng (giấy khổ lớn), yêu cầu HS bổ sung thêm nếu còn ý kiến khác và rút ra kết luận về truyền thống qh và ý nghĩa của truyền thống quê hương đối với mỗi người.







Tiết 2:
*Hoạt động 2: Ý nghĩa của truyền thống quê hương:
a.Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của truyền thống quê hương
b.Nội dung:GV cho hs đọc thông tin sgk trả lời câu hỏi
c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
1. Giao nhiệm vụ học tập:
Cho hs đọc sgk trả lời câu hỏi
? Truyền thống quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: làm việc cá nhân -> trao đổi nhóm để hoàn thiện câu trả lời
- Giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
3. Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, trao đổi thảo luận.
4. Kết luận, nhận định:
GV tổng hợp các ý kiến trên bảng yêu cầu HS bổ sung thêm nếu còn ý kiến khác và rút ra kết luận về ý nghĩa của truyền thống quê hương đối với mỗi người.
1. Tìm hiểu một số truyền thống quê hương
a. Truyền thống quê hương.
* Tìm hiểu thông tin:
- Thông tin 1: Truyền thống của tỉnh Bắc Ninh: lễ hội Lim truyền thống, làn điệu dân ca, hát quan họ, trang phục truyền thống của các liền anh, liền chị và những trò chơi dân gian trong lễ hội.
- Thông tin 2: Truyền thống của tỉnh Bến Tre: yêu nước, chống giăc ngoại xâm truyền thống anh hùng cách mạng.
- Các truyền thống khác: Truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá (hát dân ca, các nhac cụ cổ truyền, lễ hội truyền thống, nghề truyền thống (nghề thêu, đan, làm gốm,...)
=> Tự hào, yêu quý, trân trọng, muốn học tập, noi theo, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.
* Khái niệm: Truyền thống quê hương là những giá trị văn hoá, lịch sử, đạo đức, tinh thần cao quý, tốt đẹp và những giá trị vật chất, kĩ năng nghề được truyền qua nhiều thế hệ sinh sống ở một địa phương, vùng đất.


b. Ý nghĩa của truyền thống quê hương:
- Truyền thống quê hương có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tư tưởng đức tính, lối sống tốt đẹp của mỗi cá nhân.
- Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng để xây dựng giá trị cốt lõi và hình thành sự tự tin của mỗi người.

1675431845846.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---GIAÓ ÁN GDCD 7 2022-2023.docx
    4.9 MB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài 5 yêu thương con người gdcd 7 giải bài tập gdcd 7 bài 5 yêu thương con người giải gdcd 7 bài 5 yêu thương con người giáo án chủ đề môn gdcd 7 giáo án dạy gdcd 7 giáo án gdcd 10 bài 7 violet giáo án gdcd 11 bài 7 violet giáo án gdcd 12 bài 7 tiết 2 giáo án gdcd 6 theo công văn 5512 giáo án gdcd 6 theo cv 5512 giáo án gdcd 7 giáo án gdcd 7 bài 1 giáo án gdcd 7 bài 10 giáo án gdcd 7 bài 11 giáo án gdcd 7 bài 11 tự tin giáo án gdcd 7 bài 12 giáo án gdcd 7 bài 2 giáo án gdcd 7 bài 4 giáo án gdcd 7 bài 5 yêu thương con người giáo án gdcd 7 bài 6 giáo án gdcd 7 bài 6 tôn sư trọng đạo giáo án gdcd 7 bài 7 giáo án gdcd 7 bài 8 giáo án gdcd 7 bài 9 giáo án gdcd 7 bài khoan dung giáo án gdcd 7 bài tôn sư trọng đạo giáo án gdcd 7 bài đạo đức và kỉ luật giáo án gdcd 7 bài đoàn kết tương trợ giáo an gdcd 7 cả năm giáo án gdcd 7 học kì 2 giáo án gdcd 7 khoan dung giáo án gdcd 7 kì 2 giáo án gdcd 7 mới nhất giáo an gdcd 7 mới nhất 2020 giáo án gdcd 7 mới nhất violet giáo án gdcd 7 powerpoint giáo án gdcd 7 sống và làm việc có kế hoạch giáo án gdcd 7 theo chủ de giáo án gdcd 7 theo chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án gdcd 7 theo công văn 5512 giáo án gdcd 7 theo công văn 5512 học kì 2 giáo an gdcd 7 theo công văn 5512 violet giáo án gdcd 7 theo cv 5512 giáo án gdcd 7 violet giáo án gdcd 7 vnen giáo án gdcd 8 bài 7 violet giáo án gdcd 9 theo công văn 5512 giáo án gdcd lớp 7 giáo án gdcd lớp 7 bài 1 giáo án gdcd lớp 7 bài 10 giáo án gdcd lớp 7 bài 13 giáo án gdcd lớp 7 bài 14 giáo án gdcd lớp 7 bài 3 giáo án gdcd lớp 7 bài 5 giáo án gdcd lớp 7 bài 9 giáo án giáo dục công dân 7 mới nhất giáo án môn gdcd lớp 12 bài 7 giáo án ôn tập học kì 1 gdcd 7 giáo án thực hành ngoại khóa gdcd 7 giáo án word gdcd 7 giáo án điện tử môn gdcd 7 giáo dục công dân 7 bài 5 yêu thương con người giáo dục công dân lớp 7 bài 5 yêu thương con người
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    34,463
    Bài viết
    35,933
    Thành viên
    135,605
    Thành viên mới nhất
    julie ngo

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top