Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 224

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,059
Điểm
113
tác giả
Giáo án ôn tập học kì 2 toán 6 cánh diều CÓ ĐÁP ÁN được soạn dưới dạng file word gồm các thư mục trang. Các bạn xem và tải giáo án ôn tập học kì 2 toán 6 cánh diều về ở dưới.


Ngày lập kế hoạch: ......./....../2023​
Ngày thực hiện: ......./......./20..... (Lớp 6 ............)​


CHỦ ĐỀ 3: SẮP XẾP THÀNH CÁC VỊ TRÍ THẲNG HÀNG

Thời gian thực hiện (3 tiết)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1) Về kiến thức:


- HS hiểu về ba điểm thẳng hàng, nhiều điểm thẳng hàng

- HS phát hiện hình ảnh về nhiều điểm thẳng hàng, biết ứng dụng và ý nghĩa của việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong cuộc sống.

- HS biết thực hành sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng.

2) Về năng lực:

a) Năng lực chung:
Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển các NL như: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề

b) Năng lực riêng: NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hoá toán học.

3) Về Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ học tập một cách tích cực;

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với lời nói, hành động, sản phẩm mình làm ra.

II. CHUẨN BỊ

GV: - Kế hoạch bài học; Nội dung trình chiếu

- Học liệu: Thiết bị, đồ dùng dạy học, phiếu học tập

HS: - Đọc trước bài: Theo hướng dẫn buổi học trước.

- Học liệu: Đồ dùng học tập,đồ dùng thực hành

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

TIẾT 1:


A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (KHỞI ĐỘNG)

a. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức ba điểm thẳng hàng và tạo hứng thú vào bài học

b. Nội dung: Câu hỏi khởi động liên quan đến ba điểm thẳng hàng

c. Sản phẩm hoạt động: Kết quả hoạt động của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Nêu định nghĩa ba điểm thẳng hàng?
- Trong ba điểm thẳng hàng , có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại?
* Học sinh thực hiên nhiệm vụ:
HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập.
GV cho hs thực hiện trong 5 phút
*Báo cáo, thảo luận: HĐ chung cả lớp thực hiện GV kiểm tra sản phẩm một HS
+ HS nhận xét, bổ sung đánh giá
*Kết luận, nhận định:
+ GV đánh giá kết quả:
+
GV dẫn dắt vào bài mới


- Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng.
- Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.






B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Nhận biết hình ảnh về sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng

a. Mục tiêu:
HS phát hiện và nêu được hình ảnh về sắp xếp các vị trí thẳng hàng trong cuộc sống.

b. Nội dung: Hoạt động 1 trong sgk

c. Sản phẩm: Các hình ảnh về sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Cho hình ảnh :

- Quan sát và cho biết sự sắp xếp của các thanh sắt trong hàng rào và sự sắp xếp của các cây trong hàng cây?
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện hoạt động cặp đôi theo thời gian GV đã quy định
GVquan sát hổ trợ học sinh nếu cần thiết
*Báo cáo thảo luận:
GV gọi một số cặp đôi trình bày kết quả của mình
Các cặp đôi khác nhận xét bổ sung cho bạn
* Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, bổ sung
GV chốt lại kiến thức
1. Quan sát, nhận xét

Nhận xét
- Các thanh sắt được sắp xếp đều, thẳng nhau , tạo thành một hàng rào thẳng.
- Các cây được sắp xếp thẳng nhau tạo thành một hàng cây thẳng.
Kết luận :
Có nhiều hình ảnh về việc sắp xếp thẳng hàng trong cuộc sống.






C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS lấy được các ví dụ thực tế vể sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng.

b. Nội dung: Bài tập GV giao

c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Lấy ví dụ các hình ảnh về sắp xếp thẳng hàng trong thực tiễn.
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện hoạt động cá nhân theo thời gian GV đã quy định
GV có thể giới thiệu một số hình ảnh thực tế
*Báo cáo thảo luận:
GV gọi một vài HS trình bày kết quả của mình
Các HS khác nhận xét bổ sung
* Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, bổ sung,đánh giá kết hoàn thành bài của HS
GV chốt lại kiến thức, GV chiếu một số hình ảnh tượng trưng cho sự sắp xếp thẳng hàng trong thực tế.
1. Ví dụ
- Xếp hàng vào lớp , xếp hàng mua đồ trong siêu thị
- Kiến tha mồi
- Cấy lúa, xây tường rào...


Hình ảnh: HS xếp hàng viếng lăng Bác


Hình ảnh kiến đi kiếm mồi


Hình ảnh lúa cấy







D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS áp dụng kiến thức và sự hiểu biết, biết được sự sắp xếp của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi chúng thẳng hàng.

b. Nội dung: Học sinh tự phát hiện và nêu được cách sắp xếp của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi chúng thẳng hàng.

c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:


Làm bài tập sau :

Dựa vào kiến thức địa lí về sự chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng hãy làm bài tập sau

Nếu coi Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng là ba điểm . Hãy nêu các cách sắp xếp ba điểm đó khi chúng thẳng hàng.

* Thực hiện nhiệm vụ:

HS lắng nghe, ghi chép câu hỏi, về nhà tìm hểu.

GV đọc câu hỏi, quan sát, hỗ trợ những bạn chưa rõ câu hỏi.

- GV có thể gợi ý:

+Trong hệ mặt trời thì Mặt trời luôn đứng yên, Trái đất thì quay quanh Mặt Trời, còn Mặt Trăng thì quay quanh Trái đất.

+ Vẽ một đường thẳng minh họa, trên đường thẳng lấy 3 điểm tượng trưng cho Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng

*Báo cáo thảo luận:

HS thảo luận trong đầu giờ của tiết sau.

* Kết luận, nhận định:

GV chốt nhiệm vụ

- Yêu cầu về hoàn thành câu hỏi trên vào vở

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Tìm hiểu them các ví dụ và sưu tầm các hình ảnh thực tế về sự sắp xếp thẳng hàng

- Hoàn thành bài tập về sự sắp xếp của Mặt trời, Trái Đất, Mặt trăng , để đầu tiết sau kiểm tra

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung phần hoạt động 3 trong SGK





TIẾT 2:

A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (KHỞI ĐỘNG)

a. Mục tiêu: Giải quyết câu hỏi về nhà

b. Nội dung: Câu hỏi về nhà tiết trước

c. Sản phẩm hoạt động: Kết quả hoạt động của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Giáo viên giao nhiệm vụ:
GV nhắc lại câu hỏi về nhà :
Nếu coi Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng là ba điểm . Hãy nêu các cách sắp xếp ba điểm đó khi chúng thẳng hàng.
* Thực hiên nhiệm vụ:
HS xem lại bài đã làm, chuẩn bị lên bảng báo cáo
GV cho hs thực hiện trong 5 phút.
*Báo cáo, thảo luận:
Đại diện một số bạn lên trình bày kết quả của mình
+ HS nhận xét, bổ sung đánh giá dưới sự hướng dẫn của giáo viên
*Kết luận, nhận định:
+ GV đánh giá kết quả, và chiếu kết quả minh họa
+ GV dẫn dắt vào bài mới: Bình thường thì Trái Đất luôn quay quanh Mặt Trời còn Mặt Trăng thì quay quanh Trái Đất tạo nên sự luân phiên ngày đêm , nhưng hai TH này là những trường hợp đặc biệt, ít gặp trong cuộc sống, và nó được gọi tên khoa học là hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực . Vậy hôm nay ta sẽ đi tìm hiểu về một số hiện tượng khoa học có sự sắp xếp thẳng hàng như này.

Giả sử Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng lần lượt là ba điểm đượckí hiệu lần lượt là : MTr, TĐ, MT . Ta có các cách sắp xếp khi ba điểm thẳng hàng như sau :
TH1:



TH2:





B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Giải thích một số hiện tượng trong khoa học

a. Mục tiêu:
HS hiểu được ý nghĩa của việc sắp xếp thẳng hàng trong giải thích hiện tượng khoa học.

b. Nội dung: Ví dụ trong sgk.

c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Chiếu hai hình ảnh của vd1 cho học sinh quan sát
- Gọi tên các hiện tượng.
- Nêu vị trí của mặt trời, trái đất và mặt trăng trong mỗi hiện tượng
- Giải thích hai hiện tượng
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện hoạt động cặp đôi theo thời gian GV đã quy định
GVquan sát hổ trợ học sinh nếu cần thiết
*Báo cáo thảo luận:
GV gọi một số cặp đôi trình bày kết quả của mình
Các cặp đôi khác nhận xét bổ sung cho bạn
* Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, bổ sung
GV chính xác hóa kết quả và đưa ra cách thực hiện pháp tính.
GV chốt lại kiến thức.
1. Giải thích hiện tượng khoa học
* Hiện tượng nhật thực , nguyệt thực

- Hiện tượng Nhật Thực : Là một hiện tượng thiên văn xảy ra khi mặt trời, mặt trăng và trái đất thẳng hàng ( hoặc gần như thẳng hàng) với Mặt trăng ở giữa. Nhìn từ Trái Đất, lúc này Mặt Trời bị Mặt trăng che khuất và bóng mặt trăng phủ lên Trái Đất
- Hiện tượng Nguyệt Thực :
Là một hiện tượng thiên văn xảy ra khi mặt trời, mặt trăng và trái đất thẳng hàng ( hoặc gần như thẳng hàng) với Trái Đất ở giữa. Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ đi và Mặt trăng sẽ có màu đỏ hồng hoặc cam sẫm.


Hoạt động 2: Vai trò trong nghệ thuật và kiến trúc

a. Mục tiêu:
HS hiểu được vai trò của việc sắp xếp thẳng hàng trong nghệ thuật và kiến trúc

b. Nội dung: Các hình ảnh minh họa về sự sắp xếp thẳng hàng trong nghệ thuật và kiến trúc

c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Tìm những hoạt động, hình ảnh về nghệ thuật và kiến trúc có sự sắp xếp thẳng hàng.
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện hoạt động cặp đôi theo thời gian GV đã quy định
GVquan sát hổ trợ học sinh nếu cần thiết
*Báo cáo thảo luận:
GV gọi một số cặp đôi trình bày kết quả của mình
Các cặp đôi khác nhận xét bổ sung cho bạn
* Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, bổ sung
GV chính xác hóa kết quả và đưa ra cách thực hiện pháp tính.
GV chốt lại kiến thức, giới thiệu một số hình ảnh với HS
2. Vai trò của sắp xếp thẳng hàng trong nghệ thuật và kiến trúc
* Gạch hoa
Các viên gạch được xếp thẳng hàng tạo nên một tổng thể hoa văn đẹp.


* Múa phật bà nghìn mắt, nghìn tay
Các vũ công xếp thành một hàng thẳng, tạo nên một sự thống nhất, nhiều người như một. Tạo nên một hình ảnh đẹp về Phật bà nghìn mắt, nghìn tay.





C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS áp dụng kiến thức vừa học , tìm và giải thích được một số vấn đề khoa học.

b. Nội dung: Tìm và giải thích vấn đề khoa học

c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Hãy tìm hiểu tật cận thị, viễn thị
+ Nhận xét sự sắp xếp của vật, ảnh của vật và tiêu điểm
+ Cho biết sự sắp xếp thẳng hàng có ý nghĩa gì trong giải thích tật cận thị , viễn thị
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện hoạt động cặp đôi theo thời gian GV đã quy định
GVquan sát hổ trợ học sinh nếu cần thiết:
- GV gợi ý vấn đề : Tật cận thị và viễn thị.
+ GV giới thiệu hình ảnh mô phỏng cận thị và viễn thị.
+ GV giải thích các hình ảnh có trong tranh: vật, ảnh của vật, tiêu điểm.
+ GV giải thích cơ chế nhìn của mắt: Mắt người nhìn thấy vật khi ảnh của vật được khúc xạ vào đúng tiêu điểm của mắt
*Báo cáo thảo luận:
GV gọi hai ba cặp lên bảng trình bày kết quả của mình
Cả lớp nhận xét bổ sung cho bạn
* Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, bổ sung, chốt đáp án.
* Tật cận thị , viễn thị .

+ Cận Thị : Ảnh vật nằm giữa vật và tiêu điểm. Dẫn đến người bệnh phải nhìn gần để đưa ảnh về đúng tiêu điểm, hoặc phải dùng kính có đặc điểm đưa ảnh về phía sau.
+ Viễn Thị : Ảnh của vật nẳm sau tiêu điểm và vật. Dẫn đến người bệnh không nhìn được những vật ở gần, phải nhìn ở cự li xa để đưa ảnh về đúng tiêu điểm, hoặc phải dùng kính có đặc điểm đưa ảnh lại gần.




D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS áp dụng các kiến thức đã học, xác định được ý nghĩa của sắp xếp thẳng hàng trong cuộc sống

b. Nội dung:

c. Sản phẩm:
Kết quả hoạt động của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:


Ngoài việc giải thích các hiện tượng trong khoa học, thì sự sắp xếp thẳng hàng còn nhiều ý nghĩa khác, hãy tìm và nêu thêm một số ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống ?

* Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện hoạt động cá nhân ghi chép câu hỏi vào vở, về nhà tìm hiểu .

GVquan sát hổ trợ học sinh nếu cần thiết.

*Báo cáo thảo luận:

HS trao đổi ngoài giờ lên lớp và báo cáo với GV bẳng bản tường trình cuối chủ đề.

Gv có thể gợi ý : phần b, c Vd1 trong SGK

* Kết luận, nhận định:

GV chốt lại vấn đề của bài: Việc sắp xếp vị trí thẳng hàng có nhiều ứng dụng và ý nghĩa trong cuộc sống.

* Hướng dẫn về nhà :

+ Tìm hiểu thêm về các ý nghĩa và ứng dụng trong cuộc sống về sắp xếp thẳng hàng.

+ Chuẩn bị cho bài thực hành tiết sau :

- Chia lớp thành 4 nhóm

- Yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị :

+ 3 cọc tiêu ( đó là những cọc bẳng tre hoặc bằng gỗ dài chừng 1,5m có một đầu nhọn) Thân cọc có thể sơn bằng hai màu xen kẽ nhau để dễ nhìn thấy cọc từ xa.

+ Một dây dọi để kiểm tra xem cọc tiêu có được đóng thẳng đứng với mặt đất không.



TIẾT 3:

A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (KHỞI ĐỘNG)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS

b. Nội dung: GV đưa ra tình huống để HS giải quyết và dẫn dắt vào bài

c. Sản phẩm hoạt động: Kết quả hoạt động của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:



HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Giáo viên giao nhiệm vụ:
Nêu yêu cầu:
? Nghe một đoạn bài hát “sáng nay em đi học sớm qua đồng lúa xanh xanh, mẹ em nhanh nhanh tay cấy không giăng dây mà vẫn thẳng hàng…..”
? Những người mới tập cấy lúa, muốn cấy thẳng hàng thường làm gì? Em mô tả lại cách làm đó
* Thực hiên nhiệm vụ:
HS lắng nghe, suy nghĩ và tìm đáp án .
*Báo cáo, thảo luận:
Đại diện một số bạn lên trình bày kết quả của mình
+ HS nhận xét, bổ sung đánh giá dưới sự hướng dẫn của giáo viên
*Kết luận, nhận định:
+ GV đánh giá kết quả:
+
GV dẫn dắt vào bài mới: Muốn cấy thẳng hàng ta phải dùng dây. Muốn căng được dây thẳng ta phải sử dụng việc sắp xếp thẳng hàng. Và hôm nay , chúng ta sẽ thực hành trồng cây thẳng hàng
Muốn cấy thẳng hàng :
Thường dùng sợi dây, căng thẳng và cấy theo sợi dây đó.
Việc cấy thẳng hàng chính là việc áp dụng ba điểm thẳng hàng.


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS áp dụng kiến thức về ba điểm thẳng hàng, cắm được ba cọc thẳng hàng.

b. Nội dung: Thực hành đóng cọc thẳng hàng ngoài sân thể dục.

c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Chôn các cọc thành rào thẳng hàng giữa hai cột mốc A và B
- Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây đã có bên đường.
* Thực hiện nhiệm vụ:
GV hướng dẫn cách thực hiện :

-Bước 1: cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất ở hai điểm A và B ( dùng dây dọi kiểm tra)
Bước 2: Em thứ nhất đứng ở A, em thứ hai cầm cọc tiêu đứng ở điểm C – là vị trí nằm giữa A và B hoặc vị trí nằm ngoài A và B
Bước 3: Em ở vị trí A ra hiệu cho em thứ 2 ở C điều chỉnh cọc tiêu sao cho che lấp hoàn toàn cọc tiêu B. Khi đó ba điểm A, B, C thẳng hàng
- HS thực hiện hoạt động theo nhóm, phân công công việc trong nhóm.
GVquan sát hổ trợ học sinh nếu cần thiết:
*Báo cáo thảo luận:
Các nhóm thực hành , trong thời gian quy định. Báo cáo kết quả của nhóm với GV
* Kết luận, nhận định:
- GV: kiểm tra xem độ thẳng của các vị trí A,B, C
- Đánh giá hiệu quả công việc của các nhóm.
- Ghi điểm cho các nhóm.
- Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm, của cả lớp.
- Cắm được ba cọc thẳng hàng


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

-
Học sinh biết vận dụng kiến thức, ký năng hình thành được trong tiết học vào giả thích các công việc trong thực tế cuộc sống.

- Có ý thức sư dụng kiến thức đã học để thực hiện những yêu cầu về tạo ra sự thẳng hàng trong các hoạt động học tập, lao động , vui chơi.

b. Nội dung: Các kiến thức kĩ năng được học trong chủ đề.

c. Sản phẩm: Bản tổng kết của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:


? Hãy nêu những ví dụ về áp dụng ba điểm thẳng hàng trong thực tế ?

? Em có thể vận dụng kiến thức này vào những hoạt động nào trong học tập , lao động và vui chơi nào ?

* Thực hiện nhiệm vụ:

HS tiếp thu yêu cầu , về nhà tìm hiểu thêm và trao đổi ngoài giờ lên lớp, báo cáo với GV bằng bản tổng kết.

*Báo cáo thảo luận:

- Các nhóm báo cáo bằng bản tổng kết và nộp vào tiết sau.

* Kết luận, nhận định:

GV chốt lại vấn đề của bài: Việc sắp xếp vị trí thẳng hàng có nhiều ứng dụng và ý nghĩa trong cuộc sống. Chúng ta phải biết vận dụng việc sắp xếp thẳng hàng này vào cuộc sống để giúp cho cuộc sống dễ dàng và văn minh hơn.




BÀI 5: GÓC


Môn: HÌNH HỌC 6

Thời gian thực hiện: 4 tiết

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:


- Nhận biết khái niệm góc, điểm nằm trong góc. (không đề cập đến góc lõm).

- Nhận biết được các góc đặc biệt ( góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt).

- Nhận biết được khái niệm số đo góc, đo được góc, biết so sánh hai góc.

2. Về năng lực:

a) Năng lực chung: Năng lực tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực sử ngôn ngữ hình học, năng lực suy luận.

b) Năng lực riêng: Năng lực sử dụng công cụ đo, vẽ, tính. Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán.

3. Về phẩm chất:

- Rèn cho HS tính chính xác, cẩn thận khi vẽ góc có số đo cho trước.

- HS tuân thủ nội quy lớp học, nhiệt tình hưởng ứng xây dựng bài, biết bảo vệ quan điểm cá nhân.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1.
GV:SGK, SGV, máy chiếu.

2. HS: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán 6

III. Tiến trình dạy học

A. KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu:
Học sinh phát biểu được khái niệm về góc

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh và câu hỏi trên máy chiếu

c) Sản phẩm: Từ hình ảnh quan sát được học sinh thảo luận đưa ra đáp án

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
( Máy chiếu)

Độ mở của compa gợi cho ta hình ảnh gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “GÓC”





B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

NỘI DUNG 1: KHÁI NIỆM GÓC

a) Mục đích:


- HS nêu được khái niêm góc.

- HS đọc tên, viết tên góc và kí hiệu góc.

b) Nội dung: HS làm bài 1và đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: Khái niệm góc.

d) Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động 1:
Hãy vẽ hai tia Ox và Oy có chung gốc O.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện vẽ hình theo yêu cầu.
+ GV: Quan sát và trợ giúp HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS: quan sát, lắng nghe và ghi chú.
+ HS nhận xét, bổ sung .
+ HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm. Khái niệm góc.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa kết quả.
+ Đưa ra khái niệm về góc.
+ GV nhắc HS về cách gọi thứ hai của góc, đỉnh của góc, hai cạnh của góc ở chú ý.




Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS quan sát và đọc VD1, VD2
Bài 1:
Hãy đọc và viết tên các góc đỉnh A trong hình 69 và cho biết các cạnh của chúng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe.
+ GV: Quan sát và trợ giúp các nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS: Lắng nghe, ghi chú.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa kết quả.
I. KHÁI NIỆM GÓC










Khái niệm:
Góc là hình gồm hai tia chung gốc.
Chú ý:
*
Góc xOy (hoặc góc yOx) được kí hiệu là (hoặc )
* Hai tia Ox và Oy được gọi là hai cạnh của góc. Gốc chung O của hai tia được gọi là đỉnh của góc.





Luyên tập 1:

Tên góc
( cách viết thông thường)​
Tên góc
( cách viết kí hiệu)​
Tên cạnh
Góc BAC, góc CABBA, AC
Góc CAx, góc xACCA, Ax









NỘI DUNG 2: ĐIỂM NẰM TRONG GÓC

a) Mục đích:
Học sinh nhận biết điểm nằm trong góc.

b) Nội dung: HS đọc nội dung và làm các bài tập trong SGK trang 95, nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: + Xác định được điểm nằm trong góc.

+ Kết quả hoạt động của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:



HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động 2:

a) Hãy vẽ góc xOy. Lấy điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy ( A, B khác O). Sau đó, tô màu phần mặt phẳng giới hạn bởi hai tia Ox và Oy mà chứa đoạn thẳng AB như hình 72.
b) Vẽ một điểm M nằm trong phần được tô màu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS hoạt động nhóm sau đó rút ra nhận xét.
+ GV: Quan sát và trợ giúp các em.
+ HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm điểm nằm trong góc.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS: Nêu nhận xét.
+ Các hs khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa nhận xét
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bài 2:
Cho góc xOy và điểm N không nằm trong góc đó. Giả sử đường thẳng b đi qua N lần lượt cắt tia Ox, Oy tại C, D ( Hình 76). Nêu vị trí của điểm N đối với hai điểm C, D

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS hoạt động đôi sau đó rút ra nhận xét.
+ GV: Quan sát và trợ giúp các em.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+HS: Đổi bài nhóm kiểm tra chéo
+ Các học sinh khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa nhận xét
II. ĐIỂM NẰM TRONG GÓC.







Điểm M như hình 73( không thuộc tia Ox, Oy) được gọi là điểm nằm trong góc xOy hay điểm trong của góc xOy







NỘI DUNG 3: SỐ ĐO CỦA GÓC - ĐO GÓC

a) Mục đích:
Học sinh biết được các dụng cụ đo góc, đơn vị đo góc, cách đo góc.

b) Nội dung: HS làm bài hoạt động 3, đọc nội dung SGK, để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để đo góc, vẽ góc cho biết số đo.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động 3
:Học sinh quan sát hình và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Hãy quan sát thước đô đo góc.

Thước đo góc có dạng nửa hình tròn và được chia đều thành 180 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1o.
b) Dùng thước đo góc để xác định số góc xOy trong hình 77a.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS: Thảo luận nhóm
+ GV: Quan sát và trợ giúp các em.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+HS: Báo cáo kết quả
+ Các học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa nhận xác.











Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bài 3:
Dùng thước đo góc để đo góc quyển sách toán của em

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS hoạt động sau đó rút ra nhận xét.
+ GV: Quan sát và trợ giúp các em.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+HS: đưa ra trả lời câu hỏi
+ Các học sinh khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa nhận xét
Chú ý (SGK/ trang 98)
III. SỐ ĐO CỦA GÓC
1. ĐO GÓC.





















Các bước đo góc:

Bước 1: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc. Vạch 0 của thước nằm trên cạnh Ox.
Bước 2: Xác định xem cạnh Oy đi qua vạch chia độ nào thì đó chính là số đo của góc.
Mỗi góc có một số đo.



Chú ý:

+ Nếu số đo của góc xOy là no thì ta kí hiệu hoặc
Ví dụ:
+ Chúng ta chỉ xét các góc có số đo không vượt quá 180o.
















Chú ý (SGK/ trang 98)


NỘI DUNG 4: SO SÁNH HAI GÓC

a) Mục đích:
Học sinh biết cách so sánh góc.

b) Nội dung: HS làm hoạt động 4, bài 4 và đọc nội dung SGK/98 để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: Học sinh vận dụng kiến thức trong hoạt động 4 để so sánh các góc.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động 4:
Sử dụng thước đo góc để đo các góc trong hình 80 và so sánh số đo của chúng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS: Thảo luận nhóm
+ GV: Quan sát và trợ giúp các em.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+HS: Báo cáo kết quả
+ Các học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và nhận xét
Ta có thể so sánh hai góc dựa vào số đo của chúng.
- Nếu số đo của góc xOy bằng số đo uPv thì góc xOy bằng góc uPv và được kí hiệu là
- Nếu số đo của góc xOy lớn hơn số đo uPv thì góc xOy bằng góc uPv và được kí hiệu là
- Nếu số đo của góc xOy nhỏ hơn số đo uPv thì góc xOy bằng góc uPv và được kí hiệu là




Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bài 4:
Ở hình 81 có HB = HC= CD. Đo góc để trả lời các câu hỏi sau:
a) Hai góc ABC và ACB có bằng nhau không?
b) Trong hai góc ACB và ABD, góc nào lớn hơn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện theo hình thức khăn trải bàn sau thống nhất hợp ý kiến để nhóm trưởng trình bày lại trước lớp.
+ GV: Quan sát và trợ giúp các em.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+HS: Đại diện 1 nhóm nêu kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả học sinh nêu ra
GV: Chốt lại kiến thức.
2. SO SÁNH HAI GÓC





















Ta có thể so sánh hai góc dựa vào số đo của chúng.
- Nếu số đo của góc xOy bằng số đo uPv thì góc xOy bằng góc uPv và được kí hiệu là
- Nếu số đo của góc xOy lớn hơn số đo uPv thì góc xOy bằng góc uPv và được kí hiệu là
- Nếu số đo của góc xOy nhỏ hơn số đo uPv thì góc xOy bằng góc uPv và được kí hiệu là


Hoạt động 5: GÓC VUÔNG, GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT

a) Mục đích:
Học sinh phân biệt được góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt

b) Nội dung: HS làm bài hoạt động 5, hoạt động 6, bài tập 5 và đọc nội dung SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để nhận dạng các góc đặc biệt.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động 5:

Ta có thể xem kim phút và kim giờ của đồng hồ là hai tia chung gốc ( gốc trùng với trục quay của hai kim). Tại mỗi thời điểm, hai kim tạo thành một góc.
Quan sát các góc tạo bởi kim phút và kim giờ trong các đồng hồ dưới đây và liên hệ với những loại góc mà em đã biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS: Thảo luận nhóm cặp đôi
+ GV: Quan sát và trợ giúp các em.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+HS: Báo cáo kết quả
+ Các học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và nhận xét.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động 6:
Hãy đo các góc xOy, xOz, xOt, xOm trong hình 82a.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện theo hình thức khăn trải bàn sau thống nhất hợp ý kiến để nhóm trưởng trình bày lại trước lớp.
+ GV: Quan sát và trợ giúp các em.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+HS: Đại diện 1 nhóm nêu kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả học sinh nêu ra.
GV: Chốt lại kiên thức.














Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bài 5:
Hãy ghép mỗi khẳng định ở bên trái với một hình thích hợp ở bên phải.
1. Góc bẹt đỉnh O​
a)
2. Góc nhọn đỉnh O​
b)
3. Góc tù đỉnh O​
c)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện theo hình thức khăn trải bàn sau thống nhất hợp ý kiến để nhóm trưởng trình bày lại trước lớp.
+ GV: Quan sát và trợ giúp các em.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+HS: Đại diện 1 nhóm nêu kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả học sinh nêu ra.
GV: Chốt lại kiên thức.
IV. GÓC VUÔNG, GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT.



















Hoạt động 6:
Ta có :














+ Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0o và nhỏ hơn 90o.
+ Góc vuông là góc có số đo bằng 90o
+ Góc tù là góc có số đo lớn 90o và nhỏ hơn 180o
+ Góc bẹt là góc có số đo bằng 180o
Như trong hình 82a, ta có :
là góc nhọn;
là góc vuông;
là góc tù;
là góc bẹt.



C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

a) Mục đích:
Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS làm bài 1, bài 2 và bài 3 dựa vào kiến thức đã học

c) Sản phẩm: Kết quả làm bài của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bài 1
: Đọc tên góc, đỉnh và các cạnh của góc trong hình 85 và hình 86.





Bài 2:
Đọc tên các điểm nằm trong góc xOy ở hình 87.



Bài 3
: Cho tia Om. Vẽ tia On sao cho





Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Thảo luận nhóm cặp đôi
+ GV: Quan sát và trợ giúp các em.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+HS: Báo cáo kết quả
+ Các học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác nhận hóa kết quả

Bài 1:

Tên góc
( cách viết thông thường)​
Tên góc
( cách viết kí hiệu)​
Tên cạnh
Góc nOm, góc mOnOn, Om
Góc MNP, góc PNMMN, NP

Bài 2:
Các điểm nằm trong góc xOy là : điểm D và điểm G





Bài 3:



D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:

a) Mục đích:
Học sinh áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể để nắm vững kiến thức.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm tổ để hoàn thành bài học.

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV treo bảng phụ lên bảng hoặc trình chiếu Slide, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi, bài tập sau:

Bài 4 (SGK/ 101): Cho tia Oa. Vẽ tia Ob sao cho

Bài 5 (SGK/101): Cho các góc . Hãy viết các góc đó theo thứ tự giảm dần.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.



E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài theo vở ghi và SGK

- Làm bài tập 6;7;8 SGK / 101

- Đọc trước bài HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM- CHỦ ĐỀ 3- “ SẮP XẾP THÀNH CÁC VỊ TRÍ THẲNG HÀNG” SGK / 104

F. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


NGÀY SOẠN NGÀY DẠY

TÊN BÀI DẠY: BÀI TẬP CUỐI HỌC KÌ II

TIẾT 137. Môn học: Hình học - Lớp 6



I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:


- Ôn tập các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với kiến thức đã học

2. Về năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán, năng lực mô hình hóa.

* Năng lực đặc thù:

- Diễn đạt được (bằng ngôn ngữ, kí hiệu) các khái niệm, quan hệ cơ bản nêu trên.

- Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để:

+ Vẽ được: Đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt; hai đường thẳng cắt nhau và xác định giao điểm của chúng; hai đường thẳng song song, tia, góc..

- Khai thác các tình huống được ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống: như làm thế nào xác định được trung điểm của một sợi dây, khi dựng thang thì góc tạo bởi chân thang và mặt đất là bao nhiêu thì phù hợp...là cơ hội để hình thành năng lực giải quyết vấn đề.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực hiện

- Trung thực: thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn cần trung thực.

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Thiết bị dạy học: Thước kẻ, bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu.

- Học liệu: Sách giáo khoa, tài liệu trên mạng internet.

III. Tiến trình dạy học

TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu
(10’)
a) Mục tiêu: Hs được tái hiện lại các kiến thức liên quan thông qua việc hoàn thành sơ đồ

b) Nội dung: Nhớ lại các kiến thức: Điểm, hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song, đoạn thẳng, tia, góc.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV + HS
Sản phẩm dự kiến
* GV giao nhiệm vụ học tập:
Gv đưa sơ đồ tư duy lên máy chiếu. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi
+ Điểm là gì ? cách đặt tên cho điểm.
+ Có mấy cách đặt tên các đường thẳng ?
+ Thế nào là một tia gốc O ?
+ Thế nào là đoạn thẳng AB ?
+ Thế nào là trung điểm của đoạn thẳng ?
+ Hãy nêu các tính chất đã học trong chương.
* HS thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận tìm các câu trả lời
HS hoàn thiện sơ đồ vào vở
* Báo cáo, thảo luận:
+ HS đứng tại chỗ trình bày
* Kết luận, nhận định
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
I. Các khái niệm
1. Điểm: Một dấu chấm trên mặt phẳng là hình ảnh của điểm. Dùng chữ cái in hoa để đặt tên cho điểm.
2. Đường thẳng: Có 3 cách đặt tên cho đường thẳng:
+ Dùng 2 chữ cái thường.
+ Dùng 1 chữ cái thường.
+ Dùng hai chữ cái in hoa.
3. Đoạn thẳng: Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
4. Tia : Hình gồm điểm O và một nửa đường thẳng bị chia ra bởi O gọi là một tia gốc O.
5. Trung điểm của đoạn thẳng: Là điểm nằm giữa và cách đều hai mút của đoạn thẳng.
2. Hoạt động 2: Luyện tập (25’)
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số bài toán.
b) Nội dung: Bài 1; 2; 3
c) Sản phẩm: HS làm được các bài 1; 2; 3
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* GV giao nhiệm vụ học tập 1:
Bài 1


+ Đọc tên điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong hình vẽ
+ Vẽ hai điểm M, N và đường thẳng đi qua hai điểm đó
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
+ Đọc tên các điểm có trên hình
+ Nêu các cách đặt tên cho một đường thẳng?
+ Đọc tên các đoạn thẳng có trên hình
+ HS hai điểm M, N và đường thẳng đi qua hai điểm đó
* Báo cáo, thảo luận 1:
+HS: Nêu nhận xét.
+ Các hs khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Kết luận, nhận định: GV đánh giá, chốt kiến thức.

* GV giao nhiệm vụ học tập 2:
Đọc tên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau trong các hình
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
+ HS hoạt động cá nhân sau đó rút ra nhận xét.
+ Thế nào là hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau?
+ Tìm được và đọc đúng được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau trên các hình
+ GV: quan sát và trợ giúp các em.

* Báo cáo, thảo luận: Cá nhân trình bày trên bảng.
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau.


* Kết luận, nhận định:
GV đánh giá, chốt kiến thức.

* GV giao nhiệm vụ học tập 3:
+ Đọc tên ba điểm thẳng hàng và điểm nằm giữa hai điểm còn lại trong Hình 94
+ Đọc tên ba điểm không thẳng hàng
+ Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng
* HS thực hiện nhiệm vụ 3:
+ HS hoạt động theo nhóm sau đó rút ra nhận xét.
+ Khi nào ba điểm được gọi là thẳng hàng
+ Kể tên các bộ ba điểm không thẳng hàng trong hình
+ HS lên bảng vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng
* Báo cáo, thảo luận: Cá nhân trình bày trên bảng.
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Kết luận, nhận định: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
GV chốt lại kiến thức
Bài 1 (SGK- 102)
a)

+ Điểm A, B
+ Đường thẳng a ( hoặc đường thẳng AB, BA)
+ Đoạn thẳng AB
b)










Bài



Hai đường thẳng song song : Hình 90; hình 92
Hai đường thẳng cắt nhau: Hình 91; hình 93
Bài 3




a)
+ Ba điểm thẳng hàng là: A, Q, B
+ Điểm nằm giữa hai điểm còn lại trong hình là điểm Q
b) Ba điểm không thẳng hàng là: A, Q, S hoặc A, S , B hoặc Q, S, B
3. Hoạt động 3: Vận dụng (10’)
a) Mục tiêu: Giải quyết được một số bài tập liên quan đến kiến thức được học.
b) Nội dung: HS làm Bài tập 4
c) Sản phẩm: Lời giải và kết quả của bài
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
Qua 4 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng, vẽ được bao nhiêu đường thẳng?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
+ HS hoạt động theo nhóm sau đó rút ra nhận xét.
? Có mấy đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt?
-HS:1 đường thẳng.

+ HS lên bảng vẽ các đường thẳng đi qua hai điểm
* Báo cáo, thảo luận: Cá nhân trình bày trên bảng.
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Kết luận, nhận định: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
GV chốt lại kiến thức

Bài tập 4: Qua 4 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng, vẽ được bao nhiêu đường thẳng?

Có 6 đường thẳng: AB, AD, DB, CD, CB, AC





* Hướng dẫn tự học ở nhà: (3’)
HS nắm vững các kiến thức về:
Điểm, hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song, đoạn thẳng, tia, góc.
– Xem lại các bài tập đã làm trên lớp
Thực hiện bài toán thực tế sau




* GV giao nhiệm vụ học tập :
Gv đưa đề bài lên máy chiếu và in phiếu học tập cho HS
* HS thực hiện nhiệm vụ :
+ HS thực hiện cá nhân, dùng thước đo độ để đo góc xOy
GV: quan sát và trợ giúp các em.
* Báo cáo, thảo luận: Cá nhân HS đứng tại chỗ trình bày
* Kết luận, nhận định: GV đánh giá, chốt kiến thức.
Vậy sau khi học xong bài này các em đã biết cách sử dụng thang như thế nào là an toàn nhất từ đó biết vận dụng vào cuộc sống từ đó đảm bảo sức khỏe cho mình và những người xung quanh.



Bài toán thực tế: Góc nghiêng khi đặt thang là góc tạo bởi cạnh thang và mặt đất. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thang, góc nghiêng an toàn khi đặt thang là khoảng 750 ( Theo viện khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam). Trong hình bên, góc nghiêng khi đặt thang là góc xOy. Em hãy đo góc xOy để kiểm tra xem chiếc thang đã đảm bảo an toàn hay chưa.



1683096245906.png


THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM--- GIÁO ÁN ÔN TẬP ki 2 toan 6.zip
    22.1 MB · Lượt xem: 5
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ đề cương toán 6 các đề cương toán lớp 6 giữa học kì 1 giải đề cương ôn tập giữa kì 1 toán 6 giải đề cương toán lớp 6 giữa học kì 1 đề cương giữa kì 1 toán 6 cánh diều đề cương học kì 1 toán 6 cánh diều đề cương học kì 2 môn toán 6 đề cương môn toán 6 đề cương môn toán 6 học kì 2 đề cương môn toán lớp 6 cuối học kì 1 đề cương môn toán lớp 6 cuối học kì 2 đề cương môn toán lớp 6 giữa học kì 1 đề cương môn toán lớp 6 học kì 2 đề cương on tập hè toán 6 có đáp an đề cương on tập hè toán 6 lên 7 violet đề cương ôn tập hk1 toán 6 violet đề cương ôn tập hk2 toán 6 violet đề cương ôn tập học kỳ i toán 6 đề cương ôn tập toán 6 đề cương ôn tập toán 6 cả năm đề cương ôn tập toán 6 cánh diều đề cương ôn tập toán 6 chân trời sáng tạo đề cương ôn tập toán 6 chương số nguyên đề cương ôn tập toán 6 cơ bản đề cương ôn tập toán 6 có đáp an đề cương ôn tập toán 6 cuối năm đề cương on tập toán 6 cuối năm có đáp an đề cương on tập toán 6 cuối năm violet đề cương ôn tập toán 6 giữa học kì 1 đề cương ôn tập toán 6 giữa học kì 2 đề cương ôn tập toán 6 hk2 violet đề cương on tập toán 6 học kì 1 có đáp an đề cương on tập toán 6 học kì 1 violet đề cương ôn tập toán 6 học kì 2 đề cương on tập toán 6 học kì 2 có đáp an đề cương ôn tập toán 6 học kì i đề cương ôn tập toán 6 học kì ii đề cương ôn tập toán 6 kết nối tri thức đề cương on tập toán 6 kì 2 đề cương ôn tập toán 6 kì i đề cương ôn tập toán 6 nâng cao đề cương ôn tập toán 6 violet đề cương ôn tập toán lớp 6 giữa kì 1 đề cương ôn tập toán lớp 6 kì ii đề cương ôn tập toán lớp 6 sách cánh diều đề cương ôn tập toán số lớp 6 đề cương ôn thi học sinh giỏi toán 6 đề cương ôn thi toán lớp 6 giữa kì 1 đề cương thi giữa kì 1 toán 6 đề cương toán 6 đề cương toán 6 cánh diều đề cương toán 6 chân trời sáng tạo đề cương toán 6 chương 1 đề cương toán 6 chương 2 đề cương toán 6 cuối học kì 1 đề cương toán 6 cuối học kì 2 đề cương toán 6 cuối kì 1 đề cương toán 6 cuối kì 2 đề cương toán 6 filetype pdf đề cương toán 6 giữa học kì 1 đề cương toán 6 giữa học kì 2 đề cương toán 6 giữa kì 1 đề cương toán 6 giữa kì 2 đề cương toán 6 hk1 violet đề cương toán 6 hk2 violet đề cương toán 6 học kì 1 đề cương toán 6 học kì 1 có đáp án đề cương toán 6 học kì 1 violet đề cương toán 6 học kì 2 đề cương toán 6 học kì 2 có đáp án đề cương toán 6 học kì 2 violet đề cương toán 6 kì 1 đề cương toán 6 kì 1 violet đề cương toán 6 kì 2 đề cương toán 6 kỳ 2 đề cương toán 6 mới đề cương toán 6 sách cánh diều đề cương toán 6 số nguyên đề cương toán lớp 6 đề cương toán lớp 6 có đáp án đề cương toán lớp 6 cuối học kì 1 đề cương toán lớp 6 cuối kì 1 đề cương toán lớp 6 giữa học kì 1 đề cương toán lớp 6 giữa học kì 2 đề cương toán lớp 6 giữa kì 1 đề cương toán lớp 6 giữa kì 2 đề cương toán lớp 6 hk1 đề cương toán lớp 6 hk2 đề cương toán lớp 6 học kì 2 năm 2021 đề cương toán lớp 6 học kì ii đề cương toán lớp 6 kì 1 đề cương toán nâng cao lớp 6 đề cương trắc nghiệm toán 6 học kì 2
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    35,740
    Bài viết
    37,208
    Thành viên
    138,597
    Thành viên mới nhất
    Quyênthao

    Thành viên Online

    Top
    CHỈ THÀNH VIÊN VIP MỚI ẨN ĐƯỢC QUẢNG CÁO!

    Chúng tôi hiểu rồi, quảng cáo thật khó chịu!

    Chắc chắn, phần mềm chặn quảng cáo đã loại bỏ quảng cáo của diễn đàn. Điều này là không được phép đối với người dùng truy cập. Chỉ THÀNH VIÊN VIP mới có thể ẩn tính năng quảng cáo.

    XEM THƯ MỤC MIỄN PHÍ❌❌DANH SÁCH THƯ MỤC MIỄN PHÍ UPDATE 2024!!!Hãy tắt chức năng ẩn quảng cáo từ trình duyệt của bạn để tiếp tục sử dụng chức năng của website.

    ƯU ĐÃI ƯU ĐÃI THÀNH VIÊN VIP ⏱ DỊP 30/4 - 1/5
    ĐÃ TẮT CHẶN QUẢNG CÁO    KHÔNG. CẢM ƠN!