- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 84,712
- Điểm
- 113
tác giả
Hợp âm bảy. Hợp âm bảy át và các thế đảo. Giải quyết hợp âm bảy át và các thế đảo.
Hợp âm bảy át và các thể đảo
1. Hợp âm bảy
Trên tất cả hợp âm ba của giọng trưởng hoặc giọng thứ, nếu chồng thêm quãng ba sẽ được hệ thống các hợp âm bảy. Hợp âm bảy gồm có bốn âm xếp lên nhau theo quãng ba, tên của chúng là âm 1, âm 3, âm 5 và âm 7. Gọi là hợp âm bảy vì âm 1 và âm 7 âm tạo thành quãng bảy. Hợp âm bảy được viết bằng kí hiệu : tên công năng, số bậc rồi kèm theo số 7. Ví dụ các hợp âm bảy ở giọng Đô trưởng
2. Hợp âm bảy át
Trong các hợp âm bảy, được dùng thông dụng nhất là hợp âm bảy át. Đó là hợp âm được xây dựng trên bậc V của giọng trưởng hoặc giọng thứ hoà thanh.
Hợp âm bảy át có cấu trúc : âm 1, âm 3, âm 5 tạo thành hợp âm ba trưởng. Âm 1 và âm 7 tạo thành quãng 7 thứ.
Hợp âm bảy át có kí hiệu V7 hoặc D7. Ví dụ hợp âm bảy át ở của giọng La thứ hoà thanh :
Tên của các âm trong hợp âm bảy át (cũng như các hợp âm bảy khác) không thay đổi khi thay đổi vị trí trong hợp âm. Ví dụ :
3. Các thể đảo của hợp âm bảy át
Hợp âm bảy át có ba thể đảo, tên của các thể đảo được gọi theo quãng giữa âm bè trầm với âm một và âm bảy của hợp âm.
Thể đảo một (hợp âm năm sáu) : Âm một chuyển lên một quãng 8, âm ba ở bè trầm.
Thể đảo hai (hợp âm ba bốn) : Âm một và âm ba chuyển lên một quãng 8, âm năm ở bè trầm.
Thể đảo ba (hợp âm hai) : Âm một, âm ba và âm năm chuyển lên một quãng 8, âm bảy ở bè trầm. Kí hiệu V2, D2
Ví dụ hợp âm bảy át của giọng Đô trưởng và ba thể đảo của nó :
Hợp âm bảy át và các thể đảo của nó có thể được sắp xếp rộng ra hai hoặc ba quãng 8. Ngoài âm bè trầm, các âm khác có thể thay đổi vị trí với nhau mà không làm thay đổi thể của hợp âm. Ví dụ hợp âm bảy át của giọng La thứ và ba thể đảo của nó :
Hợp âm bảy át là hợp âm nghịch vì thành phần của nó có chứa hai quãng nghịch. Quãng 7 thứ và quãng 5 giảm. Âm bảy là âm nghịch của hợp âm, vì nó kết hợp với âm một và âm ba tạo thành những quãng nghịch.
Vì là hợp âm nghịch nên hợp âm bảy át và các thể đảo của nó đòi hỏi phải được giải quyết theo nguyên tắc các âm không ổn định hút về các âm ổn định của giọng mà chủ yếu là về hợp âm chủ.
Các cách giải quyết của hợp âm bảy át như sau :
– Hợp âm bảy át gốc (D7) thường được giải quyết vào hợp âm chủ thiếu âm (Hợp âm chủ có 3 âm một và 1 âm ba không có âm năm).
+ Âm một của V7 nhẩy vào âm một của hợp âm chủ.
+ Âm ba và âm năm tiến liền bậc vào âm một của hợp âm chủ.
+ Âm bảy đi xuống liền bậc vào âm ba của hợp âm chủ.
Ví dụ giải quyết hợp âm bảy át của giọng La thứ về hợp âm chủ :
4. Hợp âm bảy thứ
Hợp âm bảy thứ có cấu trúc : âm 1, âm 3, âm 5 tạo thành hợp âm ba thứ. Âm 1 và âm 7 tạo thành quãng 7 thứ. Hợp âm bảy thứ được viết bằng kí hiệu như :Cm7, Dm7, Em7….
Hợp âm bảy thứ có màu sắc trung tính giữa hợp âm thứ và hợp âm trưởng, vì âm 1, âm 3, âm 5 tạo thành hợp âm ba thứ, đồng thời âm 3, âm 5, âm 7 lại tạo thành hợp âm ba trưởng.
Ví dụ trên các bậc II, bậc III, bậc VI của giọng Đô trưởng, xây dựng được các hợp âm bảy thứ sau :
5.Một số hợp âm khác
– Hợp âm bảy dẫn : Là hợp âm bảy được xây dựng trên bậc VII của giọng trưởng hoặc giọng thứ hoà thanh. Gọi là hợp âm bảy dẫn do bậc một của hợp âm này là âm dẫn (cảm âm) của điệu thức. Kí hiệu của hợp âm : DVII7 hoặc VII7. Ví dụ hợp âm bảy dẫn của giọng La thứ hoà thanh :
– Hợp âm bảy hạ át : Là hợp âm bảy được xây dựng trên bậc II của giọng trưởng hoặc giọng thứ. Kí hiệu SII7 hoặc 117. Ví dụ hợp âm bảy hạ át của giọng Đô trưởng :
Hợp âm bảv hạ át của giọng trưởng là hợp âm bảy thứ. Hợp âm bảy hạ át của giọng thứ là hợp âm bảv thứ có bậc 5 giảm.
– Hợp âm chín : Là hợp âm gồm 5 âm được chồng lên nhau theo quãng ba. Ví dụ :
Ngoài các hợp âm ba, hợp âm bảy, hợp âm chín, còn các hợp âm khác như hợp âm 11, hợp âm 13.
Hợp âm bảy át và các thể đảo
1. Hợp âm bảy
Trên tất cả hợp âm ba của giọng trưởng hoặc giọng thứ, nếu chồng thêm quãng ba sẽ được hệ thống các hợp âm bảy. Hợp âm bảy gồm có bốn âm xếp lên nhau theo quãng ba, tên của chúng là âm 1, âm 3, âm 5 và âm 7. Gọi là hợp âm bảy vì âm 1 và âm 7 âm tạo thành quãng bảy. Hợp âm bảy được viết bằng kí hiệu : tên công năng, số bậc rồi kèm theo số 7. Ví dụ các hợp âm bảy ở giọng Đô trưởng
2. Hợp âm bảy át
Trong các hợp âm bảy, được dùng thông dụng nhất là hợp âm bảy át. Đó là hợp âm được xây dựng trên bậc V của giọng trưởng hoặc giọng thứ hoà thanh.
Hợp âm bảy át có cấu trúc : âm 1, âm 3, âm 5 tạo thành hợp âm ba trưởng. Âm 1 và âm 7 tạo thành quãng 7 thứ.
Hợp âm bảy át có kí hiệu V7 hoặc D7. Ví dụ hợp âm bảy át ở của giọng La thứ hoà thanh :
Tên của các âm trong hợp âm bảy át (cũng như các hợp âm bảy khác) không thay đổi khi thay đổi vị trí trong hợp âm. Ví dụ :
3. Các thể đảo của hợp âm bảy át
Hợp âm bảy át có ba thể đảo, tên của các thể đảo được gọi theo quãng giữa âm bè trầm với âm một và âm bảy của hợp âm.
Thể đảo một (hợp âm năm sáu) : Âm một chuyển lên một quãng 8, âm ba ở bè trầm.
Thể đảo hai (hợp âm ba bốn) : Âm một và âm ba chuyển lên một quãng 8, âm năm ở bè trầm.
Thể đảo ba (hợp âm hai) : Âm một, âm ba và âm năm chuyển lên một quãng 8, âm bảy ở bè trầm. Kí hiệu V2, D2
Ví dụ hợp âm bảy át của giọng Đô trưởng và ba thể đảo của nó :
Hợp âm bảy át và các thể đảo của nó có thể được sắp xếp rộng ra hai hoặc ba quãng 8. Ngoài âm bè trầm, các âm khác có thể thay đổi vị trí với nhau mà không làm thay đổi thể của hợp âm. Ví dụ hợp âm bảy át của giọng La thứ và ba thể đảo của nó :
Hợp âm bảy át là hợp âm nghịch vì thành phần của nó có chứa hai quãng nghịch. Quãng 7 thứ và quãng 5 giảm. Âm bảy là âm nghịch của hợp âm, vì nó kết hợp với âm một và âm ba tạo thành những quãng nghịch.
Vì là hợp âm nghịch nên hợp âm bảy át và các thể đảo của nó đòi hỏi phải được giải quyết theo nguyên tắc các âm không ổn định hút về các âm ổn định của giọng mà chủ yếu là về hợp âm chủ.
Các cách giải quyết của hợp âm bảy át như sau :
– Hợp âm bảy át gốc (D7) thường được giải quyết vào hợp âm chủ thiếu âm (Hợp âm chủ có 3 âm một và 1 âm ba không có âm năm).
+ Âm một của V7 nhẩy vào âm một của hợp âm chủ.
+ Âm ba và âm năm tiến liền bậc vào âm một của hợp âm chủ.
+ Âm bảy đi xuống liền bậc vào âm ba của hợp âm chủ.
Ví dụ giải quyết hợp âm bảy át của giọng La thứ về hợp âm chủ :
4. Hợp âm bảy thứ
Hợp âm bảy thứ có cấu trúc : âm 1, âm 3, âm 5 tạo thành hợp âm ba thứ. Âm 1 và âm 7 tạo thành quãng 7 thứ. Hợp âm bảy thứ được viết bằng kí hiệu như :Cm7, Dm7, Em7….
Hợp âm bảy thứ có màu sắc trung tính giữa hợp âm thứ và hợp âm trưởng, vì âm 1, âm 3, âm 5 tạo thành hợp âm ba thứ, đồng thời âm 3, âm 5, âm 7 lại tạo thành hợp âm ba trưởng.
Ví dụ trên các bậc II, bậc III, bậc VI của giọng Đô trưởng, xây dựng được các hợp âm bảy thứ sau :
5.Một số hợp âm khác
– Hợp âm bảy dẫn : Là hợp âm bảy được xây dựng trên bậc VII của giọng trưởng hoặc giọng thứ hoà thanh. Gọi là hợp âm bảy dẫn do bậc một của hợp âm này là âm dẫn (cảm âm) của điệu thức. Kí hiệu của hợp âm : DVII7 hoặc VII7. Ví dụ hợp âm bảy dẫn của giọng La thứ hoà thanh :
– Hợp âm bảy hạ át : Là hợp âm bảy được xây dựng trên bậc II của giọng trưởng hoặc giọng thứ. Kí hiệu SII7 hoặc 117. Ví dụ hợp âm bảy hạ át của giọng Đô trưởng :
Hợp âm bảv hạ át của giọng trưởng là hợp âm bảy thứ. Hợp âm bảy hạ át của giọng thứ là hợp âm bảv thứ có bậc 5 giảm.
– Hợp âm chín : Là hợp âm gồm 5 âm được chồng lên nhau theo quãng ba. Ví dụ :
Ngoài các hợp âm ba, hợp âm bảy, hợp âm chín, còn các hợp âm khác như hợp âm 11, hợp âm 13.