Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 4K

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,465
Điểm
113
tác giả
Nhạc lý cơ bản cho người mới bắt đầu


I. Âm thanh
1. Âm thanh (SON) là gì?
2. Âm nhạc là gì?
II. TÊN NỐT NHẠC
1. Ký hiệu âm thanh bằng tên nốt nhạc:
2. Ký hiệu âm thanh bằng hệ thống chữ cái:
III. KHUÔNG NHẠC (PORTÉE)
IV. KHOÁ NHẠC
1. Khoá Sol:
2. Sự biến thể của khoá Sol:
V. HÌNH NỐT
2. Độ ngân dài của nốt nhạc:
3. Cách viết hình nốt trên khuông nhạc:
VI. CUNG VÀ NỬA CUNG
1. Cao độ (Hauter):
2. Cung và nửa cung (Ton et demi ton):
VII. DẤU LẶNG
1. Hình dạng dấu lặng (Figures des silence):
2. Độ ngân dài của dấu lặng:
VIII. NHỊP, SỐ CHỈ NHỊP, PHÁCH
1. Nhịp:
2. Phách:
3. Số chỉ nhịp:
IX. DẤU HOÁ
1. Dấu hoá:
X. DẤU CHẤM
1. Dấu chấm dôi:
2. Dấu chấm lưu:
XI. DẤU NỐI – DẤU LUYẾN
1. Dấu nối:
2. Dấu luyến:
XII. NHÓM NỐT BẤT THƯỜNG
1. Dấu liên hai (Duolet):
2. Dấu liên ba (Triplet):


GIỚI THIỆU NHẠC LÝ CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

I. Âm thanh
giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu
Giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu 1. Âm thanh (SON) là gì?

Là những vật thể va chạm với nhau tạo ra tiếng động mà tai chúng ta nghe được.

2. Âm nhạc là gì?

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật phối hợp âm thanh theo những quy luật nhất định.


Âm nhạc bắt nguồn từ những âm thanh trong cuộc sống, nó phản ánh những cảm xúc, tâm tư của con người.

âm-thanh-I.jpg

Trong thiên nhiên, có muôn vàn âm thanh khác nhau, những loại âm thanh có cao độ rõ ràng, có giai điệu và nhịp điệu là loại âm thanh dễ cảm nhận nhất. Những âm thanh đó được gọi là có tính nhạc bởi nó sở hữu đủ bốn tính chất cơ bản như :


  • Cao độ (Hauter): Mức độ trầm bổng của âm thanh.
  • Trường độ (Durée): Mức độ ngắn dài, nhặt khoan của âm thanh.
  • Cường độ (Intensité): Mức độ mạnh nhẹ của âm thanh.
  • Âm sắc (Timbre): Tính riêng biệt của âm thanh.
II. TÊN NỐT NHẠC
1. Ký hiệu âm thanh bằng tên nốt nhạc:

Để ghi lại cao độ của âm thanh, người ta dùng tên gọi của các nốt nhạc. Vào đầu thế kỷ 11 ( khoảng năm 1025 ), tu sĩ Công Giáo tên Guido d’Arezzo đã dùng các chữ đầu của một đoạn thánh ca kinh thánh Jean Baptiste bằng tiếng La Tinh để đặt tên cho các dấu ghi nốt nhạc, đó là :


Ut – Re – Mi – Fa – Sol – La


Thuở đầu, nốt Si chưa có, khoảng năm 1659 người ta sử dụng 2 kí tự đầu trong chữ Sancte Ioannes để đặt cho nốt Si.


Cũng vào năm ấy, người ta đã đổi Ut thành nốt Do bằng 2 chữ đầu trong Dominus để dễ xướng âm hơn.


Hiện nay, người ta tạm gọi:


  • Cách ghi tên nốt theo tiếng Pháp:

Do – Ré – Mi – Fa – Sol – La – Si


  • Cách ghi theo tiếng Anh :

Do – Re – Mi – Fa – Sol – La – Si


Trích đoạn thánh ca kInh thánh



giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu


2. Ký hiệu âm thanh bằng hệ thống chữ cái:

Chữ cái bắt đầu từ ký tự A, nốt nhạc tương ứng bắt đầu từ nốt La.

cách-ghi-tên-nốt-nhạc.jpg

A – B – C – D – E – F – G – H


La – Sib – Do – Re – Mi – Fa – Sol – Si



Sib: Si giáng


Sau quá trình phát triển nhạc trẻ, âm Si ở chữ cái H dần thay thế cho âm bậc Sib với ký hiệu là chữ B. từ đó, người ta ghi ký hiệu âm thanh theo kiểu chữ cái như sau:


A – B – C – D – E – F – G

Capture.JPG

La – Sib – Do – Re – Mi – Fa – Sol


Ký hiệu âm thanh qua hệ thống chữ cái và tên nốt nhạc:


giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu


III. KHUÔNG NHẠC (PORTÉE)

Người ta dùng khuông nhạc để xác định mức độ cao thấp của âm thanh. Khuông nhạc được tạo từ 5 dòng kẻ song song và 4 khe nhạc. Thứ tự của dòng kẻ nhạc và khe nhạc được đếm từ dưới đếm lên, tương ứng với chiều ghi âm thanh từ trầm đến cao.


Do cao độ nốt nhạc có thể cao hoặc thấp hơn các nốt trên dòng kẻ và khe nhạc chính nên người ta tạo ra thêm những khe, dòng nhạc phụ.

khuông-nhạc.png

giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu


IV. KHOÁ NHẠC
1. Khoá Sol:

giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu
Trên khoá Sol, nốt Sol bắt đầu từ dòng dẻ nhạc thứ hai. Từ đó tính lên hoặc tính xuống để có các nốt kế tiếp.

2. Sự biến thể của khoá Sol:

giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu

nhịp-vạch-nhịp.png


Ban đầu khoá Sol được ký hiệu là chữ G, dần về sau biến đổi thành khoá Sol như hiện nay.

V. HÌNH NỐT

1. Hình dạng nốt nhạc:


giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu


2. Độ ngân dài của nốt nhạc:

giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu


3. Cách viết hình nốt trên khuông nhạc:

giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu

Hình nốt có hai phần: Đầu nốt và đuôi nốt.


  • Đầu nốt: Có hình bầu dục, ở nốt tròn hình bầu dục nằm ngang, ở các nốt còn lại hình bầu dục hơi nghiêng về bên phải.
  • Đuôi nốt: Nốt tròn không có đuôi nốt. Nốt trắng và nốt đen có đuôi nốt hình vạch thẳng đứng. Ngoài ra, nốt móc đơn có dấu móc như cái cờ nên còn được gọi là nốt cờ.

Các nốt từ dòng kẻ thứ ba trở lên, đuôi nốt sẽ quay xuống dưới, từ khe thứ hai trở xuống đuôi nốt sẽ quay lên.


Khi hai hay nhiều nốt móc đơn và móc kép đứng kề nhau trong cùng một phách sẽ được nối với nhau.

VI. CUNG VÀ NỬA CUNG

Hy vọng bản nhạc này sẽ giúp bạn thư giãn trong lúc đọc sách nhé: Mozart – Piano Sonata No. 16 in C Major, K.545 (1st Mvt)

giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu
1. Cao độ (Hauter):


Cao độ là độ cao của nốt nhạc trong thang âm.
cungg-và-nửa-cung.png


2. Cung và nửa cung (Ton et demi ton):

  • Cung: Được chia thành những phần nhỏ gọi là COMMA. Mỗi cung có 9 commas.
  • Nửa cung dị: Hình thành từ hai nốt khác tên nhau.

Trên lý thuyết, giá trị cao độ của một nửa cung dị bằng 4 commas. Để tránh rắc rối, dễ tính toán cho nhạc cụ có phím, người ta coi một nữa cung dị có cao độ là 4,5 commas.


  • Nửa cung đồng: Hình thành từ hai nốt có cùng tên nhưng một trong hai nốt có mang dấu hoá.

Trên lý thuyết, giá trị cao độ của một nửa cung đồng bằng 5 commas. Để tránh rắc rối, người ta coi một nửa cung đồng có cao độ là 4,5 commas.

VII. DẤU LẶNG
1. Hình dạng dấu lặng (Figures des silence):

Để diễn tả thời gian ngừng nghỉ trong bài nhạc, người ta dùng dấu lặng. Dấu lặng được đặt tương ứng với hình nốt cùng tên, có bao nhiêu hình nốt thì có bấy nhiêu dấu lặng. Độ nghỉ dài hay ngắn cũng tương ứng với độ ngân dài của hình nốt cùng tên.
hình-dạng-dấu-lặng.png


giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu


2. Độ ngân dài của dấu lặng:

giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu



3. Cách viết dấu lặng trên khuông nhạc:


Dấu lặng tròn: Là một vạch đậm nằm ở dưới dòng kẻ nhạc thứ tư, không chạm vào dòng kẻ nhạc thứ ba. Dấu lặng tròn cho phép nghỉ lâu bằng một nốt tròn. Khi cần báo hiệu nghỉ một ô nhịp, người ta dùng dấu lặng tròn cho tất cả các sô chỉ nhịp.


Dấu lặng trắng: Là một vạch đậm nằm trên dòng kẻ nhạc thứ ba, không chạm vào dòng kẻ nhạc thứ tư.


Dấu lặng đen: Là một dấu ngoặc nằm ở giữa khuông nhạc.


Dấu lặng móc đơn: Là một dấu móc nằm ở giữa dòng kẻ nhạc thứ hai và thứ tư.


Dấu lặng móc đôi: Là một dấu móc nằm ở giữa dòng kẻ nhạc thứ nhất và thứ tư.

VIII. NHỊP, SỐ CHỈ NHỊP, PHÁCH
1. Nhịp:

giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu

hình-dạng-nốt.jpg


Nhịp hay ô nhịp là đơn vị thời gian của một bài nhạc. Nhịp được giới hạn bởi hai vạch nhịp. Bao gồm các yếu tố : Phách, số chỉ nhịp, vạch nhịp.


  • Vạch nhịp: Là đoạn thẳng cắt khuông nhạc thành nhiều phần bằng nhau về trường độ. Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp là ô nhịp, hay còn gọi là trường canh.
2. Phách:

Là đơn vị thời gian của nhịp. Để phân loại phách trong nhịp, người ta dựa vào các kiểu sau:


  • Phân loại phách theo trường độ.
phach-cua-not-nhac.jpg

  • Phách nhị phân : Là loại phách chia được cho hai. Ví dụ bài nhạc nhịp 3/4 , ta lấy nốt tròn chia cho 4 = nốt đen. Nốt đen chia 2 được = nốt móc.
  • Phách tam phân : Là loại phách chia được cho 3. Ví dụ, bài nhạc nhịp 6/8, giá trị một phách = nốt móc chấm. Nốt móc chấm chia được cho 3. Vậy đây là phách tam phân.

  • Phân loại phách theo cường độ : Số phách trong nhịp được phân ra 2 loại : Phách mạnh và phách nhẹ. Tuỳ theo số nhịp và vị trí phách mạnh và phách nhẹ khác nhau.
3. Số chỉ nhịp:

Số chỉ nhịp được ghi ở đầu bài, sau khoá nhạc và dấu hoá đầu khuông nhạc.
trích-đoạn-thánh-ca-kính-thánh-1536x951.jpg


IX. DẤU HOÁ
1. Dấu hoá:

Dấu hoá còn được gọi là dấu biến thể với tác dụng làm thay đổi cao độ của nốt nhạc. Dấu hoá có thể tăng hoặc giảm cao độ của nốt nửa cung đồng hoặc một cung.


giới thiệu nhạc lí căn bản cho người bắt đầu



  • Dấu thăng: Dấu thăng ghi trước nốt nhạc, có tác dụng tăng cao độ của nốt nhạc đó lên nửa cung đồng ( 5 commas ).
  • Dấu giáng: Dấu giáng ghi trước nốt nhạc, có tác dụng giảm cao độ của nốt nhạc đó xuống nửa cung đồng ( 5 commas ).
  • Dấu thăng kép: Dấu thăng kép ghi trước nốt nhạc, có tác dụng làm cao độ của nốt nhạc đó tăng lên một cung.
  • Dấu giáng kép: Dấu giáng kép ghi trước nốt nhạc, có tác dụng làm cao độ của nốt nhạc đó giảm xuống một cung.
X. DẤU CHẤM
1. Dấu chấm dôi:

giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu



Là dấu đi kèm với nốt nhạc, dấu lặng với tác dụng làm tăng trường độ của nốt nhạc hay dấu lặng đó lên một nửa.


  • Dấu chấm đơn: Làm tăng nửa giá trị trường độ nốt nhạc hoặc dấu lặng đứng trước đó.
  • Dấu chấm đôi: Làm tăng ¾ giá trị trường độ của hình nốt đứng trước nó. Có nghĩa dấu chấm thứ hai làm tăng trường thêm nửa trường độ dấu chấm thứ nhất.
2. Dấu chấm lưu:

giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu



Hay còn gọi là dấu mất ngỗng, đặt ở nốt nào thì nốt đó được ngân tuỳ ý.

XI. DẤU NỐI – DẤU LUYẾN
1. Dấu nối:

giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu


dấu-nối.png

Có dạng hình vòng cung, dùng để liên kết hai hoặc nhiều nốt nhạc cùng cao độ đứng liền nhau. Dấu nối hình thành một trường độ dài bằng tổng các trường độ nốt nhạc được liên kết.

2. Dấu luyến:

giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu


dấu-luyến.png

Khi dấu nối dùng để liên kết hai hoặc nhiều nốt nhạc có cao độ khác nhau thì gọi là dấu luyến.

XII. NHÓM NỐT BẤT THƯỜNG
1. Dấu liên hai (Duolet):

giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu


lien-2.png

Dấu liên hai hay chùm hai là một nhóm hai nốt nhạc mà khi diễn, giá trị bằng ba nốt nhạc giống hình.

2. Dấu liên ba (Triplet):

giới thiệu nhạc lý cơ bản cho người bắt đầu



Dấu liên ba hay chùm ba là nhóm ba nốt nhạc mà khi diễn, giá trị chỉ bằng hai nốt nhạc giống hình.


Nhạc lý là môn học liên quan đến những gì thuộc về âm nhạc. Nhạc lý là chiếc đèn pin chiếu sáng giúp người nhạc sĩ thấy rõ được những nguyên lí cơ bản của âm nhạc.


Nhạc lý là phép thuật giúp cho người nghệ sĩ biểu diễn hoàn hảo một tác phẩm.

triplet.jpg

Nhạc lý giúp cho người nghe cảm nhận được đầy đủ những cái hay, nét đẹp của bản nhạc qua kỹ thuật biểu diễn.


Để nâng cao khả năng thưởng thức âm nhạc, nâng cao việc cảm thụ chân thiện mỹ mà âm nhạc được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông ở nhiều nước trên thế giới.
 

DOWNLOAD FILE

  • ký-hiệu-âm-thanh-qua-hệ-thống-chữ-cái-và-tên-nốt-nhạc.png
    ký-hiệu-âm-thanh-qua-hệ-thống-chữ-cái-và-tên-nốt-nhạc.png
    21.6 KB · Lượt xem: 141
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    app học nhạc lý cơ bản bài tập nhạc lý cơ bản các bài nhạc lý cơ bản dạy nhạc lý cơ bản download sách nhạc lý cơ bản ebook nhạc lý cơ bản guitar file nhạc lý cơ bản guitar nhạc lý cơ bản từ a-z học nhạc lý cơ bản học nhạc lý cơ bản guitar hướng dẫn học nhạc lý cơ bản hướng dẫn nhạc lý cơ bản khóa học nhạc lý cơ bản kiến thức nhạc lý cơ bản lý thuyết âm nhạc cơ bản nguyễn bách lý thuyết nhạc lý cơ bản nhạc lý cơ bản nhạc lý cơ bản bài 1 nhạc lý cơ bản bài 2 nhạc lý cơ bản bài 3 nhạc lý cơ bản bk nhạc lý cơ bản cho guitar nhạc lý cơ bản cho người mới học nhạc lý cơ bản cho người mới học guitar nhạc lý cơ bản cho organ nhạc lý cơ bản cho producer nhạc lý cơ bản cho trống nhạc lý cơ bản cho đàn tranh nhạc lý cơ bản của guitar nhạc lý cơ bản dj nhạc lý cơ bản drum nhạc lý cơ bản ebook nhạc lý cơ bản fl studio nhạc lý cơ bản giai điệu hợp âm nhạc lý cơ bản guitar nhạc lý cơ bản guitar pdf nhạc lý cơ bản guitar solo nhạc lý cơ bản guitar đệm hát nhạc lý cơ bản guzheng nhạc lý cơ bản harmonica nhạc lý cơ bản hợp âm nhạc lý cơ bản kalimba nhạc lý cơ bản lớp 6 nhạc lý cơ bản organ nhạc lý cơ bản pdf nhạc lý cơ bản piano nhạc lý cơ bản thiên kim pdf nhạc lý cơ bản tổng hợp toàn tập nhạc lý cơ bản ukulele nhạc lý cơ bản và nâng cao nhạc lý cơ bản về hợp âm nhạc lý cơ bản đàn guitar nhạc lý cơ bản để học guitar nhạc lý cơ bản – thiên kim sách dạy nhạc lý cơ bản sách dạy nhạc lý cơ bản guitar sách nhạc lý cơ bản và nâng cao tài liệu học nhạc lý cơ bản cho organ tài liệu học nhạc lý cơ bản cho piano tài liệu nhạc lý cơ bản tài liệu nhạc lý cơ bản guitar tài liệu nhạc lý cơ bản organ tự học nhạc lý cơ bản ebook
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    34,463
    Bài viết
    35,933
    Thành viên
    135,607
    Thành viên mới nhất
    Nguyenvietphuc

    Thành viên Online

    Top