Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,452
Điểm
113
tác giả
NỘI DUNG Câu hỏi ôn tập địa lí 11 học kì 2 có đáp án NĂM 2022 - 2023, Nội dung ôn tập Địa lí 11 học kỳ 2 năm học 2022-2023 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 8 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022- 2023

MÔN : ĐỊA LÍ 11



1. MỤC TIÊU


1.1. Kiến thức.

1.1. Kiến thức. Học sinh ôn tập các kiến thức về:

* Tự nhiên và dân cư – xã hôi Trung Quốc

- Vị trí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc

- Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

- Đặc điểm dân cư Trung Quốc và ảnh hưởng của dân cư tới phát triển kinh tế.

* Kinh tế Trung Quốc : Đặc điểm kinh tế, vai trò của một số ngành kinh tế, Mối quan hệ Việt Trung trong giai đoạn hiện nay

- Biết một số đặc điểm về VTĐL, lãnh thổ của Trung Quốc

- Trình bày được đặc điểm về tự nhiên, TNTN và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Phân tích các đặc điểm về dân số, phân bố dân cư của Trung Quốc và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển KT-XH.

- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc

- Phân tích tình hình phát triển của một số ngành kinh tế chủ chốt và sự phân bố của công nghiệp , nông nghiệp Trung Quốc

* Tự nhiên và dân cư xã hội, tình hình phát triển kinh tế Đông Nam Á

- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Đông Nam Á.

- Trình bày đặc điểm tự nhiên TNTN và đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên Đông Nam Á đến sự phát triển KT.

- Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới phát triển KT.

* Các ngành kinh tế Đông Nam Á

- Trình bày và giải thích được cơ cấu kinh tế Đông Nam Á.

- Trình bày được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của Đông Nam Á

- Nhớ được mục tiêu và thách thức của các nước khu vực kinh tế ASEAN, Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN.

1.2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện các kĩ năng:

- Nhận xét bảng số liệu thống kê

- Vẽ và nhận xét biểu đồ

2. NỘI DUNG

2.1. Các dạng câu hỏi định tính:

Câu 1.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế Trung Quốc

Câu 2: Cho biết sự phân bố dân cư Trung Quốc? Sự phân bố đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế?

Câu 3. Trình bày tự nhiên và dân cư xã hội. Đặc điểm kinh tế của Đông Nam Á.

Câu 4: Nêu mục tiêu , thành tựu và thách thức của khu vực kinh tế ASEAN.

2.2. Các dạng câu hỏi định lượng:

Bài tập về kỹ năng vẽ biểu đồ địa lý: Biểu đồ cột, kết hơp, biểu đồ tròn

1. Bài tập 1 SGK trang 111

a. Vẽ biểu đồ thể hiện số khách du lịch quốc tế và chi tiêu của khách du lịch

b. Tính bình quân chi tiêu của khách ở từng khu vực

c. So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế của ĐNA với Đông Á, Tây Nam Á

2.2. Các dạng câu hỏi định lượng:

Bài tập về kỹ năng vẽ biểu đồ địa lý: Biểu đồ cột, kết hơp, biểu đồ tròn

2.3. Ma trận: Trắc nghiệm (7,0 điểm) + bài tập vẽ biều đồ (3,0 điểm)

TT
Đơn vị kiến thức​
Câu hỏi trắc nghiệm - Mức độ nhận thức​
Tổng số câu TN​
Bài tập vẽ biểu đồ​
Nhận biết​
Thông hiểu​
Vận dụng​
Vận dụng cao​
Số câuSố câuSố câuSố câu
1Tự nhiên và dân cư trung Quốc3216
2Kinh tế Trung Quốc23117
3Tự nhiên- dân cư xã hội và kinh tế Đông Nam Á31217
4Mục tiêu, thành tựu và thách thức hiệp hội các nước ASEAN32218
Tổng11873281
2.4. Câu hỏi trắc nghiệm

I. Nhận biết

Câu 1: Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

A. núi cao và hoang mạc. B. núi thấp và đồng bằng.

C. đồng bằng và hoang mạc. D. núi thấp và hoang mạc.

Câu 2: Tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Tiến hành chính sách dân số triệt để. B. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.

C. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế. D. Người dân không muốn sinh nhiều con.

Câu 3: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

A. công cuộc đại nhảy vọt. B. các kế hoạch 5 năm.

C. công cuộc hiện đại hóa. D. cuộc cách mạng văn hóa.

Câu 4: Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính nào sau đây?

A. Chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.

B. Chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.

C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.

D. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

Câu 5: Đặc điểm chính của địa hình Trung Quốc là

A. thấp dần từ bắc xuống nam. B. thấp dần từ tây sang đông.

C. cao dần từ bắc xuống nam. D. cao dần từ tây sang đông.

Câu 6: Miền Đông Trung Quốc thuộc kiểu khí hậu

A. cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa. B. nhiệt đới và xichs đạo gió mùa.

C. ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa. D. cận nhiệt đới và ôn đới lục địa.

Câu 7: Các dân tộc ít người của Trung Quốc phân bố rải rác ở khu vực nào sau đây?

A. Các thành phố lớn. B. Các đồng bằng châu thổ.

C. Vùng núi cao phía tây. D. Dọc biên giới phía nam.

Câu 8: Trung Quốc không áp dụng chính sách, biện pháp nào sau đây trong cải cách nông nghiệp?

A. Giao đất cho người nông dân. B. Cải tạo tốt hệ thống thủy lợi.

C. Đưa giống mới vào sản xuất. D. Tăng thêm thuế nông nghiệp.

Câu 9: Thế mạnh nổi bật để phát triển công nghiệp nông thôn của Trung Quốc là

A. khí hậu khá ổn định. B. nguồn lao động dồi dào.

C. cơ sở hạ tầng hiện đại. D. có nguồn vốn đầu tư lớn.

Câu 10: Đông Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa các lục địa nào sau đây?

A. Á - Âu và Phi. B. Á - Âu và Ô-xtrây-li-a.

C. Á - Âu và Nam Mĩ. D. Á - Âu và Bắc Mĩ.

Câu 11: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

A. phát triển thủy điện. B. phát triển lâm nghiệp.

C. phát triển kinh tế biển. D. phát triển chăn nuôi.

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của Đông Nam Á?

A. Là cầu nối giữa các lục địa Á- Âu- Ô-xtrây-li-a.

B. Nằm ở phía Đông Nam của Châu Á.

C. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn.

D. Nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á?

A. Khí hậu nóng ẩm. B. Khoáng sản nhiều loại.

C. Đất trồng đa dạng. D. Rừng ôn đới phổ biến.

Câu 14: Các quốc gia thành viên sáng lập ASEAN gồm

A. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Lào.

B. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Mi-an-ma.

D. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

Câu 15: Mục tiêu khái quát nhất mà các nước ASEAN cần đạt được là

A. xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định.

B. giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước.

C. đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.

D. thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước.



II Thông hiểu

Câu 1: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển mạnh dựa trên lợi thế chủ yếu nào sau đây?

A. Thu hút được rất nhiều vốn, công nghệ từ nước ngoài.

B. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời.

C. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.

D. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 2: Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do

A. sản lượng lương thực thấp. B. diện tích đất canh tác rất ít.

C. dân số đông nhất thế giới. D. năng suất cây lương thực thấp.

Câu 3: Tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là

A. làm tăng tình trạng bất bình đẳng giới. B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

C. mất cân bằng trong phân bố dân cư. D. tỉ lệ dân cư nông thôn giảm mạnh.

Câu 4: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

A. công cuộc đại nhảy vọt. B. cuộc cách mạng văn hóa.

C. công cuộc hiện đại hóa. D. cải cách trong nông nghiệp.

Câu 5: Miền Tây Trung Quốc có kiểu khí hậu chủ yếu nào sau đây?

A. Khí hậu ôn đới hải dương. B. Khí hậu ôn đới gió mùa.

C. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. D. Khí hậu ôn đới lục địa.

Câu 6: Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Dệt may. B. Cơ khí. C. Điện tử. D. Hóa dầu.

Câu 7: Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

A. Điện, luyện kim, cơ khí. B. Điện, chế tạo máy, cơ khí.

C. Điện tử, cơ khí chính xác, máy tự động. D. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.

Câu 8: Trung Quốc không áp dụng chính sách, biện pháp nào trong cải cách ngành nông nghiệp?

A. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân. B. Cải tạo, xây dựng hệ thống thủy lợi.

C. Áp dụng kĩ thuật mới, phổ biến giống mới. D. Hạn chế xuất khẩu lương thực, thực phẩm.

Câu 9: Vùng trồng lúa gạo của Trung Quốc tập trung ở khu vực có khí hậu nào dưới đây?

A. Ôn đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa. B. Cận nhiệt gió mùa và cận nhiệt lục địa.

C. Cận nhiệt lục địa và nhiệt đới gió mùa. D. Cận nhiệt gió mùa và nhiệt đới gió mùa.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo?

A. Dầu mỏ và khí đốt có trữ lượng lớn. B. Nhiều đồi núi, có núi lửa hoạt động.

C. Đồng bằng rộng lớn, đất cát pha là chủ yếu. D. Khí hậu nóng ẩm và có gió mùa hoạt động.

Câu 11: Đông Nam Á biển đảo nằm trong các đới khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo. B. Nhiệt đới, cận xích đạo và xích đạo.

C. Cận xích đạo và xích đạo. D. Cận nhiệt, nhiệt đới và cận xích đạo.

Câu 12: Đặc điểm chung của khí hậu khu vực Đông Nam Á là

A. phân mùa. B. nóng, ẩm. C. khô, nóng. D. lạnh, ẩm.

Câu13: Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú đa dạng là do

A. có dân số đông, nhiều quốc gia.

B. nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.

C. vị trí cầu nối giữa lục địa Á - Âu và lục địa Ô-xtray- li-a.

D. là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

Câu 14: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư - xã hội của phần lớn các nước Đông Nam Á hiện nay?

A. Lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn.

B. Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ.

C. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.

D. Có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa.



III. Vận dụng thấp

Câu 1:
Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này

A là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc. B. có kinh tế phát triển, rất giàu tài nguyên

C. ít thiên tai, thích hợp cho định cư lâu dài. D. không có lũ lụt hàng năm, khí hậu ôn hòa.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về nền kinh tế Trung Quốc hiện nay?

A. Quy mô GDP ngày càng tăng và đứng hàng đầu thế giới.

B. Tốc độ tăng trưởng GDP xếp vào loại cao nhất thế giới.

C. Thu nhập bình quân theo đầu người có xu hướng tăng nhanh.

D. Khoảng cách về kinh tế giữa các vùng ngày càng được rút ngắn.

Câu 4: Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về

A. khí hậu. B. địa hình. C. diện tích. D. Sông ngòi.

Câu 5: Trung Quốc đã áp dụng biện pháp chủ yếu nào sau đây để thu hút đầu tư nước ngoài?

A. Tiến hành cải cách ruộng đất. B. Phát triển kinh tế thị trường.

C. Thành lập các đặc khu kinh tế. D. Mở các trung tâm thương mại.

Câu 6: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là

A. thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. B. tình trạng đói nghèo không còn phổ biến.

C. xóa bỏ chênh lệch phân hóa giàu nghèo. D. tổng GDP đã đạt mức cao nhất thế giới.

Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản nhất khiến miền Tây Bắc của Trung Quốc hình thành nhiều hoang mạc và bán hoang mạc?

A. Chịu tác động của dòng biển lạnh. B. Nằm gần xích đạo, khí hậu khô khan.

C. Nằm sâu trong lục địa, khí hậu khắc nghiệt. D. Nằm trong vùng cận cực, khí hậu khắc nghiệt.

Câu 8: Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng là điều kiện thuận lợi để

A. ổn định chính trị. B. phát triển du lịch. C. hội nhập quốc tế. D. hợp tác cùng phát triển.

Câu 9: Sự đa dạng về dân tộc của hầu hết các nước Đông Nam Á không có tác động nào sau đây về mặt văn hóa, xã hội?

A. Sự thuần nhất trong ngôn ngữ, phong tục tập quán. B. Sự đa dạng, độc đáo trong sinh hoạt.

C. Sự phức tạp trong đời sống chính trị, tôn giáo. D. Sự năng động trong lối sống của dân cư.

Câu 10: Lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu người ở các nước Đông Nam Á hiện nay còn thấp là biểu hiện trực tiếp của

A. chất lượng cuộc sống thấp. B. nền kinh tế phát triển chậm.

C. trình độ đô thị hóa thấp. D. tỉ trọng dân nông thôn lớn.

Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích gieo trồng lúa gạo ở các nước Đông Nam Á giảm là

A. nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm

B. năng suất lúa gạo tăng lên nhanh chóng.

C. sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được yêu cầu của người dân.

D. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.

Câu 12: Công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp các nước Đông Nam Á là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt. B. Chất lượng lao động ngày càng cao.

C. Cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại. D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

Câu 13: Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do

A. nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động. B. mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước.

C. liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài. D. tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật

Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng với ASEAN hiện nay?

A. Là một tổ chức lớn mạnh hàng đầu thế giới. B. Các nước có trình độ phát triển giống nhau.

C. Mở rộng hợp tác với nhiều nước bên ngoài. D. Mức sống dân cư tương đồng giữa các nước.

Câu 15: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là

A. đã có 10 nước là thành viên của ASEAN. B. thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.

C. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định.



II. Vận dụng cao

Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản nhất khiến miền Tây Bắc của Trung Quốc hình thành nhiều hoang mạc và bán hoang mạc?

A. Chịu tác động của dòng biển lạnh. B. Nằm gần xích đạo, khí hậu khô khan.

C. Nằm sâu trong lục địa, khí hậu khắc nghiệt. D. Nằm trong vùng cận cực, khí hậu khắc nghiệt.

Câu 2: Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Trung Quốc:


Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.

C. Quy mô, cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.

D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.

Câu 3: Biện pháp nào sau đây không được Trung quốc thực hiện trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường?

A. Tăng cường vốn đầu tư để hiện đại hóa trang thiết bị.

B. Mở rộng quyền tự chủ cho các nhà máy, xí nghiệp.

C. Sử dụng lực lượng lao động nông thôn để sản xuất công nghiệp.

D. Xây dựng các khu chế xuất duyên hải thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn?

A. Trình độ lao động thấp, phân bố lao động chưa đồng đều.

B. Quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao.

D. Dân số tăng nhanh, chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế.

Câu 5: Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển mạnh theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết nhằm mục đích chính là

A. tận dụng được nguồn lao động dồi dào.

B. xuất khẩu sang chính các nước đó.

C. tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tiếp theo.

D. tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.



ĐỀ MINH HỌA

ĐỀ MINH HỌC HỌC KÌ II NĂM 2022- 2023​

MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11

Thời gian: 45 phút

I.Trắc nghiệm: (7 điểm) Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1:
Miền Đông Trung Quốc thuộc kiểu khí hậu

A. cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa. B. nhiệt đới và xích đạo gió mùa.

C. ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa. D. cận nhiệt đới và ôn đới lục địa.

Câu 2: Các dân tộc ít người của Trung Quốc phân bố rải rác ở khu vực nào sau đây?

A. Các thành phố lớn. B. Các đồng bằng châu thổ.

C. Vùng núi cao phía tây. D. Dọc biên giới phía nam.

Câu3: Trung Quốc không áp dụng chính sách, biện pháp nào sau đây trong cải cách nông nghiệp?

A. Giao đất cho người nông dân. B. Cải tạo tốt hệ thống thủy lợi.

C. Đưa giống mới vào sản xuất. D. Tăng thêm thuế nông nghiệp.

Câu 4: Thế mạnh nổi bật để phát triển công nghiệp nông thôn của Trung Quốc là

A. khí hậu khá ổn định. B. nguồn lao động dồi dào.

C. cơ sở hạ tầng hiện đại. D. có nguồn vốn đầu tư lớn.

Câu 5: Trung Quốc đã áp dụng biện pháp chủ yếu nào sau đây để thu hút đầu tư nước ngoài?

A. Tiến hành cải cách ruộng đất. B. Phát triển kinh tế thị trường.

C. Thành lập các đặc khu kinh tế. D. Mở các trung tâm thương mại.

Câu 6: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là

A. thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. B. tình trạng đói nghèo không còn phổ biến.

C. xóa bỏ chênh lệch phân hóa giàu nghèo. D. tổng GDP đã đạt mức cao nhất thế giới.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của Đông Nam Á?

A. Là cầu nối giữa các lục địa Á- Âu- Ô-xtrây-li-a.

B. Nằm ở phía Đông Nam của Châu Á.

C. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn.

D. Nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á?

A. Khí hậu nóng ẩm. B. Khoáng sản nhiều loại.

C. Đất trồng đa dạng. D. Rừng ôn đới phổ biến.

Câu 9: Các quốc gia thành viên sáng lập ASEAN gồm

A. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Lào.

B. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Mi-an-ma.

D. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

Câu 10: Mục tiêu khái quát nhất mà các nước ASEAN cần đạt được là

A. xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định.

B. giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước.

C. đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.

D. Ổn định tình hình kinh tế, chính trị

Câu 11: Tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là

A. làm tăng tình trạng bất bình đẳng giới. B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

C. mất cân bằng trong phân bố dân cư. D. tỉ lệ dân cư nông thôn giảm mạnh.

Câu 12: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

A. công cuộc đại nhảy vọt. B. cuộc cách mạng văn hóa.

C. công cuộc hiện đại hóa. D. cải cách trong nông nghiệp.

Câu 13: Miền Tây Trung Quốc có kiểu khí hậu chủ yếu nào sau đây?

A. Khí hậu ôn đới hải dương. B. Khí hậu ôn đới gió mùa.

C. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. D. Khí hậu ôn đới lục địa.

Câu 14: Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Dệt may. B. Cơ khí. C. Điện tử. D. Hóa dầu.

Câu 15: Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

A. Điện, luyện kim, cơ khí. B. Điện, chế tạo máy, cơ khí.

C. Điện tử, cơ khí chính xác, máy tự động. D. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.

Câu 16: Trung Quốc không áp dụng chính sách, biện pháp nào trong cải cách ngành nông nghiệp?

A. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân. B. Cải tạo, xây dựng hệ thống thủy lợi.

C. Áp dụng kĩ thuật mới, phổ biến giống mới. D. Hạn chế xuất khẩu lương thực, thực phẩm.

Câu 17: Vùng trồng lúa gạo của Trung Quốc tập trung ở khu vực có khí hậu nào dưới đây?

A. Ôn đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa. B. Cận nhiệt gió mùa và cận nhiệt lục địa.

C. Cận nhiệt lục địa và nhiệt đới gió mùa. D. Cận nhiệt gió mùa và nhiệt đới gió mùa.

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo?

A. Dầu mỏ và khí đốt có trữ lượng lớn. B. Nhiều đồi núi, có núi lửa hoạt động.

C. Đồng bằng rộng lớn, đất cát pha là chủ yếu. D. Khí hậu nóng ẩm và có gió mùa hoạt động.

Câu 19: Đông Nam Á biển đảo nằm trong các đới khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo. B. Nhiệt đới, cận xích đạo và xích đạo.

C. Cận xích đạo và xích đạo. D. Cận nhiệt, nhiệt đới và cận xích đạo.

Câu 20: Đặc điểm chung của khí hậu khu vực Đông Nam Á là

A. phân mùa. B. nóng, ẩm. C. khô, nóng. D. lạnh, ẩm.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.

B. Sử dụng chung một đồng tiền riêng của khu vực.

C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.

D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng với ASEAN hiện nay?

A. Mở rộng liên kết với các nước bên ngoài. B. Trình độ phát triển khác nhau giữa các nước.

C. Là một tổ chức lớn mạnh hàng đầu thế giới. D. Quan tâm đến nâng cao trình độ nhân lực.

Câu 23: Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản nhất khiến miền Tây Bắc của Trung Quốc hình thành nhiều hoang mạc và bán hoang mạc?

A. Chịu tác động của dòng biển lạnh. B. Nằm gần xích đạo, khí hậu khô khan.

C. Nằm sâu trong lục địa, khí hậu khắc nghiệt. D. Nằm trong vùng cận cực, khí hậu khắc nghiệt.

Câu 24: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư - xã hội của phần lớn các nước Đông Nam Á hiện nay?

A. Lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn.

B. Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ.

C. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.

D. Có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư và xã hội của khu vực Đông Nam Á?

A. Đạo Phật là tôn giáo phổ biến ở các nước Đông Nam Á biển đảo.

B. Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ sông.

C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm.

D. Một số dân tộc phân bố không theo biên giới quốc gia.

Câu 27: Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Trung Quốc:


Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.

C. Quy mô, cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.

D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.

Câu 28: Biện pháp nào sau đây không được Trung quốc thực hiện trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường?

A. Tăng cường vốn đầu tư để hiện đại hóa trang thiết bị.

B. Mở rộng quyền tự chủ cho các nhà máy, xí nghiệp.

C. Sử dụng lực lượng lao động nông thôn để sản xuất công nghiệp.

D. Xây dựng các khu chế xuất duyên hải thu hút đầu tư nước ngoài.

II. Bài tập (3 điểm). Cho bảng số liệu:

XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á NĂM 2019​

(Đơn vị: Tỷ USD)

Quốc giaMa-lai-xi-aThái LanXin-ga-poViệt Nam
Xuất khẩu210,1272,9516,7173,3
Nhập khẩu187,4228,2438,0181,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê,2021)

1. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của MỘT SỐ NƯỚC Đông Nam A năm 2019

2. Nhận xét biểu đồ

1681923846884.png






 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com------Noi-dung-on-tap-HK2-Dia-li-11-nam-22-23.docx
    175.4 KB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    ôn tập giữa kì 1 địa 11 ôn tập giữa kì 1 địa lí 11 ôn tập giữa kì địa lí 11 ôn tập học kì 1 địa lí 11 trắc nghiệm ôn tập học sinh giỏi địa lí 11 ôn tập kiến thức địa 11 ôn tập kiến thức địa lý 11 ôn tập môn địa lớp 11 ôn tập trắc nghiệm địa 11 ôn tập trắc nghiệm địa lý 11 học kì 1 ôn tập trắc nghiệm địa lý 11 liên bang nga ôn tập địa 11 ôn tập địa 11 giữa học kì 1 ôn tập địa 11 học kì 1 ôn tập địa 11 học kì 1 trắc nghiệm ôn tập địa 11 học kì 2 ôn tập địa 11 học kì 2 trắc nghiệm ôn tập địa 11 violet ôn tập địa lí 11 ôn tập địa lí 11 học kì 1 ôn tập địa lí 11 học kì 2 ôn tập địa lí 11 nhật bản ôn tập địa lý 11 ôn tập địa lý 11 giữa học kì 1 ôn tập địa lý 11 học kì 1 ôn tập địa lý 11 học kì 2 ôn tập địa lý lớp 11 học kì 1 soạn đề cương địa 11 học kì 2 tài liệu ôn tập địa lí 11 trắc nghiệm ôn tập địa lí 11 học kì 2 đề cương học sinh giỏi địa 11 đề cương môn địa lớp 11 học kì 1 đề cương môn địa lớp 11 học kì 2 đề cương môn địa lý học kì 1 lớp 11 đề cương môn địa lý lớp 11 học kì 1 đề cương on tập giữa kì 1 địa 11 đề cương ôn tập giữa kì 2 địa 11 đề cương ôn tập giữa kì môn địa 11 đề cương ôn tập giữa kì địa 11 đề cương ôn tập học sinh giỏi địa 11 đề cương ôn tập địa 11 đề cương ôn tập địa 11 giữa học kì 1 đề cương ôn tập địa 11 giữa kì 1 đề cương ôn tập địa 11 học kì 1 đề cương on tập địa 11 học kì 1 trắc nghiệm đề cương ôn tập địa 11 học kì 2 đề cương on tập địa 11 học kì 2 trắc nghiệm đề cương ôn tập địa lí 11 giữa kì 1 đề cương ôn tập địa lớp 11 học kì 1 đề cương ôn tập địa lý 11 giữa kì 1 đề cương on tập địa lý 11 học kì 1 đề cương ôn tập địa lý 11 học kì 2 đề cương ôn tập địa lý lớp 11 kì 1 đề cương ôn tập địa lý lớp 11 kì 2 đề cương ôn thi học sinh giỏi địa 11 đề cương ôn địa 11 giữa kì 1 đề cương thi học kì 1 môn địa lớp 11 đề cương trắc nghiệm địa 11 đề cương trắc nghiệm địa 11 học kì 1 đề cương trắc nghiệm địa lí 11 học kì 1 đề cương trắc nghiệm địa lý 11 đề cương địa 11 đề cương địa 11 bài 6 đề cương địa 11 bài 8 đề cương địa 11 cuối học kì 1 đề cương địa 11 cuối kì 2 đề cương địa 11 giữa học kì 1 đề cương địa 11 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề cương địa 11 giữa học kì 2 đề cương địa 11 giữa học kì 2 có đáp án đề cương địa 11 giữa kì 1 đề cương địa 11 giữa kì 2 đề cương địa 11 hk1 đề cương địa 11 hk1 trắc nghiệm đề cương địa 11 hk2 đề cương địa 11 học kì 1 đề cương địa 11 học kì 2 đề cương địa 11 học kì 2 trắc nghiệm đề cương địa 11 kì 1 đề cương địa 11 kì 2 đề cương địa cuối kì 1 lớp 11 đề cương địa lí 11 đề cương địa lí 11 cuối kì 1 đề cương địa lí 11 hk2 đề cương địa lí 11 học kì 1 đề cương địa lí 11 kì 1 đề cương địa lớp 11 đề cương địa lý 11 đề cương địa lý 11 giữa học kì 1 đề cương địa lý 11 hk1 đề cương địa lý 11 học kì 1 đề cương địa lý 11 học kì 1 trắc nghiệm đề cương địa lý 11 kì 2 đề cương địa lý lớp 11 bài 9 đề cương địa lý lớp 11 giữa học kì 1 đề cương địa lý lớp 11 học kì 1
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    34,415
    Bài viết
    35,887
    Thành viên
    135,533
    Thành viên mới nhất
    hong@71248

    Thành viên Online

    Top