Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 458

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,465
Điểm
113
tác giả
Nội dung Ôn tập cuối kì 2 văn 6 NĂM 2022

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Nội dung Ôn tập cuối kì 2 văn 6 NĂM 2022.


Tìm kiếm có liên quan​


đề cương ôn tập ngữ văn 6 học1 2021-2022

đề cương
ôn tập ngữ văn 6 học1 2020-2021

đề cương
ôn tập ngữ văn 6 học kì 2 năm 2021-2022

đề thi giữa học
kì 2 lớp 6 môn văn 2021-2022 có đáp án

De cương on
tập Ngữ văn 6 giữa học kì 2

Giáo án ôn tập giữa kì 2 văn 6 Chân trời sáng tạo

Nội
dung on tập Ngữ văn 6

Đề cương on tập giữa kì 2 văn 6 Kết nối tri thức

NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II VĂN 6

A. Lí thuyết

I. Văn bản

1. Đặc điểm văn nghị luận

– Văn nghị luận là loại văn bản có mục đích chính nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.

– Trong cuộc sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng ý kiến trong cuộc họp, bài bình luận, xã luận…

– Trong bài văn nghị luận, người viết trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm, sử dụng lí lẽ, bằng chứng để củng cố cho ý kiến của mình:

+ Lí lẽ: cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết

+ Bằng chứng: những minh chứng làm rõ cho lí lẽ, có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu từ thực tế

→ Trong văn nghị luận, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

2. Truyện ngắn

Truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố chính như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật…

- Chi tiết tiêu biểu là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc, góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm.

- Ngoại hình của nhân vật là những biểu hiện đặc điểm bên ngoài của nhân vật thể hiện qua hình dáng, nét mặt, trang phục.

- Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong tác phẩm, thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng; câu nói được đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm.

- Hành động của nhân vật là những động tác, hoạt động của nhân vật, những hành vi, ứng xử của nhân vật với những nhân vật khác và với các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.

- Ý nghĩa của nhân vật là những suy nghĩ của nhân vật về con người, sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện một phần tính cách, tình cảm, cảm xúc, của nhân vật, chi phối hành động của nhân vật.

3. VB thông tin

Nắm chắc các yếu tố của văn bản thông tin và tác dụng của các yếu tố đó



II. Thực hành tiếng Việt

1. Từ Hán Việt là những từ mà tiếng Việt mượn từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc) được đọc theo cách đọc Hán Việt.

VD: sơn hà, quốc gia,…

– Các yếu tố cấu tạo từ Hán Việt thường không có khả năng dùng như một từ đơn để tạo câu như các yếu tố thuần Việt cùng nghĩa.

VD: sơn hà – núi sông

Việt Nam có rất nhiều (x) → Việt Nam có rất nhiều sông (✔)

2. Văn bản và đoạn văn:

- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường là tập hợp các câu, đoạn, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và nhằm đạt mục tiêu giao tiếp nhất định.

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành với những đặc điểm:

+ Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn.

+ Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

+ Có thể có câu chủ đề hoặc không có câu chủ đề. Câu chủ đề nêu ý chính trong đoạn văn. Câu chủ đề có thể đứng cuối hoặc đầu đoạn văn.


3. Trạng ngữ

- Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ trong câu chỉ bối cảnh (thời gian, vị trí, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, tính chất,..) của sự việc nêu trong câu.

- Đặc điểm: Trạng ngữ có thể được biểu hiện bằng từ, cụm từ và thường trả lời cho các câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì? Như thế nào?

- Vai trò: Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc trong câu. Nhưng trong giao tiếp, ở những câu cụ thể, việc lược bỏ trạng ngữ sẽ làm cho câu thiếu thông tin, thậm chí thiếu thông tin chính hoặc không liên kết được với các câu khác.

4. Dấu câu

- Dấu ngoặc kép: Một trong những công dụng là dùng để đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.

VD: Bạn A lớp tôi có một “gia tài kếch xù” với đầy đủ các thể loại sách: sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập Toán và Tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua,

à Từ “gia tài kếch xù” ý chỉ nhiều sách

5.Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu

a, Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản

Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường phải huy động vốn từ ngữ đã được tích luỹ (trong đó có những từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung của văn bản.

Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết:

- Xác định nội dung cần diễn đạt.

- Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muôn thể hiện.

- Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn.

Tác dụng

Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.

b, Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản.

- Lựa chọn cấu trúc câu: Câu tiếng Việt có cấu trúc tương đối ổn định. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng, chúng ta có thể thay đổi cấu trúc câu để đáp ứng mục đích giao tiếp.

- Cách lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng:

+ Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến.

Ví dụ, trong hai câu văn:

a) Cây ổi trong sân nhà cũ nó đã nhớ bao năm mà chẳng có dịp nào để nói ra.

b) Nó đã nhớ về cây ổi trong sân nhà cũ bao năm mà chẳng có dịp nào để nói ra.

Cấu trúc câu a nhấn mạnh vào đối tượng cây ổi trong sân nhà cũ.

+ Viết câu gồm nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể sinh động hơn.

Ví dụ: Câu “Ông nội bắc một chiếc ghế đẩu ra sân,rất gần cây ổi,ngồi đó nghe đài,đánh mắt nhìn theo trông chừng lũ trẻ,cười rất hiền lành.” có 4 vị ngữ

*) Ngoài ra các bạn cần nắm chắc kiến thức về các BPTT đã học( So sánh, nhân hóa…)

III. Tập làm văn (7 điểm)

1. Văn miêu tả: là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

- Các dạng văn miêu tả đã học ở Tiểu học: tả đồ vật, tả cây cối, tả loài vật, tả cảnh, tả người.

* Khi làm bài văn miêu tả cần chú ý:

+ Xác định đúng đối tượng

+ Quan sát lựa chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.

+ Sắp xếp theo trình tự nhất định.

+ Bố cục gồm 3 phần: Mở bài- thân bài- kết bài.

*Kinh nghiệm:

- Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.

- Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.

- Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.

- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.

- Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.

- Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.

- Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.

+ Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt.

+ Thân bài: miêu tả cảnh sinh hoạt theo một trình tự hợp lí.

+ Kết bài: phát biểu suy nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.

2. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Mở bài

Giới thiệu hiện tượng trong đời sống mà người viết quan tâm và muốn trình bày.

Thân bài

- Ý kiến của em về hiện tượng trên là gì?

+ Ý kiến 1: …

+ Ý kiến 2: …

- Đưa ra lí lẽ và bằng chứng để chứng minh:

+ Lí lẽ 1 và bằng chứng 1: …

+ Lí lẽ 2 và bằng chứng 2: …

Kết bài

Khẳng định lại vấn đề và đưa ra những đề xuất.

*** Đoạn văn: Viết đoạn nghị luận( VB nghị luận), đoạn cảm nhận về nhân vật, chi tiết( VB truyện ngắn)

B. Hệ thống một số dạng câu hỏi đọc hiểu ( 3 điểm)

1. Xác định PTBĐ

2. Xác định thể loại, ngôi kể

3. Nêu nội dung chính/ chủ đề của đoạn trích



à Là những dạng câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong bài đọc hiểu văn bản. Trong bài kiểm tra các câu hỏi đọc hiểu văn bản thường xuyên xuất hiện ở vị trí đầu đề thi, chiếm 3 điểm. Vì vậy, học sinh cần trả lời ngắn gọn, chính xác, đúng trọng tâm yêu cầu của đề thi. Đặc biệt, để làm tốt các kiểu bài này, học sinh cần nhận biết được các dạng câu hỏi có trong bài đọc hiểu văn bản và có các kỹ năng cần thiết để trả lời các câu hỏi này.

àChú ý cách đọc câu hỏi và các trả lời các dạng câu hỏi



C.MỘT SỐ ĐỀ ÔN LUYỆN( Đã phát 1 số đề cho HS)

1650537985505.png


XEM THÊM



 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II VĂN 6- 2021-2022.docx
    107.9 KB · Lượt xem: 11
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài tập ôn tập văn 6 bài tập văn 6 kết nối tri thức giải đề cương ngữ văn 6 học kì 1 giải đề cương văn lớp 6 học kì 2 giáo án ôn tập giữa kì 2 văn 6 giáo án ôn tập văn 6 kì 2 ngữ văn 6 ôn tập dấu phẩy ngữ văn 6 soạn ôn tập truyện dân gian nội dung ôn tập ngữ văn 6 nội dung ôn tập văn 6 kì 2 ôn tập anh văn lớp 6 ôn tập anh văn lớp 6 thí điểm ôn tập cuối năm anh văn 6 ôn tập giữa học kì 2 lớp 6 môn văn ôn tập giữa kì 1 văn 6 cánh diều ôn tập giữa kì 2 môn văn lớp 6 ôn tập giữa kì văn 6 on tập học kì 1 văn 6 kết nối tri thức ôn tập học kì ii ngữ văn 6 ôn tập môn ngữ văn 6 ôn tập môn văn 6 ôn tập môn văn lớp 6 kì 2 ôn tập ngữ văn 6 ôn tập ngữ văn 6 2 ôn tập ngữ văn 6 chân trời sáng tạo ôn tập ngữ văn 6 cuối học kì 1 ôn tập ngữ văn 6 cuối kì 2 ôn tập ngữ văn 6 giữa học kì 1 ôn tập ngữ văn 6 giữa học kì 2 ôn tập ngữ văn 6 học kì 2 ôn tập ngữ văn 6 kết nối tri thức ôn tập ngữ văn 6 kì 2 violet ôn tập ngữ văn 6 phần tiếng việt ôn tập ngữ văn 6 trang 109 ôn tập ngữ văn 6 trang 36 ôn tập ngữ văn 6 trang 58 ôn tập ngữ văn 6 trang 79 ôn tập ngữ văn 6 violet ôn tập ngữ văn lớp 6 ôn tập ngữ văn lớp 6 trang 36 ôn tập phần tập làm văn 6 ôn tập phần văn 6 ôn tập phần văn bản lớp 6 học kì 1 ôn tập phần văn bản lớp 6 học kì 2 ôn tập phần văn lớp 6 ôn tập phần văn lớp 6 kì 2 ôn tập so sánh văn 6 ôn tập tập làm văn 6 kì 1 ôn tập tiếng việt văn 6 ôn tập truyện dân gian ngữ văn 6 trang 134 ôn tập truyện kí ngữ văn 6 violet ôn tập truyện và kí soạn văn 6 ôn tập văn 6 ôn tập văn 6 cánh diều ôn tập văn 6 chân trời sáng tạo ôn tập văn 6 cuối kì 2 ôn tập văn 6 giữa kì 2 ôn tập văn 6 học kì 1 ôn tập văn 6 học kì 2 ôn tập văn 6 kết nối tri thức ôn tập văn 6 kết nối tri thức học kì 2 ôn tập văn 6 kết nối tri thức kì 2 ôn tập văn 6 kì 1 ôn tập văn 6 kì 2 ôn tập văn 6 kì 2 kết nối tri thức ôn tập văn 6 lên 7 ôn tập văn 6 trang 109 ôn tập văn 6 trang 130 ôn tập văn 6 trang 25 ôn tập văn 6 trang 39 ôn tập văn bản lớp 6 ôn tập văn bản lớp 6 học kì 2 ôn tập văn biểu cảm lớp 6 ôn tập văn giữa kì 2 lớp 6 ôn tập văn học dân gian 6 ôn tập văn kể chuyện 6 ôn tập văn lớp 6 ôn tập văn lớp 6 giữa học kì 1 ôn tập văn lớp 6 giữa học kì 2 ôn tập văn lớp 6 hk2 ôn tập văn lớp 6 học kì 1 ôn tập văn miêu tả lớp 6 trang 120 ôn tập văn miêu tả lớp 6 violet ôn tập văn tự sự 6 sbt văn 6 ôn tập văn miêu tả soạn ôn tập phần văn 6 soạn văn 6 bài ôn tập tiếng việt soạn văn 6 bài ôn tập truyện dân gian soạn văn 6 ôn tập soạn văn 6 ôn tập dấu câu soạn văn 6 ôn tập phần tiếng việt soạn văn 6 ôn tập tiếng việt soạn văn 6 ôn tập tổng hợp soạn văn 6 ôn tập trang 109 soạn văn 6 ôn tập trang 36 soạn văn 6 ôn tập truyện kí soạn văn 6 ôn tập văn miêu tả soạn văn 6 ôn tập văn miêu tả ngắn nhất soạn đề cương ngữ văn 6 học kì 1 văn 6 bài ôn tập truyện và kí văn 6 bài ôn tập về dấu câu văn 6 ôn tập dấu câu văn 6 ôn tập văn miêu tả văn 6 ôn tập về dấu câu văn 6 ôn tập về dấu câu dấu phẩy đề cương anh văn lớp 6 đề cương môn anh văn lớp 6 học kì 1 đề cương môn văn 6 đề cương môn văn 6 học kì 2 đề cương môn văn lớp 6 giữa học kì 1 đề cương môn văn lớp 6 giữa học kì 2 đề cương môn văn lớp 6 hk2 đề cương ngữ văn 6 giữa học kì 1 đề cương ngữ văn 6 giữa học kì 2 đề cương ngữ văn 6 hk2 đề cương ngữ văn 6 học kì 1 đề cương ngữ văn 6 học kì 2 đề cương ngữ văn 6 học kì 2 violet đề cương ngữ văn 6 kì 2 violet đề cương ngữ văn lớp 6 cuối kì 2 đề cương ngữ văn lớp 6 kết nối tri thức đề cương ngữ văn lớp 6 tập 1 đề cương ôn học sinh giỏi ngữ văn 6 đề cương ôn tập anh văn 6 hk2 đề cương ôn tập giữa kì 2 môn văn 6 đề cương ôn tập giữa kì 2 ngữ văn 6 đề cương ôn tập giữa kì 2 văn 6 đề cương ôn tập hè ngữ văn 6 đề cương ôn tập ngữ văn 6 cả năm đề cương ôn tập ngữ văn 6 giữa kì 1 đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì ii đề cương ôn tập văn 6 cuối kì 2 đề cương ôn tập văn 6 giữa học kì 1 đề cương ôn tập văn 6 giữa học kì 2 đề cương ôn tập văn 6 giữa kì 2 đề cương ôn tập văn 6 học kì 1 đề cương ôn tập văn 6 học kì 1 violet đề cương ôn tập văn 6 học kì 2 đề cương ôn tập văn 6 học kì 2 2020 đề cương ôn tập văn 6 học kì 2 violet đề cương on tập văn 6 kết nối tri thức đề cương ôn thi hk2 môn văn 6 đề cương ôn thi học sinh giỏi văn 6 đề cương văn 6 đề cương văn 6 cánh diều đề cương văn 6 cuối kì 2 đề cương văn 6 giữa học kì 1 đề cương văn 6 giữa học kì 2 đề cương văn 6 giữa kì 1 đề cương văn 6 giữa kì 2 đề cương văn 6 học kì 1 đề cương văn 6 học kì 2 đề cương văn 6 kết nối tri thức đề cương văn 6 kì 1 đề cương văn 6 kì 2 đề cương văn 6 kì 2 năm 2020 đề cương văn giữa kì 2 lớp 6 đề cương văn lớp 6 đề cương văn lớp 6 giữa học kì 1 đề cương văn lớp 6 giữa học kì 2 đề cương văn lớp 6 giữa kì 2 đề cương văn lớp 6 kì 2 có đáp án đề kiểm tra văn 6 kết nối tri thức đề thi ngữ văn 6 kết nối tri thức đề thi văn 6 kết nối tri thức đề thi văn lớp 6 kết nối tri thức
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    34,468
    Bài viết
    35,938
    Thành viên
    135,627
    Thành viên mới nhất
    kittymeo
    Top