Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,458
Điểm
113
tác giả
NỘI DUNG Ôn tập trắc nghiệm lịch sử 11 học kì 2 có đáp án năm 2022 - 2023, Nội dung ôn tập Lịch sử 11 học kỳ 2 năm học 2022-2023 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022- 2023

MÔN : LỊCH SỬ 11

1. MỤC TIÊU

1.1.
Kiến thức. Học sinh ôn tập các kiến thức về:

- Tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược.

- Quá trình xâm lược của Thực dân Pháp từ 1858 – 1884

- Cuộc kháng chiến của triều đình và nhân dân chống thực dân Pháp 1858 – 1884. Nguyên nhân thất bại.

- Phong trào Cần Vương và Khởi nghĩa Yên Thế

- Khai thác thuộc địa lần 2 (Hoàn cảnh, nội dung, tác động)

- Sự xuất hiện khuynh hước dân chủ tư sản với 2 đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

1.2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện các kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng học kiến thức : các cấp độ tái hiện, thông hiểu, nhận thức cấp độ thấp, cao: phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá sự kiện lịch sử.

-Hướng dẫn học sinh viết bài tự luận và đánh trắc nghiệm có hiệu quả.

II. NỘI DUNG

2.1.Ma trận


TT​
Nội dung kiến thức​
Mức độ nhận thức​
Tổng số câu​
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng caoTNTL
1​
Chủ đề ( Bài 19+20):
Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1858 -1884)
1113
2​
Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối TK XIX22116X
3​
Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp112
4​
Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)21115X
Tổng653216




2.2.Câu hỏi và bài tập minh họa
:

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

Mức độ nhận biết

Câu 1.
Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Đà Nẵng.

B. Gia Định.

C. Hội An.

D. Thuận An.

Câu 2. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), thái độ của Triều Đình đối với các toán nghĩa binh chống Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì như thế nào?

A. Khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh.

B. Ra lệnh giải tán các toán nghĩa binh.

C. Cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh.

D. Phối hợp với các nghĩa binh để chống Pháp.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Hương Khê.

B. Yên Thế.

C. Yên Bái.

D. Thái Nguyên.

Câu 4. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) khi

A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.

B. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.

C. cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.

D. kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.

Câu 5. Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là ai?

A. Phan Thanh Giản.

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Phan Đình Phùng.

Câu 6. Năm 1858, tại mặt trận Đà Nẵng, quân dân Việt Nam đã sử dụng chiến thuật gì chống lại liên quân Pháp - Tây Ban Nha?

A. Đánh điểm diệt viện.

B. Đánh nhanh thắng nhanh.

C. Chinh phục từng gói nhỏ.

D. Vườn không nhà trống.

Câu 7. Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam ở Gia Định (1859) buộc thực dân Pháp phải chuyển sang thực hiện kế hoạch nào?

A. Tiến công ra Bắc Kì.

B. Chinh phục từng gói nhỏ.

C. Đánh nhanh thắng nhanh.

D. Vừa đánh vừa đàm.

Câu 8. Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã

A. mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.

B. thành lập Duy tân hội.

C. thành lập Việt Nam Quang phục hội.

D. tổ chức phong trào Đông du.

Câu 9. Tác giả của câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây” là

A. Nguyễn Trung Trực.

B. Trương Định.

C. Nguyễn Tri Phương.

D. Hoàng Diệu.

Câu 10. Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là

A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.

B. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng.

C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

D. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng.

Câu 11. Đẩy mạnh cướp bóc ruộng đất để lập nên các đồn điền trồng lúa, cà phê… là chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp nặng.

B. Công nghiệp chế biến.

C. Nông nghiệp chế biến.

D. Nông nghiệp.

Câu 12. Vừa mới ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã được kế thừa

A. học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin.

B. tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

C. truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc.

D. tư tưởng của các trào lưu cứu nước ở các nước thuộc địa.

Câu 13. Chỉ huy quân đội triều đình kháng chiến chống thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai (1882) là

A. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương.

B. Tổng đốc Hoàng Diệu.

C. Tổng đốc Trương Quang Đản.

D. Tổng đốc Vi Văn Định.

Câu 14. Phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng diễn ra trong khoảng thời gian từ năm

A. 1905 đến 1906.

B. 1906 đến 1908.

C. 1905 đến 1908.

D. 1908 đến 1912.

Câu 15. Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương khi đang ở

A. Kinh đô Huế.

B. Căn cứ Ba Đình.

C. Sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

D. Đồn Mang Cá (Huế).

Câu 16. Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.

B. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.

D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.

Câu 17. Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia

A. thuộc địa.

B. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài.

C. nửa thuộc địa nửa phong kiến.

D. phong kiến độc lập, có chủ quyền.

Câu 18. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, tư bản Pháp tập trung đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp hóa chất.

B. Chế tạo máy.

C. Luyện kim.

D. Khai thác mỏ.

Câu 19. Đầu thế kỉ XX, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc do

A. tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

B. thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bình định nước ta.

C. sự cai trị, bóc lột của Pháp đối với các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam.

D. sự xuất hiện và xâm nhập của phương thức sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa.

Câu 20. Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Đà Nẵng.

B. Gia Định.

C. Huế.

D. Hà Nội.

Câu 21. Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào?

A. Thợ thủ công.

B. Nông dân.

C. Tiểu thương.

D. Tiểu tư sản.

Câu 21. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời

A. giai cấp công nhân.

B. các giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

C. các giai cấp công nhân và tư sản.

D. các giai cấp tư sản và tiểu tư sản.

Câu 22. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa Hương Khê.

B. khởi nghĩa Ba Đình.

C. khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. khởi nghĩa Yên Thế.

Mức độ thông hiểu

Câu 1.
Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Ba Đình.

B. Yên Thế.

C. Bãi Sậy.

D. Hùng Lĩnh.

Câu 2. Nguyên nhân quyết định dẫn đến sự thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế (7/1885) là do

A. quân Pháp rất mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.

B. công tác chuẩn bị chưa tốt, cuộc phản công diễn ra trong bối cảnh bị động.

C. không nhận được sự ủng hộ của phái chủ hòa trong triều đình Huế.

D. chênh lệch về lực lượng và công tác tuyên truyền chưa tốt.

Câu 3. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã

A. tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới.

B. thúc đẩy phong trào công nhân bước đầu chuyển sang tự giác.

C. làm cho tầng lớp tư sản Việt Nam trở thành một giai cấp.

D. giúp các sĩ phu phong kiến chuyển hẳn sang lập trường tư sản.

Câu 4. Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu

A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.

B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.

C. thực dân Pháp thiết lập xong bộ máy cai trị ở Việt Nam.

D. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.

Câu 5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là do

A. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản.

B. triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến.

C. nhân dân không đoàn kết với triều đình nhà Nguyễn.

D. triều đình nhà Nguyễn không đứng lên kháng chiến.

Câu 6. Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ

A. xuất phát từ những truyền thống cứu nước khác nhau.

B. chịu tác động của những bối cảnh thời đại khác nhau.

C. có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.

D. chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng mới khác nhau.

Câu 7. Sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873), tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình Huế với các tầng lớp nhân dân có gì khác biệt?

A. Vua quan triều đình vui mừng, cổ vũ nhân dân kháng chiến chống Pháp.

B. Vua Tự Đức ngăn cản nhân dân đánh Pháp, quan lại triều đình kịch liệt phản đối.

C. Triều đình ra lệnh nhân dân bãi binh để thương lượng, nhân dân nghe lệnh triều đình.

D. Triều đình kí Hiệp ước Giáp Tuất, nhân dân phản đối và kiên quyết đánh Pháp đến cùng.

Câu 8. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 có điểm gì mới so với phong trào yêu nước trước đó?

A. Do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.

B. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.

C. Gắn cứu nước với canh tân đất nước.

D. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

Câu 9. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp coi trọng việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải vì nhằm

A. phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của tư bản Pháp.

B. xây dựng Việt Nam thành khu kinh tế tự trị.

C. muốn nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

D. phục vụ công cuộc khai thác lâu dài và mục đích quân sự.

Câu 10. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tạo ra điều kiện bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX vì

A. làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ.

B. đã tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội.

C. làm kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước.

D. đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào Việt Nam.

Câu 11. Nội dung nào không phải là chính sách mà thực dân Pháp thực hiện trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?

A. Độc chiếm thị trường Việt Nam.

B. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền.

C. Đẩy mạnh khai mỏ (than và kim loại).

D. Đầu tư vốn vào phát triển công nghiệp nặng.

Câu 12. Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh (đầu thế kỉ XX) không có nội dung nào dưới đây?

A. Đề cao cải cách, duy tân nhằm nâng cao dân trí và dân quyền.

B. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

C. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển kinh tế.

D. Dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến lạc hậu.

Câu 13. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm tăng thêm mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, nhưng mâu thuẫn hàng đầu vẫn là mâu thuẫn giữa

A. nông dân với thực dân Pháp và tay sai.

B. nông dân với địa chủ phong kiến, tay sai.

C. tiểu tư sản thành thị với tư bản Pháp.

D. toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp và tay sai.

Câu 14. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân liên quân Pháp – Tây Ban Nha chọn Đà Nẵng là nơi mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858)?

A. Chiếm được Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp làm chủ lưu vực sông Mê Công.

B. Đà Nẵng là một cửa biển sâu rộng nên tàu chiến của Pháp có thể dễ dàng ra vào.

C. Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

D. Chiếm được Đà Nẵng, Pháp sẽ có sự hậu thuẫn của giáo dân.

Câu 15. Cho các dữ kiện lịch sử:

1. Khởi xướng phong trào Đông du đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập.

2. Thành lập Hội Duy tân.

3. Thành lập Việt Nam Quang phục hội.

4. Tổ chức ám sát những tên thực dân đầu sỏ và tay sai.

5. Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp trục xuất về nước, phong trào Đông du tan rã.

Hãy sắp xếp đúng trình tự thời gian về hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu từ năm 1904 đến năm 1912.

A. 2, 1, 3, 5, 4.

B. 2, 1, 5, 3, 4.

C. 2, 1, 5, 4, 3.

D. 2, 1, 4, 5, 3.

Câu 16. Nguyên nhân sâu xa của việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là do

A. triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân người Pháp đến buôn bán.

B. nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.

C. chính sách “cấm đạo” và “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.

D. nhà Nguyễn cự tuyệt yêu cầu được tự do buôn bán và truyền đạo tại Việt Nam của thực dân Pháp.

Câu 17. Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1917) so với những người đi trước là ở

A. hành trình đi tìm chân lí cứu nước.

B. mục đích ra đi tìm con đường cứu nước.

C. thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân.

D. hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước.

Câu 18. Điểm khác biệt căn bản về tinh thần chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam so với vua quan triều đình nhà Nguyễn (1858 – 1884) là gì?

A. Đánh Pháp theo sự chỉ đạo của quan quân triều đình.

B. Kiên quyết đánh Pháp đến cùng, không chịu sự chi phối của triều đình.

C. Thái độ chống Pháp không kiên quyết, dễ dàng thỏa hiệp, ngừng đấu tranh.

D. Nhân dân e sợ sức mạnh quân sự của Pháp nên tinh thần chiến đấu tranh giảm sút.

Câu 19. Sự thất bại của các khuynh hướng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu bức thiết là phải

A. thành lập một chính đảng của giai cấp tiên tiến.

B. xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc.

C. tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.

D. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Mức độ vận dụng

Câu 1.
So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

A. ở mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia.

B. không bị chi phối của chiếu Cần vương.

C. hình thức, phương pháp đấu tranh.

D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào.

Câu 2. “Phong trào Cần vương mặc dù gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại, nhưng không có đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam”. Đây là nhận định

A. sai, vì phong trào đã làm chậm lại quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

B. sai, vì đây là phong trào mang tính dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

C. đúng, vì phong trào cuối cùng bị thất bại, không thể giành lại độc lập cho Việt Nam.

D. đúng, vì phong trào không thể ngăn cản được quá trình bình định Việt Nam của Pháp.

Câu 3. Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là

A. ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.

B. ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.

C. ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam.

D. ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.

Câu 4. Đâu là kiến giải đúng đắn và đầy đủ nhất khi khẳng định cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo?

A. Độc lập tự do không gắn liền với khuynh hướng dân chủ tư sản.

B. Cách mạng Việt Nam chưa tìm được con đường cứu nước và giai cấp lãnh đạo.

C. Ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã trở nên lỗi thời.

D. Các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Việt Nam đều không đem đến sự thành công.

Câu 5. Điểm mới và cũng là tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Quan niệm về cuộc vận động cứu nước đã thay đổi: cầu viện bên ngoài giúp đỡ.

B. Quan niệm cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn.

C. Quan niệm muốn giành được độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang.

D. Quan niệm về tập hợp lực lượng đã thay đổi: gắn với thành lập hội, tổ chức chính trị.

Câu 6. Điểm chung trong hai lần chiến thắng Cầu Giấy (1873; 1883) của quân dân Việt Nam là

A. đều có sự chỉ huy của quan quân triều đình Huế, do Lưu Vĩnh Phúc đứng đầu.

B. thể hiện sự quyết tâm của quan quân triều đình trong kháng chiến chống Pháp.

C. đều có sự phối hợp chặt chẽ của quân đội Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.

D. làm cho quân Pháp hoảng loạn và âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại.

Câu 7. Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX – những năm đầu thế kỉ XX là gì?

A. Xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân.

B. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ của hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp.

C. Xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.

D. Sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.

Câu 8. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) có đặc điểm gì?

A. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao.

B. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.

C. Là các cuộc đấu tranh theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ.

D. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.



PHẦN 1: TỰ LUẬN

Câu 1. Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Tóm lược diễn biến các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương?

Câu 2. Trình bày những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và xã hội đó như thế nào?

Câu 3. Trình bày một cuộc khởi nghĩa trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX theo tiêu chí Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

Câu 4. So sánh phong trào Cần Vương và Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 5. Xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm giống và khác nhau như thế nào?



2.3. Đề minh họa ( ra một đề minh họa theo đúng ma trận đã thống nhất)



ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 -2023

Môn thi: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút



I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Câu 1.
Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Đà Nẵng.

B. Gia Định.

C. Hội An.

D. Thuận An.

Câu 2. Hai xu hướng trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có sự khác nhau về

A. tư tưởng.

B. mục đích.

C. phương pháp.

D. tầng lớp lãnh đạo.

Câu 3. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời

A. giai cấp công nhân.

B. các giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

C. các giai cấp công nhân và tư sản.

D. các giai cấp tư sản và tiểu tư sản.

Câu 4. Đâu là kiến giải đúng đắn và đầy đủ nhất khi khẳng định cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo?

A. Độc lập tự do không gắn liền với khuynh hướng dân chủ tư sản.

B. Cách mạng Việt Nam chưa tìm được con đường cứu nước và giai cấp lãnh đạo.

C. Ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã trở nên lỗi thời.

D. Các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Việt Nam đều không đem đến sự thành công.

Câu 5. Điểm mới và cũng là tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Quan niệm về cuộc vận động cứu nước đã thay đổi: cầu viện bên ngoài giúp đỡ.

B. Quan niệm cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn.

C. Quan niệm muốn giành được độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang.

D. Quan niệm về tập hợp lực lượng đã thay đổi: gắn với thành lập hội, tổ chức chính trị.

Câu 6. So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

A. ở mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia.

B. không bị chi phối của chiếu Cần vương.

C. hình thức, phương pháp đấu tranh.

D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào.

Câu 7. “Phong trào Cần vương mặc dù gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại, nhưng không có đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam”. Đây là nhận định

A. sai, vì phong trào đã làm chậm lại quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

B. sai, vì đây là phong trào mang tính dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

C. đúng, vì phong trào cuối cùng bị thất bại, không thể giành lại độc lập cho Việt Nam.

D. đúng, vì phong trào không thể ngăn cản được quá trình bình định Việt Nam của Pháp.

Câu 8. Đẩy mạnh cướp bóc ruộng đất để lập nên các đồn điền trồng lúa, cà phê… là chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp nặng.

B. Công nghiệp chế biến.

C. Nông nghiệp chế biến.

D. Nông nghiệp.

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Ba Đình.

B. Yên Thế.

C. Bãi Sậy.

D. Hùng Lĩnh.

Câu 10. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) có đặc điểm gì?

A. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao.

B. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.

C. Là các cuộc đấu tranh theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ.

D. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.

Câu 11. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa Hương Khê.

B. khởi nghĩa Ba Đình.

C. khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 12. Tác giả của câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây” là

A. Nguyễn Trung Trực.

B. Trương Định.

C. Nguyễn Tri Phương.

D. Hoàng Diệu.

Câu 13. Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào nào dưới đây?

A. Phong trào Đông Du

B. Phong trào Duy Tân

C. Phong trào chống thuế

D. Đông kinh nghĩa thục

Câu 14. Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.

B. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.

D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.

Câu 15. Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia

A. thuộc địa.

B. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài.

C. nửa thuộc địa nửa phong kiến.

D. phong kiến độc lập, có chủ quyền.

Câu 16. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Hương Khê.

B. Yên Thế.

C. Yên Bái.

D. Thái Nguyên.

II.Tự luận ( 6 điểm)

Câu 1.
Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Câu 2. So sánh phong trào Cần Vương và Khởi nghĩa Yên Thế về nguyên nhân, mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng tham gia, địa bàn, khuynh hướng, kết quả, ý nghĩa.

1681923952869.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com------Noi-dung-on-tap-HK2-LICH-SU-11-nam-22-23.docx
    44.7 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ đề thi học sinh giỏi sử 11 de cương sử 11 học kì 1 có đáp an giải đề cương lịch sử lớp 11 học kì 1 trắc nghiệm sử 11 giữa học kì 2 trắc nghiệm sử 11 giữa học kì 2 có đáp án trắc nghiệm sử 11 học kì 2 đề cương bài 22 lịch sử 11 đề cương học sinh giỏi sử 11 đề cương lịch sử 11 đề cương lịch sử 11 hk1 đề cương lịch sử 11 hk2 đề cương lịch sử 11 học kì 1 trắc nghiệm đề cương lịch sử 11 học kì 2 đề cương lịch sử 11 học kì 2 trắc nghiệm đề cương lịch sử 11 kì 1 đề cương lịch sử 11 violet đề cương lịch sử lớp 11 giữa học kì 1 đề cương môn lịch sử lớp 11 học kì 2 đề cương môn sử lớp 11 học kì 1 đề cương ôn sử 11 hk1 đề cương ôn tập giữa kì 2 sử 11 đề cương ôn tập lịch sử 11 bài 17 đề cương ôn tập lịch sử lớp 11 violet đề cương ôn tập sử 11 đề cương ôn tập sử 11 giữa học kì 1 đề cương ôn tập sử 11 học kì 2 đề cương sinh 11 học kì 2 trắc nghiệm đề cương sinh học 11 giữa học kì 2 trắc nghiệm đề cương sử 11 đề cương sử 11 bài 1 đề cương sử 11 bài 10 đề cương sử 11 bài 11 đề cương sử 11 bài 17 đề cương sử 11 bài 9 đề cương sử 11 cuối học kì 1 đề cương sử 11 cuối kì 1 đề cương sử 11 giữa học kì 1 đề cương sử 11 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề cương sử 11 giữa học kì 2 đề cương sử 11 giữa học kì 2 trắc nghiệm đề cương sử 11 giữa kì 1 đề cương sử 11 giữa kì 2 đề cương sử 11 học kì 1 đề cương sử 11 học kì 1 trắc nghiệm đề cương sử 11 học kì 1 trắc nghiệm có đáp án đề cương sử 11 học kì 1 tự luận đề cương sử 11 học kì 2 đề cương sử 11 học kì 2 trắc nghiệm đề cương sử 11 kì 1 đề cương sử lớp 11 đề cương sử lớp 11 hk2 đề cương sử lớp 11 học kì 1 đề cương trắc nghiệm sử 11 hk2 đề sử 11 giữa kì 1 đề thi cuối kì 1 môn lịch sử 11 đề thi giữa học kì 1 môn sử 11 đề thi giữa kì 2 môn sử 11 đề thi giữa kì môn sử 11 đề thi giữa kì sử 11 có đáp án đề thi hk1 môn sử 11 đề thi hk1 sử 11 trắc nghiệm đề thi học kì 1 môn sử 11 đề thi học sinh giỏi lịch sử 11 violet đề thi học sinh giỏi sử 11 đề thi học sinh giỏi sử 11 cấp trường đề thi học sinh giỏi sử 11 có đáp án đề thi học sinh giỏi sử 11 tỉnh bắc ninh đề thi học sinh giỏi sử lớp 11 đề thi học sinh giỏi sử lớp 11 năm 2019 đề thi học sinh giỏi sử lớp 11 năm 2020 đề thi hsg môn sử 11 đề thi hsg sử 11 cấp tỉnh đề thi hsg sử 11 cấp tỉnh vĩnh phúc đề thi hsg sử 11 cấp trường đề thi hsg sử 11 có đáp án đề thi hsg sử 11 hà nội đề thi hsg sử 11 năm 2019 đề thi hsg sử 11 tỉnh thanh hóa đề thi hsg sử 11 tỉnh vĩnh phúc đề thi hsg sử lớp 11 đề thi lịch sử 11 đề thi lịch sử 11 bài 19 đề thi lịch sử 11 cuối kì 2 đề thi lịch sử 11 giữa kì 1 đề thi lịch sử 11 giữa kì 1 trắc nghiệm đề thi lịch sử 11 hk2 trắc nghiệm đề thi lịch sử 11 học kì 1 đề thi lịch sử 11 học kì 1 trắc nghiệm đề thi lịch sử 11 học kì 1 tự luận đề thi lịch sử 11 học kì 2 trắc nghiệm đề thi lịch sử lớp 11 đề thi lịch sử lớp 11 giữa học kì 1 đề thi môn lịch sử lớp 11 kì 2 đề thi môn sử lớp 11 đề thi môn sử lớp 11 học kì 1 đề thi môn sử lớp 11 học kì 2 đề thi olympic lịch sử 11 đề thi olympic sử 11 đề thi olympic sử 11 tphcm đề thi sử 11 đề thi sử 11 có đáp án đề thi sử 11 cuối kì 1 đề thi sử 11 cuối kì 2 đề thi sử 11 cuối năm đề thi sử 11 giữa học kì 1 đề thi sử 11 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề thi sử 11 giữa học kì 2 đề thi sử 11 giữa kì 2 đề thi sử 11 hk1 đề thi sử 11 hk1 có đáp án đề thi sử 11 hk1 quảng nam đề thi sử 11 học kì 1 đề thi sử 11 học kì 1 có đáp án đề thi sử 11 học kì 1 quảng nam đề thi sử 11 học kì 1 trắc nghiệm đề thi sử 11 học kì 1 tự luận đề thi sử 11 học kì 2 đề thi sử 11 học kì 2 quảng nam đề thi sử 11 kì 1 đề thi sử cuối kì 1 lớp 11 đề thi sử giữa học kì 1 lớp 11 đề thi sử hk2 lớp 11 đề thi sử hk2 lớp 11 trắc nghiệm đề thi sử học kì 1 lớp 11 đề thi sử học kì 1 lớp 11 trắc nghiệm đề thi sử lớp 11 đề thi sử lớp 11 cuối học kì 1 đề thi sử lớp 11 giữa học kì 1 đề thi sử lớp 11 học kì 1 đề thi sử lớp 11 học kì 1 vietjack đề thi thử lịch sử lớp 11 học kì 1 đề thi trắc nghiệm lịch sử 11 bài 19 đề thi trắc nghiệm sử 11 học kì 2
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    34,456
    Bài viết
    35,926
    Thành viên
    135,590
    Thành viên mới nhất
    thanhthcslka

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO
    Top