Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 3 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN







Kính gửi:


- Hội đồng Thẩm định Sáng kiến huyện ......

- Hội đồng Thẩm định Sáng kiến Phòng GD & ĐT huyện .....

- Hội đồng Thẩm định Sáng kiến trường Tiểu học ......



Tôi:

TT​
Họ và tên​
Ngày tháng năm sinh​
Nơi công tác​
Chức vụ​
Trình độ chuyên môn​
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến​
1​
Giáo viên​
Đại học
sư phạm​
100%​
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 3 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.

1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG:

Đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 3 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

Lĩnh vực áp dụng:
Lĩnh vực giảng dạy.



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN


Giáo dục Tiểu học là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực của con người. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục có nhiều đổi mới, đề ra yêu cầu ngày càng cao với từng bậc học, các môn học. Môn Tiếng việt cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Đây là một trong những môn học quan trọng đối với học sinh Tiểu học.

Tiểu học là cấp học đầu tiên, nơi các em bước vào ngưỡng cửa tri thức. Chính vì vậy Giáo dục Tiểu học đang tạo ra định hướng có giá trị. Cùng với các môn học khác. Tiếng Việt là môn học có nhiều đổi mới cả về nội dung và quan niệm dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình Tiểu học tập trung vào cách học, đặc biệt là giúp học sinh biết cách và có nhu cầu tự học. Chương trình Tiểu học coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là cơ sở để tiếp thu và lĩnh hội tri thức của các môn học khác.Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học là hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Xuất phát từ thực tế dạy môn Tiếng Việt ở nhà trường nói chung, phân môn Tập đọc ở bậc Tiểu học nói riêng đang là một vấn đề được các nhà trường quan tâm. Biết đọc là có thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hằng ngày trong xã hội. Đặc biệt khi đọc tác phẩm văn học, con người không chỉ được thưởng thức cái hay, cái đẹp mà còn được thức tỉnh về nhận thức và còn rung động về tình cảm, những ước mơ tốt đẹp được khơi dậy cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Với một phân môn thuộc môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, Tập đọc giữ vai trò đặc biệt quan trọng, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc một văn bản. Đọc để giải mã các tín hiệu ngôn ngữ, để hiểu tác phẩm, người học hướng tới giá trị, linh hồn của tác phẩm. Vì vậy qua nhiều năm dạy học tôi đã rút ra một số phương pháp dạy tập đọc theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

2,1. Giải pháp cũ thường làm :

Dạy tập đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển nhân cách con người. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng từ chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó(ứng với hình thức đọc thành tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh(ứng với đọc thầm). Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó không chỉ là sự đánh vần lên theo tiếng theo đúng như các ký hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Quá trình dạy học gồm có hai mặt hữu cơ với nhau, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh. Mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình, đều được phát triển. Một điều cần chú ý là hoạt động học chỉ có thể đạt hiệu quả cao nếu học sinh tiến hành các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức sâu sắc.

* Giải pháp 1: Vai trò của giáo viên “Thầy là trung tâm”

Trong thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc ở lớp 3 hiện nay tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đã dạy đúng chương trình và sách giáo khoa, học sinh nắm chắc nội dung bài, được rèn đọc tốt hơn. Nhưng một số ít giáo viên chưa đi sâu vào vấn đề chính của phân môn Tập đọc là việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Hơn nữa giáo viên chưa áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

*Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu

Phần luyện đọc, nhiều giáo viên cho là dễ nhưng thực chất đây là phần khó nhất, phần trọng tâm của bài. Ở khâu này giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kĩ thuật nhưng lại không biết cách tổ chức như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của mỗi học sinh, chưa chú ý đến cách ngắt nghỉ hơi nhấn giọng, đọc đúng ngữ điệu của các em, . Thời gian luyện đọc ít dẫn đến hiệu quả giờ dạy đạt không cao, không sửa chữa được lỗi phát âm sai chủ yếu cho học sinh. Giáo viên ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu, giáo viên còn áp đặt mà coi nhẹ việc phát triển tư duy, chưa dẫn dắt để học sinh thâm nhập, tự khám phá về cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ, đặc biệt là rèn đọc diễn cảm, đọc hiểu cho học sinh, các em còn gặp khó khăn khi tiếp xúc với câu văn dài và giọng đọc phân vai. Phần đọc trong nhóm còn hình thức, chưa đưa ra nhiều hình thức để gây hứng thú học tập cho học sinh

*Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu

Đọc hiểu là người đọc hiểu được nội dung tư tưởng, chủ đề của bài đoc thông qua hoạt động đọc. Chính vì vậy giáo viên cần chú ý rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. Trước đây phần đọc hiểu vẫn chưa rèn kĩ cho học sinh. Chưa có hệ thống câu hỏi logic phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh mà còn sử dụng một số câu hỏi có tính khái quát cao

*Giải pháp 4: Vận dụng các phương dạy học truyền thống; Dạy học hướng tới tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh chưa cao. Cụ thể:

- Phương pháp thường áp dụng: Phương pháp trực quan, làm mẫu và phương pháp đàm thoại.

- Hình thức tổ chức chưa phong phú

- Các biện pháp báo cáo còn đơn điệu

- Hình thức đánh giá chủ yếu là giáo viên đánh giá, học sinh ít được tự đánh giá và đánh giá trước lớp.

Nhược điểm của các giải pháp cũ, học sinh tiếp thu một cách thụ động, bài đọc của các em đều đọc giống nhau chưa thấy được chất giọng riêng của mỗi em.

2.2. Giải pháp mới cải tiến.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK là đổi mới phương pháp dạy học và học. SGK có nhiệm vụ thể hiện và tạo điều kiện để thầy, cô đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh; mồi học sinh đều được hoạt động; mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.

Hoạt động của học sinh được hiểu là:

Hoạt động giao tiếp giữa giáo viên với HS, giữa học sinh với học sinh.

Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lý thuyết.

Cả hai hoạt động trên có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau:

Làm việc độc lập

Làm việc theo nhóm

Làm việc theo nhóm

Vì vậy giáo viên nên tổ chức cho học sinh trong từng trường hợp phù hợp. Trong trường hợp câu hỏi đề ra cụ thể, HS được tổ chức làm việc độc lập. Trường hợp câu hỏi, bài tập tương đối trừu tượng hoặc đòi hỏi một sự khái quát nhất định và trong trường hợp nếu làm việc chung theo đơn vị lớp sẽ có ít HS được hoạt động thì làm việc theo nhóm là giải pháp tốt nhất. Hình thức làm việc chung theo đơn vị lớp được áp dụng chủ yếu trong trường hợp GV thực hiện các khâu giới thiệu bài, củng cố bài, nêu những câu hỏi không yêu cầu phải suy nghĩ lâu hoặc để HS trình bày kết quả làm việc.Yêu cầu nhiệm vụ của phân môn Tập đọc - Tập đọc là phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo lên từ 4 kĩ năng, cũng là 4 yêu cầu của chất lượng đọc đó là: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát trôi chảy), đọc có ý thức (hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm, chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ tác động tích cực đến những kĩ năng khác.Vì vậy trong dạy đọc không được xem nhẹ yếu tố nào. Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách. Thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của môn Tiếng Việt. Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, kiến thức đời sống, kiến thức về văn học, rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phát triển về ngôn ngữ, tư duy, về các mặt năng lực trí tuệ cho học sinh. Giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Qua đó góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.

Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Tập đọc lớp 3.

*Giải pháp 1: Nghiên cứu kĩ cấu trúc và nội dung:


Tiếng Việt 3 được thiết kế thành 2 tập, tập một dành cho học kì I (18 tuần), tập hai dành cho học kì II (17 tuần), mỗi tuần có 7 tiết.

Tập một có 32 bài học, được sắp xếp theo 4 chủ điểm và học trong 16 tuần, mỗi tuần 2 bài. Ngoài ra, có một tuần Ôn tập giữa học kì và một tuần Ôn tập, đánh giá cuối học kì. Ở đầu sách có Lời nói đầu; cuối sách có bảng thuật ngữ (Một số thuật ngữ dùng trong sách) và Bảng tra cứu tên riêng nước ngoài xuất hiện trong các bài học ở tập một.

Tập hai có 30 bài học, được sắp xếp theo 4 chủ điểm và học trong 15 tuần, mỗi tuần 2 bài. Ngoài ra, có một tuần Ôn giữa học kì và một tuẩn Ôn tập, đánh giá cuối học kì. Cuối sách có bảng thuật ngữ (Một số thuật ngữ dùng trong sách) và Bảng tra cứu tên riêng nước ngoài xuất hiện trong các bài học ở tập hai.



Ngoài các bài học chính, mỗi tập sách đều có các trang mục lục (ở đầu sách), bảng tra cứu thuật ngữ, bảng tra cứu tên riêng nước ngoài (ở cuối sách). Về cơ bản, cấu trúc cả tập sách và cấu trúc của từng bài học trong hai tập là như nhau. Các bài học được tổ chức theo chủ điểm. Tập một, các chủ điểm xoay quanh những vấn để cá nhân/bản thân HS, nhà trường, gia đình, cộng đồng. Tập hai, các chủ điểm hướng đến vẻ đẹp của thiên nhiên, những vấn để của cuộc sống xã hội, những bài học từ các mối quan hệ xã hội, đất nước Việt Nam và thế giới.

Mỗi tuần có hai bài học: bài thứ nhất 3 tiết, bài thứ hai 4 tiết. Cuối mỗi tập sách đều có để tham khảo để GV có thể dựa vào đó thiết kế đề kiểm tra học kì và cuối năm cho HS. Đề tham khảo chỉ là gợi ý về cấu trúc và các dạng bài tập cần có trong đề kiểm tra. Mức độ yêu cầu của đề ở từng học kì có thể linh hoạt trong giới hạn cho phép, tuỳ theo điều kiện dạy học thực tế của mỗi địa phương, mỗi nhà trường và theo công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

*Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học nói chung

Phương pháp dạy học trong Tiếng Việt 3 tuân thủ định hướng đổi mới phương pháp dạy học của Chương trình môn Ngữ văn và Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung là đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học.

GV cần chú trọng tổ chức hoạt động học như đọc, viết, nói và nghe cho HS. Để đáp ứng yêu cầu đó, GV cần nắm vững kĩ thuật thực hiện các bước: khởi động bài học, giao nhiệm vụ cho HS, hướng dẫn HS học hợp tác, hướng dẫn HS tự ghi bài, tổ chức cho HS báo cáo kết quả học tập và nhận xét, đánh giá. GV cần giảm thời gian nói để HS có cơ hội được tăng cường hoạt động học (cá nhân, nhóm, lớp). GV chỉ hỗ trợ, không làm thay, không trả lời thay. Trong khi dạy học, GV cần chú ý tạo không khí lớp học thân thiện, gây được hứng thú học tập cho HS.

GV cần nắm được yêu cầu đổi mới phương pháp học tập đối với HS để hướng dẫn và hỗ trợ các em. Theo định hướng mới, HS cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của người học. Ở lớp 3, vai trò chủ động, tích cực đó được thể hiện chủ yếu qua: làm việc cá nhân; tham gia trao đổi, thảo luận nhóm theo các nội dung GV nêu ra; trình bày kết quả trao đổi, thảo luận của nhóm nếu được giao nhiệm vụ; tương tác tích cực với GV. Các nghiên cứu về dạy học và thực tiễn dạy học các lớp đầu cấp tiểu học trên thế giới đều cho thấy hiệu quả của quy trình dạy học sau: GV trình bày và làm mẫu những kĩ năng và chiến lược mới cho cả lớp. Sau đó, HS hoạt động nhóm (nhóm đôi hoặc nhóm nhiều hơn hai), chẳng hạn hỏi và trả lời, chia sẻ ý tưởng, đọc lại câu chuyện cho bạn nghe.... và học cá nhân đề vận dụng những kĩ năng mới học được. Kết hợp dạy học chung cả lớp, sau đó HS học theo nhóm và học độc lập là hình thức cần được áp dụng phổ biến, linh hoạt và cân bằng.

Tiếp nối lớp 2, GV cần tiếp tục khuyến khích HS tham gia vào những hoạt động có tính tương tác, coi đó là một cách thức quan trọng để thúc đẩy việc học và trưởng thành. Hoạt động tương tác chủ yếu ở lớp 3 là HS trao đổi nhóm, cùng tham gia hoàn thành một nhiệm vụ. Đối với dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp thì các hoạt động có tính tương tác càng có ý nghĩa. Nó giúp HS phát triển ngôn ngữ, tư duy và các kĩ năng xã hội một cách hiệu quả; các em trở nên tự tin hơn, có mối quan hệ bạn bè tốt hơn, tôn trọng sự khác biệt và có động lực học cao hơn. Trong khi HS làm việc nhóm, GV cần quan sát và dành thời gian làm việc với những HS hay nhóm HS cần hỗ trợ.

Cần có những hoạt động, câu hỏi dành riêng cho HS gặp khó khăn trong phát triển các kĩ năng giao tiếp. Tương tự như vậy, cần có những hoạt động, câu hỏi dành riêng cho HS tự tin, năng động, có khả năng đọc, viết, nói và nghe tốt hơn so với các HS khác.

*Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học đối với từng hoạt động trong rèn kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh

Đọc:
Dạy đọc nhằm giúp HS hình thành và phát triển kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu. Ở lớp 3, yêu cầu phát triển kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu đều quan trọng như nhau, nhưng kĩ năng đọc hiểu cần được tăng dần để chiếm “tỉ trọng” ngày càng cao hơn, chuẩn bị cho giai đoạn lớp 4 và 5 khi đọc hiểu được chú trọng hơn đọc thành tiếng. HS được đọc các VB có độ dài và độ khó cao hơn so với lớp 2 và phù hợp với yêu cầu của chương trình.

Đối với đọc thành tiếng, phương pháp dạy học chủ yếu là GV đọc mẫu và HS thực hành theo mẫu. Đọc phân vai dựa theo một câu chuyện cũng cần được chú ý khai thác nhiều hơn. Đối với đọc hiểu, phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là GV huy động trải nghiệm, hiểu biết của HS có liên quan đến nội dung của VB đọc, cho HS so sánh, liên hệ mở rộng; đặt câu hỏi và tổ chức đàm thoại giữa HS với HS, giữa GV và HS, tăng cường hoạt động thảo luận nhóm. Trước khi đọc VB, GV có thể cho HS dựa vào nhan đề và tranh minh họa để suy đoán nội dung VB. Nâng cao hơn so với lớp 2, ở lớp 3, GV nên áp dụng yêu cầu này đối với tất cả đối tượng HS. Phương châm là dạy đọc hiểu phải kích hoạt được việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc.

*Giải pháp 4: Đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập trong Tiếng Việt 3 tuân thủ định hướng đổi mới về mục tiêu, nội dung, cách thức đánh giá trong môn Ngữ văn nói chung và tiếp tục quan điểm đổi mới đánh giá được triển khai ở lớp 1 và lớp 2.

Đọc: Đánh giá kĩ năng đọc gồm kĩ năng đọc thành tiếng và kĩ năng đọc hiểu. Ở lớp 3, việc đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng vẫn cần được coi trọng; tập trung vào yêu cầu đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy và theo tốc độ như chương trình quy định. Đánh giá kĩ năng đọc hiểu dựa vào kết quả HS trả lời các câu hỏi liên quan đến những nội dung hàm ẩn phức tạp hơn so với lớp 2. Bên cạnh đó, Tiếng Việt 3 cũng thiết kế một số câu hỏi tạo cơ hội cho HS tìm hiểu về đặc điểm thể loại hay kiểu loại VB và đặc điểm ngôn ngữ của VB đọc. Việc thiết kế những câu hỏi liên quan đến thể loại hay loại VB này sẽ giúp HS từng bước định hình được “mô hình đọc hiểu” đối với từng thể loại hay loại VB.

*Giải pháp 5: Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

+Trong tiết dạy tập đọc tôi đã sử dụng các phương pháp:

-Phương pháp hoạt động nhóm

- Phương pháp thảo luận - chia sẻ

- Trình bày 1 phút

+Trong tiết dạy hoạt động của giáo viên chủ yếu là:

Giao việc cho HS

HS trình bày yêu cầu của câu hỏi, tóm tắt nhiệm vụ

Kiểm tra HS, trả lời thắc mắc của HS

HS báo cáo kết quả làm việc: báo cáo trong nhóm, báo cáo trước lớp.

- Các hình thức báo cáo đã thay đổi: HS tự đánh giá, đánh giá trong nhóm, đánh giá trước lớp

Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên dẫn dắt gợi mở còn học sinh chủ động tìm tòi và phát hiện kiến thức .

TIẾT DẠY MINH HOẠ

TẬP ĐỌC – Tiết số 179

Bài 16: A LÔ, TỚ ĐÂY (Tiết 1)

Bùi Tuệ Minh

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù


- Học sinh đọc đúng rõ ràng câu chuyện “A lô, tớ đây”.

- Biết ngắt nghỉ đúng dấu câu.

- Bước đầu phân biệt được lời của các nhân vật và lời người kể chuyện.

- Hiểu nội dung bài và những điều tác giả muốn nói qua bài đọc: Trong giao tiếp cần chú ý cách nói năng sao cho phù hợp, không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

- Đọc mở rộng theo yêu cầu(đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ...về bài học ứng xử, cách giao tiếp với những người xung quanh)

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 3-4 phút
*Mục tiêu:
Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS hát và vận động theo bài hát “Lớp chúng mình đoàn kết”.
- GV cho HS quan sát chiếc điện thoại để bàn và chiếc điện thoại thông minh.
- GV hỏi: Đây là cái gì?
- GV: Các em chắc hẳn ai cũng biết chiếc điện thoại phải không nào? Bây giờ các em hãy trao đổi với nhau xem chiếc điện thoại có ích lợi gì nhé?
- GV mời HS chia sẻ.





- GV hỏi: Em thấy phần trả lời của mình như thế nào?
- GV giới thiệu bài: Điện thoại có thể giúp chúng ta gọi cho người thân, bạn bè, hỗ trợ việc học tập, nghe nhạc, giải trí, là chiếc đồng hồ báo thức chính xác hay là chiếc máy ảnh tuyệt vời.
- GV chiếu tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?

- GV: Để tiếp nối chủ đề “Bài học từ cuộc sống” cô mời các em theo dõi câu chuyện của hai bạn nhỏ liên quan đến chiếc điện thoại qua bài đọc: “A lô, tớ đây” của tác giả Tuệ Minh.
- GV: Các em mở SGK trang 66.
- GV ghi bài trên bảng.
- GV mời HS nhắc lại tên bài.




- HS hát và vận động theo bài hát “Lớp chúng mình đoàn kết”.
- HS quan sát.

- HS: Chiếc điện thoại.
- HS trao đổi nhóm đôi.



- HS1: Kết nối, giao lưu, trò chuyện với mọi người mà không cần gặp mặt.
- HS2: Cập nhật những tin tức mới nhất về mọi lĩnh vực.
- HS3: Hỗ trợ tìm kiến thông tin tri thức trong học tập.
- HS: Em rất tự tin với câu trả lời của mình.




- HS quan sát và TL: Tranh vẽ 2 bạn nhỏ đang nói chuyện điện thoại.
- HS nghe.



- HS thực hiện.
- HS ghi bài vào vở.
- HS nhắc lại tên bài.
2. Khám phá
* Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng rõ ràng câu chuyện “A lô, tớ đây”.
+ Biết ngắt nghỉ đúng dấu câu.
+ Bước đầu phân biệt được lời của các nhân vật và lời người kể chuyện.
+ Hiểu nội dung bài và những điều tác giả muốn nói qua bài đọc: Trong giao tiếp cần chú ý cách nói năng sao cho phù hợp, không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: chú ý ngắt nghỉ đúng, phân biệt được lời của các nhân vật và lời kể chuyện.
- GV HD đọc bài: Đọc đúng, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, lên cao giọng hoặc hạ thấp giọng thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, tò mò khi đọc lời đối thoại của hai nhân vật. Giọng hài hước khi đọc lời thoại của người bố.
- GV hướng dẫn HS chia đoạn: Chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ra hiệu đồng ý.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến hai con nói chuyện đấy
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- GV nghe và sửa sai cho HS.
- GV hỏi: Trong bài có những từ ngữ nào khó đọc mà các em cần lưu ý?
- GV đọc mẫu.
- GV nhận xét HS đọc: GV lưu ý khi đọc không chỉ đọc đúng mà còn biết ngắt nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài.
- GV chiếu câu văn dài: Giờ ra chơi, An chạy đến bàn tôi hớn hở: “Bố mẹ cho phép tớ gọi điện cho bạn bè đấy.”.
- GV cho HS nghe đọc mẫu.
- GV cho HS phát hiện xem GV đã ngắt nghỉ hơi chỗ nào?
- GV chốt cách ngắt nghỉ hơi và bấm máy.
- GV gọi HS đọc lại.
- GV nhận xét.
- GV: Các em đã biết ngắt nghỉ đúng ở những câu văn dài. Ngoài ra các em còn phải chú ý đọc diễn cảm một số câu có lời thoại nhé.
- GV bấm máy các câu:
+ A lô, Minh hả
+ Tớ đây. Tôi cũng gào lên.
+ Hay hơn nói chuyện ở lớp nhỉ - An cười to.
+ Hay hơn là cái chắc – Tôi cũng cười to không kém.
- GV đọc, HS nghe và phán đoán xem cô đã nhấn giọng ở từ ngữ nào?


- GV gọi HS đọc lại.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HS đọc xong đoạn 1, GV hỏi: Trong bài có từ “gật gù”. Vậy “gật gù” được chú giải có nghĩa là gì?
- HS đọc xong đoạn 2, GV hỏi: Em hiểu “khoái chí” là thế nào?
- HS đọc xong đoạn 3, GV hỏi: “Rón rén” theo em hiểu là gì?
- Gv: Trong bài còn có từ “cười rúc rích”. Vậy em hiểu “cười rúc rích” là cười như thế nào?
- GV: Cô đã vừa hướng dẫn các em luyện đọc bài. Để bạn nào cũng được đọc, cô sẽ tổ chức cho các em luyện đọc bài theo nhóm 3. Mỗi em sẽ đọc 1 đoạn cho đến hết bài. Các em chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau.
- GV: Cho HS đọc trước lớp ( 2 nhóm)
- GV chốt: Qua nghe các em đọc, cô thấy các em đọc rất tốt. Cô khen các em.








- HS mở sách giáo khoa
- HS lắng nghe.






- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.




- HS nghe.




- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HSTL: sung sướng, khoái chí, cười rúc rích.
- HS đọc.






- HS nghe.
- HSTL.

- HS quan sát.
- HS đọc lại.

- HS nghe và ghi nhớ.








- HS: Cô đã nhấn giọng:
+ A lô, Minh hả.
+ An gào lên.
+ Tôi cũng gào lên... cười to.
- HS đọc lại.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn lần 2.
- HS:
+ gật gù: gật nhẹ, chậm và nhiều lần, thể hiện thái đọ đồng tình, tán thưởng.
+ khoái chí: thích thú vì được như ý.

+ rón rén: cố làm cho thật nhẹ nhàng vì sợ gây tiếng động.
+ cười rúc rích: cùng cười với nhau khe khẽ và thích thú.
- HS nghe.




- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS nghe.
3. Vận dụng
* Mục tiêu:

- Khắc sâu kiến thức, tạo tâm thế học tập tốt.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái táo”.
- Cách chơi: Cô có một cây táo, trên cây táo có 3 quả táo, mỗi quả táo là một câu hỏi. Nhiệm vụ của các em sẽ chọn số trên quả táo mà mình thích và trả lời câu hỏi trên quả táo đó. Bạn nào trả lời đúng sẽ được thưởng một tràng pháo tay. Bạn nào xung phong tham gia trò chơi nào?
- GV chiếu từng câu hỏi lên cho HS trả lời:
+ Câu 1: Khi nói chuyện điện thoại em cần nói to hay nói nhỏ?
à Nói vừa nghe.
+ Câu 2: Em hiểu “là cái chắc” có nghĩa là gì?
à Khẳng định điều gì đó đúng.
+ Câu 3: Đặt một câu có từ “cười rúc rích”?
- GV: Qua tiết học hôm nay, em có ý kiến gì cần chia sẻ với cô không?



- GV nhận xét, khen ngợi và kết thúc tiết học.




- HS tham gia trò chơi.

- HS nghe cách chơi.





- HSTL





- HSTL: Thưa cô, qua tiết học, em cần đọc đúng, biết ngắt hơi, nghỉ hơi hợp lý. Biết nhấn giọng vào các từ gợi tả, gợi cảm và đọc đúng lời của các nhân vật.
- HS nghe.


Những biện pháp vừa nêu trên đã được tôi áp dụng thực hiện tại lớp 3D trường Tiểu học Quang Thiện do tôi chủ nhiệm năm học 2022- 2023 và kết quả mang lại rất khả quan. Các em đọc tốt ,nhiều em đọc diễn cảm tốt, học sinh phát huy được tính chủ động trong khi học, học sinh sẵn sàng cùng bạn chia sẻ các vấn đề cần giải quyết trong nhóm. Các em tự tin khi báo cáo trước lớp, tiết học sinh động và đạt hiệu quả cao.

Kết quả học tập của các em được nâng lên một cách rõ rệt. Chính vì vậy kết quả học tập được thể hiện rất rõ qua bảng thống kê dưới đây:

Lớp 3D
Sĩ số: 35

Thời điểm
Đọc diễn cảm + Đọc hiểu
Chưa đúng
Đúng
Số lượng
Tỉ lệ%
Số lượng
Tỉ lệ%
Đầu năm
15​
42,85%​
20​
57,14%​
Cuối học kỳ 1
5​
14,28%​
30​
85,71%​
Cuối năm
2​
5,71%​
33​
94,28%​


3. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC :

Giờ tập đọc có chất lượng hơn, không trầm như trước, học sinh tự giác và chú ý học. Các em trở nên yêu thích môn học, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Học sinh nâng cao khả năng đánh giá và tự đánh giá của mình. Tôi thấy các em tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp nhất là đối với các em chậm và HS khuyết tật.Các em được tham gia , được nói về những điều mình thích .Các em tạo cho mình một ước mơ hoài bão trong tương lai để làm động cơ thúc đẩy cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức cho hiện tại

a. Hiệu quả kinh tế:

Khi thực hiện sáng kiến, cơ bản các em học sinh đều đọc tốt và biết đọc diễn cảm, có kĩ năng đọc – hiểu tốt, tiết kiệm quỹ thời gian.

Qua việc đưa sáng kiến vào áp dụng như tôi vừa nêu ở trên không những học sinh nắm được đặc trưng của môn học. So với kết quả dạy ở các năm trước tôi thấy chất lượng của các em học sinh đã tăng lên. Năm học này tôi áp dụng có chất lượng vững chắc vào bài dạy đạt hiệu quả.

Trong quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng học sinh để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp, đưa chất lượng đồng đều, tạo điều kiện cho học sinh học tập một cách tốt nhất, động viên khích lệ học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể và khen ngợi học sinh kịp thời. Khi dạy học phải chú ý lấy học sinh làm trung tâm. Quan tâm tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là các em yếu kĩ năng đọc, học sinh khuyết tật về trí tuệ. Giáo viên có biện pháp phù hợp để các em được thực hành nhiều

Người giáo viên tìm ra biện pháp tối ưu, vận dụng các biện pháp phù hợp đồng thời linh hoạt trong các bước của một giờ dạy. Phải sáng tạo trong khai thác vốn sống của học sinh, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết để học sinh tìm hiểu những điều bí ẩn, gây hứng thú cho học sinh, giúp các em nhận thức bài học một cách tự giác và tích cực. Bên cạnh đó người giáo viên phải khéo léo phối hợp các phương pháp dạy học đặc trưng để đạt hiệu quả cao.

b. Hiệu quả xã hội :

Trong nhiều năm phương pháp dạy học của giáo viên nói chung còn nhiều hạn chế trong việc phát huy tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Do vậy khắc phục yếu kém cho học sinh chính là việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng thầy thiết kế trò thi công, thầy chỉ giữ vai trò tổ chức điều khiển và hướng dẫn học sinh

trong quá trình tìm ra tri thức mới. Học sinh thực hành và tự đúc kết ra kinh nghiệm cho bản thân. Với việc đổi mới phương pháp dạy như trên đã đạt được kết quả như sau:

Đối với giáo viên: Đã tự học tập và có kinh nghiệm trong dạy học đồng thời giúp cho bản thân nâng cao được tay nghề và đã áp dụng được các phương pháp đổi mới cho tất cả các môn học khác.

Đối với học sinh: Các em đã nắm chắc được từng dạng bài, biết cách tóm tắt, biết cách phân tích đề, lập kế hoạch giải, phân tích kiểm tra bài giải. Vì thế nên kết quả môn học của các em có nhiều tiến bộ. Giáo viên phải tìm ra biện pháp tối ưu, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các biện pháp dạy học đặc trưng trong việc giáo dục phát triển cho học sinh, giúp học sinh học tập, phát triển một cách rõ rệt về nhiều mặt, học sinh tham gia học tập một cách tích cực, hứng thú tự nguyện tham gia hoạt động giáo dục, động viên học sinh mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp dẫn đến học sinh sẽ thành thục kỹ năng học tập. Kết quả cuối cùng là học sinh phát triển mạnh về trí lực, thể hình và sức khỏe, tạo sự cân bằng giữa trí tuệ và sức khỏe cho học sinh.

4. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

a. Điều kiện áp dụng


Sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiến nhà trường và đạt hiệu quả tốt. Muốn rèn kĩ năng đoc, đọc diễn cảm cho học sinh tốt thì điều kiện quan trọng nhất là người thầy. Bởi thầy là người hướng dẫn các em cách đọc đúng đọc hay. Vì vậy thầy phải hướng dẫn thật cụ thể chu đáo từng chữ, từng ngữ... với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt là đọc mẫu bởi thầy có vai trò quan trọng trong việc đọc diễn cảm của trò. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi thầy phải là người có tâm thực sự quan tâm đến trò nhiệt tình trong phương pháp soạn giảng, trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học, đặc biệt là phân môn Tập đọc, góp phần thực hiện nhiệm vụ dạy học, học sinh phát triển toàn diện.giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng học tập và phát triển cho học sinh một cách dễ dàng, hiệu quả và tích cực nhất.

b. Khả năng áp dụng:

Từ những kết quả đạt được như trên cho thấy đề tài này không những áp dụng được cho việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 3 mà còn có thể áp dụng cho học sinh các khối lớp khác.

Có được kết quả như vậy bản thân luôn phải trau dồi học hỏi, tự tu dưỡng bản thân, luôn tìm tòi sáng tạo cái mới để áp dụng vào bài giảng, tạo môi trường lớp học phù hợp sáng tạo mang tính giáo dục cao. Tôi luôn linh hoạt sáng tạo trong mọi hoạt động, tâm huyết với nghề, yêu thương, gần gũi, quan tâm giúp đỡ học sinh. Phối hợp thường xuyên với gia đình trong việc chăm sóc giáo dục học sinh. Thường xuyên tiếp cận với các thông tin, nghiên cứu tài liệu, tập san, nghe đài, bài dạy, cung cấp truyền đạt đủ nội dung kiến thức.



c. Kết luận

Để tiết tập đọc đạt hiệu quả thì yêu cầu đọc và cảm thụ được một văn bản, một bài đọc luôn là một việc làm cần thiết. Kết quả việc rèn đọc hay, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ cho học sinh không phải ngày một, ngày hai có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của thầy và trò. GV là người dẫn dắt, HS phải chủ động chiếm lĩnh được ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp và trong học tập từ đó các em say mê môn học hơn.



Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Quỳnh Lưu,, ngày 29 tháng 4 năm 2022

Xác nhận của lãnh đạo nhà trường
Người nộp đơn





Xác nhận của Phòng GD & ĐT Nho Quan


1681536645119.png

 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tập đọc.docx
    45.2 KB · Lượt xem: 8
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 một số sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm bàn tay nặn bột lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chính tả lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm dạy phép chia lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm dạy phép nhân lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm dạy tập làm văn lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 giải toán có lời văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 hay sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tuổi mầm non sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 vnen sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 vnen violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp mẫu giáo 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 3 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn tạo hình lớp 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm phép chia lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn chữ viết lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tin học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm trò chơi toán học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 3 đề tài sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 3
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,074
    Bài viết
    37,543
    Thành viên
    139,546
    Thành viên mới nhất
    Hienc23

    Thành viên Online

    Top