Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,090
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả thông qua rèn luyện kĩ năng quan sát được soạn dưới dạng file word gồm 37 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

I. LỜI GIỚI THIỆU

1. Trong xu thế phát triển của thời đại, đòi hỏi giáo dục phải có những đổi mới căn bản và toàn diện. Trong đó giáo viên là chủ thể của việc phải đổi mới và đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh là việc làm đầu tiên. Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm, tôi thấy: Đối tượng học sinh Tiểu học còn nhỏ vẫn cần sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên rất nhiều, chưa quen với phương pháp tự học mới, đặc biệt là phương pháp chủ động sáng tạo trong khi viết bài tập làm văn. Các em quen với những bài văn mẫu đã được học thuộc lòng. Mặt khác văn học là một bộ môn khoa học có nhiều điều hay song lại là một môn học mà nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Ngoài việc phải cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo viên còn phải quan tâm đến việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh. Đặc biệt là các em học sinh lớp 4 – 5. Việc rèn kỹ năng quan sát, tưởng tượng trong làm văn miêu tả rất thiết thực. Rèn kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng, cảnh vật cho học sinh tiểu học để giúp các em có thể viết được các bài văn miêu tả hay. Vì vậy cần rèn luyện cho các em quan sát thật tỉ mỉ, phát hiện ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, của cảnh. Có quan sát tinh tế và tỉ mỉ thì mới có những so sánh và liên tưởng độc đáo và có giá trị được. Đặc biệt việc rèn kỹ năng quan sát có cái nhìn thực tế về thế giới xung quanh, xoá đi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh. Từ đó xây dựng và phát triển tình yêu với môn văn học trong nhà trường cho học sinh, giúp các em có được tình yêu với những cảnh vật bình thường như: cánh đồng, dòng sông, mái trường …rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em học sinh. Lý do trên đây khiến tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến Giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả thông qua rèn luyện kĩ năng quan sát.

II. TÊN SÁNG KIẾN

Giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả thông qua rèn luyện kĩ năng quan sát.

III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:


Họ và tên:

Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường.

Số điện thoại:

E-mail:

IV. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

- Rèn luyện cho học sinh Tiểu học kĩ năng quan sát trong phân môn Tập làm văn để giúp cho học sinh có cái nhìn thực tế về thế giới xung quanh và làm tốt bài văn miêu tả.

- Rèn luyện cho học sinh Tiểu học biết cách quan sát bao gồm: Mục đích quan sát, đối tượng quan sát, trình tự quan sát và phương pháp quan sát, cách sử dụng từ ngữ gợi tả để ghi chép lại những chi tiết mà học sinh quan sát được. Đồng thời rèn cho học sinh thói quen thường xuyên quan sát từ những chi tiết nhỏ nhất trong cuộc sống xung quanh.

V. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU.

12/10/2018

VI. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN.

1. Nội dung sáng kiến

1.1. Cơ sở lí luận.

a/ Khái niệm văn miêu tả:


Văn miêu tả là một thể loại văn trong chương trình Tập làm văn của học sinh tiểu học được học từ lớp 4. Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời văn những đặc điểm của con người, sự vật, thiên nhiên, để mọi người có thể hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,... làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.

b/ Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:

- Văn miêu tả có tính thẩm mĩ, thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.

- Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.

- Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu âm thanh.

- Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, ví von, so sánh.... để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

c/ Vai trò của quan sát.

Quan sát là cách nhìn nhận, đánh giá, nhận xét sự vật, hiện tượng một cách chi tiết và có phân tích. Quan sát giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá có mục đích, chú ý rõ ràng. Nếu không sử dụng óc quan sát, chúng ta chỉ nhìn thấy mọi thứ xung quanh mình hàng ngày một cách ngẫu nhiên.

Nói quan sát là một kỹ năng bởi nó không chỉ phụ thuộc vào thị giác, tính cách con người mà còn có thể rèn luyện để phát triển. Và việc rèn luyện kỹ năng này sẽ rất có ích cho công việc cũng như trong cuộc sống cho mỗi người. Quan sát giúp các nhà khoa học nhận ra sự khác lạ của sự vật, khám phá quá trình tiến hóa của vũ trụ hay tìm thấy các nguyên lý mới. Trong đời sống hàng ngày, việc quan sát có mục đích giúp bạn thu thập thông tin và đưa ra nhận định, đánh giá thông tin đó. Biết cách quan sát là một điều rất tốt nên học tập, là con đường để mọi người nhìn nhận sự vật, phát hiện ra vấn đề, nâng cao năng lực bản thân, là nền tảng để hoạt động trí não. Đặc biệt đối với học sinh, quan sát là phương thức học hỏi quan trọng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với vốn kinh nghiệm và hiểu biết còn hạn chế, trẻ chưa thể xây dựng phương pháp tự quan sát có hiệu quả, mà cần được người lớn hướng dẫn để có thể chủ động đối mặt với các vấn đề, giải quyết chúng độc lập.

1.2. Cơ sở tâm lí và ngôn ngữ của học sinh tiểu học.

Học sinh tiểu học rất tò mò, thích tìm hiểu, thích khám phá thế giới xung quanh. Khả năng tư duy cụ thể nhiều hơn khả năng khái quát hóa Các em dễ xúc động, rất nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và bắt đầu biết mơ ước có trí tưởng tượng phong phú, thích ghi lại các vấn đề mà mình đã quan sát được.Song vốn ngôn ngữ chưa phong phú, sắp xếp ý chưa có hệ thống và diễn đạt còn thiếu mạch lạc.

Khi dạy văn miêu tả, việc dạy cho học sinh quan sát đối tượng miêu tả là một công việc thuộc về nguyên tắc. Dựa trên sự quan sát học sinh thu nhận được các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc của mình rồi sau đó mới bắt đầu làm bài. Khi quan sát học sinh sử dụng vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc của mình giúp cho việc quan sát hiệu quả hơn. Từ đó hiểu biết và kĩ năng về văn miêu tả được hình thành một cách tự giác chủ yếu qua hoạt động thực hành.

1.3. Cơ sở thực tiễn của nhà trường.

a/ Đặc điểm chung về tình hình của nhà trường.


Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường là một ngôi trường có bề dày thành tích về dạy tốt, học tốt. Từ nhiều năm, nhà trường có đội ngũ giáo viên cốt cán, có nhiều đồng chí được công nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, giáo viên dạy giỏi. Hiện nay, trường vẫn là một trung tâm bồi dưỡng giáo viên của huyện. Nhà trường có đầy đủ giáo viên dạy các môn văn hóa và các môn tự chọn. Các giáo viên trong trường đều có tinh thần học hỏi đồng nghiệp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Cơ sở vật chất của nhà trường đã và đang được tiếp tục trang bị đầy đủ hơn để phục vụ cho việc dạy và học.

b/ Những thuận lợi, khó khăn.

* Thuận lợi.

- Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy, các thầy cô giáo trẻ tâm huyết với nghề đang tự bồi dưỡng để kế cận thế hệ đi trước tiếp tục công tác bồi dưỡng học sinh .

- Học sinh đều được học 2 buổi/ ngày nên kiến thức được củng cố kĩ hơn. Mặt khác, kiểu bài văn miêu tả các em cũng được làm quen từ lớp 2-3, lên lớp 4-5, các em lại được tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm văn từ dễ đến khó ( Rèn kĩ năng viết đoạn, liên kết đoạn…) phù hợp với nhận thức của học sinh Tiểu học.

- Chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4-5 có ưu điểm được biên soạn theo các quan điểm dạy giao tiếp, quan điểm tích hợp các môn học, quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, chính vì vậy kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết của học sinh có phần tiến bộ hơn. Trong chương trình Tiểu học mới, các bài văn đều gắn với từng chủ điểm của đơn vị kiến thức đã học. Vì vậy quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề tìm ý quan sát, viết đoạn văn là những cơ hội giúp học sinh mở rộng hiểu biết trong cuộc sống. Việc phân tích bài, lập dàn ý, chia đoạn văn miêu tả… góp phần phát triển khả năng phân tích, phân loại học sinh. Tư duy hình tượng của học sinh cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả. Đây cũng chính là những điều kiện thuận lợi để giáo viên dạy học.

* Khó khăn.

- Về phía giáo viên.


+ Trong thực tế của trường tiểu học hiện nay, ở một số tiết học giáo viên còn nói nhiều, giáo viên chưa khơi gợi huy động vốn hiểu biết, cách sử dụng từ ngữ mà bắt học sinh học nhiều, yêu cầu học sinh nhớ nhiều để bắt chước rồi “ làm Văn”.

+ Giáo viên dạy văn miêu tả thường có những cách thức dạy phổ biến như sau: hình thành các hiểu biết về lý thuyết thể văn, các kĩ năng làm bài qua việc cung cấp các bài văn mẫu và phân tích các bài văn mẫu.

+ Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo “chất lượng” khi kiểm tra, thi cử, nhiều giáo viên cho học sinh thuộc một bài văn mẫu để khi các em gặp một đề bài tương tự cứ thế mà chép ra. Vì vậy dẫn đến cả thầy và trò nhiều khi bị lệ thuộc quá vào “văn mẫu” không thoát khỏi “mẫu”.

+ Thực tế ở trường Tiểu học, vẫn còn không ít giáo viên chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc quan sát nên chất lượng giờ tập làm văn còn hạn chế. Có giáo viên chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các em hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa và sách giáo viên. Một số chưa thực sự quan tâm, phát huy hết năng lực của học sinh cũng như chú ý giúp cho các em rèn dũa câu văn, ý văn.

- Về học sinh:

+ Bài viết văn miêu tả thường mang tính kể lể, chung chung, không làm nổi bật đặc điểm riêng biệt nào của đối tượng miêu tả. Bài văn ấy có thể viết cho đối tượng miêu tả cùng loại nào cũng được. Bài văn như thế không có cảm xúc, hời hợt, mờ nhạt. Nguyên nhân là do các em không được quan sát, không biết huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sống của mình hoặc không biết cách quan sát nên không có những nhận xét cụ thể về đối tượng miêu tả.

+ Học sinh thường mượn ý tứ của người khác, thường là của một bài văn mẫu khi viết văn. Các em thường học thuộc một đoạn văn, bài văn mẫu. Khi viết bài các em biến thành bài làm của mình không đọc kĩ đề bài xem quy định như thế nào. Với cách làm như thế các em không nắm được đối tượng cần miêu tả, không quan sát đối tượng và không có cảm xúc gì về chúng. Vì thế bài văn của các em hầu hết giống nhau. Phần lớn các em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật, của cảnh theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khuôn mẫu. Mặt khác với đa số học sinh Tiểu học vốn từ ngữ của các em còn rất nghèo nàn, việc diễn đạt câu văn, ý văn còn nhiều hạn chế. Nhất là khi làm các bài văn miêu tả, các em liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật một cách đơn giản dẫn đến câu văn rất khô khan. Thậm chí có em khi miêu tả một sự vật không biết bắt đầu từ đâu, không biết phải tả những gì, tả như thế nào,…

+ Kiến thức sách vở cũng như kiến thức thực tế của học sinh còn rất nhiều lỗ hổng. Nhiều học sinh chưa từng được đến công viên, vườn bách thú hay những danh lam thắng cảnh khác… Nhiều học sinh chưa hề được nhìn thấy con gà đang gáy, con trâu đang cày ruộng, hoặc được ngắm nhìn những đêm trăng sáng, hoặc quan sát cánh đồng lúa khi thì xanh mướt, lúc thì vàng óng, trĩu bông… Một học sinh lớp 4 đã tả con trâu như sau: “Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày mẹ em xích nó ở gốc cây lộc vừng góc hiên. Trên cổ nó có đeo một chiếc vòng sắt màu đen thật xinh xắn” . Rõ ràng, đây là con trâu cảnh bằng sứ hoặc đồ chơi chứ không phải con trâu thật. Hay khi tả về cánh đồng lúa , một học sinh lớp 5 đã viết: “ Buổi sáng cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ. Bây giờ lúa đang thì con gái, cây lúa vươn cao xanh rì lá sắc nhọn như là lưỡi mác. Trông xa sóng lúa nhấp nhô uốn lượn, những cây lúa oằn xuống vì những bông lúa chín vàng trĩu hạt”. Tả đồng lúa đang thì con gái thì không thể có bông lúa chín vàng trĩu hạt được. Qua đó có thể thấy, khi làm bài, nhiều học sinh không hề nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả và đã viết không chân thực. Do vậy bài văn khó có thể truyền cảm cho người đọc.

+ Mặt khác việc học tập ở trên lớp của học sinh còn thiếu tập trung và không có phương pháp học nên cũng có những hạn chế nhất định. Nhiều học sinh khi đọc đề bài không xác định được đề bài yêu cầu viết gì và viết như thế nào, viết cái gì trước, cái gì sau,… Hơn nữa trên thị trường sách giáo dục hiện nay có rất nhiều sách tham khảo, văn mẫu hay trên mạng Internet học sinh cũng dễ dàng tìm được các bài văn mẫu nên đã tạo điều kiện cho học sinh chép văn mẫu. Chính vì vậy mà các em không biết đến đối tượng là gì, không cần quan sát và cũng không có cảm xúc, tình cảm gì về chúng. Tuy nhiên, các bài “văn mẫu” không có lỗi mà là việc tham khảo, sử dụng các bài văn mẫu đó như thế nào cho hiệu quả. Nếu giáo viên và cha mẹ học sinh biết tận dụng các bài văn tham khảo đó sẽ là những tư liệu tốt để học sinh có kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, học được cách viết văn (bố cục, viết câu, sử dụng từ ngữ,...), bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu con người, tình yêu tiếng Việt.

+ Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân khác, như sự hấp dẫn của các trò chơi hiện đại. Ngoài giờ học, các em thường bị thu hút vào các trò chơi games hoặc các trang web hấp dẫn khác trên internet, truyện tranh mà quên đi rằng thế giới thiên nhiên xung quanh các em thực sự hấp dẫn khác. Trẻ em ngày nay đang bị lãng quên một thế giới thơ mộng ở xung quanh. Đó là thế giới của ruộng đồng, cây cỏ, côn trùng, của mưa, của gió... Đây là thế giới có khả năng làm phong phú tâm hồn tuổi thơ và rèn luyện óc quan sát, nhận xét.

c/ Đối tượng nghiên cứu và áp dụng sáng kiến:

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 4 của trường Tiểu học Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường. Hai lớp có cùng sĩ số. Lớp 4A2 là lớp thực nghiệm và lớp 4A4 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện qua các giờ Tập làm văn và các buổi phụ đạo tăng buổi.

Qua điều tra đầu năm trên 35 em học sinh lớp 4A2 kết quả như sau:

- Số học sinh rất thích học môn Tiếng Việt: Không có em nào.

- Số học sinh thích học môn Tiếng Việt chiếm 8 em = 22,8 %. (tập trung vào những em chăm chỉ)

- Số học sinh ngại học môn Tiếng Việt, chất lượng bài viết chưa cao chiếm 77,2% ( những em này thể hiện sự học thiên lệch về môn toán và lực học trung bình, yếu kém ở các môn).

Thực tế cho thấy kết quả viết văn của học sinh trong nhiều năm gần đây đã có sự tiến bộ. Song sự tiến bộ ấy chỉ tập trung ở một số em học sinh giỏi, được luyện nhiều và chất lượng bài viết của các em nói chung còn bộc lộ nhiều hạn chế.

* Nguyên nhân

+ Các em chưa hiểu rõ đặc điểm của văn tả cảnh, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn tả cảnh và các kiểu bài văn khác vì thế việc quan sát của các em bị xem nhẹ.

+ Khả năng hiểu biết về thực tế cuộc sống còn hạn chế dẫn đến việc quan sát sự vật để miêu tả của các em và sự lựa chọn chi tiết để quan sát và miêu tả còn cứng nhắc, mang nặng tính liệt kê, kể lể, thiếu tinh tế.

+ Học sinh chưa có được kĩ năng quan sát thực tế cảnh vật, khả năng quan sát của học sinh không được thường xuyên rèn luyện, quá trình quan sát còn hời hợt thiếu định hướng, thiếu tinh tế chính vì vậy học sinh chưa tìm ra được đặc điểm nổi bật của cảnh để tả. Khả năng liên tưởng của học sinh còn hạn hẹp.

+ Chưa biết cách quan sát như thế nào cho hiệu quả: quan sát bằng những giác quan nào? Quan sát sự vật từ đâu đến đâu, chi tiết nào nổi bật? Quan sát vào những thời điểm nào? dẫn đến thiếu ý tưởng để triển khai bài viết. Bên cạnh đó, vốn từ miêu tả còn nghèo nàn, hạn hẹp nên không lựa chọn được từ ngữ có hình ảnh thích hợp để ghi lại những gì đã quan sát.

+ Học sinh chưa tạo được thói quen quan sát và chính phụ huynh và giáo viên cũng là người chưa tạo được cho các em hứng thú để quan sát

+ Ít có tài liệu hướng dẫn học sinh cách quan sát, cụ thể trong SGK lớp 4-5 theo chương trình cải cách cũng không có nhiều bài hướng dẫn quan sát cụ thể mà chỉ được lồng ghép một chút qua các bài dạy lí thuyết khiến cả giáo viên và học sinh còn nhiều lúng túng.

+ Việc ra đề văn miêu tả cũng không xem xét đến việc có thích hợp với học sinh hay không. Việc ra đề còn lệ thuộc vào sách giáo khoa cho dù đề bài có có nói đến đối tượng miêu tả không có ở địa phương hoặc không phù hợp với học sinh Tiểu học. Vì vậy đã tạo cho học sinh thói quen bắt chước, lười suy nghĩ.

1.4. Các biện pháp thực hiện.

1.4. 1. Biện pháp chung khi hướng dẫn học sinh làm bài văn miêu tả.

a/ Hướng dẫn học sinh nắm chắc đề bài:

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề bài xác định yêu cầu của đề bài, thể loại văn đề bài yêu cầu. Đây là thao tác rất quan trọng của mỗi học sinh trong khi làm văn nhất là văn miêu tả. Việc nắm được đề bài các em sẽ biết được đây thuộc kiểu bài gì, đối tượng là ai, phương thức và cách thức làm bài như thế nào? Từ đó học sinh sẽ lựa chọn những cách viết bài hay, phù hợp để bài viết mình tốt nhất.

Ví dụ: Miêu tả cây xà cừ : Học sinh biết được đây thuộc kiểu văn miêu tả, đối tượng là cây bàng, dạng bài là miêu tả cây cối, trình tự làm sẽ theo các bước của dạng bài là miêu tả cây cối.

b/ Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý chi tiết và cụ thể cho bài viết:

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cụ thể, chi tiết, giúp cho học sinh tránh bỏ sót ý, viết lan man, không đúng chủ đề. Vì vậy đây là thao tác quan trọng của mỗi học sinh trong quá trình viết bài. Khi lập dàn ý chi tiết, cụ thể giáo viên hướng dẫn học sinh cần:

- Chọn cho mình những chi tiết hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc, nổi bật của sự vật mà mình đã quan sát được, liệt kê ra bài nháp của mình, lựa chọn các chi tiết hình ảnh đắt giá để đưa vào bài viết làm bài viết thêm sinh động rõ nét hơn.

- Sắp xếp các ý: Hướng dẫn học sinh sắp xếp các chi tiết, hình ảnh đó một cách hợp lí, logic, phù hợp nhất, từ đó tạo nên bố cục hoàn chỉnh cho bài viết.

Ví dụ: Tả về cây phượng.

+ Tả bao quát: Trông như thế nào, tới gần dáng vẻ ra làm sao?

+ Tả bộ phận: Gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả…

+ Lợi ích của cây phượng đem lại cho chúng ta là gì?

c/ Đảm bảo yêu cầu thực hành khi viết văn miêu tả.

+
Việc hình thành kiến thức và kĩ năng cho học sinh phải được thông qua hoạt động thực hành. Vì vậy sự hình thành kĩ năng viết một bài văn miêu tả cho học sinh phải lấy thực hành làm hoạt động chính của tiết học. Bao gồm: Kĩ năng phân tích đề, quan sát, lập dàn ý, dựng đoạn, dùng từ, đặt câu,… Trên cơ sở giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động học tập từ đó rút ra lí thuyết văn miêu tả, hình thành kĩ năng miêu tả.

+ Để làm tốt các biện pháp và yêu cầu trên tôi đã thực hiện các công việc sau: Muốn cho học sinh nắm được đối tượng miêu tả trong tiết học quan sát, tìm ý cần cho học sinh quan sát trực tiếp đối tượng. Tôi không tiến hành giữa bốn bức tường mà tiến hành giữa thiên nhiên. Nhà giáo dục Xô Viết Xu – khôm – lin – xki đã cho rằng: Việc học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, việc dạy các em miêu tả cảnh vật nhìn thấy, nghe thấy … là con đường hiệu quả nhất để giáo dục các em và phát triển ngôn ngữ. Ông phê phán cách tổ chức học tập tách học sinh với thế giới xung quanh. Đồng thời trong quá trình tổ chức quan sát tôi cho học sinh tự do lựa chọn vị trí quan sát, các em có thể trao đổi nhỏ với nhau.




















+ Bài văn miêu tả có tính chân thực vì vậy đòi hỏi phải có các chi tiết sát thực: Tả đúng bản chất của đối tượng miêu tả, thể hiện những nét đẹp đẽ, đúng đắn tư tưởng tình cảm của học sinh khi bộc lộ thái độ của các em với đối tượng miêu tả.

Ví dụ: Trong bài “ Quan sát, miêu tả cây cối”.




















Học sinh lớp 4A2 quan sát cây cối.

Đầu tiên tôi cho các em xem tranh nếu phải miêu tả cây các em chưa gặp bao giờ và không biết, hướng dẫn các đặc điểm từng bộ phận của cây mà với vốn sống của một giáo viên tôi cung cấp cho các em, hoặc có thể cho các em quan sát trực tiếp. Thông qua các hoạt động thực hành như vậy, tôi đã giúp các em luyện tập cách quan sát nhìn nhận phân tích cuộc sống xung quanh, góp phần hình thành nhân cách của người học sinh.

+ Phải nắm vững yêu cầu nội dung từng tiết dạy trong quá trình dạy học một thể loại miêu tả : phải quan sát – sắp xếp ý – lập dàn bài

+ Bảo đảm yêu cầu xác thực trực tiếp khi học và làm bài miêu tả, coi việc tổ chức quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả là một nguyên tắc khi dạy học văn miêu tả. Chỉ trên cơ sở có sự thu nhận trực tiếp, các nhận xét ấn tượng, cảm xúc chính của mình thì các em mới bắt tay vào làm bài. Tôi thấy đây là điều quan trọng nhất khi dạy – học văn miêu tả. Vì vậy bảo đảm giúp các em chuẩn bị quan sát tốt trước khi làm bài. Đồng thời chú ý rèn luyện cho các em có được kĩ năng quan sát cần thiết. Tuy vậy có một điều cần lưu ý, trong khi hướng dẫn các em tập quan sát phải khéo léo khêu gợi để các em hoạt động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc giúp cho việc quan sát được tốt hơn

+ Nếu yêu cầu quan sát trực tiếp, vậy có thể dùng bài mẫu khi dạy văn miêu tả không? Tôi vẫn sử dụng các bài văn mẫu khi dạy học văn miêu tả. Điều đáng quan tâm nhất là dùng bài văn mẫu vào lúc nào và như thế nào? Có người thắc mắc rằng: làm như vậy có hạn chế sức sáng tạo, trí tưởng tượng của các em không ? Có vi phạm nguyên tắc điển hình hóa hay không ? Theo tôi nhận thấy rằng vốn sống, vốn hiểu biết của các em chưa nhiều, các em đang trong quá trình tìm hiểu thế giới xung quanh. Không quan sát trực tiếp các em lấy tư liệu đâu để miêu tả ? Các em dựa vào đâu để tưởng tượng sáng tạo. Trong bài viết của các em cần có sự hư cấu, nhân hóa và so sánh để xây dựng được cách điển hình.

+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị làm bài văn miêu tả, với các đối tượng miêu tả các em đã quen biết hoặc quen thuộc tức là tiếp xúc trong quá khứ. Nếu nay không có điều kiện trực tiếp để quan sát thì cần khơi gợi để các em nhớ lại những ấn tượng, cảm xúc, những nhận xét các em đã quan sát được trước đây ( xem tranh ảnh……..) cũng là một biện pháp quan sát. Còn đối với các đối tượng mới lạ ít tiếp xúc thì việc quan sát trực tiếp là không thể bỏ qua. Để giúp các em quan sát được tốt cần có nhiều biện pháp cụ thể: khơi gợi hứng thú với vật, con vật ,cảnh quan…….

+ Hướng dẫn các em quan sát theo hệ thống câu hỏi thích hợp, rèn luyện thành nếp việc ghi chép các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc….. của bản thân.

Tuy nhiên, qua nhiều năm giảng dạy, có rất nhiều học sinh không hề chú ý đến bài học này, mà chỉ đơn thuần là dùng mắt để quan sát, chứ không hề truyền tải những thông tin mà nhãn quan thu thập được về đại não để phân tích và chắt lọc tin tức. Kết quả khi quan sát sự vật, các bạn đều không thể nắm bắt được ý nghĩa thật sự mà bản thân sự vật, hiện tượng mang trong mình. Hãy lấy một ví dụ vô cùng đơn giản, để học sinh viết một bài văn tả cây bóng mát. Nếu như học sinh đó không có khả năng quan sát, hoặc khả năng quan sát của em đó không đủ tốt, thì bài văn chắc sẽ chỉ vỏn vẹn có vài câu: “Trên sân trường em có một cây bàng rất là đẹp. Thân cây cao to, cành lá tỏa xum xuê. Mùa hè, lá bàng xòe ra xanh mướt…” Còn những em có khả năng quan sát thì sẽ khác, vẫn cùng là một cây bàng đó, nhưng mọi chi tiết diễn tả lại một cách rõ ràng sinh động hơn, “Cây bàng trường tôi, tuổi còn trẻ lắm, thân vươn thẳng, xòe ba tán lá tròn xoe như những chiếc ô trông thật ngộ nghĩnh. Tán bàng được đan dệt bởi những tầng lá xanh, to rộng và dày lại với nhau. Trên tán cây thỉnh thoảng điểm xuyết vài nhành hoa bàng màu trắng li ti giản dị, khiêm nhường giữa những tán lá xanh….” Có thể thấy rằng, giỏi về sử dụng đôi mắt quan sát là chiếc chìa khóa bằng vàng để làm tốt bài văn miêu tả.

1.4.2. Giải pháp cụ thể rèn cho học sinh kĩ năng quan sát tốt.

a/ Quan sát:


Trong văn miêu tả, quan sát rất quan trọng. Việc quan sát và vị trí quan sát tốt, góc quan sát phù hợp: xa hay gần, trong hay ngoài, ban ngày hay ban đêm, mùa xuân hay mùa hạ, … sẽ giúp ta nắm được “cái thần” của đối tượng, cảm nhận đối tượng một cách rõ ràng, cụ thể và tinh tế hơn. Muốn quan sát tốt cần có sự tập trung và gắn óc phân tích, so sánh sự vật vào đó. Chẳng hạn khi nhìn một người, hãy thử thầm đưa ra những nhận xét như: người ấy có màu tóc gì? Cao hay thấp? trang phục thế nào so với những người xung quanh? Người đó có những đặc điểm gì nổi bật?...Hay khi ngắm nhìn một cánh đồng hoa, ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp hãy tập thêm việc phân loại có bao nhiêu loại hoa, Mỗi loài hoa có nét riêng gì? Chúng có gì đẹp trong thời điểm đó. Không chỉ nhìn một chi tiết mà bao quát hơn các chi tiết liên quan kết hợp thành sự vật, sự việc không bỏ qua chi tiết nào của bức tranh.

Để rèn học sinh kĩ năng này, trước hết giáo viên cần hướng dẫn và chỉ ra các ví dụ cụ thể cho học sinh học tập. Ví dụ:

+ Có thể thấy, qua quan sát của Tô Hoài mà chú gà chọi hiện lên với những nét khác thường. Từ đôi chân cứng lẳn như hai thanh sắt phủ đầy những vẩy lớn sắp vàng đến bộ mặt tím lịm, lùi xùi những mào, những tai và những mấy cái ria mép. Nổi bật lên trên tất cả là màu của da: đỏ gay, đỏ gắt, đỏ tía, đỏ bóng. Rõ ràng đây là một chú gà không giống bất cứ một chú gà nào khác. Tô Hoài đã tìm được những nét chính, nét riêng biệt của chú gà chọi.

+ Quan sát đối tượng không chỉ bằng thị giác như các em vẫn nghĩ, mà phải biết huy động mọi giác quan: thính giác (nghe), khứu giác (ngửi), xúc giác (sờ, nắm), vị giác (nếm). Những đoạn văn hay và hấp dẫn là những thành công của tác giả trong việc dùng nhiều giác quan để quan sát. Cũng tả về gà nhưng nhà văn Võ Quảng lại đi vào tả cụ thể ba con gà. Mỗi con một dáng vẻ, một đặc điểm sinh động về tính cách. Trình tự miêu tả đi từ tiếng gáy (thính giác), đến màu sắc, hình dáng và hoạt động (thị giác), để từ đó làm nổi bật lên tính cách của từng con (nội tâm): Con gà của anh Bốn Linh: tiếng gáy dõng dạc, dáng đi oai vệ, kiêu hãnh, cái vẻ phớt lờ, thách thức; Còn con gà của ông Bảy Hoá lại có: bộ mã khá đẹp, lông trắng, mỏ búp chuối, mào có hai cánh như hai vỏ trai úp . Đặc điểm ngoại hình ấy tạo nên ưu thế “láo khoét”, thích “tán tỉnh” này. Cuối cùng là con gà của bà Kiến, một chú gà trống tơ, không đẹp, không khoẻ: Lông đen, chân chì, bộ giò cao, cổ ngắn. Tính nết bộc lộ rất rõ trong tư thế: Nó xoè cánh, nghển cổ, chuẩn bị chu đáo, nhưng rốt cuộc chỉ rặn được ba tiếng éc, e, e cụt ngủn.

Tuy nhiên, tuỳ từng kiểu bài ta có những cách quan sát khác nhau. Đối với kiểu bài tả đồ vật ta có thể quan sát theo trình tự: mắt nhìn, tay sờ, tai nghe, mũi ngửi,… nhưng đối với bài văn tả cây cối cần phải quan sát theo một trình tự: từ xa đến gần, từ bao quát đến bộ phận, quan sát nét khác biệt của cây đó với cây khác. Đối với bài văn tả loài vật ta quan sát: ngoại hình rồi mới đến những thói quen sinh hoạt và những hoạt động của con vật. Còn đối với bài văn tả cảnh, ta quan sát theo trình tự: thời gian, theo đặc điểm nổi bật của cảnh và theo từng góc độ của cảnh. Với bài văn tả người, lại cần phải quan sát kĩ về: ngoại hình (tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,…);về tính tình và hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, việc làm…).

Sự vật trong tự nhiên, mỗi sự vật có một đặc điểm riêng, chỉ khi nào ta nắm được đặc điểm riêng đó của sự vật thì khi viết ra mới có hình ảnh như thật. Thế nhưng, chỉ làm nổi bật đặc điểm bên ngoài thôi chưa đủ, cần nêu được cái đặc sắc ẩn chứa bên trong sự vật đó để nói lên những suy tư, những tình cảm không chỉ của người viết gửi gắm vào đó mà còn là của sự vật đó. Muốn làm được điều này, dứt khoát phải có sự quan sát tinh tế và phải có được những phát

hiện rất riêng về đối tượng và rung cảm với nó.

*Để hướng dẫn HS quan sát, tôi giao cho các nhóm HS tìm hiểu một số đối tượng như: Cánh đồng lúa quê hương, dòng sông quê em, một danh lam thắng cảnh,... cùng sưu tầm các tư liệu khác nhau như hình ảnh, tranh vẽ, bài viết, các đoạn phim,...

- Sau khi HS trình bày các kết quả của mình, giáo viên có thể bổ sung một số tư liệu trình chiếu trên Power Point rồi nêu vấn đề để các em nhận thấy có thể quan sát đối tượng miêu tả trong nhiều hoàn cảnh như trên đường đi học; qua trò chơi; đi tham quan, du lịch, dã ngoại, về quê; trên truyền hình, sách báo, các tác phẩm văn học nghệ thuật; qua lời kể của người khác...

- Muốn như vậy, học sinh phải tập quan sát thực sự, quan sát nhiều lần và bằng các giác quan khác nhau, bằng tâm hồn và cảm xúc của các em, bằng tình yêu thiên nhiên, loài vật...

- Khi quan sát, phải chú ý đến bố cục, đường nét, màu sắc, hình ảnh của cảnh và đặt ra những câu hỏi để tự lí giải và quan trọng là phải tìm được chi tiết trọng tâm, nét nổi bật, nét riêng của từng sự vật cụ thể; không nên quan sát và chọn chi tiết miêu tả một cách tràn lan mang tính liệt kê.

- Nếu là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử thì cần làm nổi bật giá trị về lịch sử, văn hóa.... Điều đó giúp các em có thể vận dụng tích hợp với kiến thức của các môn học như Mĩ thuật, Lịch sử, Địa lí,...

- Tất cả những điều học sinh quan sát ghi nhận được cần chép lại vào một cuốn sổ tay. Không cần chép dài dòng, mà chỉ điểm qua những nét chính, ngắn gọn.

- Sẽ rất thành công nếu khi quan sát các em có những phát hiện bất ngờ thú vị. Những phát hiện này sẽ là điều kiện giúp cho bài làm của các em thêm sáng tạo, độc đáo.

b/ Hướng dẫn kĩ năng quan sát:

* Xác định mục đích quan sát.


+ Trong thế giới muôn màu có hàng loạt đối tượng khác nhau. Người biết quan sát sẽ không nhìn vào tất cả những đối tượng đó mà phân nhóm chúng vào những chủ đề theo sự quan tâm (mục đích) của mình, đồng thời biết gạt bỏ những chi tiết, đối tượng không liên quan. Như vậy, nếu vạch ra mục đích quan sát càng rõ ràng, các em càng tập trung chú ý; sự quan sát càng tỉ mỉ, tinh tế, hiệu quả quan sát càng cao. Một đứa trẻ biết quan sát sẽ thu thập được các chi tiết cơ bản, cần thiết nhất của sự vật, hiện tượng và ghi nhớ sự tồn tại, trật tự, nhất là các mối liên hệ bề ngoài giữa các chi tiết đó thì em đó sẽ biết tái hiện lại sự vật, sự việc đó một cách sinh động. Do đó, trước khi đi đến địa điểm cần quan sát, giáo viên định hướng giúp học sinh xác định rõ mục đích quan sát là đạt được những điều gì, thậm chí yêu cầu học sinh quan sát tỉ mỉ, chi tiết một con vật cụ thể rồi mô tả lại cho mọi người nghe, như thế các em sẽ hứng thú khám phá và thu hoạch những điều bổ ích.

* Xác định đúng trọng tâm của đề và đối tượng quan sát.

+ Đầu tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài, xác định các đối tượng miêu tả để hướng dẫn cách quan sát, để xây dựng hướng làm bài.

* Ví dụ: Đề bài văn tả cảnh lớp 5: “Em hãy miêu tả quê hương em vào một buổi bình minh”. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phân tích đề để thấy được: Đây là một đề bài dạng tả cảnh tổng hợp. Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy việc xác định cảnh tổng hợp thường nhờ những từ ngữ như: “ một miền quê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh nơi em ở,…”. Và chỉ rõ cho học sinh biết cảnh tổng hợp là như thế nào? Đó là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ của quê hương của quê hương hay miền quê thường là cánh đồng, dòng sông, con đường làng, cây đa, giếng nước, sân đình, khu vườn nhà,… Sau đó giúp học sinh hình dung cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian nào ( mùa nào), ở không gian nào ( cảnh đó như thế nào)? … Việc xác định được đúng đối tượng như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình được đối tượng miêu tả để quan sát được chi tiết hơn.

Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu tả nhưng để có bài văn miêu tả hay học sinh phải làm nổi bật được đặc điểm tiêu biểu của đối tượng. Trong thực tế có những em khi làm bài thấy gì tả nấy, theo kiểu liệt kê, khiến bài viết của các em có những hình ảnh, sự việc vừa ngây ngô vừa thô cứng. Để giúp học sinh lựa chọn đựoc những đặc điểm tiêu biểu tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu đối tượng bằng nhiều bước như sau:

Bước 1: Tái hiện lại đối tượng miêu tả một cách khái quát.

Bước 2: Chia cảnh tổng hợp thành những cảnh nhỏ.

Bước 3: Tìm những đặc điểm của từng cảnh nhỏ.

Bước 4: Chọn lựa mỗi cảnh cần miêu tả những đặc điểm nổi bật, tiêu nhất.

Các bước trên giúp các em biết quan sát từ khái quát đến cụ thể một đối tượng cần miêu tả để lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng. Lựa chọn được đặc điểm tiêu biểu học sinh còn cần quan sát kĩ từng ðặc ðiểm tiêu biểu ðể hình dung tưởng tượng.

* Một vài ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Cảnh khu vườn vào buổi sáng mùa thu thì có những đặc điểm gì nổi bật? Đầu tiên giáo viên cho học sinh xác định chủ đề của cảnh sẽ dựng là một cảnh khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, rất thanh bình, dân dã mà mang được vẻ trù phú của chốn quê hương yêu dấu, đặc biệt cảnh phải mang được dáng dấp của thời gian, không gian mà đề quy định ( có đặc trưng của mùa thu). Sau đó giáo viên hướng cho học sinh tái hiện từng hình ảnh của khu vườn theo trí tưởng tượng nhưng phải sát với hiện thực .

Ví dụ 2:

Cảnh khu vườn buổi sớm mùa thu giống như một bức tranh nhiều màu sắc và ngào ngạt hương hoa; hình ảnh, hàng cau cao vút với những đọt lá non như những cánh tay dài rộng hớn hở vươn lên đón ánh nắng mai, hay bụi hoa nhài trước sân nhà lặng lẽ tỏa hương ẩn mình vào những giọt sương. Hoa lá cũng mang dáng dấp mùa thu: vườn hoa cúc đang đua sắc vàng cùng bướm ong, khóm thu hải đường với những chùm hoa nho nhỏ đáng yêu; hình ảnh vườn rau tươi tốt cũng mang rất đặc trưng mùa thu: đám cải đang lên ngồng trổ hoa vàng rực, những ngọn mồng tơi đang quăn mình leo lên bờ dậu và những chùm quả tím lịm như lắng mình vào thu; hay hình ảnh hàng cây ăn quả với những hương vị của thu: Trái bưởi căng tròn vàng tươi sắc nắng, buồng chuối tiêu chín vàng lốm đốm, những trái na tròn xoe mở mắt nhìn thu, cây hồng trái chín như những chấm son trên nền trời thu trong vắt...

- Với cách làm như trên tôi đã cho học sinh luyện tập tìm đặc điểm cho nhiều cảnh khác nhau với những thời gian, không gian đa dạng. Các em được luyện tập dưới hình thức: “thi nhau tìm đặc điểm” của sự vật, cảnh vật, giáo viên hệ thống và giúp các em chọn lựa những đặc điểm tiêu biểu nhất trong mỗi cảnh. Như thế sẽ tạo được hứng thú của học sinh với cảnh sẽ tả.

* Biết chọn lựa, chắt lọc hình ảnh quan sát miêu tả.

Môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng nghe, nói, viết. Nhưng học sinh còn lúng túng không biết lắng nghe gì? Nói gì? Viết gì? Vì vậy, dạy học cho học sinh biết quan sát tìm ý để hình thành thói quen chuẩn bị bài tốt là một yêu cầu quan trọng khi làm văn. Muốn quan sát tốt, học sinh cần nắm được cách quan sát và những yêu cầu quan sát để làm văn. Cùng một đối tượng (Ví dụ cùng một con búp bê nhưng mỗi cá nhân lại có sự cảm nhận riêng (có em thích màu sắc bên ngoài, có em thích dáng vẻ ngộ nghĩnh, có em lại thích tiếng chiếc áo váy …). Giáo viên phải tôn trọng ý kiến của các em, không phê phán vội vàng, chủ quan, phải giúp học sinh tự tin trong học tập. Tuy nhiên, để miêu tả một đối tượng nào đó, giáo viên cần giúp các em biết quan sát đối tượng theo từng góc nhìn, từng thời điểm, biết cảm nhận và chọn “điểm nhấn” của đối tượng tạo ra nét riêng biệt trong bài văn của mình. Do vậy, để đảm bảo tính chân thực của bài miêu tả cần phải được bắt nguồn từ quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả, kết hợp với kinh nghiệm sống, trí tưởng tượng của học sinh, phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc thực của các em trước đối tượng miêu tả. Tính chân thực đòi hỏi phải có chi tiết thực, tả đúng bản chất của đối tượng miêu tả, thể hiện được những nét đẹp đẽ, đúng đắn trong tư tưởng, tình cảm của người học sinh khi bộc lộ thái độ của các em với đối tượng miêu tả.

- Có những cảnh vật, con người, sự việc diễn ra xung quanh các em tưởng chừng như rất quen thuộc, nhưng khi miêu tả, nếu các em không chú ý quan sát thì chúng sẽ không làm nổi bật được nhưng đặc điểm của đối tượng miêu tả. Quan sát giỏi phải tìm ra nét chính, thấy được tính riêng, tìm được những ngóc ngách của sự vật cần miêu tả. Nhiều khi không cần phải dàn đủ hết chi tiết mà chỉ cần ghi lại những điểm chính mà mình cảm nhất: có thể là một câu nói lột tả tính nết, một dáng người, tiếng động, nét mặt…mà mình đã chú ý quan sát được.

Để thực hiện những yêu cầu trên, tôi thường hướng cho học sinh thực hiện thật tốt từng bước:

+ Xác định cụ thể và chọn một đối tượng cần quan sát (đó là vật gì? hoặc con gì? hay cái gì?)

+ Trước tiên là quan sát bao quát đối tượng và cảm nhận (nó đẹp, dễ thương, hoặc oai phong, hay dữ tợn,..), rồi quan sát từng bộ phận của đối tượng theo một trình tự nhất định (từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, hoặc đầu, mình rối đến chi, …) Quan sát thật kĩ những bộ phận của sự vật mà em thích thú, ấn tượng. Khi quan sát sự vật, các em cũng có thể trao đổi theo nhóm với nhau để tìm ra những đặc điểm nổi bật của đối tượng một cách tốt nhất.

* Quan sát thường xuyên mọi lúc, mọi nơi.

Tạo cho học sinh có thói quen quan sát thường xuyên mọi lúc, mọi nơi, quan sát bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi…) coi đó là một thói quen cần thiết của một người học văn. Chẳng hạn trên đường đi học, em có thể quan sát hai bên đường và thấy Những hạt sương mai đọng trên lá cỏ đẹp long lanh như những hạt ngọc hay Những mạng sương trên cỏ ánh lên như được dệt bằng bạch kim. Em cũng có thể cảm thấy Sự mơm man của những cơn gió heo may trở về cuốn theo những chiếc lá vàng rơi trên lề phố hay Tiếng lá xào xạc dưới chân nghe như thu đã về. Quan sát nhiều, quan sát kĩ chẳng những giúp các em viết được những câu văn miêu tả hay, chính xác mà còn giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp thế giới thiên nhiên, cuộc sống một cách tinh tế sâu sắc.

* Định hướng cho học sinh cách quan sát và quan sát đúng phương pháp.

-
Quan sát tỉ mỉ, chi tiết đối tượng miêu tả bằng nhiều giác quan.

Thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Giáo viên cần hướng dẫn cho các em sử dụng các giác quan khác để quan sát như thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và cả cảm giác.



Quan sát bằng mắt để nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật

Quan sát bằng tai để nghe âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc.

Quan sát bằng mũi để những cảm nhận mùi vị tác động đến tình cảm

Quan sát bằng vị giác và xúc giác, quan sát bằng cảm nhận.

Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, bài văn đa dạng phong phú.

Ví dụ : Khi tả cánh đồng lúa chín, giáo viên có thể hỏi: Khi nhắm mắt lại, hít một hơi dài, em sẽ cảm thấy gì? ( mùi thơm thơm của lúa chín quyện trong gió). Lắng tai nghe, em thấy gì? ( Tiếng hót văng vẳng của bầy chim sơn ca trong buổi xế chiều, tiếng gió nhẹ đưa xào xạc trong không gian và tiếng người nói cười rộn rã…); Đứng trước cánh đồng lúa chín vàng, em cảm thấy như thế nào?( như thấy mình đứng trước một biển vàng với những đợt sóng lúa lao xao...)

Quan sát chính là dùng các giác quan để nhận biết sự vật, để tìm cho ra những cái mới, cái riêng nổi bật của từng sự vật. Nếu như là tả cảnh công viên mùa xuân mà đều là: trăm hoa khoe sắc, hương thơm ngào ngạt, bướm bay rập rờn, lũ ong vo ve bay tới bay lui, còn tả về biển thì: lớp lớp sóng xô, những con sóng bạc đầu sủi bọt như vậy thì là công thức và nhàm chán, không để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Chúng ta hãy xem: nhìn bầu trời đầy sao, Huy- gô thấy nó giống như một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại các liềm con là vầng trăng non, vẫn vầng trăng ấy người khác nhìn lại thấy nó giống như quả chuối chín vàng, như hạt cau phơi, lúc lại tựa như con thuyền không mui... Rõ ràng chỉ là một sự vật nhưng mỗi người lại cho ra những hình ảnh rất mới, rất cụ thể, rất đúng và hay.

Ví dụ: Quan sát cây bút chì của em không phải chỉ màu sắc bên ngoài của bút chì mà còn cần nhận ra các đặc điểm khác mà chỉ riêng bút chì của em mới có như những nét hoa văn trang trí trên cây bút đó có gì nổi bật có gì khác biệt với những chiếc bút của các bạn khác ?

+ Quan sát tỉ mỉ nhiều lượt:

Muốn tìm ý cho bài văn, học sinh phải quan sát kỹ, quan sát nhiều lần cảnh đó. Tránh quan sát qua loa như ta nhìn lướt qua hay liếc nhìn nó thì sẽ không tìm ra những ý hay cho bài văn.

Học sinh cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát.

+ Lựa chọn trình tự quan sát.

Học sinh có thể lựa chọn các trình tự quan sát khác nhau.

Trình tự không gian: Thường quan sát toàn bộ phận đến qua sát chi tiết từng bộ phận, quan sát từ trái qua phải, từ trên xuống dưới hay từ ngoài vào trong....

Trình tự thời gian: Quan sát sự thay đổi của cây cối hay cảnh vật theo mùa, theo năm tháng, theo từng thời kì phát triển của sự vật…, quan sát từ sáng đến tối; từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc...

Trình tự tâm lý: thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc quan sát trước. Trình tự không gian:

Nhưng dù quan sát theo trình tự nào cũng cần tập trung vào bộ phận chủ yếu và trọng tâm. Trong cùng một loại đối tượng, mỗi đối tượng cụ thể cũng có đặc điểm riêng. Khi quan sát cần chú ý phát hiện những đặc điểm riêng phân biệt đối tượng được tả với những đối tượng khác cùng loại.

+ Tạo môi trường cho học sinh được quan sát

Tuỳ theo đề bài, giáo viên tổ chức cho các em quan sát đối tượng ngay tại địa điểm có cảnh vật cần tả. Nếu không thể tổ chức quan sát được thì giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cảnh vật trước khi tới lớp và ghi chép lại những điều ghi nhận được. Học sinh phải tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính.

Ví dụ 1: Quan sát bầu trời

Bước 1
: Học sinh quan sát bầu trời.

Bước 2 : Giáo viên tổ chức cho học sinh ra sân trường để các em quan sát bầu trời theo các câu hỏi gợi ý sau :

- Nhìn lên bầu trời em thấy nó thế nào? Rộng hay hẹp? các em có thấy những khoảng trời xanh và mặt trời không ?

- Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây ?

- Những đám mây có màu gì ?

- Chúng đứng im hay chuyển động? Hãy hình dung xem chúng giống cái gì?

- Em có thấy ánh nắng vàng chiếu xuống hoặc những giọt mưa rơi không? Chúng đẹp như thế nào? Hãy nói về chúng bằng những từ ngữ của riêng mình.

Bước 3 :Sau khi quan sát, học sinh nhận xét bầu trời tại thời điểm quan sát và biết mô tả bầu trời bằng vốn từ của mình với nhiều cách khác nhau

- Bầu trời buổi sáng xanh, cao và trong quá!

- Bầu trời như vừa được tắm gội sạch sẽ sau cơn mưa dông đêm qua .

- Sau cơn mưa dông tối qua, mây trốn đi đâu hết, chỉ có nền trời trong xanh và ông mặt trời lơ lửng trên cao đang tươi cười tỏa nắng.

- Trên sân trời xanh ngắt, ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngủ dài

Ví dụ 2
: Quan sát hồ nước

Bước 1
: Học sinh quan sát hồ nước.

Bước 2 : Giáo viên cần gợi ý cho học sinh dựa theo hệ thống câu hỏi:

- Hồ nước nằm ở đâu? Nó rộng hay hẹp?

- Em quan sát hồ nước vào thời gian nào?

- Từ trên cao nhìn xuống, em thấy hồ nước giống như cái gì?

- Mặt hồ ra làm sao?

- Nước hồ thế nào? Em có thấy những con sóng nhỏ trên hồ không? Nó thế nào?

- Em thấy bóng những cây gì in trên mặt hồ? Chúng làm cho mặt nước trở nên thế nào?

- Quan sát xung quanh hồ em còn thấy gì? Em nghe được những âm thanh gì?

- Em thấy hồ nước đẹp nhất vào lúc nào? khi đó có gì nổi bật?

- Em cảm nhận được điều gì khi quan sát hồ nước?

Khi quan sát, giáo viên cần tạo hứng thú, kích thích tính tò mò, thích khám phá của học sinh. Cần kích thích lòng mong muốn hiểu biết, bồi dưỡng hứng thú quan sát cho học sinh, giúp học sinh thấy được ý nghĩa, lợi ích của việc quan sát. Biện pháp kích thích khéo nhất chính là đặt câu hỏi. Việc đặt câu hỏi vừa gợi mở, vừa củng cố lại những kinh nghiệm trẻ từng lĩnh hội, giúp học sinh thấy việc quan sát, tìm hiểu thế giới thật thú vị, có ý nghĩa thiết thực và là cách học tập chủ động, không áp lực.

c/ Hướng dẫn học sinh ghi chép lại các nhận xét do quan sát mang lại:

Để việc quan sát đạt hiệu quả cao, đòi hỏi học sinh phải biết cách ghi chép lại những gì quan sát được. Việc ghi chép lại kết quả quan sát sẽ giúp cho học sinh lựa chọn được những chi tiết, những hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu của sự vật, cảnh vật, qua việc ghi chép giúp làm giàu thêm cho trí nhớ của học sinh. Vậy cần phải xây dựng cho học sinh thói quen ghi chép khi quan sát, cách ghi chép khi quan sát. Phải ghi được những đặc điểm cơ bản: hình dạng, màu sắc, hoạt động,... của đối tượng, cần tìm tòi và ghi chép được những điều mà người khác không nhìn thấy để bài viết của mình có nét riêng, cái mới, cái độc đáo.

Quan sát và biết ghi chép lại những gì đã quan sát một cách có chọn lựa, đó là một yếu tố rất quan trọng trong học tập phân môn Tập làm văn. Học sinh quan sát và ghi chép lại một cách tỉ mỉ, chi tiết đối tượng miêu tả rồi trình bày kết quả quan sát trước lớp.

Cùng với việc giới thiệu một số hình ảnh cụ thể cho học sinh quan sát, giáo viên có thể gợi ý cho mỗi học sinh tự chọn chi tiết cụ thể của đối tượng cần miêu tả, rồi tìm những từ ngữ, ý văn, câu văn, hình ảnh so sánh, nhân hóa mà mình cảm thấy phù hợp, hay có thể sử dụng để miêu tả chi tiết đó của đối tượng rồi ghi chép lại. Giáo viên hướng cho các em ghi lại những điều quan sát được bằng cách đặt các câu hỏi, để học sinh trả lời bằng nhiều chi tiết cụ thể và sử dụng ngôn ngữ chính xác giàu hình ảnh khác nhau.

Ví dụ: Khi cho học sinh quan sát mặt hồ, tôi đã chỉ cho học sinh thấy được những con sóng nhỏ lăn tăn, thấy bóng hàng cây in trên mặt nước và lắng nghe âm thanh của tiếng sóng… Rồi cho từng học sinh nói lên những cảm nhận riêng của mình và thu được những hình ảnh mà các em quan sát được:



















Hồ Vực Xanh – Vĩnh Tường.

- Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ soi bóng mây trời và cả hàng liễu rủ lả lơi xung quanh hồ.

- Mặt hồ long lanh, nó chia thành muôn ngàn con sóng nhỏ vuốt ve lũ trẻ đang bơi lội ngụp lặn trong làn nước trong veo.

- Mặt hồ buồn thiu, nó trầm tư trong buổi hoàng hôn với những con sóng nhỏ lăn tăn, ngại ngần không muốn trở mình vì sợ lạnh.

- Mặt hồ long lanh như dát bạc khi ánh hoàng hôi chiếu rọi.

- Mặt hồ buồn bã có lẽ nó đang nhớ những tia nắng chói chang của buổi trưa làm nó lấp loáng.

-Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương để cho hàng liễu thướt tha ngả bóng soi mình.

- Tiếng sóng ì oạp, mơn man vỗ nhẹ vào bờ kè đá.

- Tiếng sóng lao xao như tiếng đàn vỗ vào bờ.


Để viết được bài văn miêu tả, ta không chỉ viết ra những gì mình quan sát thấy mà còn phải đưa ra những gì mà mình cảm nhận được bằng trái tim và tâm hồn mình như thế bài văn sẽ giàu cảm xúc hơn và không bị xáo rỗng.

d/ Rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh khi quan sát.

Việc học sinh biết quan sát, tìm được đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả là một bước quan trọng song chưa phải như vậy là học sinh đã tả được cảnh. Miêu tả là phải dựng được cảnh một cách sống động, chân thực, nghệ thuật. Đây là điều mà giáo viên cần phải quan tâm, tránh để cho các em quan sát được nhưng chỉ biết liệt kê sơ sài, diễn đạt lủng củng, hoặc chọn những hình ảnh so sánh đối chiếu không phù hợp… như vậy để làm bài văn của học sinh có sức hấp dẫn chúng tôi nghĩ rằng không có cách nào khác ngoài việc trau dồi kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho mỗi học sinh. Để làm được điều này giáo viên cần tạo cho học sinh sự yêu thích sáng tạo qua việc cung cấp và phân tích một số tư liệu được giáo viên chọn lọc kỹ càng trích trong các tác phẩm của các nhà văn thông qua các giờ học tập đọc mà các tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nhờ sự liên tưởng, tưởng tượng để tạo ra những đoạn văn hay giàu hình ảnh và cảm xúc.

Ví dụ: Đoạn trích miêu tả Hoa sầu đâu sau đây:

Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé lấm tấm mấy chấm đen, nở từng chùm, đung đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi lại cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng còn có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc…” (Vũ Bằng – TV4 tập 2). Giáo viên cùng phân tích và tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật mà tác giả Vũ Bằng đã sử dụng để dựng lên hình ảnh về hoa sầu đâu. Bằng sự quan sát tỉ mỉ, tác giả đã liên tưởng những bông hoa sầu đâu “nở như cười” cùng với phép so sánh tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh từng chùm hoa sầu đâu “ đung đưa như đưa võng”. Với sự tưởng tượng của mình tác giả cảm nhận được “ mùi thơm mát mẻ, dịu dàng” của hoa sầu đâu “mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng còn có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc”, với những từ ngữ dùng để miêu tả giàu hình ảnh mà tác giả sử dụng là những tính từ, từ láy như “ thoang thoảng, mát mẻ, dịu dàng” Nhờ sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú mà tác giả đã giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của hoa sầu đâu dẫu có khi chưa nhìn thấy hoa thực tế.

Từ việc phân tích những ví dụ như trên để cho học sinh thấy rằng: vẽ nên một bức tranh sinh động bằng ngôn ngữ là yêu cầu cao đối với văn miêu tả. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa còn có hệ thống các từ ngữ dùng để tả cảnh là các tính từ, từ láy. Bởi đây là lớp từ có giá trị gợi tả cao. Với mỗi một đoạn văn miêu tả như thế, tôi phân tích những hình ảnh ngôn từ nghệ thuật sáng giá sao cho tạo được hứng khởi ở học sinh, kích thích các em thích tìm và viết những lời văn hay. Có lẽ, rèn kỹ năng diễn đạt là một phương pháp đòi hỏi kỳ công nhất, nó cần phải mất một quá trình có nhiều bước. Sau khi tạo hứng thú cho học sinh qua cách tiếp xúc với các tư liệu chọn lọc, tôi mới cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa ra một loạt hình ảnh , yêu cầu học sinh dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, sử dụng những từ láy gợi hình, gợi âm để tập diễn đạt .

Ví dụ :










































- Tả cây xà cừ vào mùa hoa nở -> Hình ảnh hoa xà cừ: - Hoa xà cừ trổ vào cuối xuân đầu hạ, Từng chùm hoa trăng trắng nhỏ li ti như bông hoa mộc lấp ló trong vòm lá chẳng làm ai để ý. Chỉ đến khi thấy nhưng bông hoa xinh vương lên mái tóc hay rơi nhẹ xuống sân, chúng tôi mới nhìn lên và bắt gặp những chùm hoa trắng như làn mây thoảng nhẹ.

- Tả không gian cánh đồng -> - Cánh đồng lúa chín vàng trải dài như một tấm thảm vàng khổng lồ đang làm duyên dưới ánh nắng mặt trời . Mỗi cơn gió nhẹ lướt qua, cả cánh đồng khẽ rung rinh như đang nhảy múa. Thoảng trong gió nhẹ, hương lúa chín thơm nồng quyện với hương sen thơm ngát.

- Tả vạt cỏ ven đường -> Hoa cỏ dại mỏng manh, bé nhỏ nhưng mọc rất dễ dàng. Nó biết mình bé nhỏ nhưng vẫn tự hào đón nắng và vươn vai trong gió.

- Mùa hoa cải -> Màu hoa cải vàng ươm, nhẹ nhàng và thanh tao. Cánh hoa mỏng manh, rực rỡ và vươn cao mềm mại, nhụy hoa nồng nàn, mùi hoa ngai ngái lan xa đã kéo lũ ong, bướm đến hút mật vào những buổi sáng tinh sương của mùa đông se lạnh, những chiều nắng đầu xuân hanh vàng trong khu vườn bên con sông quê tĩnh lặng.

Để làm nên những bài văn miêu tả hay không thể không sử dung các biện pháp nghệ thuật so sánh. Vì thế để luyện kĩ năng diễn đạt ý cho học sinh sau khi quan sát, tôi đặc biệt chú ý đến việc rèn cho học sinh sử dụng phép so sánh trong các câu văn. Tôi đã hướng cho học sinh luyện tập cách dùng nhiều từ so sánh khác nhau sao cho thật đa dạng, phong phú gợi cảm, tạo ấn tượng cho người đọc.

Ví dụ : - Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông quê em uốn lượn như một dải lụa đào mềm mại vắt ngang qua những cánh đồng.

- Những lá sen già khum khum chắng khác gì những chiếc nón con của các bạn nhỏ vùng quê đựng đầy ắp nắng chiều thu .

- Cây cối rì rào, lao xao gió nồm nam, lá cây lay động, lấp lánh tựa ngàn triệu con mắt lá răm sáng trưng nắng hè .

- Vầng trăng về khuya lơ lửng trên dải Ngân Hà, trăng như một người mẹ dịu dàng đứng giữa muôn ngàn vì sao là những đứa con yêu .


Cách này tôi cũng cho học sinh luyện trong các tiết học để trở thành thao tác thuần thục, nhuần nhuyễn, đồng thời cho học sinh kết hợp về tìm đọc tư liệu để mở rộng từ sao cho có những lời văn miêu tả sống động gợi cảm nhất .

2. Khả năng áp dụng của sáng kiến.

Tôi nghĩ rằng việc một đứa trẻ biết quan sát sẽ thu thập được các chi tiết cơ bản, cần thiết nhất của sự vật, hiện tượng và ghi nhớ sự tồn tại, trật tự, nhất là các mối liên hệ bề ngoài giữa các chi tiết đó. Vì vậy việc rèn kỹ năng quan sát để làn tốt bài văn miêu tả cho học sinh Tiểu học là rất cần thiết. Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả thông qua rèn luyện kĩ năng quan sát trước hết là áp dụng cho học sinh có lực học khá của khối 4 - 5. Song người giáo viên cũng có thể vận dụng được sáng kiến này ở góc độ hẹp hơn, sơ lược hơn cho đối tượng là học sinh đại trà và các khối lớp dưới 2 - 3. Tuỳ cơ ứng biến, giáo viên còn có thể sử dụng sáng kiến này một cách tỉ mỉ, kiên trì cho đối tượng là những học sinh ngại học văn, chưa có tình cảm với thể loại văn tả cảnh. Và hơn thế tôi muốn học sinh có kĩ năng quan sát tốt cũng đã giúp các em cảm nhận cuộc sống xung quanh trọn vẹn hơn.

VII. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.

* Đối với giáo viên.


+ Giáo viên phải có năng lực chuyên môn vững vàng, phải có vốn kiến thức, có vốn từ ngữ vốn, hiểu biết phong phú để có thể giúp đỡ hoặc cung cấp thêm kiến thức cho các em, trong mỗi tiết dạy, phải có sự chuẩn bị bài tốt, có đồ dùng dạy học đầy đủ sinh động.

+ Đảm bảo tính thực lấy học sinh làm trung tâm, phải động viên và khuyến khích các em mạnh dạn, tích cực hơn trong việc thể thện ý kiến của mình. Đồng thời giáo viên cũng cần phải tạo điều kiện cho các em đến tận nơi quan sát đối tượng được miêu tả, coi việc tổ chức cho các em quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả là một công việc thuộc nguyên tắc dạy học làm văn miêu tả.

+ Giáo viên cần tìm hiểu kĩ, xác định, phân loại từng đối tượng học sinh. Bên cạnh đó bản thân thầy cô giáo cũng cần tích cực tham khảo thêm nhiều tài liệu, chịu khó đọc sách báo để tự làm giàu thêm vốn từ, chất văn, áp dụng phù hợp vào từng ngữ cảnh cụ thể. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi chu đáo, tranh ảnh, video clip phong phú nhưng gần gũi, phù hợp với học sinh. Thầy cô giáo cần hết sức tinh tế, nhạy bén, biết lắng nghe, kịp thời đưa ra hướng để giúp học sinh sửa chữa, trau chuốt câu, lời, ý văn.

+ Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tích cực đổi mới các phương pháp dạy học, vận dụng các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, sử dụng thành thạo các máy móc trang thiết bị dạy học hiện đại. Giáo viên cần biết khai thác các nguồn thông tin tham khảo ở các tài liệu hoặc mạng Internet để thiết kế bài học hợp lí.

* Đối với học sinh:

+ Các em phải có tinh thần và ý thức học tập tốt, luôn có ý thức vươn lên trong học tập. Có thói quen quan sát thường xuyên, tỉ mỉ những gì đang diễn ra xung quanh.

+ Các em phải có sự chuẩn bị bài chu đáo, phải trau dồi vồn sóng, vốn hiểu biết về cuộc sóng để có được vốn từ ngữ và vốn hiểu biết phong phú qua các phân môn các bài học trong trương trình hoặc tham khảo thêm qua sách báo, tài liệu tham khảo.

+ Trong giờ học các em phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, tích cực phát biểu xây dựng bài, lắng nghe lời nhận xét của thầy cô để tiếp thu những ưu điểm và biết sửa chữa những tồn tại của mình.

* Đối với Ban giám hiệu nhà trường.

+ Cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, máy chiếu cho các nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn, khuyến khích động viên giáo viên áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới một cách hiệu quả.

VIII. LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.

1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của bản thân


Qua một quá trình dạy học, tìm tòi sáng tạo để thực hiện từng giờ môn tập làm văn một cách bài bản, có kế hoạch. Tôi nhận được một số kết quả như sau.

Tôi nhận thấy ngoài nhiệm vụ chính là biết làm một bài văn, học sinh được chủ động, tự do thể hiện cái “tôi” của mình một cách rõ ràng, biết cách bộc bạch cái riêng của mình. Dạy Tập làm văn là dạy các em tập suy nghĩ riêng, tập sáng tạo, tập thể hiện trung thực con người mình qua từng bài học cụ thể. Qua khảo sát chất lượng học sinh cuối năm, lớp tôi chủ nhiệm đã đạt được một số kết quả như sau:

* Trước khi áp dụng sáng kiến

Lớp​
TSHS​
Điểm
0 < 3​
Điểm
3 < 5​
Điểm
5 < 7​
Điểm
7 < 9​
Điểm
9- 10​
TS​
%​
TS​
%​
TS​
%​
TS​
%​
TS​
%​
4A2​
35​
1​
2,8​
6​
17,1​
19​
54,3​
9​
25,8​
0​
0​
4A4​
35​
0​
0​
4​
11,4​
20​
57,1​
10​
28,6​
1​
2,9​


Giai đoại 1. Từ 2/12 đến Giữa kì 2 năm học 2018 - 2019

Lớp​
TSHS​
Điểm
0 < 3​
Điểm
3 < 5​
Điểm
5 < 7​
Điểm
7 < 9​
Điểm
9- 10​
TS​
%​
TS​
%​
TS​
%​
TS​
%​
TS​
%​
4A2​
35​
0​
0​
2​
5,7​
11​
31,4​
16​
45,7​
6​
17,2​
4A4​
35​
0​
0​
4​
11,4​
20​
57,1​
9​
25,8​
2​
5,7​


* Nhận xét: Qua một thời gian áp dụng đề tài kết quả bài viết của các em có tiến bộ rõ rệt đặc biệt ở lớp thực nghiệm số bài đạt khá giỏi tắng đáng kể. Học sinh cũng đã bắt đầu có hứng thú với môn học

Giai đoại 2. Từ giữa kì 2 đến cuối năm học 2018 - 2019

Lớp​
TSHS​
Điểm
0 < 3​
Điểm
3 < 5​
Điểm
5 < 7​
Điểm
7 < 9​
Điểm
9- 10​
TS​
%​
TS​
%​
TS​
%​
TS​
%​
TS​
%​
4A2​
35​
0​
0​
0​
3​
8,6​
17​
48,6​
15​
42,8​
4A4​
35​
0​
0​
2​
5,7​
15​
42,8​
10​
28,6​
8​
22,9​
Nhận xét: Chất lượng làm bài của các em có rất nhiều tiến bộ, tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi cao có nhiều bài văn miêu tả hay thể hiện sự quan sát khá tinh tế của các em. Các em đã tự tin viết bài tham gia vào câu lạc bộ tiếng Việt và tham gia viết bài gửi báo đã được giải cao.

Và đến nay, năm học 2019 – 2020 học sinh lớp 5A2 qua một năm thực nghiệm những giải pháp trên tôi thấy các em rất tự tin có hứng thú với thể loại văn miêu tả. Nhiều em đã biết cách quan sát một cách tỉ mỉ và biết thể hiện kết quả quan sát bằng ngôn ngữ riêng của mình với những em học kém cũng đã viết được bài văn miêu tả đủ ý, lời văn gãy gọn không còn miêu tả theo kiểu liệt kê như trước. Sau đây là một số bài văn hay của học sinh khi các em đã được rèn luyện kĩ năng quan sát và viết văn miêu tả bằng các biện pháp tôi đã sử dụng trong sáng kiến này.



MỘT SỐ BÀI VĂN TIÊU BIỂU CỦA HỌC SINH

Bài số 1: Tả buổi bình minh trên quê hương.

Tôi đã được ngắm bình minh ở rất nhiều nơi. Đó là khi ông mặt trời còn bẽn lẽn lấp sau sườn núi, là ánh hừng đông trên biển, là rạng mai chạy dài trên khắp phố phường nhộn nhịp…Nhưng tôi yêu hơn cả là bình minh trên quê hương yêu dấu của tôi.

Cái se lạnh của tiết trời cuối thu đã dần tản ra trên các con hẻm nhỏ. Gió nhẹ thổi qua mang theo mùi hương của bao đóa dạ lan thơm thoảng. Trên nền trời cẩm thạch vút cao, những đám mây trắng phớt hồng bồng bềnh trôi như những con thuyền đang lang thang du ngoạn. Chỉ có chân trời phía đông đã ửng lên những tia sáng phớt hồng xua tan màn đêm đen còn bao trùm lên cảnh vật. Mọi âm thanh của một ngày mới bắt đầu vang lên: tiếng gà gáy râm ran, tiếng chim hót ríu rít trong vườn, tiếng vo ve của những chàng ong thợ mải miết tìm hoa lấy mật… Tất cả tạo thành một bản giao hưởng quen thuộc chào ngày mới.






















Những chị nắng sớm mai ươm vàng như những sợi tơ trời vương nhẹ trên cành cây, ngọn cỏ còn đẫm hơi sương.



Một lát sau, ông mặt trời tròn xoe như một quả cầu lửa khổng lồ tươi cười nhô lên tỏa những tia nắng xuống trần gian. Những chị nắng sớm mai ươm vàng như những sợi tơ trời vương nhẹ trên cành cây, ngọn cỏ còn đẫm hơi sương, làm cho cả khu vườn òa tươi trong nắng sớm. Xa xa, đồng lúa đang thì con gái xanh mượt trải rộng mênh mông. Trên con đường tấp nập xe cộ lại qua. Từng tốp học sinh hối hả đến trường. Tôi hòa vào dòng người bước đi trên con đuờng quen thuộc, trong lòng dâng lên một niềm vui phơi phới.

Đã bao lần tôi say sưa đứng ngắm cảnh binh minh trên quê hương yêu dấu. Mỗi lúc như thế, tôi cảm thấy lòng mình thật ấm áp và thanh bình, nó cho tôi thêm tình yêu quê hương, làng xóm

Nguyễn Thị Hà Phương, lớp 5A2

Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường


Bài số 2: Tả cảnh hoàng hôn trên quê hương.

Có những buổi sáng trong lành mát mẻ, có những buổi trưa nắng vàng rực rỡ và có những đêm trăng sao lung linh huyền ảo. Nhưng tôi chợt nhận ra quê mình đẹp nhất vào mỗi buổi hoàng hôn.






























Ông mặt trời tròn, to như một quả cam khổng lồ đang từ từ khuất sau dãy núi



Về chiều bầu trời trong xanh và cao vút. Không gian thoáng đãng vô ngần. Ông mặt trời tròn, to như một quả cam khổng lồ đang từ từ khuất sau dãy núi phía tây hắt lên một vùng đỏ ối hùng vĩ nơi chân trời. Từng áng mây trắng, mây hồng bồng bềnh trôi như đang đi du ngoạn. Những tia nắng vàng hoe như còn lưu luyến, bịn rịn đổ dài trên những cành cây, mái nhà. Tất cả trông như rực sáng hơn.
























Ánh nắng chiều chênh chếch làm cả mặt sông rực lên lóng la lóng lánh

Những làn gió nam hiu hiu thổi mang theo hương thơm dìu dìu của cánh đồng lúa giống mới làm nao nao lòng người. Trên cành cây, gió nhẹ thổi làm đung đưa cành lá như muốn reo vui. Tôi khoan thai bước trên con đường ra đầu làng để ngắm cảnh quê hương. Chà, đẹp quá! Trên nền trời cao xanh thăm thẳm những cánh diều sáo vút cao của ai đó vi vu vi vút trên khoảng không bao la.

Xa xa, dãy núi Ba Vì xanh biếc nhấp nhô thật tuyệt! Dưới mặt sông, ánh nắng chiều chênh chếch làm cả mặt sông rực lên lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện xong. Phía bờ sông, từng đàn trâu đủng đỉnh ra về. Trong làng, khói bếp bay là là quyện vào dải sương mờ như tấm khăn voan mỏng làm cho cảnh vật mờ dần trong bóng chiều bảng lảng.

Trên cánh đồng làng, các bác nông dân đã thu xếp nông cụ để trở về nhà sau một ngày lao động hiệu quả. Từng tốp người xuất hiện trên đường làng đang cười nói vui vẻ. Trên cành cây, những chú chim ríu rít gọi nhau về tổ. Đây đó, các bụi rậm ven đường văng vẳng tiếng côn trùng rỉ rả trò chuyện trong lòng đất, chúng đã thức dậy sau một ngày ngủ say sưa.. Càng ngắm tôi lại càng thấy yêu quê mình hơn. Tâm hồn sảng khoái lâng lâng một niềm vui khó tả.

Lê Khánh Linh, lớp 5A2

Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường.


Bài số 3: Mưa xuân

Mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm, khởi đầu của bao điều may mắn. Xuân về mang theo những cơn gió nhẹ và lất phất những cơn mưa dễ chịu trong không khí mùa xuân ấm áp.

Mưa xuân không mạnh mẽ ào ạt như mưa rào mà chỉ nhẹ nhàng rơi lất phất, nghiêng nghiêng như muốn làm chênh vênh cả không gian ướt nhoè. Mưa bay suốt cả ngày, mưa giăng khắp lối. Dưới ánh ban mai tinh khiết, mưa xuân đọng dọc theo nhành lá trông giống như chuỗi ngọc lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Mưa xuân đậu trên mạng nhện chăng trên vệ cỏ ven đường khiến chúng giống như những mảnh ren mỏng nhẹ sáng long lanh. Mưa xuân gieo mầm cho sự sống. Từng chồi non bắt đầu nhú ra, nõn nà mơn mởn, đất trời như thay áo mới. Những mái nhà ngói đỏ được mưa làm ướt cũng trở lên tươi tắn hơn.
























Mưa xuân đọng dọc theo nhánh lá trông giống như chuỗi ngọc

lấp lánh bảy sắc cầu vồng




























Những chùm hoa được mưa xuân làm cho bóng loáng, mịn màng.



Những hạt mưa li ti không gây ra tiếng động, khẽ khàng đặt mình trêncây lá, thật lâu, thật lâu mới làm ướt. Vườn cây không còn thỏa thích tắm mưa nữa mà từ từ ngả mình sang một bên ngẩng mặt đón mưa. Những chùm hoa được mưa xuân làm cho bóng loáng, mịn màng. Những khóm hoa rũ mình khoe sắc, những giọt nước còn đọng lại thấm dần vào từng thớ gỗ. Những người đi chơi xuân không đội mũ mặc

cho mưa xuân vương trên đầu, trên tóc. Mấy chú bé thích thú nghiêng nghiêng cho những hạt mưa bay vào mặt để cảm nhận cái lành lạnh của những hạt mưa xuân khe khẽ bay bay.

Mưa xuân là lộc của đất trời ban tặng mong manh, dịu dàng mà mang trong mình sức mạnh thật kì diệu. Tôi yêu mưa xuân có lẽ cũng bởi những điều đó.

Đặng Hồng Anh- 5A2

Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường.



Bài số 4: Tả vầng trăng lưỡi liềm.

Trăng đẹp quá! Tôi chợt ra nơi đó, cuối chân trời, một vầng trăng non vừa xuất hiện.

Đó là vào một buổi tối đẹp tuyệt vời. Gió đùa giỡn trên vòm cây trước nhà vô tình làm lá rơi; thế rồi gió tinh nghịch xoay tròn lá vài vòng trước khi đưa tay đỡ từng

chiếc nhẹ nhàng đáp đất. Trên bầu trời đêm, những ngôi sao sáng lấp lánh nổi bật trên nền đen giống như những viên kim cương kiêu hãnh đang tỏa sáng. Trăng lên, một mảnh trăng khuyết hình lưỡi liềm giống như con thuyền nhỏ đang trôi trên dòng sông mênh mông. Tôi đứng ngơ ngẩn nơi bậu cửa sổ nhìn ngắm vầng trăng lưỡi liềm dát vàng treo lơ lửng giữa bầu trời đêm êm ái như nhung. Nói thật chưa bao giờ tôi nhìn thấy trăng lưỡi liềm đẹp đến như vậy. Mảnh trăng nằm chênh chếch tựa như một lưỡi liềm vàng ai bỏ quên trên cánh đồng đầy sao.






















Trăng là món quà tuyệt diệu mà thiên nhiên ban tặng cho con người.



Và tôi - một người xem may mắn - đã tình cờ bị vẻ đẹp của nó làm cho mê mẩn. Màu vàng dường nhưng đậm hơn, thứ màu sền sệt như vàng nguyên chất đổ đều lên chiếc khuôn lưỡi liềm. Vẻ đẹp của nó mang lại cho người xem cảm giác về một tạo vật mong manh nhưng không hề yếu ớt. Dưới ánh trăng dịu dàng, những đóa hoa quỳnh vừa nở như một nữ hoàng kiều diễm lộng lẫy của thế giới về đêm. Bên khung cửa sổ tôi ngồi, mùi hương dạ lan thơm thoang thoảng theo gió cho tôi cảm giác thật bình yên.





























Hoa quỳnh vừa nở như một nữ hoàng kiều diễm về đêm.



Trăng lưỡi liềm quả là món quà tuyệt diệu mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Giữa không gian mêng mông, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, tôi cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê hương hơn.



Nguyễn Phương Chi – Lớp 5a2

Trường Tiểu học TT Vĩnh Tường




Bài số 5: Tả Hồ Vực Xanh – niềm tự hào quê tôi

Mời bạn đến thăm quê tôi một nơi bình yên và có biết bao cảnh đẹp. Đây là dòng sông quanh co nước chảy hiền hòa, kia là những con đường rợp mát bóng cây, là những cánh đồng mêng mông cò bay thẳng cánh. Và tôi sẽ đưa bạn đến thăm một nơi đặc biệt, chính là hồ Vực Xanh thơ mộng quê tôi.

Hồ nằm giữa trung tâm thị trấn cách trường tôi không xa. Nhắc tới Vực Xanh dân quê tôi đều chung niềm tự hào bởi vẻ đẹp trang nhã vốn có của nó. Từ trên cao

Từ trên cao nhìn xuống hồ nước giống như chiếc gương khổng lồ phản chiếu mây trời, nhà của và hàng cây ven bờ.nhìn xuống hồ nước giống như chiếc gương khổng lồ phản chiếu mây trời, nhà của và hàng cây ven bờ. Hồ rộng lắm, theo các cụ trong làng kể lại hồ được hình thành do một trận vỡ đê lớn tạo nên; dòng lũ đầy sức mạnh đã cuốn mọi thứ trên đường nó qua và xoáy một vùng đồng rộng khoảng 18 mẫu trở thành hồ Vực Xanh bây giờ. Nước hồ luôn xanh biếc bất kể xuân – hạ - thu - đông có lẽ vì thế nên mới có tên gọi Vực Xanh.
Hiện nay, Vực Xanh không còn rộng và sâu như trước do đã bị bồi lấp tự nhiên cộng với việc kè đá xung quanh, phong cảnh ven hồ cũng đã có sự đổi thay. Tuy vậy, hồ vẫn còn giữ nhiều vẻ đẹp khá thi vị, êm ả bởi vẻ hài hoà, tự nhiên của làn nước nhè nhẹ mỗi buổi sớm mai; trong vắt vào buổi trưa và lấp lánh ánh bạc mỗi khi hoàng hôn tới. Mỗi mùa hồ vẫn mang một vẻ đẹp riêng thu hút lòng người. Thu sang, mặt hồ phẳng lặng, những con sóng nhỏ lăn tăn như được ủ thêm mùi hương hoa sữa ven bờ.














Đông đến, hồ trầm ngâm trong màn sương bảng lảng, những con sóng nhỏ cũng ngại ngần không muốn trở mình vì sợ lạnh.
Đông đến, hồ trở lên huyền ảo trong màn sương mai bảng lảng, những con sóng nhỏ cũng ngại ngần không muốn trở mình vì sợ lạnh. Hè đến, hồ như trẻ lại trong tiếng nói cười của tụi trẻ trong làng chúng tôi ra hồ tắm mát. Chúng tôi bơi lội lặn ngụp trong làn nước trong veo mát rượi. Hồ ôm ấp chở che những đứa con quê hương bằng muôn vàn con sóng nhỏ dịu dàng như vòng tay mẹ.
Đêm đêm, dưới ánh điện lung linh, Vực Xanh cũng là địa điểm nhiều người chọn để dạo mát, chuyện trò, tâm sự. Đi dạo quanh hồ hay ngồi nhâm nhi cốc trà đá ở một quán nhỏ ven hồ, bạn sẽ cảm nhận được những làn gió từ hồ

thổi lên mát rượi khiến cho tâm hồn sảng khoái, tươi vui.

Với tôi, hồ Vực Xanh không chỉ là người bạn gần gũi thân thương mà còn là một hình ảnh đẹp đã làm nên một phần trong trẻo của tuổi thơ tôi.

Kiều Minh Huyền lớp 5A2

Trường Tiểu học thị trấn Vĩnh Tường






Bài số 6: Tả cái ao làng


Sự mừng vui rất nhiều về những đổi mới của quê hương nhưng trong kí ức tuổi thơ tôi vẫn da diết nhớ về cái ao làng. Ao làng của cái thuở xa xưa ấy thật thân thương và gần gũi.

Dọc theo làng tôi có một cái ao khá rộng của hợp tác xã. Ao không chỉ giúp cho người nông dân tắm giặt, rửa ráy hàng ngày mà còn giúp cho người nông dân tưới rau hay mỗi lần mưa gió có nơi tiêu nước.

Cái thuở xưa xa ấy, vùng quê nghèo làm gì có nước máy, làm gì có giếng khoan nên cả làng đều lấy nước ở giếng làng ngay bên cạnh ao làng. Giếng làng to và trong lắm mà kể cũng lạ nước ao dù có cạn hay mưa xuống nước ao có dâng lên đục ngàu thì nước giếng vẫn cứ đầy và trong vắt nhìn thâu tận đáy. Vì thế, mỗi khi nóng nực hay những buổi chiều tà sau mỗi ngày làm việc nặng nhọc thì mọi người lại ra giếng gánh nước hay tắm giặt ở cầu ao. Mấy đứa trẻ con chúng tôi lại nhảy ùm xuống ao nhà mà bơi lội thỏa thích. Chúng tôi ngụp lặn trong làn nước được quẫy đạp đục ngầu. Những buổi trưa nắng, mấy đứa con nít trong làng lại tìm đến những bụi cây cao bên bờ ao để câu tôm, câu cá hay bắt châu chấu ma bên những bụi tre ven làng.

Điều mà ai cũng thích thú với ao làng xưa là người dân quê trồng xung quanh bờ ao nhiều dừa, Tôi chẳng biết nó được trồng từ khi nào mà cao lớn quanh năm xanh mát nghiêng nghiêng soi bóng xuống mặt ao. Mỗi lần trèo lên lấy dừa, từng quả dừa rơi tõm xuống ao, nước bắn lên tung tóe trông đẹp mê hồn.

Ao làng gắn bó với tôi biết bao kỉ niệm về người thân. Tôi nhớ như in cái hình ảnh cha quanh năm cặm cụi bên ao thả cá nuôi lớn chị em tôi. Mỗi cơn mưa đến lại thao thức cả đêm không ngủ vì sợ mưa ngập ao, cá đi mất. Hết mùa mưa, ao được tát cạn để trồng rau. Từng vạt rau cần, rau muống cứ thế mà lên xanh mơn mởn chẳng cần bón phân. Nhà ăn không hết mẹ hái bán kiến thêm thu nhập. Bao năm lớn lên cùng ao làng cái hình ảnh của mẹ cha, của hàng dừa cùng cái mùi bùn đất xen mùi ngai ngái của những cánh bèo tây hoa tím đã trở thành kí ức đẹp của tuổi thơ tôi. Bây giờ, làng quê đã thay đổi, đất chật, người đông, những cái ao xưa đã bị các gia đình lấp lại làm nhà, chia lô bán hết. Mặt đường quê bây giờ cũng như mặt đường phố, nhà cửa cũng san sát. Người ta không cần ao nữa, hay đúng hơn là không còn ao để sử dụng nữa. Những cái ao làng đã dần đi vào kí ức của người dân. Bỗng nhiên, tôi thấy nhớ nôn nao cái ao làng xưa cũ. Chính cái ao làng thuở nào đã tắm mát, nuôi dưỡng tâm hồn thơ trẻ cho bao đời dân quê trưởng thành, khôn lớn... để bây giờ chỉ còn lại một kí ức da diết nhớ mà thôi!




Người ta không cần ao nữa, hay đúng hơn là không còn ao để sử dụng nữa.


Nguyễn Linh Hương lớp 5A2

Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường




Bài số 7: Tả buổi sáng trên cánh đồng quê hương


Sáng sớm tinh mơ, tôi cùng ngoại ra thăm đồng lúa. Đồng lúa chín vàng óng như tấm thảm nhưng khổng lồ. Tôi đã nhận ra vẻ đẹp của đồng lúa quê tôi sắp vào mùa, đẹp quá!


Màu vàng óng của những bông lúa trĩu hạt hòa vói ánh nắng ban mai đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên làng quê đầy thơ mộng
Sáng đầu thu, tiết trời trong lành mát mẻ không nóng bức như những ngày hè oi ả. Bầu trời xám chì đã nhường chỗ cho những đám mây hồng đang được mặt trời tô điểm. Phía đông, nền trời rực sáng, ông mặt trời tươi cười nhô lên thả những chị nắng xuống trần gian làm cho cánh đồng lúa chín quê tôi đẹp hơn trong ánh ban mai. Màu vàng óng của những bông lúa trĩu hạt hòa với ánh nắng ban mai đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên làng quê đầy
thơ mộng Mỗi cơn gió nhẹ lướt qua, cả cánh đồng khẽ rung rinh như đang nhảy múa. Thoảng trong gió nhẹ, hương lúa chín thơm nồng quyện với hương sen thơm ngát.

Lúa tốt, từng thửa ruộng xùm lên như mâm xôi vàng. Thửa nọ nối thửa kia không còn nhìn thấy đâu là bờ. Khóm lúa to, thân lúa chắc, lá bắt đầu ngả sang màu vàng nhọn hoắt như lưới kiếm tí hon. Từng bông lúa nặng trĩu hạt vàng uốn cong như lưỡi câu khẽ ngả đầu vào nhau thì thầm như muốm nói: ngày mùa sắp đến rồi đây! Xa xa, trên những thửa ruộng chím sớm, thấp thoáng bóng người lom khom gặt lúa. Tiếng nói cười cất lên rộn rã. Đâu đó bầy sẻ đồng ẩn mình kiếm ăn trong ruộng lúa bỗng giật mình bay vút lên ríu rít gọi nhau. Giữa cánh đồng là anh bù nhìn rơm như một gã khổng dang cánh tay to khỏe bảo vệ

mùa màng.

Nắng đã lên cao, cả đồng lúa chín tràn ngập sắc vàng Tôi đứng đây căng lồng ngực hít hà cái mùi thơm quyến rũ. Mùi hương ấy gợi cho tôi bao kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ trên cánh đồng quê hương yêu dấu.

Đã bao lần ngắm nhìn đồng lúa quê hương, trong lòng tôi dâng lên bao cảm xúc tự hào về quê hương với những cảnh đẹp nên thơ. Tôi tự hứa với lòng mình phải cố gắng học tập để lớn lên góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Lê Duy Bảo 5A2

Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường.


Bài số 3: Tả cánh đồng lúa đang thì con gái

Nghỉ hè, tôi được về quê chơi. Ở quê có biết bao cảnh đẹp, nên thơ: đây là dòng sông quanh co uốn lượn, kia là lũy tre làng xanh mát yêu thương…Nhưng thân thuộc và gắn bó với tôi nhất chính là cánh đồng vào buổi bình minh.

Trong không khí thanh ngần của buổi sớm mai, tôi nhận ra hôm nay là một ngày đẹp trời. Tiết trời đã ngả sang thu mát mẻ xua tan dần cái nóng bức của ngày hè. Bầu trời trong xanh và cao vút. Những cụm mây hồng nhẹ nhàng trôi giữa nền trời cao vợi. Mặt trời đã nhô lên, ánh nắng bao trùm lên cả cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng hiện lên với tất cả nét đẹp giản dị của nó trong ánh b́nh minh.

Nhìn từ xa, cánh đồng hiện lên với tất cả nét đẹp giản dị của nó trong ánh bình minh.
Nhanh thật đấy, mới ngày nào, lúa chỉ là những rảnh mạ non tướp táp xiêu vẹo mà giờ đây đã trở thành những khóm lúa tươi tốt khỏe khoắn vươn lên đón ánh dương. Nhìn từ xa cách đồng trải rộng như một tấm thảm xanh khổng lồ. Sớm mai, trên lá còn đọng long lanh những giọt sương trong vắt tựa pha lê. Gió thổi nhè nhẹ làm cho cả cánh đồng rung rinh như đang hòa mình vào khúc nhạc đồng
quê. Trong không gian thoáng đãng, hương lúa ngậm đòng quyện với sương mai thoảng bay theo gió. Đứng giữa cánh đồng, tâm hồn tôi như rộng mở, tươi vui. Tôi căng lồng ngực hít một hơi thật dài để tận hưởng cái mùi thơm quen thuộc đó, nó gợi cho tôi nhớ về những kỉ niện cùng ngoại ra đồng nhổ cỏ bón phân hay cùng các anh chị chiều chiều ra đồng thả diều, cất vó, bắt cua. Xa xa, bác đê già đang gồng mình bảo vệ cho cánh đồng qua mùa nước lũ. Trên triền đê, đàn trâu bò đang thung thăng gặm cỏ. Mặt trời lên cao, ánh nắng ban mai đã tỏa sáng khắp nơi, cánh đồng lúa bây giờ đã ánh lên màu xanh tươi sáng.

Tôi yêu cánh đồng lúa quê tôi, yêu những người nông dân cần cù một nắng hai sương và yêu cả những giây phút thả hồn theo gió mà ngắm nhìn vẻ đẹp của đồng lúa quê mình vào mỗi buổi bình minh.

Nguyễn Phúc Hải Yến lớp 5A2

Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường.


2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của tổ, các cá nhân

Kết quả của bài kiểm tra sau một thời gian áp dụng sáng kiến do tổ chuyên môn kiểm chứng có giá trị trung bình là 8,5; kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có giá trị trung bình là 7,0. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,25. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: Lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng biện pháp hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả đã nâng cao được chất lượng viết văn cho học sinh.

* Hạn chế:

Nghiên cứu này sử dụng biện pháp hướng dẫn học sinh cách quan sát để làm tốt bài văn miêu tả. Đây là một giải pháp rất tốt nhưng trong khi áp dụng vẫn còn có một hạn chế để áp dụng đại trà ở tất cả các lớp như: đồ dùng trực quan chưa phong phú chủ yếu là tranh ảnh, còn ít có vật thật; Thời gian để hướng dẫn học sinh quan sát ngoài thiên nhiên không nhiều nên giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh quan sát và ghi chép lại ở nhà chưa có sự gợi mở để các em có thể sáng tạo hơn.

IX. DANH SÁCH TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA ÁP DỤNG THỬ SÁNG KIẾN.

STT
Họ và tên
Địa chỉ
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
1​
GV lớp 5A4 Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường​
Phân môn Tập làm văn​
2​
GV lớp 5A3 Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường​
Phân môn Tập làm văn​
3​
GV lớp 5A1 Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường​
Phân môn Tập làm văn​
4​
GV lớp 5A5 Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường​
Phân môn Tập làm văn​
X. KẾT LUẬN


1681536134277.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---SKKN VĂN LỚP 4.docx
    1.6 MB · Lượt xem: 5
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 một số sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm dạy hình học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm dạy kể chuyện lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm dạy môn tập đọc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm dạy tập đọc nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm giải toán điển hình lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm khoa học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm lịch sử lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 hay sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn khoa học sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tiểu học sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi mầm non sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 vnen sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 3 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm mở rộng vốn từ lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn kĩ thuật lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn kỹ thuật lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm thể dục lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiếng việt lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm toán 4 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm về chính tả lớp 4
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    35,833
    Bài viết
    37,301
    Thành viên
    138,761
    Thành viên mới nhất
    dungtt5611

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top