Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,452
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HÌNH THỨC LUYỆN TẬP PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3 được soạn dưới dạng file word gồm 33 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc








ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN







Kính gửi:


- Hội đồng Thẩm định Sáng kiến huyện Kim Sơn.

- Hội đồng Thẩm định Sáng kiến Phòng GD & ĐT huyện Kim Sơn

- Hội đồng Thẩm định Sáng kiến trường Tiểu học Thượng Kiệm



Tôi ghi tên dưới đây:

TTHọ và tênNgày tháng năm sinhNơi công tácChức vụTrình độ chuyên mônTỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1Phạm Thị Thùy Dương13/07/1979Trường TH
Thượng Kiệm
Giáo viênĐại học
sư phạm
100%


1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HÌNH THỨC LUYỆN TẬP PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3

Lĩnh vực áp dụng:
Lĩnh vực giảng dạy

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:

Tiểu học là cấp học đầu tiên, là nơi các em bước vào ngưỡng cửa tri thức. giai đoạn này các em được cung cấp hai luồng tri thức thông qua hai môn học chính đó là: Tiếng Việt và Toán. Mỗi môn học có nhiệm vụ riêng có hướng giáo dục tri thức riêng, nhưng vẫn tác động qua lại lẫn nhau và cùng với các môn học khác tạo nên một nền tảng vững vàng cho các cấp bậc sau. Trong đó môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh bốn kĩ năng c ơ bản đó là: “Nghe, nói, đọc, viết”, mà trong môn học này lại có các thành viên cấu thành là các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện… Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quang trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy – chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói – ngôn bản và dưới dạng viết văn bản ) giữ vai trò quang trọng trong sự phát triển xã hội.

2.1. Giải pháp cũ thường làm :

Hướng dẫn học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc rất lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, cụ thể tìm hiểu ở đây là chương trình Tập làm văn lớp 3. Vấn đề đặt ra: Người giáo viên làm sao để đạy hiệu quả như mong muốn. Qua thực tế học tập tôi thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó so với các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Do đặt trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: “Hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: Miêu tả, kể chuyện, viết thư, tường thuật, kể lại bản tin, tập tổ chức cuộc họp, giới thiệu về mình và những người xung quanh”. Trong quá trình tham gia các hoạt động học tập này học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc phải nói, các em thường đọc lại bài viết đã chuẩn bị trước. Do đó giờ dạy thường không đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ thực tiễn nhưng vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Dạy Tập làm văn lớp 3 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới”. Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng tổng hợp từ nhiều phân môn khác như: Học Vần, Tâp viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu… Để làm được một bài văn học sinh phải sử dụng cả bốn kĩ năng: “ Nghe, nói, đọc, viết “. Phải vận dụng những kiến thức về tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn. Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tạo lập văn bản, trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khoa học, góp phần dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, Tập làm văn được coi là phân môn có tính tổng hợp, toàn diện, sáng tạo có liên quan mật thiết đến các môn học khác.

Trên cơ sở nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn có rất nhiều đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đạt được mục đích cụ thể hơn, rõ nét hơn. Ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc dạy tốt các phân môn khác không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kỹ năng nói, viết, cách hành văn cho học sinh. Điều này đòi hỏi phân môn Tập làm văn này phải có nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất là giúp cho học sinh sau quá trình luyện tập lâu dài có ý thức nắm được cách viết và cách nói sáng tạo các văn bản theo nhiều phong cách khác nhau. Thứ hai là phân môn này góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy hình thành nhân cách cho học sinh. Còn nhiều nhiêm vụ khác nữa nhưng tôi chỉ nêu hai nhiệm vụ tôi coi là quan trọnh nhất. Tóm lại: Dạy phân môn Tập làm văn theo hướng đổi mới phải khích lệ học sinh tích cực, sáng tạo, chủ động học tập, biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn bản. Nói cách khác, các phân môn trong môn Tiếng Việt là phương tiện hỗ trợ cho việc dạy Tập làm văn được tốt hơn. Trang bị cho học sinh một số kiến thức và kĩ năng phục vụ cho học tập và đời sống hàng ngày như: Điền vào tờ giấy in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ chức cuộc họp, phát biểu trong cuộc họp, giới thiệu cuộc họp của tổ; lớp; trường, ghi chép sổ tay,… Tiếp tục rèn kĩ năng : “Nghe, nói, đọc, viết “ thông qua kể chuyện, miêu tả. Ví dụ: Kể về một việc đơn giản, tả sơ lược về người hoặc vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc bằng câu hỏi.

Học sinh lớp 3 ở giai đoạn này rất ham học, đặc biệt hơn lứa tuổi này các em không con bỡ ngỡ trước môi trường học tập thật sự như ở càc lớp học truớc, quan trọng là ở lớp 3 này các em đã được trang bị một khối lượng kiến thức khá lớn ở lớp 1, đặc biệt là các em ở lớp 2 đã nắm vững kiến thức, kĩ năng của phân môn Tập Làm Văn, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tạo lập ngôn bản, kĩ năng kể chuyện miêu tả mà các thầy cô giáo trước đó dã trang bị sẵn. Đây là cơ sở giúp cho các em học tốt phân môn Tập Làm Văn lớp 3, môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập Làm Văn nói riêng có nội dung phong phú, sách giáo khoa được trình bày với kênh hình đẹp, trang thiết bị dạy học hiện đại, hấp dẫn học sinh, phù hợp vơi tâm lý lứa tuổi các em. Tuy có những thuận lợi như vậy nhưng khó khăn vẫn còn tồn tại rất nhiều.

- Đối với giáo viên: Trong môn Tiếng Việt phân môn khó nhất là Tập Làm Văn, nó đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú cần có vốn sống thực tế, ng ười giáo viên biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy. Biết gợi mở tò mò, có khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp các em nói viết thành văn bản.

- Đối vói học sinh: Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 3, lứa tuổi mau nhớ nhu ưng cũng mau quyên, mức độ tập trung thục hiện các yêu cầu của bài học chưa cao. Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học. Vốn từ vựng của học sinh còn hạn chế, cũng ảnh hưởng đến việc thực hành luyện tập. Cụ thể là : Các em viết câu trả lời rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, tính sáng tạo trong thực hành viết chưa cao thể hiện ở cách trình bày bố cục bài văn, dấu chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa sinh động. - Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối hành văn riêng của mình. Ví dụ: Phần lớn học sinh dùng luôn lời cô hướng dẫn để viết bài của mình.

2.2. Giải pháp mới cải tiến:

Tuỳ theo nội dung, yêu cầu của mỗi đơn vị học và từng đối tượng học sinh, giáo viên có thể áp dụng nhóm các biện pháp, hoặc một biện pháp chủ đạo kế hợp với một số biện pháp bổ trợ khác. Về cơ bản tôi thấy có một số biện pháp sau: 1. Luôn chú trọng “tích hợp – lồng ghép” khi dạy phân môn Tập Làm Văn lớp 3. Khi dạy Tập Làm Văn giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp giữa các phân môn trông môn Tiếng Việt như: Tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết,… để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tập tốt phân môn Tập Làm Văn. mối quan hệ này thể hiện rõ trong cấu trúc của sách giáo khoa: Các bài học được biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, hai đơn vị học xoay quanh một chủ điểm ở tất cả các phân môn. Ví dụ: Chủ đề Cộng đồng dạy trong hai tuần gồm các bài tập đọc, luyện từ và câu,… Trong quá trình rèn đọc, khai thác nội dung các bài đọc cung cấp cho học sinh vốn từ về chủ đề Cộng đồng, những câu văn có hình ảnh về chủ đề Cộng đồng. Cụ thể khi dạy bài tập đọc: Kể chuyện các em nhỏ và cụ già ở tuần 8 giáo viên khai thác nội dung bài theo hệ thống câu hỏi sau: Điều gì gặp bên đường khiến các bạn nhỏ phải dùng lại? (Các bạn gặp một cụ già đứng ven đường, vẻ mặt mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu). Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? ( Các bạn băn khoăn và trao dổi với nhau. Có bạn đoán: Hay ông cụ bị ốm; Hay cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả nhóm bạn đến hỏi thăm ông cụ).

Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ? Với câu hỏi này có thể các em sẽ trả lời như sau: Vì các bạn là những trẻ ngoan. Vì các bạn là những ngươì nhân hậu. Vì các bạn mốn quan tâm, giúp đỡ ông cụ. Ông cụ gặp chuyện buồn? (Cụ bà bị ốm nặng đang nằm trong bệnh viện, khó mà qua khỏi). Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng mình nhẹ hơn? Với câu hỏi này có thể các em trả lời như sau: Ông cản thấy nỗi buồn được chia sẻ. Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có các bạn nhỏ trò chuyện. Ông cảm thấy lòng mình ấm lại vì tình cảm của các bạn nhỏ dành cho mình. Qua hệ thống câu hỏi, giáo viên giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý kiến nhận xét, đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song song với quá trình đó, giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để học sinh rút ra câu trả lời đúng nhất phù hợp với tình huống đó, và tạo cho học sinh cách ứng sủ hay. Qua câu trả lời của học sinh, giáo viên định hướng cho các em ý thức biết quan tâm chia sẻ với nhũng người trong cộng đồng, giúp các em khi viết các đoạn văn kể về những người thân hoặc người hàng xóm, đoạn văn toát lên được nội dung: Con người phải biết yêu thương nhau, sự quan tâm chia sẻ của những người xung quanh, làm cho mỗi người dịu bớt những lo lắng, buồn phiền, và cảm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn. Như vậy: Như vậy qua tiết học này, học sinh mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgíc, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Trên cơ sở đó, bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc, đồng thời hình thành cho các em cách ứng sử linh hoạt trong cuộc sống; hình thành cho học sinh kiến thức về mối liên hệ tương thân tương ái giữa mọi người trong cộng đồng ; rèn cho hoc sinh thói quen quan tâm, chia sẻ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng Cùng với chủ đề này thì phân môn Luyên từ và câu tuần 8 cũng cung cấp cho học sinh vốn từ về chủ đề cộng đồng qua hệ thống các bài tập, cụ thể như: Bài 1: Sắp xếp những từ vào ô trống trong bảng phân loại sau. Các từ: Cộng đồng, cộng tác, đồng bào, đồng đội, đồng tâm, đồng hương. Giáo viên giúp các em hiểu nghĩa các từ trên và sắp xếp vào các nhóm từ: Nhóm 1: Những người trong cộng đồng. Nhóm 2: thái độ hoạt động trong công đồng. Từ việc hiểu nghĩa ở bài tập 1, học sinh hiểu ý nghĩa các thành ngữ ở bài tập 2 và bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành thái độ ứng xử trong cộng đồng thể hiện trong các thành ngữ đó. Chung lưng đáu cật (Mọi người cùng chung sức chung lòng để thực hiện một công việc nhiều khó khăn trở ngại) Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại (phê phán thái độ thờ ơ, không quan tâm, tương trợ người khi khác gặp khó khăn ). Ăn ở như bát nước đầy (Ca ngợi con người ăn ở cư xử với mọi người có tình, có nghĩa, trước sau không thay đổi). Như vậy học sinh biết vận dụng những câu thành ngữ về thái độ ứng xủ trong cộng đồng khi nói. Viết tập làm văn giao tiếp, giao tiếp ứng xử trong cuộ sống. Ở phân môn chính tả tuần 8 các em cũng được luyện viết các bài trong chủ đề Cộng đồng. Ví dụ: viết đoạn 4 trong bài các em nhỏ và cụ già: “Cụ ngừng lại và nghen ngào nói tiếp …. cho đến ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. Khi viết đoạn văn trên học sinh rèn viết chính tả, cách sử dụng các dấu câu; thấy được sự thông cảm, chia sẻ giữa con người với nhau làm dịu bớt nỗi lo láng buồn phiền, tăng thêm cho mỗi người niềm hi vọng, ngị lực sống. Học sinh vận dụng cái hay, cái đẹp của ngôn từ trong đoạn văn để thể hiện tình cảm, thái độ đánh giá trong từng bài văn cụ thể của chính các em. Tương tự, ở phân môn tập viết tuần 8 các em được làm quenvới các thành ngữ, tục ngữ về chủ đề cộng đồng như luyện viết câu ứng dụng: “ Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Xuất phát từ các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết Xoay quanh chủ đề Cộng đồng, học sinh biết “Kể về người hàng xóm mà em yêu mến” (TLV lớp 3 tuần 8), và viết được đoan văn hoàn chỉnh, thể hiên tình cảm, thái độ dánh giá đối với người hàng xóm qua việc sử dụng từ ngữ, câu văn có hính ảnh. Ví dụ như các em viết: “Cô Loan là người hàng xóm bên cạnh nhà em. Cô là một giáo viên tiểu học, tối tối miệt mài bên giáo án, và chấm bài cho học sinh. Với dáng nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn, giọng cô ấp áp. Em thích nghe nhất là khi cô hát. Cô thật xứng danh là mộ giáo viên giỏi của trường. Như vậy, khi dạy tất cả các phân môn: Luyện từ và câu, chính tả, tập đọc,…đều nhằm mục đích giúp học sinh có kĩ năng hình thành văn bản, ngôn bản. Do đó, tích hợp lồng ghép phương pháp đặc trưng khi dạy phân môn Tập Làm Văn lớp 3. Dạy học theo quan điểm giao tiếp. Dạy học theo quan điểm giao tiếp là hình thành cho học sinh kĩ năng diễn đạt thông qua các bài học, hình thành thói quen ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với thầy, cô, cha mẹ, bạn bè, và mọi người xung quanh. Vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm này, giáo viên tạo cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, luyện tập, không quá nặng về lý thuyết như phương pháp dạy truyền thống. Do vậy học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập, tích cực sáng tạo trong làm văn. Việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh thông qua phân môn Tập Làm Văn đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu. Ví dụ: Giảng dạy bài tập nghe, tập nói, và kể lại câu chuyện “giấu cày” tập làm văn tuần 1: Qua việc kể mẫu của giáo viên, quan sát tranh, gợi ý sách giáo khoa… Học sinh kể nội dung câu chuyện như sau: Có một người đang cày ruộng thì vợ gọi về ăn cơm. Bác ta liền hét to trả lời : Để tôi giấu cái cày vào bụi đã. Về nhà bác liền bị vợ trách: Ông giấu cái cày mà hét to thế, kẻ gian biết chỗ nó lấy mất cái cày thì sao. Lát sau, cơm nước xong, bác ta ra ruộng, quả nhiên cái cày bị mất. Bác ta liền chạy một mạch về nhà, nói thầm vợ: Nó lấy mất cái cày rồi. Qua giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau(kể cho nhau nghe), việc kể lại nội dung câu chuyện trước lớp giúp các em thấy được sự phê phán hóm hỉnh, hài hước và kể lại nội dung câu chuyện với giọng kể, cử chỉ, điệu bộ gây cười ở ngưòi nghe, nét mặt phù hợp, nâng tính kịch tính câu chuyện lên cao hơn. Song song với việc rèn luyện kĩ năng nghe, nói học sinh rèn kĩ năng viết: Nắm kĩ thuật viết, luận viết câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh, đúng về ngữ pháp, bố cục văn cảnh hoặc môi trường giao tiếp. Mỗi bài văncủa học sinh không đơn thuần là kể, tả ngắn về con người, sự vật, sự việc thông qua đó thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá, thái độ yêu – ghét, trân trọng hoặc phê phán các em. Thông qua bài viết của các em về một vấn đề nào đó. Bổ trợ cho việc rèn kĩ năng nghe – nói trong tiết tập làm văn, phần kể chuyện của tiết tập đọc kể chuyện cũng chú trọng rèn kĩ năng giao tiếp. Ví dụ: Dạy tập đọc kể chuyện tiết 2. bài đất quý đất yêu tuần 11: Nhiệm vụ của học sinh là: Quan sát tranh, sắp xếp tranh theo trình tự nội dung câu chuyện Đất quý đất yêu. Sau đó dựa vào tranh kể lại câu chuyện đúng nội dung, ngắn gon, từ ngữ xúc tích, dễ hiểu, biết kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ để câu chuyện thêm hấp dẫn sinh động; giúp người nghe thấy được phong tục tập quán của người Ê-ti-ô-pi-a: Họ coi đất đai là thứ thiên liêng, cao quý nhất. thông qua kể lại câu chuyện theo tranh, học sinh hình thành và rèn luyện khả năng diễn đạt, phục vụ tốt cho bài tập nói của tiết Tập làm văn.

Tóm lại: Học sinh rèn kĩ năng quan sát, nói-viết, rút ra những nét diển hình, đặc trưng của từng vùng miền, thấy được vẻ đẹp đáng yêu, đáng tự hào của mỗi vùng miền, từ đó hình thành nuôi dưỡng tình cảm gắn bó, yêu thương, ý thức giữ gìn, xây dựng quê hương đất nước. Ngoài ra, mỗi giáo viên cần chú trọng vận dụng phương pháp dạy học theo quan diểm giao tiếp, khơi dậy ở các em những cảm xúc, đánh thức tiềm năng cảm thụ văn học và có nhu cầu thể hiện, bày tỏ cảm thụ đó với người khác. Như vậy, Mỗi bài nói bài viết sẽ chính là tâm hồn tình cảm của các em, các em sẽ thêm yêu văn-yêu cái hay cái đẹp, yêu tiếng Việt-giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tổ chức tốt việc quan sát, hướng dẫn học sinh cách dùng từ,giọng kể, điệu bộ khi làm văn nghe- nói-viết. Với đặc điểm vốn từ còn hạn chế, nên học sinh lớp 3 gặp nhiều khó khăn trong việc nghe-nói-viết-kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình. Do vậy, giáo viên cần tổ chức tốt hoạt động quan sát từng đường nét, màu sắc, hình ảnh, nội dung thể hiện của tranh. học sinh cảm nhận được nét đẹp của cảnh vật, con người và muốn bày tỏ trao đổi với bạn, với thầy cô. Để làm tốt hoạt động này, trước hết giáo viên chú ý cho học sinh sử dụng gợi ý trong sách giáo khoa, lắng nghe cô kể, bạn kể,để nhớ được các ý chính của nội dung câu chuyện. Giáo viên chú trọng về lời văn kể và nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Giáo viên cần hướng cho các em cách chon lựa, sử dụng từ ngữ, hình ảnh diễn đạt sao cho dễ hiểu, sinh động. Có như vậy người nghe đọc sẽ dễ dàng hình dung, tưởng tượng, nắm bắt được sự việc,nhất là tình cảm của các em muốn thể hiện qua bài nói, bài viết. Người nghe, người đọc tuy không trược tiếp nhìn diện mạo của nhân vật, xem bối cảch của sự việc qua hình ảnh miêu tả, so sánh cùng với những tình cảm, thái độ, sự đánh giá của các em. Đó chính là điểm mạnh của nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Ví dụ: Dạy tập làm văn tuần 12. Cụ thể ở bài tập 2: yêu cầu học sinh viết đoạn văn quan sát tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta. Thông qua việc quan sát tranh (ảnh) về mmột cảnh đẹp ở nước ta, Giúp học sinh nắm nội dung của tranh (ảnh), thấy vẻ đẹp của tranh (ảnh), từ đó các em lựa chon từ ngữ thích hợp để nói và viết thành đoạn văn, giúp cho người nghe-đọc tuy không quan sát tranh (ảnh) nhưng vẫn thấy được vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh mà học sinh nói đến. Thêm vào đó, những yếu tố phi ngôn ngữ như: Điệu bộ, nét mặt, giọng điệu của các em khi nói sẽ làm tăng tính hấp dẫn, tính thuyết phục đối với người nghe. Do đó, giáo viên cũng cần khuyến khích các em rèn luyện khả năng sử dụng những yếu tố phi ngôn ngữ này.

*Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động trong tiết dạy tập làm văn theo hướng đổi mới. Việc tổ chức tốt các hình thức dạy học nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động và tích cực. Giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức dạy học như: Học sinh thảo luận nhóm, đàm thoại với nhau hoặc với chính các thầy cô, hoặc hoạt động các nhân (độc thoại) về một vấn đề. Các hình thức tổ chức hoạt động học có thể là: Đóng các hoạt cảnh, vận dụng các trò chơi trong tiết học, các cuộc thi tiếp sức,… Qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức, tích cực, tự giác “học mà chơi, chơi mà học”. Không khí học tập thoải mái khiến học sinh mạnh dạng, tự tin khi nói. Các em dần có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá trước đông người một cách lưu loát, rành mạch, dễ hiểu. So sánh với phương pháp dạy tập làm văn lớp 3 truyền thống: Mỗi tiết tập làm văn chú trọng đến mục tiêu là hình thành bài văn theo một đề tài thuộc một thể loại văn nào đó dưới dạng nói hoặc viết. tiết học diễn ra theo tiến trình: Giáo viên hướng dẫn làm bài dựa theo dàn bài thuộc thể loại chung, đưa ra các câu hỏi gợi ý… khiến cho học sinh dễ nhàm chán, có cảm giác bị bắt buộc theo khuôn mẫu không khuyến khích được học sinh nói, viết những cảm xúc, nhận xét, đánh giá, sự miêu tả của chính các em. Trong chương trình sách giáo khoa lớp 3, mỗi tiết Tập làm văn là một hệ thống bài tập có tính định hướng, gợi mở, với nhiều dạng bài: Nghe-nói, nói- viết, nghe-nói-viết… Vì vậy, giáo viên vẫn bám sát mục đích, yêu cầu của tiết dạy, bài dạy nhưng linh hoạt, chủ động hổntng cách tổ chức hoạt động dạy-học, phân bổ thời gian hợp lý, vừa tránh được những nhược điểm nêu trên vừa tạo được không khí học tập phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Ví dụ: Tiết tập làm văn (tuần 11) với hệ thống bài tập như sau: Bài 1: Nghe kể lai câu chuyện “tôi có đọc đâu”. Yêu cầu học sinh nghe và kể lại câu chuyện. Giáo viên sử dụng các hình thức dạy học: Giáo viên kể mẫu nội dung câu chuỵên - Thảo luận theo nhóm, theo cặp, học sinh dựa vào gợi ý sách giáo khoa, tranh và việc nghe giáo viên để kể lại nội dung câu chuyện cho nhau nghe. Đại diện từng nhóm kể trước lớp. Học sinh nhận xét, bổ sung, cho điểm. Cách tổ chức các hình thức hoạt đông nêu trên huy động được tất cả học sinh tham gia vào hoạt động học tập, tạo được không khí thi đua học tập giữa từng học sinh với nhau, và giữa các nhóm học sinh. Bài 2: Nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở. Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân với vở bài tập. Giáo viên sử dụng các hình thức dạy học sau: Cá nhân học sinh làm trong vở bài tập. Học sinh nhận xét bài làm của bạn. Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho điểm. Tóm lại ở hai bài tập này giáo viên nên sử dụng và phối hợp linh hoạt các hình thức dạy tập làm văn lớp 3 theo hướng đổi mới, tạo được hứng thú cho học sinh, học sinh tham gia các hoạt động hcj một cách hào húng, tích cực, sáng tạo.

*Dạy học hướng vào học sinh và chú trọng các hình thức dạy học cá nhân . Dạy Tập làm văn theo hướng tập trung vào học sinh không phải chỉ tìm ra một câu trả lời có sẵn mà học sinh phải đưa ra được câu trả lời trên cơ sở suy nghĩ và hiểu biết của chính các em. Quá trình tư duy đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng những vốn tri thức, hiểu biết phù hợp với vấn đề đặt ra trong câu hỏi; phân tích, sắp xếp những tri thức đó, đưa ra với vấn đề đặt ra trong câu hỏi ; phân tích, sắp xếp những tri thức đó, đưa ra những kết luận, phương án trả lời tốt nhất. Nói ngắn gọn lại: Học sinh tìm câu trả lời qua việc thu thập, sàng lọc thông tin và phân tích dữ kiện. Ví dụ: Dạy Tập làm văn tuần 5. Có bài tập như sau : Tập tổ chức cuộc họp. Học sinh chọn nội dung cuộc họp cho phù hợp.

Xác định mục đích cuộc họp, nguyên nhân cuộc họp. Người điều hành cuộc họp thống nhất ý kiến, thống nhất phương án giải quyết vấn đề, giao việc cho từng thành viên. Như vậy, thông qua một số tiết Tập làm văn đã phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng cho học sinh làm bài.

*Dạy học phối kết hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các hoạt động ngoài khoá giúp học sinh có những hiểu biết ngoài kiến thức được học trong chương trình chính khoá. Do đó việc phối kết hợp với các hoạt động ngoài gìơ lên lớp rất cần thiết. Qua các hoạt động ngoài giờ, học sinh được rèn luyện bằng nhiều hình thức khác nhau, có nội dung liên quan đến bài học của các em. Giáo viên giảng dạy cần có sự phối kết hợp chặc chẽ với giáo viên tổng phụ trách, thông qua các buổi chào cờ nói về gương người tốt việc tốt, tổ chức các hoạt động: Thi búp măng xinh, thi cac múa hát tập thể, tập diễn các tiểu phẩm, thi kể chuyện-văn nghệ, đọc thơ, thi các môn năng khiếu,… Hoặc thông qua các buổi lễ khai giảng học sinh có thể viết những cảm xúc, những kỉ niệm đẹp của các em về ngày đàu tiên đi học (bài học tuần 6)… Hay qua các buổi lễ kết nạp đội viên TNTP Hồ Chí Minh, giúp các em viết tốt hơn đơn xin vào Đội, sinh hoạt trong các câu lạc bộ, tổ chức của Đội … Ví dụ: Tham dự hội thi tim hiểu về Đội .Từ thực tế đó, học sinh sẽ có thêm hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh, Giúp các em viết tốt hơn đơn xin vào đội (tiết Tập làm văn tuần 2), với yêu cầu: Em hãy viết đơn xin vào đội với mẫu in sẵn.

*Dạy tập làm văn theo hướng đổi mới ở tất cả các khối lớp . Nội dung kiến thức chương trình sách giáo khoa mới biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, nâng cao cao dần về mức độ và lượng kiến thức qua từng lớp học. Do đó để đạt được hiệu quả tốt trong giảng dạy tập làm văn lớp 3 theo hướng đổi mới cần thực hiện đồng bộ viẹc đổi mới phương pháp ở tất cảc các khồi lớp trước (lớp 1-2) và đựoc tiếp theo ở lớp 4-5.Cụ thể: Dạy học sinh tập nói thành câu, nói theo chủ đề, nội dung, nhìn tranh nói thành câu. Đối với lớp 2: Dựa trên nền tảng kiến thức mà các em đã học được ở lớp 1, nâng cao mức độ vừa phải: Kể lại câu chuyện đã học, nói – viết thành câu, đưa ra các mẫu câu (ai làm gì? Ai như thế nào? …), viết đoạn văn từ 2-3 câu. Đối với lớp 3: Luyện nghe, luyện nói, luyên viết: mẫu câu rộng, bao quát hơn; yêu cầu về câu cao hơn, câu đúng ngữ pháp, biết sử dụng biện pháp tu từ, so sánh, nhân hoá, câu văn giàu hình ảnh. Đặc biệt phần luyện viết với số lượng câu văn tăng lên (5-7 câu), đã chú ý đến kết cấu đoạn văn và diễn đạt cảm xúc trong câu văn, đoạn văn. Đối với lớp 4: Học sinh luyện nói câu chuyện đ ã nghe, đã đọc, xây dựng cốt truyện có nhân vật, kể chuyện dựa trên cốt chuyện có sẵn hoặc tưởng tượng; luyện viết: câu thành phần phụ, sử dụng biện pháp tu từ, nhân hoá theo nhiều kiểu khác tiến tới viết thành bài văn. Đối với họ sinh lớp 5: học sinh luyện nói hoàn chỉnh về câu (câu ghép, các kiểu câu ghép) sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong bài viết, viết thành bài văn hoàn chỉnh với số lượng câu tuỳ theo bố cục nội dung bài. Học sinh biết bộc lộ cảm xúc khi tả, kể, viết.

•Tóm lại: Kiến thức ở các lớp có một mối liên hệ logic: Kế thừa, mở rộng, nâng cao. Do đó muốn dạy Tập làm văn lớp 3 theo hướng đổi mới còn phải đổi mới tất cả các khối lớp.

Dạy Tập làm văn thao phương pháp “ tích hợp – lồng ghép” các phân môn trong môn Tiếng Việt. Biết kết hợp chặc chẽ mối quan hệ về yêu cầu kiến thức phân môn Tập làm văn của các khối lớp. Chú trọng phương pháp dạy học theo quan điiểm giao tiếp, rèn kĩ năng nghe – nói – đọc – viết cho học sinh. Giáo viên biết tổ chức tốt cho học sinh cách quan sát tranh, cách dùng từ, giọng kể, lời nhân vật, nói viết thành câu. Động viên khuyến khích học sinh tự học, học theo phương pháp tự tìm tòi. Giáo viên tổ chức, phối hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Dạy học hướng tập trung vào học sinh, coi học sinh là chủ thể hoạt động, tổ chức các hoạt động giúp các em chiếm lĩnh tri thức và rút ra kết luận phù hợp với bài học. Giáo viên biết cách phối hợp hoạt đông học tập với các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của dạy môn Tập làm văn. Vì vậy, tôi dùng lại ở khối 3 mà tìm hiểu nhằm sau này có điều kiện sẽ áp dụng, xây dựng tích hợp các kiến thức liên quan với nhau giữa các môn học . Thông qua thử nghêm theo hướng trên, tôi đã thu rất nhiều kinh nghiệm và có kết quả : học sinh thích thú hơn, mạnh dạng hơn, vốn từ của học sinh phong phú hơn, câu văn giàu hình ảnh,… Phương pháp dạy học Tập làm văn chủ yếu trong giai đoan hiện nay là phải hướng cho học sinh cách tự học sáng tạo tri thức, phần lớn là cho học sinh tìm tòi, thực hành, luyện tập là chủ yếu. không nên dạy học một cách khuôn khổ như cách dạy và học lúc trước, giáo viên phải tạo điều kiện tối đa cho học sinh phát huy khả năng của mình mà không đi lệch hướng. Theo chương trình mới thì chúng ta phải lấy học sinh làm trung tâm cho hoạt động dạy và học, Người giáo viên phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá … Để thực hiện tốt phương pháp dạy học cho học sinh thi còn nhiều điều cần phải nghiên cứu nhằm đáp ứng cho sự chuyển biến của xã hội những gì xã hội cần đặc biệt là học sinh lứa tuổi này. Tuy nhiên không có gì là hoàn thiện, nên đề tài tôi nghiên cứu cũng không tránh khỏi điều này, nó chỉ áp dụng được ở những nơi mà học sinh có đủ điều kiện phát triển. Chính vì vậy chúng ta cần phải chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ở từng vùng miền khác nhau khi dạy phân môn Tập làm văn. Đây là vấn đề khó khăn cho việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng

3. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC :

- Hiệu quả kinh tế

Khi thực hiện sáng kiến cơ bản các em học sinh đều rất tiến bộ, học tốt và chăm ngoan, các cháu học đúng phương pháp tiết kiệm quỹ thời gian học tâp và có thời gian vui chơi.

Qua việc đưa sáng kiến vào áp dụng như tôi vừa nêu ở trên không những học sinh nắm được đặc trưng của môn học. So với kết quả dạy ở các năm trước tôi thấy chất lượng của các em học sinh đã tăng lên. Năm học này tôi áp dụng có chất lượng vững chắc vào bài dạy đạt hiệu quả.

Mỗi giáo viên người làm công tác giáo dục, ai cũng mong muốn xây dựng những học sinh của mình trở thành người toàn diện. Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi gia đình, mỗi nhà trường, mỗi người giáo viên và xã hội chúng ta phải quan tâm nhiều hơn, tích cực hơn, phải có những phương pháp phù hợp, biện pháp tích cực hơn nữa trong quá trình gian

- Hiệu quả xã hội :

Qua thực tế giảng dạy, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân:

Người cần nghiên cứu thực hiện đổi mới hình thức, nội dung phương pháp theo phân môn cho phù hợp. Ngoài trình độ chuyện môn vững vàng, cô giáo cần phải kiên trì không nóng vội. Với vốn kiến thức đã được học, kỹ năng sư phạm được trau dồi cô giáo luôn là người dẫn dắt hoạc sinh đi từng bước bằng cả tấm lòng nhiệt tình và sự yêu nghề của mình.

Trong quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng học sinh để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp, đưa chất lượng đồng đều, tạo điều kiện cho học sinh học tập một cách tốt nhất, động viên khích lệ học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể và khen ngợi học sinh kịp thời. Khi dạy học phải chú ý lấy học sinh làm trung tâm.

Người giáo viên tìm ra biện pháp tối ưu, vận dụng các biện pháp phù hợp đồng thời linh hoạt trong các bước của một giờ dạy. Phải sáng tạo trong khai thác vốn sống của học sinh, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết để học sinh tìm hiểu những điều bí ẩn, gây hứng thú cho học sinh, giúp các em nhận thức bài học một cách tự giác và tích cực. Bên cạnh đó người giáo viên phải khéo léo phối hợp các phương pháp dạy học đặc trưng để đạt hiệu quả cao.





4. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

- Điều kiện áp dụng

Trong nhiều năm phương pháp dạy học của giáo viên nói chung còn nhiều hạn chế trong việc phát huy tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Do vậy khắc phục yếu kém cho học sinh chính là việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng thầy thiết kế trò thi công, thầy chỉ giữ vai trò tổ chức điều khiển và hướng dẫn học sinh trong quá trình tìm ra tri thức mới. Học sinh thực hành và tự đúc kết ra kinh nghiệm cho bản thân. Với việc đổi mới phương pháp dạy như trên đã đạt được kết quả như sau: Đối với giáo viên: Đã tự học tập và có kinh nghiệm trong dạy học đồng thời giúp cho bản thân nâng cao được tay nghề và đã áp dụng được các phương pháp đổi mới cho tất cả các môn học khác. Đối với học sinh: Các em đã nắm chắc được từng dạng bài, biết cách tóm tắt, biết cách phân tích đề, lập kế hoạch giải, phân tích kiểm tra bài giải. Vì thế nên kết quả môn học của các em có nhiều tiến bộ. Giáo viên phải vận dụng linh hoạt và sáng tạo các biện pháp trong việc giáo dục phát triển cho học sinh, giúp học sinh học tập, phát triển một cách rõ rệt về nhiều mặt, học sinh tham gia học tập một cách tích cực, hứng thú tự nguyện tham gia hoạt động giáo dục, động viên học sinh mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp dẫn đến học sinh sẽ thành thục kỹ năng học tập. Kết quả cuối cùng là học sinh phát triển mạnh về trí lực, thể hình và sức khỏe, tạo sự cân bằng giữa trí tuệ và sức khỏe cho học sinh.

- Khả năng áp dụng

Tôi tin rằng, nếu mỗi giáo viên luôn có ý thức rèn luyện và tận tâm dạy bảo thì chắc chắn các em sẽ có những bài viết đẹp, sạch sẽ. Sau này, các em sẽ trở thành những con người có tính cẩn thận, kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, các trường có phong trào tiêu biểu. Bản thân luôn phải trau dồi học hỏi, tự tu dưỡng bản thân, luôn tìm tòi sáng tạo cái mới để áp dụng vào bài giảng, tạo môi trường lớp học phù hợp sáng tạo mang tính giáo dục cao. Tôi luôn linh hoạt sáng tạo trong mọi hoạt động, tâm huyết với nghề, yêu thương, gần gũi, quan tâm giúp đỡ học sinh. Phối hợp thường xuyên với gia đình trong việc chăm sóc giáo dục học sinh. Thường xuyên tiếp cận với các thông tin, nghiên cứu tài liệu, tập san, nghe đài, bài dạy, cung cấp truyền đạt đủ nội dung kiến thức. Nhà trường và phòng GD thường xuyên mở các chuyên đề để giáo viên có thể học hỏi chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Mua thêm các trang thiết bị dạy học để giáo viên có thể minh hoạ cho bài giảng thêm hấp dẫn, cụ thể.

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thượng Kiệm, ngày 27 tháng 4 năm 2020

Xác nhận của lãnh đạo nhà trường
Người nộp đơn


Phạm Thị Thùy Dương


Xác nhận của Phòng GD & ĐT Kim Sơn























































































CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN



Kính gửi:


- Hội đồng Thẩm định Sáng kiến huyện Kim Sơn.

- Hội đồng Thẩm định Sáng kiến Phòng GD & ĐT huyện Kim Sơn

- Hội đồng Thẩm định Sáng kiến trường Tiểu học Định Hóa



Tôi ghi tên dưới đây: :

TTHọ và tênNgày tháng năm sinhNơi công tácChức vụTrình độ chuyên mônTỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1Vũ Thị Huệ16/01/1992Trường TH
Định Hóa
Giáo viênĐại học
sư phạm
100%


1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 3

Lĩnh vực áp dụng:
Lĩnh vực giảng dạy

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:

Việc giải toán giúp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực và các em cần phân biệt cái gì đã cho và caớ gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa cái đó cho và cái phải tìm; Suy luận, nêu lên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra v.v... Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán giúp phần gíao dục cho các em ý trí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v...

2.1. Giải pháp cũ thường làm :

Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ở bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung của số học và số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, hình học có trong chương trình. Vì vậy, việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm sau:

Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều được giảng dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tư duy để giúp các em phát huy hoặc khắc phục.

Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống.

Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật biện chứng: việc giải toán với những đề tài thích hợp, có thể giới thiệu cho các em những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta và các nước Anh em, trong công cuộc bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới, góp phần giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, phát triển dân số có kế hoạch v.v... Việc giải toán có thể giúp các em thấy được nhiều khái niệm toán học, ví dụ: các số, các phép tính, các đại lượng v.v... đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được các mối quan hệ biện chứng giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm v.v..

2.2. Giải pháp mới cải tiến :

Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống thường xẩy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đó che đậy bản chất toán học của bài toán, hay nói cách khác là chỉ ra các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số bài toán. Đề bài của bài toán có lời văn bao giờ cũng có hai phần: Phần đã cho hay còn gọi giả thiết của bài toán. Phần phải tìm hay còn gọi kết luận của Ngoài ra, trong đề toán có nêu mối quan hệ giữa phần đã cho và phần phải tìm hay thực chất là mối quan hệ tương quan phụ thuộc vào giả thiết và kết luận của bài toán.

Quy trình giải toán có lời văn thường thông qua các bước sau:Nghiên cứu kỹ đầu bài: Trước hết cần đọc cẩn thận đề toán, suy nghĩ về ý nghĩa bài toán, nội dung bài toán, đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Chớ vội tính toán khi chưa đọc kỹ đề toán. Thiết lập mối quan hệ giữa các số đó cho và diễn đạt nội dung bài toán bằng ngôn ngữ hoặc tóm tắt điều kiện bài toán, hoặc minh hoạ bằng sơ đồ hình vẽ. Lập kế hoạch giải toán: học sinh phải suy nghĩ xem để trả lời câu hỏi của bài toán phải thực hiện phép tính gì? Suy nghĩ xem từ số đã cho và điều kiện của bài toán có thể biết gì, có thể làm tính gì, phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi của bài toán không? Trên các cơ sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải toán. Thực hiện phép tính theo trình tự đó thiết lập để tìm đáp số. Mỗi khi thực hiện phép tính cần kiểm tra đã tính đúng chưa? Phép tính được thực hiện có dựa trên cơ sở đúng đắn không?... Giải xong bài toán, khi cần thiết, cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? Trong một số trường hợp, giáo viên nên khuyến khích học sinh tìm xem có cách giải khác gọn hay không? Ví dụ 1: Mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi. Hỏi tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ? Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài toán bằng cách dựng phương pháp hỏi đáp, kết hợp với minh hoạ bằng tóm tắt đề toán. Phân tích nội dung bài tóan: Giáo viên dựng hai câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Để học sinh thấy nội dung: Mẹ 30 tuổi - Con 6 tuổi. - Hỏi tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ? Tóm tắt bài toán: Theo những câu trả lời của học sinh, giao viên hướng dẫn học sinh tóm tắt như sau: Mẹ : 30 tuổi; Con : 6 tuổi. Con .......bằng một phần mấy tuổi mẹ ?

Tóm tắt trên chính là chỗ dựa cho học sinh tìm ra trình tự giải và phép tính tương ứng. + Thiết lập trình tự giải: Giáo viên đặt câu hỏi: " Muốn biết tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ?" Học sinh trả lời: " Trước hết ta phải tìm Tuổi mẹ gấp tuổi con mấy lần?". + Tìm phép tính và thực hiện phép tính: Học sinh tự đặt lời giải và làm như sau: Bài giải Tuổi mẹ gấp tuổi con một số lần là: 30 : 6 = 5 ( lần)

Phương pháp trực quan: Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể , gắn với các hình ảnh và hiện tượng cụ thể, trong khi đú kiến thức của môn toán lại có tính trìu tượng và khái quát cao. Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ xung vốn hiểu biết, phát triển tư duy trìu tượng và vốn hiểu biết. Ví dụ: khi dạy giải toán ở lớp ba, giáo viên có thể cho học sinh quan sát mô hình hoặc hình vẽ, sau đó lập tóm tắt đề bài qua, rồi mới đến bước chọn phép tính. Phương pháp thực hành luyện tập: Sử dụng phương pháp này để thực hành luyện tập kiến thức, kỹ năng giải toán từ đơn giản đến phức tạp ( Chủ yếu ở các tiết luyện tập ). Trong quá trình học sinh luyện tập, giáo viên có thể phối hợp các phương pháp như: gợi mở - vấn đáp và cả giảng giải - minh hoạ. Phương pháp gợi mở - vấn đáp: Đây là phương pháp rất cần thiết và thích hợp với học sinh tiểu học, rèn cho học sinh cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, tạo niềm tin và khả năng học tập của từng học sinh. Phương pháp giảng giải - minh hoạ: Giáo viên hạn chế dùng phương pháp này. Khi cần giảng giải - minh hoạ thì giáo viên nói gọn, từ và kết hợp với gợi mở - vấn đáp. Giáo viên nên phối hợp giảng giải với hoạt động thực hành của học sinh ( Ví dụ: Bằng hình vẽ, mô hình, vật thật...) để học sinh phối hợp nghe, nhìn và làm. Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng: Giáo viên sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng đã cho ở trong bài và mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng đó. Giáo viên phải chọn độ dài các đoạn thẳng một cách thích hợp để học sinh dễ dàng thấy được mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng tạo ra hình ảnh cụ thể để giúp học sinh suy nghĩ tìm tòi giải toán.

Muốn phân tích được tình huống, lựa chọn phép tính thích hợp, các em cần nhận thức được: cái gì đã cho, cái gì cần tìm, mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Trong bước đầu giải toán, việc nhận thức này, việc lựa chọn phép tính thích hợp đối với các em là một việc khó. Để giúp các em khắc phục khó khăn này, cần dựa vào các hoạt động cụ thể của các em với vật thật, với mô hình, dựa vào hình vẽ , các sơ đồ toán học.... nhằm làm cho các em hiểu khái niệm " gấp " với phép nhân, khái niệm " một phần ... " với phép chia” trong tương quan giữa các mối quan hệ trong bài toán. Trong một bài toán, câu hỏi có một chức năng quan trọng vì việc lựa chọn phép tính thích hợp được quy định không chỉ bởi các dữ kiện mà còn bởi các câu hỏi. Với cùng các dữ kiện như nhau có thể đặt các câu hỏi khác nhau do đó việc lựa chọn phép tính cũng khác nhau, việc thấu hiểu câu hỏi của bài toán là điều kiện căn bản để giải đúng bài toán đó. Nhưng trẻ em ở giai đoạn đầu khi mới giải toán chưa nhận thức được đầy đủ chức năng của câu hỏi trong bài toán. Để rèn luyện cho các em suy luận đúng, cần giúp các em nhận thức được chức năng quan trọng của câu hỏi trong bài toán. Muốn vậy có thể dùng biện pháp: thường xuyên gợi cho các em phân tích đề toán để xác định cái đã cho, cái phải tìm, các dữ kiệm của bài toán , câu hỏi của bài toán, đôi khi nêu cho các em bài toán vui không giải được, chẳng hạn: " trên cành cây có 10 con chim, người thợ săn bắn rơi 2 con. Hỏi trong lồng còn mấy con chim?" có em sẽ nhẩm và trả lời là 8 con, lúc đú giáo viên sẽ giải thích để học sinh nhận ra cái sai trong câu hỏi của bài toán. Đối với toán có lời văn ở lớp 3,chủ yếu là các bài toán liên quan đến rút về đơn vị và các bài toán có hai phép tính,bài toán cũng có nghĩa là giải quyết các bài toán đơn. Mặt khác các dạng toán đều đó được học ở các lớp trước, Từ các dạng khác nhau của bài toán, các phép tính cộng , trừ, nhân, chia, khi sử dụng tính toán cho đến các dạng phức tạp hơn như sử dụng hai hay nhiều phép tính. Hoặc vận dụng mối liên hệ giữa yếu tố hình học, mối quan hệ giữa các đại lượng và các đơn vị đo khác nhau về số đo thích hợp. Vận dụng mối quan hệ giữa các số tự nhiên, số tự nhiên liên tiếp, số chẵn , số lẻ. Từ đó các em giải các bài toán có liên quan đến số để vận dụng đặc điểm của mỗi loại toán điển hình, tìm ra cách giải phù hợp cho loại toán đó. Sau đây là nhưng biện pháp thực hiện.

* Biện pháp 1 : Nắm vững các bài toán cơ bản ở dạng cơ bản: ở trong những dạng này thường lựa chọn các bài tập điển hình, bài giải phù hợp từ rễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. ở lớp 3 toán có lời văn có hai dạng chủ yếu là toán đơn và toán hợp. Các dạng toán đơn: Học sinh phải nắm được các bài tập đơn giản sau:

Loại toán tìm "tích". Ví dụ: Một người đi bộ cứ mỗi giờ đi được 4 km. Hỏi trong 3 giờ người đó đi được bao nhiêu km? km Tóm tắt: 4km Giải Quãng đường người đó đi được là : 4 x 3 = 12 ( km ) Đáp số : 12 km

Loại toán gấp một số lên nhiều lần. Ví dụ : An hái được 5 bông hoa.Hà hái đươc số bông hoa gấp hai lần của An. Hỏi Hà hái được bao nhiêu bông hoa ? - Học sinh nhận xét - Tóm tắt và nắm vững cách giải và kỹ nang tính toán ( gấp số lần ta làm tính nhân).

Loại toán: " Chia thành số phần bằng nhau". Ví dụ: Có 12 quả cam, chia đều cho 6 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu quả? Nhận xét: Đây là loại toán được sử dụng trong thực tế hàng ngày nên học sinh rẽ ràng làm được.

Loại toán: " Chia thành phần từng nhóm". Ví dụ: Có 12 bông hoa, chia cho mỗi em 3 bông. Hỏi có bao nhiêu em được chia? 5. Loại toán: " Giảm một số đi nhiều lần". Ví dụ: Hà có 15 bông hoa. Số hoa của Hà gấp 5 lần số hoa của An. Hỏi An có bao nhiêu bông hoa?

Loại toán: " So sánh hai số gấp, kém nhau mấy đơn vị". Ví dụ: Anh có 10 que tính . Em có 5 que tính. Hỏi số que của anh gấp mấy lần số que tính của em?

Loại toán : " Tìm một phần mấy của một só". Ví dụ: Ngăn thứ nhất có 18 quyển sách. Số sách có ngăn thứ hai 1 bằng Số sách ngăn thứ nhất. Hỏi ngăn thứ hai có bao nhiêu quyển sách? 3 Trên đây là 7 loại toán thuộc dạng đơn. Mặc dù chỉ là những bài toán đơn giản nhưng trong thưc tếcác em vẫn nhầm. Vậy muốn giải đúng tôi têu cầu các em đọc kỹ đầu bài, tóm tắt được đề toán , xác định bài toán thuộc dạng toán nào. Thực hiên đúng phép tính. B. Các loại toán hợp : Các loại toán hợp ở lớp 3 là các bài toán giải bằng hai, ba phép tính trở lên. Trong đó có đủ 4 phép tính, phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ở lớp ba chú trọng nhất là hai loại toán khá quan trọng sau: 1. Toán hợp giải bằng hai phép tính nhân, chia có liên quan đến rút về đơn vị. Ví dụ : Có 3 chồng sách như nhau xếp được 18 quyển. Hỏi 5 chồng như vậy xếp xếp được bao nhiêu quyển? ở loại toán này giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu rõ mối liên quan mật thiết giữa các đơn vị đã cho và phải tìm . Và giải thích "Rút về đơn vị". 2. Toán hợp giải bằng 2 phép tính chia có liên quan đến rút về đơn vị. Ví dụ : Có 3 thùng như nhau đựng 18 lít dầu. Hỏi có 30 lít dầu phải đựng trong mấy thùng? Ta thấy rằng qua hai ví dụ trên cách giải loại toán này cũng có 2 bước - 1 rút về đơn vị. - Nhưng bước hai thì ngược lại nhau. Do đó muốn học sinh làm tốt hai dạng toán này không bị nhầm lẫn. Tôi đã yêu cầu giáo viên khối 3 cho các em cần nắm vững dạng cơ bản, sau đó giáo viên lựa chọn các bài tập điển hình để các em so sánh và tìm ra cách giải đư về dạng cơ bản.

Biện pháp 2: Cách giải bài toán có lời văn (Hướng dẫn học sinh theo bốn bước).

Bước 1: Tìm hiểu đề toán. Yêu cầu đọc kỹ đề bài. Tóm tắt đầu bài Xác định xem đây loại toán gì? Sau đó khai thác đầu bài, bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm cái gì? Tìm mối liên hệ giữa các dữ kiện của đề bài. Tìm ra cách tóm tắt dễ hiểu nhất. Sau đây tôi xin trình bày một số tóm tắt: Tóm tắt bằng chữ và dấu - Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng - Tóm tắt bằng chữ và dấu ngoặc -Tóm tắt bằng hình tượng trưng - Tóm tắt bằng sơ đồ ven - Tóm tắt bằng bảng kẻ ô.

Ví dụ: Ngày thứ nhất An đọc được 20 trang sách. Ngày thứ hai An đọc gấp hai lần ngày thứ nhất. Hỏi cả hai ngày An đọc được bao nhiêu trang. Giả thiết cho ngày thứ nhất 20 trang, ngày hai gấp 2 lần ngày thứ nhất.Hỏi cả hai ngày ? Bài toán nên tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. 20 trang ngày 1 ? trang ngày 2 trang

Bước 2: Xây dựng chương trình giải. Tiến hành dùng các kiến thức xác định các điều cần tính toán vận dụng các kỹ năng thực hiện các phép tính.

Bước 3: Thực hiện chương trình giải. Đây là bước học sinh thực hiện kỹ năng giải bài tập dựa vào sơ đồ của bước 2 để chuyển dịch tư duy ngược lại khi phân tích. - Thử lại. - Tìm cách giải khác.

Tóm lại: Trong thực tế khi giải các em chỉ viết tóm tắt và trình bày lời giải, nên tôi hướng dẫn giáo viên khối 3 lã phải luôn củng cố ý thức nắm các bước giải bài toán và kỹ năng tính toán cho các em.

Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. Tôi đã hướng đẫn khối 3 sử dụng nhiều hình thức kiểm tra tổ nhóm, học sinh khá kiểm tra giúp đỡ học sinh yếu, thông qua cha mẹ học sinh, kết hợp kiểm tra trên bảng trên giấy kiểm tra để thường xuyên đánh giá việc học của học sinh.

Biện pháp 4: Động viên kịp thời học sinh có cố gắng trong học tập tạo niềm tin và ý thức tự giác học tập cho các em và gia đình. Từ đó phối hợp và đôn đốc các em học tập tốt. Hàng tuần nhận xét và đánh giá từng học sinh ở lớp, hoặc động viên khen ngợi ngay sau mỗi tiết học những em có tiến bộ.

Biện pháp 5: Tăng cường giúp đỡ các em nắm vững lý thuyết công thức thường xuyên, Khắc sâu kiến thức ngay tại lớp. Giáo viên đặc biệt chú trọng phương pháp dạy nhẹ nhàng, tự nhiên để phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Biết trình bày bài giải đầy đủ. Có thể viết gộp các phép tính thành một dãy dựa vào quy tắc, hoặc công thức đã chom đã học. Biết thử lại kết quả và tìm thêm các cách giải khác.

Biện pháp 6: Thường xuyên củng cố kĩ năng giải toán đã hình thành cho các em. Thường xuyên củng cố kỹ năng giải toán đã hình thành cho các em. Gây hứng thú trong việc giải toán, thi đua giải nhanh, giải đúng, trình bày sạch đẹp, khoa học. Từ đó nâng cao chất lượng bộ môn toán, làm cho các em yêu thích việc giảỉ toán có lời văn hơn.

Biện pháp 7: Làm tốt việc chấm chữa bài cho học sinh. Đặc biệt chấm bài cá nhân( 1 thầy - 1 trò) giúp học sinh làm ra ngay và nhận ra ưu , khuyết điểm ở bài làm của mình.Từ đó các em kịp thời phát huy hoặc sửa chữa bài giải sau.

Tóm lại: Đối với các bài toán có lời văn như trên, giáo viên nên khuyến khích học sinh tự nêu ra các giả thiết đã biết, cái cần phải tìm, cách tìm tắt bài toán và tìm đường lối giải. Các phép tính giải chỉ là khâu thứ yếu mang tính kĩ thuật.

Một số bài nâng cao dành cho học sinh khá, giỏi: Đối với những đối tượng học sinh đã giải được và giải thành thạo các bài toán đơn cơ bản, thì việc đưa ra hệ thống bài tập nâng cao là rất quan trọng và cần thiết để cho học sinh có điều kiện phát huy năng lực trí tuệ của mình, vượt xa khỏi tư duy cụ thể mang tính chất ghi nhớ và áp dụng một cách máy móc trong công thức. Qua đó phát triển trí thông minh cho học sinh. Dưới đây là các dạng bài nâng cao mà tôi đã đưa ra để giáo viên khối 3 thực hiện trong các tiết dạy để nâng cao tính hiểu biết của học sinh đồng thời bồi dưỡng học sinh giỏi.

Ví dụ 1: Một trại nuôi gà có 792 con gà nhốt đều vào 9 ngăn chuồng. Người ta bán đi số con gà bằng số gà đang nhốt trong 2 ngăn chuồng. Hỏi người ta đã bán đi bao nhiêu con gà? Bài giải Số gà trong mỗi ngăn chuồng là: 792 : 9 = 88 ( con ) Số gà đã bán đi là: 88 x 2 = 176 ( con ) Đáp số : 176 con gà

Ví dụ 2: Một người chở 2 chuyến xe, mỗi chuyến chở được 3 thùng hàng mỗi thùng cân nặng 1315 kg. Hỏi người đó đã chở được bao nhiêu ki - lô - gam? ( giải theo 2 cách). Cách 1 : Bài giải Cả 2 chuyến xe chở được số thùng hàng là: 3 x 2 = 6 ( thùng Người đó chở được số kg là : 1315 x 6 = 7890 ( kg ) Đáp số : 7890 kg hàng Cách 2 : Bài giải Mỗi chuyến xe chở được số kg hàng là : 1315 x 3 = 3945 ( kg ) Người đó chở được số kg là: 3945 x 2 = 7890 ( kg ) Đáp số : 7890 kg hàng.

Ví dụ 3: Một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài 72 cm , chiều rộng bằng 1 dài. Tính diện tích tờ giấy đó. 8 ? cm Chiều dài : 8 cm Chiều rộng : ? cm 12

Bài giải Theo sơ đồ ta thấy: Chiều dài hơn chiều rộng 1 lần chiều rộng . Chiều rộng của hình chữ nhật là 8 cm. Chiều dài của hình chữ nhật là ; 8 x 2 = 16 ( cm ) Diện tích của hình chữ nhật là: 16 x 8 = 128 (cm 2 ) Đáp số : 128 cm 2.

Qua một thời gian nghiên cứu đề ra một số biện pháp giải toán có lời văn ở lớp 3, nhất là tiết hướng dẫn học (buổi học thứ hai trong ngày) tôi cùng khối 3 mạnh dạn đã tổ chức thực hiện chuyên đề toán, về phương pháp, về cách giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 đã được nâng cao và đạt hiệu quả cao. Do vậy đã được triển khai áp dụng thực hiện ở các lớp trong khối 3. Tôi chất lượng môn toán ở khối 3 nâng lên rõ rệt. Từ những kết quả đạt được nêu trên, tôi thấy dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3 không những chỉ giúp cho học sinh củng cố vận dụng các kiến thức đã học, mà còn giúp các em phát triển tư duy, sáng tạo trong học toán và biết vận dụng thực hành vào thực tiễn cuộc sống.

Hướng dẫn và giúp học sinh giải toán có lời văn nhằm giúp các em phát triển tư duy trí tuệ, tư duy phân tích và tổng hợp, khái quát hoá, trìu tượng hoá, rèn luyện tốt phương pháp suy luận lô gic. Bên cạnh đó đây là dạng toán rất gần gũi với đời sống thực tế. Do vậy, việc giảng dạy toán có lời văn một cách hiệu quả giúp các em trở thành những con người linh hoạt, sáng tạo, làm chủ trong mọi lĩnh vực và trong cuộc sống thực tế hàng ngày. Những kết quả mà chúng tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu không phải là cái mới so với kiến thức chung về môn toán ở bậc tiểu học, song lại là cái mới đối với bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra nhiều điều lý thú về nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở bậc tiểu học. Tôi tự cảm thấy mình được bồi dưỡng thêm lòng kiên trì, nhẫn nại, sự ham muốn, say xưa với việc nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài này của tôi là giai đoạn đầu nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học nên không thể tránh khỏi những kiến khuyết. Tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, của các bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm đến vấn đề giải toán có lời văn cho học sinh ở bậc tiểu học nói chung, giải Toán có lời văn ở lớp 3 nói riêng.

Qua thực tế giảng dạy môn toán ở Trường tiểu tôi thấy người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Từ những kinh nghiệm thực tế trong những năm giảng dạy, để giúp học sinh thích học và giải toán có lời văn, tôi kiến nghị với các nhà soạn sách giáo khoa hãy lựa chọn, sắp xếp hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để các em có thể vận dụng tốt các kiến thức đã học. Đối với giáo viên, ở mỗi dạng toán cần hướng dẫn học sinh nhận dạng bằng nhiều cách: đọc, nghiên cứu đề, phân tích bằng nhiều phương pháp (Mô hình, sơ đồ đoạn thẳng, suy luận ....) để học sinh đễ hiểu, dễ nắm bài hơn. Không nên dừng lại ở kết quả ban đầu ( giải đúng bài toán ) mà nên có yêu cầu cao hơn đối với học sinh. Ví dụ: Như yêu cầu học sinh ra một đề toán tương tự hoặc tìm nhiều lời giải khác nhau.... Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức như: trò chơi, đố vui.... phù hợp với đối tượng học sinh của mình: "Lấy học sinh để hướng vào hoạt động học, thầy là người hướng dẫn, tổ chức, trò nhận thức chủ động trong việc giải toán ''. Trong giảng dạy giáo viên cần chú ý phát triển tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng suy luận lôgíc, giúp các em nắm chắc kiến thức cụ thể. Với toán có lời văn, đó là cách giải và trình bày lời giải, sử dụng tốt tất cả các phương pháp đó nêu ở trên. Không nên dừng lại ở kết quả ban đầu ( giải đúng bài toán ) mà nên có yêu cầu cao hơn đối với học sinh. Ví dụ: Như yêu cầu một học sinh ra một đề toán tương tự hoặc tìm nhiều lời giải khác nhau..... Trong khi giải phải yêu cầu học sinh đặt câu hỏi: '' Làm phép tính đó để làm gì ?'' , từ đó có hướng giải đúng, chính xác. Sau mỗi bài giải, học sinh phải biết xem xét lại kết quả mình làm để giúp các em tự tin hơn khi giải quyết một vấn đề gì đó. Qua cách dạy đã nêu trên đây, so với các lớp học theo chỉ dẫn của sách giáo khoa và sách giáo viên, tôi nhận thấy học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ áp dụng hơn. Qua kết quả học tập của học sinh khối 3, các đồng nghiệp trong khối cũng nhận thấy cách hướng dẫn trên là hay và có hiệu quả.

3. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC :

- Hiệu quả kinh tế

Khi thực hiện sáng kiến này cơ bản học sinh đều rất tiến bộ, học tốt và chăm ngoan, các em học đúng phương pháp, tiết kiệm quỹ thời gian học tập và có thời gian vui chơi.

Mỗi giáo viên người làm công tác giáo dục, ai cũng mong muốn xây dựng những học sinh của mình trở thành người toàn diện. Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi gia đình, mỗi nhà trường, mỗi người giáo viên và xã hội chúng ta phải quan tâm nhiều hơn, tích cực hơn, phải có những phương pháp phù hợp, biện pháp tích cực hơn nữa trong quá trình gian

- Hiệu quả xã hội :

Qua thực tế giảng dạy, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân:

Người cần nghiên cứu thực hiện đổi mới hình thức, nội dung phương pháp theo phân môn cho phù hợp. Ngoài trình độ chuyện môn vững vàng, cô giáo cần phải kiên trì không nóng vội. Với vốn kiến thức đã được học, kỹ năng sư phạm được trau dồi cô giáo luôn là người dẫn dắt hoạc sinh đi từng bước bằng cả tấm lòng nhiệt tình và sự yêu nghề của mình.

Trong quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng học sinh để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp, đưa chất lượng đồng đều, tạo điều kiện cho học sinh học tập một cách tốt nhất, động viên khích lệ học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể và khen ngợi học sinh kịp thời. Khi dạy học phải chú ý lấy học sinh làm trung tâm.

4. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

- Điều kiện áp dụng

Phải vận dụng linh hoạt và sáng tạo các biện pháp trong việc giáo dục phát triển cho học sinh, giúp học sinh học tập, phát triển một cách rõ rệt về nhiều mặt, học sinh tham gia học tập một cách tích cực, hứng thú tự nguyện tham gia hoạt động giáo dục, động viên học sinh mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp dẫn đến học sinh sẽ thành thục kỹ năng học tập. Kết quả cuối cùng là học sinh phát triển mạnh về trí lực, thể hình và sức khỏe, tạo sự cân bằng giữa trí tuệ và sức khỏe cho học sinh.

Bản thân luôn phải trau dồi học hỏi, tự tu dưỡng bản thân, luôn tìm tòi sáng tạo cái mới để áp dụng vào bài giảng, tạo môi trường lớp học phù hợp sáng tạo mang tính giáo dục cao. Tôi luôn linh hoạt sáng tạo trong mọi hoạt động, tâm huyết với nghề, yêu thương, gần gũi, quan tâm giúp đỡ học sinh. Phối hợp thường xuyên với gia đình trong việc chăm sóc giáo dục học sinh. Thường xuyên tiếp cận với các thông tin, nghiên cứu tài liệu, tập san, nghe đài, bài dạy, cung cấp truyền đạt đủ nội dung kiến thức.

- Khả năng áp dụng

Người giáo viên tìm ra biện pháp tối ưu, vận dụng các biện pháp phù hợp đồng thời linh hoạt trong các bước của một giờ dạy. Phải sáng tạo trong khai thác vốn sống của học sinh, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết để học sinh tìm hiểu những điều bí ẩn, gây hứng thú cho học sinh, giúp các em nhận thức bài học một cách tự giác và tích cực. Bên cạnh đó người giáo viên phải khéo léo phối hợp các phương pháp dạy học đặc trưng để đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện nhiệm dạy học, giúp học sinh phát triển toàn diện.giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng học tập và phát triển cho học sinh một cách dễ dàng, hiệu quả và tích cực nhất.

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Định Hóa, ngày 29 tháng 4 năm 2020

Xác nhận của lãnh đạo nhà trường
Người nộp đơn



Vũ Thị Huệ












Xác nhận của Phòng GD&ĐT Kim Sơn











CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc









ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN







Kính gửi:


- Hội đồng Thẩm định Sáng kiến huyện Kim Sơn.

- Hội đồng Thẩm định Sáng kiến Phòng GD & ĐT huyện Kim Sơn

- Hội đồng Thẩm định Sáng kiến trường Tiểu học Đồng Hướng



Tôi ghi tên dưới đây:

TTHọ và tênNgày tháng năm sinhNơi công tácChức vụTrình độ chuyên mônTỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1Trần Thị Liên05/05/1974Trường TH
Đồng Hướng
Giáo viênĐại học sư phạm100%


1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ Ở LỚP 3.

Lĩnh vực áp dụng:
Lĩnh vực giảng dạy

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:

2.1. Giải pháp cũ thường làm :


Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của GV Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ rèn kĩ năng viết, nghe, đọc. Qua chữ viết đúng, đẹp GV bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho HS.

Dạy chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp HS nắm vững các qui tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả. Ngoài ra, nó còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ.

Ngoài việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính chất, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, GV còn phải nắm vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt.

Dạy chính tả theo khu vực phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng vùng miền để hình thành nội dung giảng dạy khi xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho HS ở từng khu vực, từng địa phương. Như vậy, trước khi dạy, GV cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của HS từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp với đối tượng HS lớp mình dạy.

Đơn vị trường Tiểu học nơi tôi ở đa số người dân làm nông nghiệp. Tình hình thực tế học sinh lớp 3 ở đây vốn từ của các em còn hạn chế . Các em chỉ hiểu nghĩa của các từ ngữ ở mức độ đơn giản trong khi từ ngữ tiếng Việt vô cùng phong phú. Đa số gia đình các em còn nghèo, cha mẹ còn lo đi làm để kiếm sống, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em.

Chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học bởi vì giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong khi bậc trung học cơ sở không có.

2.2. Giải pháp mới cải tiến.

Chính tả ở chương trình tiểu học có hai kiểu bài là chính tả đoạn bài và chính tả âm vần. Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả. Thời gian dành cho bài tập chính tả âm vần dù là rất ngắn so với chính tả đoạn bài song việc rèn kỹ năng qua bài tập đó có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh. Qua các bài tập chính tả âm vần các em được rèn luyện để tránh việc viết sai chính tả các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn nhằm đạt mục tiêu môn học.

Tính chất nổi bật của Chính tả là thực hành bởi vì chỉ có thể hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh thông qua thực hành, luyện tập.

Trong thực tế cho thấy HS còn mắc lỗi chính tả rất nhiều, có một số HS còn viết sai hơn 10 lỗi trong 1 bài chính tả.

Ví dụ bài : Chiều trên sông Hương ( SGK TV tập 1 – Trang 96 ).

Số lỗi học sinh sai qua bài viết: Sai 1- 4 lỗi : ( 8 em ); Sai từ 5 – 7 lỗi : ( 10 em ). Điều đó cho thấy kĩ năng viết của các em còn hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả học tập ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.

- Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa nắm vững âm vần, chưa phân biệt được cách phát âm của GV, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả.



- Học sinh viết sai chính tả do một số lỗi sau :

- Lỗi do vô ý, chưa cẩn thận (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh…)

- Lỗi về các vần khó ( uênh, oang, oeo, uyên, uyêt…)

- Lỗi do phát âm sai ( at - ac, an - ang, iu - iêu…)

- Lỗi do không hiểu nghĩa của từ ( để dành - tranh giành )

- Lỗi do không nắm được qui tắc chính tả ( gh, ngh chỉ đứng trước i, e, ê. Cách ghi âm đệm )

Qua thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc phải các loại lỗi sau:

a/ Về thanh điệu: Học sinh không phân biệt được hai thanh hỏi, ngã.

Ví dụ: sữa chữa , suy nghỉ

b/ Về âm đầu:

Học sinh còn viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:

+ g / gh: đua ge

+ ng / ngh : củ ngệ

+ c / k: cây céo

+ ch / tr: con chăn

+ s / x: chim xẻ

+ v / d / gi: dụ lúa

+ r / g: cá gô

Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm tôi nhận thấy lỗi về ch/ tr; s/ x; r/ g ; v/d/ gi là phổ biến hơn cả.

c/Về âm chính:

Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các vần sau đây:

+ ai / ay / ây: mây bai

+ ao / au / âu: lao bàn

+ oe/ eo: mạnh khẻo

+ iu/ êu / iêu: chìu chuộng

+ oi/ ôi / ơi: kêu gội

+ ăm/ âm: con tầm

+ im/ iêm :lúa chim

+ ăp/ âp: gập gỡ

+ ip / iêp: liên típ

+ ui/ uôi: đầu đui

+ um/ uôm / ươm: con buốm

+ ưi/ ươi: trái bửi

+ ưu/ ươu: con khứu

d/ Về âm cuối:

Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:

+ at/ ac: đồ đạt

+ an/ ang: cây bàn

+ ăt/ ăc: mặt quần áo

+ ăn/ ăng: khăng quàng

+ ât/ âc: trái gất

+ ân/ âng: cái câng

+ êt/ êch: chênh lệt

+ ên/ ênh: lên đên

+ iêt/ iêc: thân thiếc

+ ut/ uc: núc áo

+ uôn/ uông: mong muống

+ uôt/ uôc: trắng muốc

+ ươn/ ương: con lương

*Về dạy chính tả của giáo viên:

Hạn chế lớn nhất là chưa phát âm chuẩn, do ảnh hưởng tiếng địa phương nên giáo viên ở mỗi vùng miền có cách phát âm chưa chính xác ở một số từ.

Người miền Nam phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm

cuối n / ng / nh; t / c / ch. Hai bán âm cuối i/u lại được ghi bằng 4 con chữ i / y

(trong tai/tay); u/o ( trong cau/ cao ), do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh miền Nam. Mặt khác còn lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch / tr; s/ x; d/ gi; v/ d, phát âm không phân biệt được thanh hỏi, thanh ngã.

Trong khi đó một số người miền Bắc chưa phân biệt l / n; d / gi.

*Về chữ quốc ngữ:

Ngoài ra trong qui ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng. Ví dụ : / k / ghi bằng c, k, q, âm gờ ghi bằng / g /, gh; âm / ng / ghi bằng ng, ngh.

Do sự phức tạp của chữ quốc ngữ, ví dụ: / ă / lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au. Các nguyên âm đôi iê, ươ, uô lại được ghi bằng các dạng iê, yê, ia, ya, ươ, ưa, uô, ua (chia-khuya; chiến-tuyến; lương- lửa; buôn-mua).Âm đệm lại được ghi bằng hai con chữ o và u ( ví dụ: hoa - huệ ).

Biện pháp : Trước tình hình HS viết còn sai nhiều lỗi chính tả, tôi đã áp dụng một số biện pháp khắc phục như sau :

Luyện phát âm: Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Do đó có đọc đúng và ghi nhớ âm đúng thì khi giáo viên đọc, học sinh sẽ tái hiện và viết đúng. Giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng.

Phân tích so sánh: Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ.

Ví dụ: Khi viết tiếng “nặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “nặn” giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này.

- Nặng = N + ăng + thanh nặng

- Nặn = N + ăn + thanh nặng

So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “nặng”có âm cuối là “ng”,tiếng “nặn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai.

Giải nghĩa từ: Do phương ngữ của từng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng.

Ví dụ: Học sinh đọc “suy nghỉ” nhưng viết “suy nghĩ” do đó học sinh cần hiểu “nghỉ” có nghĩa là hoạt động bị ngừng lại, còn “nghĩ” là tính toán điều gì đó. Vì vậy phải viết là “suy nghĩ”.

Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn…nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng.

Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là HS đã hiểu nghĩa từ ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh… với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.

Ghi nhớ mẹo luật chính tả:

*Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: Các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê. Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau :

*Để phân biệt âm đầu s/ x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s : si, sồi, sả, sứ, sắn, sung, sao, sim, su su, sầu đâu, sơn trà, sậy, sấu, sến, sam, sán, sầu riêng, so đũa…sáo, sâu, sên, sam, sán, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, sư tử…

*Để phân biệt âm đầu tr/ ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng… chuột, chó, chí, chồn, chuồn chuồn, chào mào, châu chấu, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi…

* Luật bổng - trầm ( luật hỏi- ngã trong từ láy )

Đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã. Nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại ).

Có thể cho học sinh thuộc hai câu thơ sau:

Chị huyền mang nặng ngã đau

Anh sắc không hỏi bị đau chỗ nào.

Ví dụ: Bổng:

Ngang + hỏi : vui vẻ, trong trẻo…

Sắc + hỏi : mát mẻ, vất vả…

Hỏi + hỏi : lỏng lẻo, thủ thỉ…

Trầm:

Huyền + ngã : sẵn sàng, vững vàng…

Nặng + ngã : mạnh mẽ, vội vã…

Ngã + ngã : nhõng nhẽo, dễ dãi…

* Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai.Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ xảo chính tả cần đưa ra những trường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng.

Khi tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập, giáo viên lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp đối tượng học sinh và phù hợp với nội dung của từng bài tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập.

Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên quan sát cá nhân học sinh, nhóm học sinh để đôn đốc hướng dẫn và biết được những bài làm sai để tổ chức cho học sinh nhận xét và sửa chữa. Đối với dạng bài tập không chỉ có đáp án đúng duy nhất, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập dưới hình thức trò chơi hoặc thảo luận nhóm thì hiệu quả và việc chữa bài tối ưu hơn cả. Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét góp ý bài của bạn, chỉ ra được lỗi để cùng chữa. Trường hợp nếu học sinh không phát hiện ra lỗi, giáo viên gợi ý để học sinh nhận ra và chữa lỗi. Khi đánh giá, ngoài việc chấm bài cho học sinh, giáo viên nên tổ chức cho học sinh tự chấm bài hoặc chấm bài cho bạn dựa vào đáp án đúng và hướng dẫn chấm của giáo viên. Qua mỗi bài tập giáo viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ và kỹ năng cần rèn luyện.

- Giáo viên nên tuyên dương, khen thưởng động viên kịp thời tạo hứng thú cho các em say mê học tập.

Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Học sinh hứng thú trong giờ học chính tả không còn “sợ” học chính tả như trước đây. (Số lỗi sai giảm hẳn) Tỉ lệ học sinh viết sai chính tả giảm đáng kể, học sinh viết chữ đẹp hơn nhờ không phải suy nghĩ lâu “tiếng hoặc từ đó viết như thế nào cho đúng”. Những em trước kia sai 9,10 lỗi thì nay còn 5,6 lỗi, những em viết sai 4,5 lỗi thì nay chỉ còn 2,3 lỗi…

Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không đựơc nôn nóng. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học sinh sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần, có khi vài tháng, thậm chí cả một học kỳ. Nếu giáo viên không biết hướng dẫn, chờ đợi thì kết quả sẽ không cao.

Để việc dạy học chính tả đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt đầu “làm quen” với Tiếng Việt giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ….tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót.

Để dạy tốt người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, tay nghề, có kiến thức cơ bản về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học… có liên quan đến chính tả.

Nắm vững phương pháp đặc trưng của phân môn chính tả. Kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy sao cho sát hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.

- Phải dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và động viên học sinh kịp thời. Hạn chế không nên trách phạt, chê các em trước lớp làm cho các em có mặc cảm và bạn bè có ấn tượng không tốt về các em. Bên cạnh đó giáo viên phải khích lệ, động viên học sinh phải kiên trì, chăm chỉ rèn luyện mới đạt được kết quả tốt.

- Giáo viên phải điều tra cơ bản để nắm được những lỗi chính tả mà học sinh lớp mình viết sai để từ đó có cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Thường xuyên chấm, chữa bài chỉ ra tất cả lỗi chính tả để kịp thời sửa chữa, uốn nắn.

- Giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh phải có sự phối hợp hài hòa tạo điều kiện nhắc nhở, đôn đốc các em rèn thêm ở nhà. Chăm chỉ luyện tập sẽ giúp các em đạt được kết quả cao.

3. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC :

- Hiệu quả kinh tế

Qua việc đưa sáng kiến vào áp dụng như tôi vừa nêu ở trên không những học sinh nắm được đặc trưng của môn học. So với kết quả dạy ở các năm trước tôi thấy chất lượng của các em học sinh đã tăng lên. Năm học này tôi áp dụng có chất lượng vững chắc vào bài dạy đạt hiệu quả.

- Hiệu quả xã hội :

Trong quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng học sinh để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp, đưa chất lượng đồng đều, tạo điều kiện cho học sinh học tập một cách tốt nhất, động viên khích lệ học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể và khen ngợi học sinh kịp thời. Khi dạy học phải chú ý lấy học sinh làm trung tâm.

Người giáo viên tìm ra biện pháp tối ưu, vận dụng các biện pháp phù hợp đồng thời linh hoạt trong các bước của một giờ dạy. Phải sáng tạo trong khai thác vốn sống của học sinh, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết để học sinh tìm hiểu những điều bí ẩn, gây hứng thú cho học sinh, giúp các em nhận thức bài học một cách tự giác và tích cực. Bên cạnh đó người giáo viên phải khéo léo phối hợp các phương pháp dạy học đặc trưng để đạt hiệu quả cao.

4. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

- Điều kiên áp dụng

Trong nhiều năm phương pháp dạy học của giáo viên nói chung còn nhiều hạn chế trong việc phát huy tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Do vậy khắc phục yếu kém cho học sinh chính là việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng thầy thiết kế trò thi công, thầy chỉ giữ vai trò tổ chức điều khiển và hướng dẫn học sinh trong quá trình tìm ra tri thức mới. Học sinh thực hành và tự đúc kết ra kinh nghiệm cho bản thân. Với việc đổi mới phương pháp dạy như trên đã đạt được kết quả như sau: Đối với giáo viên: Đã tự học tập và có kinh nghiệm trong dạy học đồng thời giúp cho bản thân nâng cao được tay nghề và đã áp dụng được các phương pháp đổi mới cho tất cả các môn học khác. Đối với học sinh: Các em đã nắm chắc được từng dạng bài, biết cách tóm tắt, biết cách phân tích đề, lập kế hoạch giải, phân tích kiểm tra bài giải. Vì thế nên kết quả môn học của các em có nhiều tiến bộ.

- Khả năng áp dụng :

Giáo viên phải vận dụng linh hoạt và sáng tạo các biện pháp trong việc giáo dục phát triển cho học sinh, giúp học sinh học tập, phát triển một cách rõ rệt về nhiều mặt, học sinh tham gia học tập một cách tích cực, hứng thú tự nguyện tham gia hoạt động giáo dục, động viên học sinh mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp dẫn đến học sinh sẽ thành thục kỹ năng học tập. Kết quả cuối cùng là học sinh phát triển mạnh về trí lực, thể hình và sức khỏe, tạo sự cân bằng giữa trí tuệ và sức khỏe cho học sinh, góp phần thực hiện nhiệm dạy học, giúp học sinh phát triển toàn diện.giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng học tập và phát triển cho học sinh một cách dễ dàng, hiệu quả và tích cực nhất.

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.



Đồng Hướng, ngày 28 tháng 4 năm 2020

Xác nhận của lãnh đạo nhà trường
Người nộp đơn



Trần Thị Liên




Xác nhận của Phòng GD&ĐT Kim Sơn



1681536548407.png





















































 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---SÁNG KIẾN LỚP 3.docx
    77.2 KB · Lượt xem: 2
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 một số sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm bàn tay nặn bột lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chính tả lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm dạy phép chia lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm dạy phép nhân lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm dạy tập làm văn lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 giải toán có lời văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 hay sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 tuổi mầm non sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 vnen sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 vnen violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp mẫu giáo 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 3 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn tạo hình lớp 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm phép chia lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn chữ viết lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tin học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm trò chơi toán học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 3 đề tài sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh lớp 3
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    34,415
    Bài viết
    35,887
    Thành viên
    135,532
    Thành viên mới nhất
    ngahang

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top