Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,465
Điểm
113
tác giả
Trong cuộc sống, có những người ta mới gặp một lần nhưng những ấn tượng tốt đẹp mà họ để lại trong ta vẫn còn mãi. Từ lần gặp gỡ ấy gợi cho ta phải suy nghĩ, trăn trở về những việc mình làm, tiếp thêm cho chúng ta niềm tin, hay gieo cho chúng ta hi vọng, ước mơ được làm những công việc mình yêu thích,... Hãy cùng YOPOVN đọc những bài văn tả về những người mới gặp nhưng để lại ấn tượng sâu sắc để ta biết trân trọng hơn những cuộc hội ngộ như thế trong bài viết sau.


Em bé bán vé số​


- Vé số đây! Vé số đây!
Đang ngồi uống nước cùng tụi bạn ở bên vệ đường, bất chợt nghe tiếng rao lanh lảnh, tôi quay lại nhìn thì
thấy một em bé bán vé số. Đây là cậu bé tôi mới gặp lần đầu nhưng những ấn tượng về em vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi.
Em bé ước chừng tám, chín tuổi. Dáng người em dong dỏng cao. Em mặc chiếc áo sơ mi ngắn tay màu nâu
giống như mấy đứa trẻ chăn trâu ở quê tôi. Chiếc quần bò lửng em mặc cũng đã bạc phếch, sờn cả hai đầu
gối. Một vài tia nắng của buổi xế chiều còn vương lại khẽ rọi qua cái mũ phớt em đội để lộ ra khuôn mặt
chữ điền vuông vức.
Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt tròn to, đen lay láy, trông lanh lợi, thông minh
nhưng thoáng chút u buồn.
Em chạy dọc trên đường phố, đến các sạp bán báo, bán hoa quả, mồm không ngớt lời mời chào. Nhưng
em bị từ chối bởi thái độ thờ ơ, lạnh lùng, ánh mắt dửng dưng của mọi người, thậm chí đáp lại em là
những câu quát tháo. Khi đó, đôi mắt em rũ xuống, nét mặt đầy u buồn.
Em lững thững, bước từng bước
nặng nề. Có lẽ em nghĩ: “Nếu không bán hết xấp vé số này thì tối lấy gì mà ăn đây”. Bất chợt, một ông
khách có dáng người to, cao, bệ vệ ngồi trong quán gọi em vào. Ông nhích nhích từng tờ để dò số. Nét
mặt ông hào hứng như sắp được trúng độc đắc. Em bé vẫn đứng đó, đôi mắt sáng lên, khuôn mặt rạng rỡ
đến lạ thường. Chắc em đang cầu mong cho ông khách kia mua vé thật nhiều, trúng thật nhiều để vé số
của mình đắt hàng hơn.
Ông khách trả tiền xong, như được tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào, em bé lại
nhanh nhẹn đi, miệng không ngớt lời rao mời.
Thấy thế, tôi dừng lại rút số tiền ba cho sáng nay, gọi em lại mua một vé. Em xòe cả xấp vé số cho tôi
chọn, miệng em cười để lộ ra hàm răng trắng, đều đặn, rồi nói:
- Anh Hai mua số nào? Hay để em chọn cho nghe! Em chọn là may mắn lắm đó.
Nói rồi, nhanh như cắt em rút cho tôi một tờ. Tôi gửi tiền và không quên chúc em bán được nhiều vé số,
em gật đầu cảm ơn lia lịa. Tuy biết rằng có thể chẳng trúng gì nhưng tôi vẫn mua vì tôi thấy thương em
mới có chừng ấy tuổi đã phải chịu cực khổ, phải làm việc vất vả hàng ngày. Tuổi của em lẽ ra phải được
vui chơi, được học hành.

Tôi đi về nhà nhưng hình ảnh em bé bán vé số chiều nay khiến tôi phải suy nghĩ mãi. Cùng lứa tuổi như
tôi, có biết bao trẻ em thiếu may mắn phải lặn lội trong sương gió kiếm tiền sinh sống. Nếu lúc này ai hỏi
tôi ước gì, tôi sẽ nói: “Ước gì cho mọi trẻ em đều được đến trường”.
Những cậu bé bán vé số

Những cậu bé bán vé số


Chú thợ điện thân thiện​


Nắng chiều rải nhẹ trên con đường về nhà. Trên đường đi, em chợt thấy một tốp các chú thợ điện đang đo và tháo lắp chiếc công tơ ở gần khu phố em. Trong đó, người làm em chú ý nhất là một chú thợ điện đang leo lên cột điện và xem xét công tơ.
Bỗng có người gọi tên chú. Thì ra, chú tên là Hiệp. Em đứng ngắm chú hồi lâu. Chú khoảng ba mươi tuổi. Bộ áo công nhân màu cam rất vừa vặn với vóc dáng to, cao của chú. Khuôn mặt chú vuông vắn. Tóc chú màu đen. Nước da chú ngăm ngăm màu bánh mật. Trông chú thật hiền từ.
Thấy em cứ đứng ngây người nhìn chú, chú nở một nụ cười thật tươi. Em tiến bước đến gần chú rồi chào: "Cháu chào chú ạ!" Chú xoa đầu em: "Cháu ngoan lắm, thế sau này cháu có muốn làm công việc như chú không?" Em đáp: "Cháu chưa biết được nhưng công tơ điện để làm gì thế hả chú?" Chú cười: "À! Công tơ điện dùng để đo lượng điện đã dùng cháu ạ!"
Mồ hôi trên lưng áo chú đã thấm ra ngoài nhưng chú vẫn hăng say làm việc. Tay chú nhanh thoăn thoắt. Mặc dù em không hiểu rõ công việc mà chú đang làm nhưng với thái độ làm việc như thế, em biết chú là một người rất yêu nghề. Nếu không có những thợ điện như chú sửa chữa kịp thời thì sinh hoạt của người dân sẽ gặp khó khăn. Em đang đứng thì chú quay xuống nói: " Thôi muộn rồi đấy, cháu về đi kẻo bố mẹ lo lắng."
Em giật mình, chú nhắc em mới nhớ. Thôi đành chia tay chú ở đây vậy. Tuy bóng dáng chú đang xa dần nhưng em sẽ mãi nhớ về chú Hiệp - một người thợ điện thân thiện và biết quan tâm tới người khác.
Chú thợ điện thân thiện

Chú thợ điện thân thiện


Cô y sĩ đáng mến​


Tuần vừa qua, em bị ốm phải khám bệnh ở bệnh viện tỉnh. Tại đây, em gặp một cô y sĩ điều dưỡng rất đáng mến.
Cô y sĩ còn rất trẻ, ước chừng cô chỉ mới hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi. Dáng người cô nhỏ nhắn, tay chân thon thả. Cô có nước da trắng nõn nà như da em bé. Mái tóc cô búi gọn trong chiếc mũ y sĩ màu trắng. Vài sợi tóc mai lòa xòa trước trán cô, ló ra khỏi vành mũ. Cô có khuôn mặt trái xoan, mắt to, đôi lông mày vòng cung thanh mảnh.
Đôi môi hình trái tim sắc nét tô một lớp son màu hồng nhạt, trông cô duyên dáng hẳn ra. Cô mặc áo choàng y sĩ màu trắng, ngắn tay, để lộ khuỷu tay, cánh tay thon đẹp, bàn tay nhỏ nhắn với các ngón tay tháp bút xinh xinh. Cô y sĩ đọc tên bệnh nhân rành mạch, rõ ràng rồi đưa họ vào phòng khám. Trước khi bác sĩ khám bệnh, cô đo huyết áp cho bệnh nhân và ghi vào hồ sơ bệnh án.
Cô làm việc nhẹ nhàng, thành thạo. Cô ân cần nhắc nhở bệnh nhân: “Các cô chú cởi áo khoác ra nghen, đo huyết áp xong thì mặc vào lại nha.” Cô cẩn thận dắt tay một cụ già, để cụ ngồi vào ghế tựa chờ bác sĩ khám. Cô nói năng nhỏ nhẹ, dịu dàng. Khi bác sĩ kê đơn thuốc xong, cô dặn kĩ bệnh nhân cách dùng thuốc và hướng dẫn họ đến quầy thuốc của bệnh viện để mua thuốc.
Bệnh nhân rất đông, người nọ nối tiếp người kia vào khám. Cô y sĩ làm việc liên tục nhưng nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi cô. Có vài bệnh nhân đi nhầm khoa, cô tận tình chỉ dẫn họ đến khoa mà họ muốn tìm. Thái độ niềm nở của cô thật dễ thương. Với khuôn mặt xinh xắn, có duyên và với chuyên môn vững vàng, cô y sĩ toát lên vẻ đẹp nhã nhặn đầy lòng bác ái.
Y đức của cô đúng như câu biểu ngữ viết trên tường bệnh viện: “Lương y như từ mẫu” (Thầy thuốc như mẹ hiền). Khám bệnh xong, về đến nhà em nhớ hoài nụ cười hiền dịu của cô y sĩ. Em thấy cô thật đẹp. Thế mới biết nhan sắc mặn mà của một người con gái không phải chỉ vì họ đẹp mà còn vì họ biết cư xử đẹp. Cô y sĩ em gặp một lần mà nhớ mãi chính là người con gái như vậy.
Y sĩ điều dưỡng là phụ tá đắc lực của bác sĩ, là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Ngoài chuyên môn được đào tạo của mình, người y sĩ điều dưỡng còn phải có tấm lòng nhân ái, yêu thương bệnh nhân mới hoàn thành tốt công việc. Suốt buổi khám bệnh, nhìn cô y sĩ làm việc, ước mơ vào học ngành y của em càng lớn, càng thêm mạnh mẽ. Em sẽ gắng học giỏi để thi vào trường Đại học Y, trở thành người thầy thuốc tốt.
Cô y sĩ đáng mến

Cô y sĩ đáng mến


Cậu bé đánh giày đáng nhớ​


Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người. Có những người chỉ gặp một lần thôi nhưng để lại cho chúng ta những ấn tượng sâu sắc không thể nào quên. Và cậu bé đánh giầy em từng gặp trên đường là một người như thế - một người em mới chỉ gặp một lần nhưng ấn tượng về cậu bé ấy khiến em không thể quên được.
Vào một sáng thứ bảy, khi được ba mẹ cho ra ngoài ăn sáng, em đã gặp một cậu bé đánh giày. Cậu bé ấy người nhỏ nhắn, thấp hơn em hẳn một cái đầu, em đoán chừng cậu bé ấy cũng ít tuổi hơn em. Hôm đó, trời mới vào đông se se lạnh, nhưng cậu bé đó chỉ mặc độc trên người một chiếc áo thun mỏng cộc tay đã cũ mèm. Bên dưới mặc một chiếc quần ngố dài tới đầu gối để lộ đôi chân đen mà gầy gò.
Bàn chân thì đeo đôi dép tổ ong, chắc cậu được ai đó cho lại vì nó to hơn hẳn so với size chân của cậu. Cậu bé có một khuôn mặt rất đáng yêu, nhưng có lẽ vì đi nắng nhiều nên da cậu đen cháy lại. Đôi mắt to và tròn, trong vắt như hòn bi ve. Gương mặt nhỏ lấm tấm những vết bẩn.
Nhưng điều khiến cho gương mặt cậu bé ấy thu hút ánh nhìn của em đó là bởi nụ cười tươi rói nở trên môi cậu. Em cảm nhận được sự yêu đời từ nụ cười đó của cậu. Mặc dù còn rất nhỏ đã phải ra ngoài bươn trải kiếm sống nhưng cậu bé ấy vẫn vui vẻ và hồn nhiên. Em thấy cậu bé đi tới các bàn ăn, hỏi từng người xem họ có muốn đánh giày không? Dù có người từ chối, nhưng cậu bé đó vẫn không tỏ ra khó chịu hay buồn bã mà vui vẻ đi sang bàn khác.
Thấy vậy em quay ra bảo ba: “Ba ơi, giày ba bẩn rồi kìa. Ba nhờ cậu bé kia đánh giày hộ ba đi.” Ba em biết em muốn giúp cậu bé. Liền gọi cậu bé lại, nhờ đánh giày. Khi thấy có người kêu đánh giày cậu bé ấy mừng lắm. Đôi mắt đen sáng lung linh, và nụ cười trên môi như càng tươi hơn. Em rất thương cậu bé. Vì cậu bé ấy tuy còn nhỏ tuổi hơn em nhưng đã phải chịu nhiều khổ cực. Đáng ra tuổi của cậu bé đó phải được vui vẻ nô đùa và được chăm sóc. Nhưng thực tế cậu bé ấy lại phải ra đường, dãi nắng dầm mưa để có thể mưu sinh.
Về đến nhà hình ảnh của cậu bé nhỏ nhắn ấy vẫn in đậm trong đầu em. Nếu lúc này có một điều ước em sẽ ước tất cả trẻ em trên trái đất này đều được sống trong một tuổi thơ hạnh phúc mà không phải đi kiếm tiền sớm như vậy.
Cậu bé đánh giày

Cậu bé đánh giày


Chú cảnh sát giao thông cần mẫn​


Ngày nào đi học, em cũng đi ngang ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm. Em thường thấy một chú công an đứng ngay ở bùng binh, không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Tuy nhiên, hôm nay em mới đứng gần chú khi đứng chờ một người bạn. Đây cũng chính là người em mới gặp lần đầu nhưng để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên.
Đó là một thanh niên có vóc người cao lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt sáng, nhanh nhẹn. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ đồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh.
Chú mặc quần tây dài gọn gàng, chân đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tăng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi.
Chú đứng đó như một vị chỉ huy oai vệ. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự, nề nếp. Thỉnh thoảng có một vài chiếc xe máy đậu xe quá vạch sơn trắng nhô lên lấn đường, chú thổi còi ra hiệu lùi lại. Tức thì những chiếc xe ấy vội lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy.
Chú làm việc một cách cần mẫn và nghiêm túc, không thiên vị một người nào. Có một lần, ba cô gái ngồi trên một chiếc xe hon-đa vù tới ngã năm nhấn ga bấm còi inh ỏi, làm cho một số người đi đường yếu bóng vía vội dạt vào hai bên lề. Chú công an vội giơ tay ra hiệu, miệng tuýt còi ra lệnh dừng lại. Chiếc xe tạt vào lề. Cả ba cô sượng sùng nói lời xin lỗi.
Chú công an mỉm cười rồi từ từ rút biên lai ghi phạt. Đưa tờ biên lai cho các cô, chú còn dặn thêm: “Lần sau các cô cẩn thận thực hiện đúng luật giao thông không được chở ba”. Lời nói nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát. Cứ thế, chú điều khiển dòng người và xe cộ lưu thông được thuận lợi, không có một tai nạn nào xảy ra ở giao lộ này.
Em rất kính phục phong cách làm việc của chú, vừa có tình lại vừa có lí. Em ước mơ sau này lớn lên, em sẽ đi làm cảnh sát giao thông để giữ gìn an ninh trật tự cho đường phố.

Chú cảnh sát giao thông cần mẫn

Chú cảnh sát giao thông cần mẫn


Bác sĩ tốt bụng​


Bệnh viện là nơi em ghét tới nhất! Thế nhưng sau khi nhìn thấy cảnh bác sĩ chăm sóc
bệnh nhân em đã thay đổi suy nghĩ đó và có một cái nhìn khách quan hơn về bệnh viện. Vì chủ quan mà em đã bị cảm lạnh. Em được bố mẹ đưa tới bệnh viện gấp vì bệnh tình
của em khá nghiêm trọng. tại đây, em đã gặp bác sĩ Hùng, người em mới gặp lần đầu nhưng để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
Phòng em nằm có tới tám bệnh nhân, phần lớn đều các bạn
trạc tuổi em. Nhưng ba mẹ em rất yên tâm khi biết em sẽ được bác sĩ Mạnh Hùng điều trị.
Bác sĩ Mạnh Hùng nổi tiếng là chữa bệnh rất giỏi. Năm nay, bác sĩ đã ngoài năm mươi
tuổi, dáng người to lớn nhưng tác phong làm việc rất nhanh nhẹn. Mái tóc của bác đã điểm
bạc, đôi mắt bác lấp lánh sau tròng kính trắng.
Bộ áo khoác dài màu trắng tuy đã cũ nhưng
rất sạch sẽ. Bàn tay của bác tuy to nhưng lại rất mềm và mát. Mỗi lần nghe giọng bác nóichuyện với bệnh nhân, em cảm tưởng như giọng nói của một người cha vừa dịu dàng,
vừa ấm áp.
Bác luôn đến từng giường khám và theo dõi sức khỏe cho từng bệnh nhân. Bác đặt tay lên
trán em, để một lúc rồi ân cần nói: “Hôm nay, cháu đỡ sốt nhiều rồi đấy. Chịu khó uống
thuốc cho mau khỏi. Vài hôm nữa cháu có thể xuất viện, trở lại đi học nhanh thôi. Đừng lo
lắng gì cháu nhé!”.
Rồi bác quay sang giường kế bên hỏi bạn Long bị sốt xuất huyết: “Tối
qua cháu ngủ có ngon không? Có còn đắng miệng nữa không?”. Bác lật áo Long lên, áp
ống nghe vào tai, vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ. Rồi bác ấn nhẹ tay lên vùng bụng, bắt mạch
cho Long… Một hồi sau, thấy gương mặt bác vui vẻ hẳn lên. Bác bảo Long: “Cháu uống
nhiều nước cam vào, chỉ độ vài ngày nữa là khỏi thôi .

Cứ thế, bác sĩ Mạnh Hùng ân cần, tận tụy với tất cả mọi người, bệnh nhân hết thảy đều tin
tưởng vào bác sĩ. Ai cũng nói bác sĩ xứng đáng với danh hiệu thầy thuốc như mẹ hiền.
Em cảm thấy bác sĩ Hùng thật là tốt bụng! Nhờ có bác tận tình chăm sóc mà em mới mau
chóng hồi phục. Em thấy quý mến bác ấy rất nhiều!
Bác sĩ tốt bụng

Bác sĩ tốt bụng


Chú thợ xây làm việc chăm chỉ​


Hằng ngày đến trường, em đi qua một công trường đang xây dựng. Em thường bắt gặp ánh mắt vui tươi quen thuộc của chú Hưng làm nghề thợ xây. Lần đầu tiên quen chú, em có cảm tình ngay với đôi mắt ánh lên niềm tự tin của con người nhiều nghị lực.
Với thân hình khá vạm vỡ, chú khoan thai bước lên giàn giáo, bắt tay vào công việc quen thuộc hằng ngày. Chú cúi xuống xúc vữa, trải một lớp lên hàng gạch đã xây. Rồi chú cẩn thận xếp từng viên gạch màu hồng tươi lên trên. Thỉnh thoảng gặp khoảng trống cuối cùng của một hàng gạch, không đặt vừa viên gạch, chú lấy lưỡi bay chặt bớt đi. Chú dùng cán bay gõ nhẹ nhiều lần để gạch được ngay và gắn chặt vào nhau.
Chú cẩn thận lấy thêm vữa lấp đầy khe và làm kĩ để vữa không rơi vãi. Đôi bàn tay thô rám của chú làm việc thật dẻo dai đều đặn và chính xác. Chú chăm chỉ làm như quên hết tiếng động ầm ĩ xung quanh. Thỉnh thoảng, chú dừng xây, lấy dây dọi xem bức tường có thẳng đứng không.
Khi gạch và vữa đều hết, chú ngồi nghỉ một lát rồi gọi vọng xuống:
– Gạch!
– Vữa!
Thế là gạch được liên tiếp quăng lên. Từ trên cao, chú nhanh nhẹn bắt lấy như một thủ môn lành nghề bắt bóng, vừa bắt chú vừa xếp từng viên một cách gọn gàng ngay ngắn. Một xô vữa nặng được kéo lên và chú tiếp tục làm. Mặt trời ngày một lên cao và bức tường xây cũng mỗi lúc một cao. Chú cởi trần để lộ cái lưng to bè bóng nhẫy và hai cánh tay có bắp thịt nổi lên cuồn cuộn.
Chú huýt sáo một điệu nhạc vui như muốn quên đi cái nắng gay gắt. Nhìn chú làm việc khéo léo và vất vả, em ước nếu mình là họa sĩ mình sẽ vẽ một bức tranh miêu tả sự khó nhọc và nguy hiểm của người thợ đã tạo nên những ngôi nhà chọc trời, vững chãi, thách thức gió bão và thời gian. Chính những ngôi nhà ấy đã tạo nên biết bao nhiêu tổ ấm gia đình, hạnh phúc cho mọi người, trong đó có cả em nữa.
Em thầm biết ơn người thợ ấy và mong sau này có máy móc thay sức người để những chú công nhân đỡ vất vả và đỡ nguy hiểm khi đứng ở tầm cao.
Chú thợ xây làm việc chăm chỉ

Chú thợ xây làm việc chăm chỉ


Chị lao công miệt mài với công việc​


Trong xã hội, mỗi người làm một nghề, công việc khác nhau. Có những nghề mà ai cũng biết đến và kính trọng như bác sĩ, giáo viên,
công an nhưng bên cạnh đó có những người làm công việc mà không mấy ai để ý đến đó là các bác bảo vệ, các cô lao công,… Thực sự
thì những người đó, họ rất đáng được coi trọng và được xã hội đề cao.

Trong một buổi chiều đi dạo với mẹ ở công viên thủ lệ, em đã đặc biệt chú ý đến chị công nhân đang dọn vệ sinh ở ven đường. Bởi chị
ấy có điểm gì đó rất khác lạ. Trông chị khoảng ngoài 30 tuổi, dáng người đầy đặn phúc hậu. Chị mặc chiếc áo màu xanh công nhân, và
chiếc quần bó ống cùng màu. Mặc dù bộ quần áo chị đang mặc đã bạc màu nhưng trông vẫn rất gọn gàng.
Mái tóc của chị dài và đen
óng giống như các thiếu nữ ngày xưa mà em đã từng xem trên phim ảnh. Chị buộc tóc cao lên đỉnh đầu thật gọn gàng. Trên đầu đội mũ
bảo hộ lao động màu vàng tươi tắn. Mặc dù chị đeo khẩu trang nhưng em vẫn nhìn thấy làn da chị ngăm ngăm đen.
Ngày nào chị cũng dọn vệ sinh ngoài đường thì chắc chắn da chị không thể trắng như những người làm việc ở văn phòng. Nhưng da của
chị ấy nhìn rất khỏe và đầy sức sống.
Khi chị bỏ khẩu trang ra, em được nhìn tận mắt những nét đẹp trên khuôn mặt của chị. Mắt chị to,
sáng lấp lánh, cặp lông mày đen và được tỉa gọn gàng. Đôi môi chị lúc nào cũng cười rạng ngời, qua nụ cười ấy em cảm nhận được chị
rất thoải mái và vui vẻ với công việc mình đang làm. Bàn tay chị thoăn thoắt cầm chiếc chổi tre đưa đi đưa lại trên mặt đường, chị thu
rác gọn vào một góc rồi sau đó hót rác vào thùng.
Cứ đi được một đoạn, chị lại kéo cái xe đựng rác đi theo. Từng hành động được chị
thực hiện rất nhanh và gọn. Chỉ một lát sau, mặt đường đã sạch sẽ và thoáng mát, không còn vương một chút lá khô hay thứ rác thải
nào. Dù trời nắng hay mưa, ngày nào chị cũng cặm cụi, miệt mài với công việc.

Chị công nhân mà em vô tình gặp đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng. Công việc chị làm rất có ý nghĩa cho xã hội và chị xứng đáng
được mọi người tôn trọng. Em sẽ luôn cố gắng học tập để có thể làm được nhiều việc có ích cho xã hội giống như chị.
Chị lao công miệt mài với công việc

Chị lao công miệt mài với công việc


Chú công nhân kéo cáp quang truyền hình​


Hè lớp bốn, gia đình em chuyển nhà. Nhà bố mẹ em mới mua cách nhà cũ một khu phố. Đến nhà mới, mọi tiện nghi mẹ đều làm mới. Bày biện đồ đạc xong, mẹ em đăng kí sử dụng đường truyền hình cáp SCTV. Em có dịp quan sát chú công nhân của công ty Truyền hình Cáp SCTV làm việc. Đây cũng là người em mới gặp lần đầu nhưng để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
Chú công nhân mặc đồng phục màu xanh dương của công ty SVTV thành phố Hồ Chí Minh. Lưng áo của chú ấy có in hình logo của công ty SCTV. Chú công nhân khoảng hai mươi sáu tuổi, thân hình nở nang, cân đối: cao, vai rộng, cánh tay dài săn chắc. Khuôn mặt chú có vẻ trầm tĩnh, mắt to, lông mày thưa, to bản làm đôi mắt hiền dịu đi.
Nước da của chú công nhân ngăm ngăm đen, tóc của chú dày và cháy nắng, ẩn dưới vành mũ công nhân làm bằng nhựa. Sau khi tự giới thiệu tên, chú bắt tay ngay vào công việc. Chú Tân là tên của chú. Sau khi xem xét chỗ phích cắm điện ti-vi, chú bắt đầu kéo dây cáp.
Đầu tiên chú mang dây nịt bảo hiểm vào thắt lưng rồi trèo lên cột điện, chỗ đầu mối dẫn dây cáp. Từ chỗ mối nối dây cáp đó, chú công nhân kéo dây cáp vào nhà em. Chú thao tác nhanh gọn, lành nghề. Luồn sợi dây qua ô gió của mặt tiền nhà, chú Tân kéo dây dọc bức tường đến chỗ để ti-vi. Dụng cụ lao động của chú đơn giản: dây điện cáp quang, kìm và vài cái tuốc-nơ-vít.
Chú dùng kìm cắt dây cáp và dùng tuốc-nơ-vít để nối dây vào ổ cắm của ti-vi. Toàn bộ công việc chú công nhân chỉ làm trong bốn mươi phút. Sau cùng, chú bật ti-vi để kiểm tra kết quả của công việc. Chú điều chỉnh dây và ti-vi sao cho hình rõ nét, màu sắc đẹp. Xong đâu đấy chú công nhân viết hợp đồng thuê bao đường truyền hình cáp. Mẹ em ký tên vào hợp đồng và thanh toán tiền. Chú Tân lịch sự chào mẹ em rồi ra về.
Được quan sát công việc của một công nhân kéo cáp quang truyền hình, em rất vui và mở mang thêm kiến thức phổ thông. Em chân thành biết ơn chú công nhân đã phục vụ rất tốt cho gia đình em. Nhờ có chú, chỉ một ngày sau khi dọn nhà, gia đình em đã có truyền hình cáp để xem. Những người công nhân lành nghề, làm việc năng nổ là những tấm gương cho chúng em học tập. Mai này, dù học ngành gì, em cũng phải chăm chỉ rèn luyện tay nghề mới có thể phục vụ tốt được.
Chú công nhân kéo cáp quang truyền hình

Chú công nhân kéo cáp quang truyền hình


Lương y như từ mẫu​


Một hôm, em bị sốt, em được mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh, em có dịp biết cô Nga, một bác sĩ giỏi của bệnh viện thành phố. Tuy mới gặp cô lần đầu nhưng cô đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc về hình ảnh những bác sĩ tận tâm.
Cô mặc chiếc áo bờ lu màu trắng, quần trắng, mũ trắng… Trước ngực, cô đeo hàng tên màu xanh đậm, ghi dòng chữ: Bác sĩ Nguyễn Phương Nga. Ở cô toát lên vẻ đẹp giản dị, như nhành hoa trắng thanh cao. Người cô mảnh mai, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt hình trái xoan trông thật hiền hòa.
Đặc biệt là đôi mắt của cô đen láy, trông rất đẹp, nhìn kỹ giống đôi mắt cô giáo em. Em mải mê nhìn cô. Cô nhẹ nhàng đến bên từng bệnh nhân, hỏi thăm việc ăn, ngủ. Cô sờ tay lên trán người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy làm việc nhanh thoăn thoắt. Cô lấy dụng cụ khám bệnh đo tim mạch, đo huyết áp cho bệnh nhân.
Bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo bệnh nhân lên và đặt ống nghe rồi quấn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần. Cô ghi kết quả vào sổ khám bệnh. Sau đó, cô lấy ống nghe đeo trên cổ ra để kiểm tra tim mạch của từng người. Sau khi khám bệnh xong, cô phát thuốc và tiêm cho người bệnh.
Vừa tiêm thuốc, cô vừa động viên người bệnh để họ có thể vơi đi những đau đớn do bệnh tật gây nên. Với những người có nhiều băn khoăn về tình hình bệnh tình của mình, cô giải đáp và hướng dẫn tỉ mỉ, niềm nở, không hề tỏ ra khó chịu hay cáu gắt. Thái độ của cô với bệnh nhân khiến ai cũng cảm thấy được động viên rất nhiều. Cô Nga đúng là một “lương y như từ mẫu”.
Em nhớ mãi hình ảnh cô Nga. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.
Lương y như từ mẫu

Lương y như từ mẫu


Cậu bé bán tăm giàu nghị lực​


Trong khi cả nước đang tưng bừng kỉ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng em lại nao nao nhớ đến những người đã anh hùng đã anh dũng hi sinh để giành lại được lại độc lập cho đất nước. Mỗi lần như vậy em lại nhớ đến hình ảnh một em bé bị nhiễm chất độc màu da cam mà em đã gặp trước đây. Đó là người mà em tuy mới gặp lần đầu nhưng có ấn tượng sâu sắc.
Vào một buổi chiều mùa hè, lúc em đi dạo cùng bố mẹ chơi trong vườn hoa Kim Đồng. Ở đây, không khí trong lành. Bất chợt, em gặp một cậu bé đang tươi cười chào mọi người mua tăm. Lại gần thì em mới biết cậu ấy bị liệt cả hai chân nên phải ngồi xe lăn. Quần áo của em rất cũ, rách rưới có nhiều chỗ vá trông rất tội nghiệp. Dáng người của cậu nhỏ bé, gầy gò. Nước da của cậu ngăm đen vì phải đi nắng nhiều để bán tăm.Trên gương mặt thanh tú ấy, ánh mắt của cậu sáng ngời đầy vẻ tự tin trong cuộc sống. Những giọt mồ hôi trên má cậu cho em biết cậu rất vất vả. Em thầm thắc mắc: ”Tại sao ông trời lại sinh ra những mảnh đời éo le như vậy?” Em lần chạy đến lân la tìm hiểu. Em hỏi cô bán hàng:
Cậu bé bán tăm bị sao vậy cô?
Cô bảo:
- Cậu bé này là một trong số các em ở trại mồ côi. Bố mẹ em là thanh niên xung phong tình nguyện trực tiếp trên chiến trường. Và bố mẹ em ấy đã nhiễm chất độc da cam. Khi em ấy sinh ra thì bố mẹ em ấy qua đời.
Em đến mua hai gói tăm hộ cậu. Về đến nhà, em vẫn suy nghĩ về cậu bé. Hình ảnh của cậu bé vẫn ở trong tâm trí em dù em lớn lên. Đó vẫn là người mà em thật ấn tượng sâu sắc

cau-be-ban-tam-giau-nghi-luc-458923.jpg

Ảnh minh họa


Chú cảnh sát tốt bụng​


Sáng sớm, đường phố Hà Nội đông đúc, tấp nập. Từng dòng xe nối đuôi nhau chạy dài vô tận. Mẹ và em cũng chạy đua trên dòng người tấp nập đó. Tới ngã tư, em thấy một chú cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Em vô cùng ấn tượng với hình ảnh đó.

Nhìn từ xa, em đã thấy chú cảnh sát đứng nghiêm trên một cái bục trắng tròn. Chú khoác trên mình bộ quân phục màu vàng ươm. Chú đi một đôi giày đen, trên lưng cũng thắt một chiếc thắt lưng màu đen. Em thích nhất chiếc mũ mà chú đang đội trên đầu. Chiếc mũ có đính ngôi sao vàng lấp lánh ở giữa. Tay trái chú cầm chiếc còi, tay phải chú cầm một cái gậy điều khiển. Khi đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, chú thổi còi liên hồi và giơ gậy ra hiệu cho các phương tiện dừng lại. Rồi chú vẫy vẫy cho phía bên đường để dòng xe chạy qua ngã tư. Em thoáng thấy gương mặt nhễ nhại mồ hôi của chú. Đôi mắt sâu đã mang những nét đỏ ngầu. Nhưng trong đôi mắt ấy lại ánh lên niềm hớn hở. Bỗng, một ông già đang đạp xe bị ngã. Chú chạy nhanh tới đó, đỡ cụ dậy, hỏi han cụ. Chú dựng chiếc xe đạp lên rồi dặn cụ đạp xe cẩn thận.

Sau lần nhìn thấy hình ảnh đẹp ấy, ước mơ được trở thành một chiến sĩ cảnh sát của em lại càng mãnh liệt. Em đã nghĩ đến cảnh mình khoác bộ quần áo màu xanh, đứng nghiêm chào. Em sẽ quyết tâm biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.

chu-canh-sat-tot-bung-458960.jpg

Ảnh minh họa
 
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
34,463
Bài viết
35,933
Thành viên
135,606
Thành viên mới nhất
Huỳnh Lài

Thành viên Online

Top