Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,240
Điểm
113
tác giả
Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Tóm tắt văn bản nghị luận, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, YOPOVN đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Tóm tắt văn bản nghị luận dành cho các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo.


Bài soạn tham khảo số 1​


I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận
1. Mục đích
2. Yêu cầu
II. Cách tóm văn bản nghị luận
1. Vấn đề bàn bạc thể hiện: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến...
2. Phan Châu Trinh thể hiện dũng khí người yêu nước: đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực tại đen tối của xã hội, hướng về tương lai tươi sáng của đất nước
- Chủ đích tác giả thể hiện trong phần mở bài, kết bài, khái quát ý trong phần thân bài
3. Luận điểm chính: Khác với châu Âu, dân Việt Nam không có luân lí xã hội (không biết đoàn thể, không trọng công ích)
- Nguyên nhân tình trạng trên do sự suy đồi giai cấp phong kiến từ vua đến quan, sĩ tử
- Muốn Việt Nam độc lập, tự do, dân Việt Nam phải có đoàn thể, truyền bá được tư tưởng tiến bộ
4. Để nêu bật tình hình đen tối của luân lí xã hội ở Việt Nam, tác giả nêu các luận cứ đối lập giữa Việt Nam và Âu châu
- Nguyên nhân:
+ Học trò ham chức tước, vinh hoa, nịnh hót, giả dối, không biết đến dân
+ Vua thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị
+ Kẻ có máu mặt trong làng lo lót kiếm chác chức tước đè đầu cưỡi cổ người dân
+ Dân không có ý thức đoàn kết, đấu tranh đòi quyền lợi
5. Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến. Học trò học vì vinh hoa, nên ưa nịnh hót, giả dối. Vua thi hành chính sách ngu dân dễ bề cai trị. Những kẻ có máu mặt trong làng thì lo lót để có chức tước, nên đè đầu cưỡi cổ người dân. Dân không có ý thức đoàn kết, đấu tranh đòi quyền lợi.
6. Tự kiểm tra đối chiếu

LUYỆN TẬP
Bài 1 (Trang 118 sgk ngữ văn 11 tập 2):

a, Sự thống nhất trong đa dạng của In- đô- nê-xi-a
b, Xuân Diệu- nhà nghiên cứu phê bình văn học

Bài 2 (trang 119 sgk ngữ văn 11 tập 2):

a, Vấn đề và mục đích nghị luận
- Vấn đề lãng phí nước- tài sản quý giá của đời sống
- Kêu gọi bảo vệ nước, tiết kiệm nước
b, Các luận điểm trong bài
- Nhận thức sai lầm của con người về nước (nước từ trời sinh, có thể dùng thoải mái)
- Thực tế, nguồn nước ngọt trên trái đất có hạn, không phải quốc gia nào cũng có đủ nước dùng
- Cần tiết kiệm nước
c, Tóm tắt
Nước ngọt trên trái đất là có hạn, nhiều quốc gia không có nguồn nước, nhiều nơi cũng đang xảy ra tranh chấp nguồn nước. Dân số tăng nhanh, công nghiệp phát triển làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, nhân loại sẽ thiếu nước nghiêm trọng. Hãy bảo vệ nguồn nước, giữ gìn cho chúng ta, mai sau

bai-soan-tom-tat-van-ban-nghi-luan-ngu-van-11-hay-nhat-587901.jpg

Hình minh họa


Bài soạn tham khảo số 2​


I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận
1. Mục đích

- Để hiểu được bản chất của văn bản
- Để làm tài liệu phục vụ trong nhiều trường hợp khác nhau
- Để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, có dịp rèn luyện tư duy và cách diễn đạt
2. Yêu cầu.
- Phải trung thành với các luận điểm, luận cứ của văn bản gốc.
- Lược bỏ những yếu tố không phù hợp với mục đích tóm tắt.
- Diễn đạt ngắn gọn, hàm súc, mạch lạc.

II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận

- Bước 1: Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở đầu và kết thúc là lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.
- Bước 2: Đọc từng đoạn trong phần triển khai (thân bài) và nắm được các luận điểm, luận cứ làm sáng tỏ vấn đề.
- Bước 3: Lập dàn ý trình bày lại một cách hệ thống những luận điểm của văn bản được tóm tắt.
- Bước 4: Dùng lời văn của mình để thuật lại nội dung cơ bản của văn bản được tóm tắt nhưng cần giữ lại bố cục và những câu văn quan trọng của văn bản gốc.

Luyện tập
Câu 1 (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a. Chủ đề nghị luận: Bàn về đặc trưng tổng thể của đất nước Indonesia.
b. Chủ đề nghị luận: Nói về tài năng của Xuân Diệu trong việc nghiên cứu , phê bình văn học.

Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Vấn đề nghị luận: Sự lãng phí nước sạch.
- Mục đích nghị luận: Nhắc nhở mọi người ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước quý giá.
- Các luận điểm:
+ Nước là nguồn tài sản quí thường bị huỷ hoại, lãng phí nhiều nhất
+ Dân số tăng, nguồn nước cung cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu
+ Một số quốc gia hiện nay đang thiếu nước, có sự tranh chấp về nguồn nước, tình trạng ô nhiễm nước ngày càng trầm trọng.
- Tóm tắt bằng 3 câu: Nước ngọt là thứ tài sản thiên nhiên ban tặng mà không phải quốc gia nào cũng có. Với tốc độ gia tăng dân số và phát triển công nghiệp như hiện nay thì nguồn nước ngày càng trở nên cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng nề. Hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngọt quí giá cho hôm nay và mai sau.

bai-soan-tham-khao-so-2-587902.jpg

Hình minh họa


Bài soạn tham khảo số 3​


I. Mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận
Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích định trước.
II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận
Tìm hiểu cách tóm tắt văn bản nghị luận qua văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh

Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Vấn đề nghị luận của văn bản được thể hiện qua chính luận đề và phần mở đầu của đoạn trích: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến.

Câu 2 (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Viết bài văn nghị luận này, nhà chí sĩ Phan Châu Trinh nhằm thể hiện dũng khí của một người yêu nước: đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực tại đen tối của xã hội, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.
Phần mở đầu và đặc biệt là phần kết luận của bài văn cũng như các ý khái quát của phần thân bài thể hiện rõ nhất điều ấy.

Câu 3 (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Các luận điểm chính của đoạn trích:
- Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt nhiên chưa có.
- Đó là thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau.
- Nước Việt Nam muốn tự do phải tuyên truyền Xã hội Chủ Nghĩa, thành lập đoàn thể.

Câu 4 (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Các luận cứ để sáng tỏ luận điểm trong bài:
- Để nêu bật tình trạng đen tối của luân lí xã hội Việt Nam, tác giả nêu các luận cứ đối lập giữa Việt Nam và châu Âu (Pháp).
Nguyên nhân:
+ Học trò (kẻ sĩ) ham chức tước, vinh hoa mà nịnh nót, giả dối, không biết đến dân.
+ Quan lại tham lam, nhũng nhiễu, vơ vét bòn rút của dân, làm tay sai cho thực dân.
+ Vua thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.
+ Kẻ có máu mặt trong làng thì tìm cách lo lót kiếm chác chức tước đè đầu cưỡi cổ người dân.

Luyện tập
Câu 1 (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a, Chủ đề đoạn văn: Sự đa dạng mà thống nhất của In - đô - nê - xi - a:
b, Chủ đề đoạn văn: Xuân Diệu – nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a,
- Vấn đề nghị luận: sự lãng phí nước sạch.
- Mục đích: Xin đừng lãng phí nước, hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước quý giá.
b, Các luận điểm của văn bản:
- Nước là tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất.
- Dân số tăng, nguồn nước cung cấp không đủ yêu cầu.
- Một số nước hiện đang thiếu nước, có sự tranh chấp về nguồn nước, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.
c, Tóm tắt văn bản
Trong đời sống chúng ta, nước là tài sản thường bị hủy hoại và lãng phí nhiều nhất. Dân số tăng nhanh, công nghiệp hóa phát triển làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và trong tương lai nhân loại sẽ bị thiếu nước nghiêm trọng nhất là nguồn nước ngọt. Bởi vậy, chúng ta cần bảo vệ nguồn nước và giữ gìn nguồn nước sạch.

bai-soan-tham-khao-so-3-587903.jpg

Hình minh họa


Bài soạn tham khảo số 4​


Nội dung bài học
- Khái niệm tóm tắt và tóm tắt văn bản nghị luận.
- Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.
- Các bước để tóm tắt một văn bản nghị luận.

Hướng dẫn soạn bài
II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận
Câu 1 (trang 117 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Vấn đề nghị luận: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến.

Câu 2 (trang 118 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Mục đích nghị luận:
- Đề cao tư tưởng tiến bộ xây dựng xã hội có pháp luật, có luân lý.
- Vạch trần thực tại đen tối của xã hội, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.
- Khẳng định cần xây dựng, truyền bá tư tưởng chủ nghĩa xã hội.

Câu 3 (trang 118 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Các luận điểm chính của đoạn trích được tác giả trình bày:
- Luận điểm 1: Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt nhiên chưa có.
- Luận điểm 2: Thực trạng nước ta không có luân lý và nguyên nhân dẫn đến.
- Luận điểm 3: Tuyên truyền tư tưởng chủ nghĩa xã hội.

Câu 4 (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Các luận cứ để sáng tỏ luận điểm trong bài:
- Luận điểm 1: Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt nhiên chưa có:
+ So với những quốc gia có luân lí, người mình dốt nát hơn nhiều.
+ Tiếng "bè bạn" không thể thay cho luân lý.
+ Người mình không biết bênh vực, bảo vệ nhau.
- Luận điểm 2: Thực trạng nước ta không có luân lý và nguyên nhân dẫn đến:
+ Học trò (kẻ sĩ) ham chức tước, vinh hoa mà nịnh nọt, giả dối, không biết đến dân.
+ Vua quan tham nhũng, bòn rút nhân dân, phá nát đoàn thể.
+ Chính sách ngu dân được ban hành để dễ bề cai trị.
+ Dân mình không biết bảo vệ nhau, không biết đấu tranh cho quyền lợi.
- Luận điểm 3: Tuyên truyền tư tưởng chủ nghĩa xã hội.
+ Dân mình phải biết đoàn kết lại, xây dựng đoàn thể.
+ Tuyên truyền tư tưởng chủ nghĩa xã hội đến tất cả mọi người.

Câu 5 (trang 118 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Tóm tắt văn bản "Về luân lí xã hội ở nước ta".
Nước ta tuyệt không ai biết đến luân lí xã hội. Người nước ta không biết cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, nghĩa vụ của mỗi người sống trong cùng một nước với nhau nên dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này cũng chẳng quan tâm đến người khác nên luân lý xã hội chẳng thể tồn tại. Nguyên nhân là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau. Nhân ta từ xưa cũng đã có ý thức đoàn thể có điều này đã sa sút. Nước ta chưa có luân lý xã hội còn do bè lũ vua quan chỉ biết tham quyền vụ lợi, mua quan bán tước, chỉ muốn nhân dân nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý. Chính vì thế nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết dân ta phải có đoàn thể. Đất nước muốn có đoàn thể thì phải tuyên truyền xã hội chủ nghĩa.

Câu 6 (trang 118 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Đối chiếu, kiểm tra bài tóm tắt.

Luyện tập
Câu 1 (trang 118 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

- Chủ đề nghị luận của đoạn trích "Tâm lý hướng tới sự thống nhất trong đa dạng của người In-đô-nê-xi-a": Sự đa dạng, phong phú nhưng có tính thống nhất của đất nước In-đô-nê-xi-a.
- Chủ đề nghị luận của đoạn trích "Kinh nghiệm viết một bài văn": Thể hiện tài năng của Xuân Diệu trong vai trò một nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

Câu 2 (trang 119 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

- Vấn đề nghị luận: Báo động tình trạng nước ngọt bị sử dụng lãng phí và nguồn nước đang ngày cạn kiệt, ô nhiễm.
- Mục đích nghị luận:
+ Nhắc nhở, kêu gọi ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước quý giá.
+ Ý thức tầm quan trọng của nguồn tài nguyên nước.
- Các luận điểm chính:
+ Luận điểm 1: Nước là tài sản quý giá nhưng thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất.
+ Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh: Nước sẽ không đủ đáp ứng trong tương lai khi dân số tăng, ô nhiễm do công nghiệp hóa, xã hội phát triển.
+ Luận điểm 3: Chứng minh bằng tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nước trên thế giới.
+ Luận điểm 4: Kêu gọi bảo vệ nguồn nước.
- Tóm tắt
Gợi ý bản tóm tắt theo luận điểm đã đưa ra (bỏ qua luận điểm 3).
Cuộc sống càng hiện đại, nước càng trở thành tài sản bị lãng phí và hủy hoại nhiều nhất. Dân số tăng chóng mặt, công nghiệp hóa phát triển mạnh khiến nguồn nước bị ô nhiễm và không đủ để đáp ứng trong tương lai. Chúng ta cần sử dụng hợp lý, bảo vệ nguồn nước sạch vì tương lai mai sau.

bai-soan-tham-khao-so-4-587904.jpg

Hình minh họa


Bài soạn tham khảo số 5​



Đọc văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” (Phan Châu Trinh) và trả lời câu hỏi:
1.Vấn đề được đem ra bàn bạc là luân lí xã hội ở nước ta → Dựa vào nhan đề và các câu chủ đề của các đoạn.
2. Mục đích của Phan Châu Trinh nhằm vạch rõ thực trạng không có luân lí xã hội ở nước ta, khuyến khích xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội. Mục đích này thể hiện rõ nhất trong phần kết luận của đoạn trích.
3. Để dẫn người đọc đến mục đích ấy, tác giả trình bày ba luận điểm lớn:
- Luận điểm 1: Nước ta chưa có luân lí xã hội → thể hiện ở câu: Xã hội luân lí… dốt nát hơn nhiều.
- Luận điểm 2: Thực trạng và nguyên nhân nước ta không có luân lí xã hội → thể hiện ở câu: cái xã hội chủ nghĩa bên Âu… là gì.
- Luận điểm 3: Phương hướng đem lại luân lí xã hội cho nước nhà → thể hiện ở câu: mà muốn có đoàn thể… dân Việt Nam này.
4. Hệ thống luận cứ phục vụ cho các luận điểm:
Luận điểm 1:
- So với quốc gia luân lí, người mình dốt nát hơn nhiều.
- Tiếng “bè bạn” không thể thay cho luân lí, chủ ý bình thiên hạ cũng mất từ lâu.
Luận điểm 2:
- Thực trạng nước ta không có ý thức nghĩa vụ giữa người với người, không có đoàn thể.
- Vua quan phản động, phá tan đoàn thể, thi hành ngu dân để vơ vét bóc lột.
- Bọn người xấu đua nhau buôn quan bán tước, chạy theo danh lợi.
- Dân không biết đoàn thể, không biết bình luận, đấu tranh.
Luận điểm 3: Cần xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội.
5+6. Tóm tắt văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta”
Nước ta tuyệt nhiên không có và không biết đến luân lí xã hội. Trong khi đó, luân lí xã hội như ý thức nghĩa vụ giữa người với người và tổ chức đoàn thể đã rất thịnh hành ở châu Âu. Ở nước ta, ai bị kẻ mạnh lấy quyền lực đè nén, người xung quanh cũng mặc kệ thì ở châu Âu, ở Pháp họ đấu tranh đòi công bằng cho kì được. Nguyên nhân khiến nước ta không có luân lí xã hội là bọn vua quan phản động tìm cách phá đoàn thể, thực hiện ngu dân để lo thân mình; thói chạy theo quyền tước trở thành xu thế của xã hội; dân ta ngu dốt không biết lên tiếng đấu tranh. Chỉ có cách truyền bá chủ nghĩa xã hội, gây dựng đoàn thể mới giúp nước ta thoát khỏi thực trạng này.


Câu 1 (trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Xác định chủ đề nghị luận của văn bản:
a. Sự thống nhất trong đa dạng của đất nước In-đô-nê-xi-a.
b. Xuân Diệu – nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

Câu 2 (trang 119 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu:
a. Vấn đề nghị luận: sự lãng phí nước sạch.
Mục đích nghị luận: kêu gọi tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước quý giá.
b. Các luận điểm trong văn bản:
- Nước sạch đang bị lãng phí nghiêm trọng trong đời sống.
- Nước là nguồn tài nguyên có hạn.
- Sự phân bố nước không đều và ngày càng thu hẹp.
- Lời kêu gọi tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
c. Tóm tắt văn bản:
Nước sạch đang bị sử dụng lãng phí dù đó là nguồn tài nguyên có hạn, phân bố không đều và ngày càng bị thu hẹp. Nhiều nơi trên thế giới đã xảy ra tranh chấp về nguồn nước và tương lai hiện ra là một thế giới thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy, hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngay từ bây giờ, vì chúng ta và vì những thế hệ sau.

bai-soan-tham-khao-so-5-587905.jpg

Hình minh họa
 
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top