Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,456
Điểm
113
tác giả
Sau hơn ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2 năm 1941, Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn mà YOPOVN đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu tác phẩm và chuẩn bị tốt nhất nội dung tiết học.


Bài soạn "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh số 1​


I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung
- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam
+ Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước
+ Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng, bay bổng lãng mạn.

II. Đôi nét về bài thơ Tức cảnh Pác Bó

1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
2. Thể thơ
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
3. Giá trị nội dung
- Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ
4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn
- Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.

Câu 1 (trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2):
- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…

Câu 2 ( trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2):
- Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước
- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :
+ "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên
+ "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.
+ "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
→ Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.
- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:
+ Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.
+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.
+ "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.
→ Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):
Thú vui "lâm tuyền" của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:
- Giống nhau:
+ Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.
+ Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.
- Khác nhau:
+ Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ "an bần lạc đạo".
+ Hồ Chí Minh: ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Người hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.

bai-soan-tuc-canh-pac-bo-cua-ho-chi-minh-lop-8-hay-nhat-516657.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh số 2​


Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả

- Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969), quê ở Làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Bác là nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta, danh nhân văn hóa thế giới.
- Bác cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp
2. Tác phẩm Tức cảnh Pác Bó
- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2 - 1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung (thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng); thường phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm, bàn làm việc là một phiến đá bên bờ suối cạnh hang (được Người đặt tên là suối Lê-nin).
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (3 câu thơ đầu): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác.
+ Phần 2 (còn lại): Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng.

Câu1 - Trang 29 SGK

Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.
Trả lời
- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…
Câu 2 - Trang 29 SGK
Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ thật là sang?
Trả lời
- Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước
- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó:
+ "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên
+ "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.
+ "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
→ Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.
- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:
+ Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.
+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.
+ "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.
→ Sự hi sinh thầm lặng của Người - một nhân cách vĩ đại, cao khiết.
Câu 3 - Trang 29 SGK
Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
Trả lời
Nguyễn Trãi từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn sơn ca. Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui thú đó. Thế nhưng “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi, ấy là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”. Ở Hồ Chí Minh, cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng).

bai-soan-tuc-canh-pac-bo-cua-ho-chi-minh-so-2-516658.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh số 3​


1. Hoàn cảnh sáng tác
Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó – một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; với những sinh hoạt hằng ngày rất đạm bạc. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
2. Thể loại

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Thể thơ này chỉ có một khổ gồm bốn câu (tứ tuyệt), mỗi câu bảy chữ (thất ngôn) rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đã được du nhập và trở thành một trong những thể thơ phổ biến của văn học trung đại Việt Nam.

Trả lời câu 1 (trang 29 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt. Một số bài thơ cùng thể thơ này đã học : Cảnh Khuya, Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng)…

Trả lời câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu.

Trả lời câu 3 (trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- "Thú lâm tuyền" – cũng như "thú điền viên" – là một tình cảm thanh cao, một nét đẹp có truyền thống từ xưa
- Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" cho thấy rõ "thú lâm tuyền" và niềm vui cảnh nghèo của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Dường như Người thật sự hoà nhịp với điệu sống nơi núi rừng, như một ông tiên, một "khách lâm tuyền".
- Có điều, đây không phải là một ẩn sĩ trốn đời mà là một nhà cách mạng vĩ đại đang nếm mật nằm gai, hoạt động cách mạng bí mật. Và sự nghiệp cách mạng ấy chỉ cho phép Người hưởng niềm vui thú được sống với rừng, suối (thú lâm tuyền) trong hoàn cảnh ấy đầy gian khổ khi ở Pác Bó và sau đó ở Việt Bắc. Phần lớn cuộc đời của Người dành trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Bố cục

Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (3 câu thơ đầu): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác.
- Phần 2 (còn lại): Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng.
ND chính
“Tức cảnh Pác Bó” là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.

bai-soan-tuc-canh-pac-bo-cua-ho-chi-minh-so-3-516660.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh số 4​


Câu 1. Em có cảm nhận như thế nào về giọng điệu riêng và tinh thần chung của bài thơ ? Những yếu tố nào trong bài thơ giúp em cảm nhận được như vậy?
Trả lời:
Kinh nghiệm phân tích thơ, nhất là phân tích những bài thơ ngắn như thơ tứ tuyệt cho thấy : việc quan trọng đầu tiên là đọc kĩ một lượt cả bài thơ và cố gắng nhận ra giọng điệu chủ yếu cùng tinh thần,chung của bài thơ đó. Ở bước đầu tiên này, đừng vội đi vào phân tích chi tiết : câu, chữ, hình ảnh, thủ pháp tu từ... mà hãy cảm nhận tổng hợp bằng trực giác. Sau đó từ cảm nhận chung ấy mà đi vào phân tích chi tiết.
Cần đọc kĩ để thấy được giọng điệu riêng và tinh thần chung của bài thơ. Trong khi đọc, cần giọng điệu tự nhiên, thoải mái, cố gắng thể hiện đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình. Chú ý ngắt nhịp cho đúng, nhất là ở câu thứ hai và thứ ba của bài thơ.
Bài Tức cảnh Pác Bó được sáng tác theo thể thát ngôn tứ tuyệt. Một mặt, nó vẫn tuân thủ khá chặt chẽ quy tắc và theo sát mô hình cấu trúc chung của một bài tứ tuyệt ; mặt khác, toát lên một cái gì thật phóng khoáng, mới mẻ. cảm nhận chung về giọng điệu, tinh thần của Tức cảnh Pác Bó : Bài thơ với bốn câu thật bình dị, thoải mái, có giọng vui đùa hóm hỉnh, toát lên một cảm giác vui thích, sảng khoái.
Cần phải phân tích những yếu tố trong bài thơ để làm sáng tỏ cảm nhận của em. Thực chất đây là bước phân tích tác phẩm theo định hướng đã được trình bày ở phần cảm nhận chung về giọng điệu và nội dung bao trùm của tác phẩm đã nêu ở phần trên. Nên trình bày theo lối bổ ngang, tức là phân tích lần lượt từng câu thơ một. Chẳng hạn câu đầu của bài thơ : Sáng ra bờ suối, tối vào hang ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi gợi cảm giác nhịp nhàng, nền nếp, cho thấy Hồ Chí Minh sống ung dung, thoải mái, hoà điệu nhịp nhàng với nhịp sông núi rừng. Câu thơ thứ hai vẫn tiếp nốĩ mạch cảm xúc gợi ra từ câu đầu : Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Ở đây, có thêm nét đùa vui : lương thực, thực phẩm luôn sẵn sàng, thật đầy đủ ; đầy đủ đến mức dư thừa ! Có người hiểu nghĩa câu này là : tuy ăn uống gian khổ, chỉ có cháo bẹ rau măng, nhưng tinh thần cách mạng vẫn sẵn sàng. Cách hiểu ấy tuy không sai về ngữ pháp nhưng đặt trong mạch cảm xúc của bài thơ với tinh thần chung là vui đùa thoải mái thì không hợp. Và hiểu như vậy sẽ làm giảm cái hay, cái thú vị của bài thơ. Vì vậy, câu thơ cần hiểu là : thức ăn (cháo bẹ rau măng) lúc nào cũng sẵn sàng.
Nếu như câu thứ nhất nói về ở, câu thứ hai nói về ăn thì câu thứ ba (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng) nói về làm việc. Tất cả đều miêu tả chân thật sinh hoạt hằng ngày của Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó. Tác giả không che giấu sự gian khổ (nơi ở chỉ là cái hang tối, thức ăn chỉ có cháo ngô và rau măng, bàn làm việc là một tảng đá chông chênh). Nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta vẫn thấy toát ra niềm vui to lớn, chân thật hiển nhiên của Người. Câu kết của bài thơ nêu lên một nhận xét tổng quát : “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Sang là sang trọng, tức là không chỉ dồi dào, giàu có về vật chất mà còn là cao quý, đáng tự hào. Chữ sang ở cuối bài thơ đúng là đã kết tính và toả sáng tinh thần của toàn bài thơ.
Câu 2. Qua bài thơ, một mặt, có thể thấy cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó thật gian khổ, nhưng mặt khác, lại thấy Người rất vui, coi đó là "sang". Giải thích điều đó như thế nào? Từ đó, em hiểu Chủ tịch Hồ Chí Minh là người như thế nào?
Trả lời:
Qua bài thơ, một mặt, có thể thấy cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó thật gian khổ, nhưng mặt khác, lại thấy Người rất vui và tự hào, coi đó là "sang". Có thể giải thích điều đó như sau:
Những ngày ở hang Pác Bó, tuy rất gian khổ, thiếu thốn nhưng Chủ tịch HỒ Chí Minh vẫn vui, vì sau ba mươi năm bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường cựu nước, nay Người được trở về sống trên mảnh đất Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Đặc biệt, Bác Hồ còn rất vui vì Người tin rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. Ước mơ của Người sắp thành hiện thực. So với niềm vui đó thì những khó khăn gian khổ trước mắt trong sinh hoạt hằng ngày chẳng có nghĩa lí gì. Ngược lại, chúng lại trở thành sang trọng, vì đó là cuộc đời cách mạng. Với Bác, làm cách mạng, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, đáng tự hào.
Hơn nữa, dường như trong con người của Hồ Chí Minh luôn sẵn có cái "thú lâm tuyền" (tức niềm ham thích được sống ở chốn suối rừng, được sống hoà hợp cùng với thiên nhiên cây cỏ). Bình sinh, Bác Hồ luôn cảm thấy vui thích mỗi khi được sống giữa suối rừng, hoà mình với thiên nhiên. Tháng 1 - 1946, Bác phát biểu với các nhà báo : “Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muôn tột bậc là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu không dính líu với vòng danh lợi”. Như vậy, được sông giữa “non xanh nước biếc” là sở nguyện, là ước mơ của Bác. Trong người chiến sĩ cách mạng vĩ đại ấy vẫn có một “khách lâm tuyền”, có cái “thú lâm tuyền” giống như những nhà nho xưa. Vui với suối rừng, lánh xa chốn danh lợi, thì cũng là vui với cái nghèo, không coi nghèo là khổ, mà trái lại, nghèo khổ mà cảm thấy hạnh phúc, giàu sang về tinh thần. Vì vậy mà Bác có cảm giác rất bằng lòng, tự hào với cuộc sống nghèo khó, gian khổ của cuộc đời cách mạng, cảm thấy nghèo mà sang.
Qua bài thơ, có thể thấy Hồ Chí Minh là người yêu nước thiết tha, có tinh thần kiên cường phi thường, thường cười đùa trong khó khăn gian khổ, luôn ung dung tự tại, đồng thời, Bác còn là một con người có tâm hồn thanh cao, ưa thích cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên, giống như các nhà nho xưa.
Câu 3. Hãy sưu tầm và chép lại những câu thơ nói về niềm vui với cái nghèo, vui vì sống hoà hợp với thiên nhiên. Theo em, giữa niềm vui được sống hoà hợp với thiên nhiên của Hồ Chí Minh và "thú lâm tuyền" của người xưa có gì giống và khác nhau?
Trả lời:
Cố gắng sưu tầm và chép lại một số câu thơ xưa nói về niềm vui với cái nghèo, với cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên (chẳng hạn : Bao giờ nhà dựng đâu non / Pha trà nước suối, gối hòn đá ngơi - Nguyễn Trãi ; Thu ăn măng trúc, đông ăn giá / Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao - Nguyễn Bỉnh Khiêm ).
Giữa niềm vui được sống hoà hợp với thiên nhiên của Hồ Chí Minh và "thú lâm tuyền" của người xưa có những nét giống nhau (yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, giao hoà với thiên nhiên). Tuy nhiên, cũng có nét khác nhau : khi tìm đến "thú lâm tuyền", người xưa thường sống như một ẩn sĩ, xa lánh cõi đời gọi là “lánh đục về trong” ; còn Bác Hồ tuy có vui với "thú lâm tuyền" nhưng không phải là một ẩn sĩ lánh đời, ngược lại, Người vẫn là một chiến sĩ chiến đâu không mệt mỏi cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước.

bai-soan-tuc-canh-pac-bo-cua-ho-chi-minh-so-4-516662.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh số 5​


1. Tác giả
Hồ Chí Minh (1890 – 1969), tại làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo cha là ông Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng.
Sinh ra trong một thời đại đất nước làm nô lệ, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước và trở thành vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam.
Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị.

2. Tác phẩm

Tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Việt Nam để trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến trong nước. Sau khi trở về, Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: Bác sống trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung (thuộc huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng).
Tại đây, Người phải sinh hoạt hết sức khổ cực, thường xuyên phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm. Bàn làm việc của Người là một phiến đá nhỏ bên bờ suối cạnh hang (con suối này được Bác đặt tên là suối Lê-Nin). Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" nói về cuộc sống của Người trong thời gian sống tại hang Pác Bó, cùng đó bài thơ thể hiện niềm vui trong cuộc sống cách mạng.

Câu 1: Trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2

Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.
Bài làm:
Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt, một thể thơ của Trung Quốc, một bài thơ gồm có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Các tiếng cuối của các câu 1,2,4 hoặc 2,4 hiệp vần với nhau.
Một số bài thơ cùng thể thơ này đã học : Cảnh Khuya, Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng), Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà), Bánh trôi nước, Ngẫu nhiên viết nhân buổi vể quê (Hồi hương ngẫu thư), Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh), ...

Câu 2: Trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2

Nhận xét giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó "thật là sang"?
Bài làm:

Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa.
Tâm trạng của Bác Hồ qua bài thơ: một tinh thần lạc quan, yêu đời. Làm việc hăng say dù trong điều kiện gian khổ, không ngừng cố gắng để giúp cách mjang nước nhà phát triển. Tinh thần lạc quan còn thể hiện ở sự hòa hợp với thiên nhiên một cách tự nhiên của Bác, biến gian khổ khó khăn thành niềm vui, động lực cố gắng.
Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,…không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng. Bài thơ cho thấy nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.

Câu 3: Trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2

Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi "thú lâm tuyền" (niềm vui thú được sống giữa rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết "thú lâm tuyền" ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
Bài làm:

"Thú lâm tuyền" – cũng như "thú điền viên" – là một tình cảm thanh cao, một nét đẹp có truyền thống từ xưa. Bao triết nhân hiền giả, gặp lúc thời thế nhiễu nhương, lầm bụi, không thể nhập thế hành đạo giúp đời, bạn cùng hoa cỏ gió trăng, giữ tâm hồn trong sạch.
Bài thơ ‘Tức cảnh Pác Bó’ cho thấy rõ ‘thú lâm tuyền’ và niềm vui cảnh nghèo của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Người như thật sự hoà nhịp với cuộc sống nơi núi rừng, một cách tự nhiên, hòa nhã.
Niềm vui trong Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi là niềm vui của một cư sĩ lui về ở ẩn sống giữa rừng và suối. Tuy nhiên, Bác không phải là một ẩn sĩ trốn đời mà là một nhà cách mạng vĩ đại đang nếm mật nằm gai, hoạt động cách mạng bí mật. Và sự nghiệp cách mạng ấy chỉ cho phép Người hưởng niềm vui thú được sống với rừng, suối (thú lâm tuyền) trong hoàn cảnh ấy đầy gian khổ khi ở Pác Bó và sau đó ở Việt Bắc. Một con người giành cả đời hi sinh cho độc lập dân tộc.

Phần tham khảo mở rộng
Câu 1
: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó
Bài làm:

Nội dung:
Hiện thực cảnh sinh hoạt bình dị, nề nếp, gian khổ, thiếu thốn nhưng hết sức lạc quan, tự tin, yêu đời, yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng.
Vẻ đẹp tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của bác Hồ trong cuộc sống cách mạng gian lao ở Pác Bó.. Với người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên niên là niềm vui lớn.
Nghệ thuật:
Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng
Là bài thơi tứ tuyệt bình dị, pha lẫn giọng đùa vui tươi, phấn chấn
Ý thơ tự nhiên, phóng khoáng.

Câu 2
: Viết đoạn văn cảm nhận về cuộc sống của Bác qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó
Bài làm:

Qua Tức cảnh Pác Bó, ta thấy được một nếp sống giản dị, thanh cao và phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác. Sau bao năm bôn ba nước ngoài, Người được trở về với dân tộc Việt Nam. Bác chọn quê hương Cao Bằng, nơi rừng núi hoang vu để làm nơi sống và hoạt động cách mạng. Bài thơ đã khắc họa cuộc sống của người nơi đây với nhịp sống đều đặn (sáng ra – tối vào) và chan hòa với thiên nhiên: bờ suối, hang đá, bẹ, rau măng, bàn đá. Cuộc sống của Người nơi núi rừng khó khăn, thiếu thốn trăm bề, Bác chỉ ăn những thức sẵn từ núi rừng và ngủ trong hang đá lạnh tối. Nhưng Người không cảm nhận đó là sự thiếu thốn, gian truân, câu thơ với nhịp thơ nhịp nhàng gợi ra một tâm thế ung dung, Người hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đằng sau cuộc sống mộc mạc, giản dị ấy là công việc lớn lao mà Bác đang theo đuổi, là phong trào cách mạng đang cần sự chỉ đạo sáng suốt của Người. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. Và với người chiến sĩ cách mạng, cuộc đời ấy “thật là sang”, đó là cái sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng, được phấn đấu cho lí tưởng độc lập cho dân tộc là con đường mà cả cuộc đời Người theo đuổi. Niềm vui lớn của Người không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Bài thơ khiến chúng ta thêm khâm phục tinh thần yêu nước thương dân của Bác – người cha già vĩ đại cảu dân tộc Việt Nam

Câu 3:
Phân tích từ “sang” trong câu thơ: Cuộc đời cách mạng thật là sang
Bài làm:

Cái sang của cuộc đời cách mạng:
Với Người, niềm vui lớn không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa tự nhiên ,thư thái, trong sạch với thiên nhiên đất trời.
Đó là sự sang trọng giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn , gian khổ khuất phục.Bác tin tưởng và nắm chắc thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. So với niềm vui, tương lai tươi sáng của đất nước thì những khó khăn: hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh đều trở thành sang trọng vì đó là cuộc đời cách mạng mà Người đã chọn.
Câu thơ cuối đã khẳng định lý tưởng của người chiến sĩ Cộng sản toát lên niềm lạc quan vô hạn.
Chữ sang kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần là nhãn tự kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài thơ.
bai-soan-tuc-canh-pac-bo-cua-ho-chi-minh-so-5-516663.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh số 6​


I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, nhà thơ, nhà văn hoá lớn của nước ta và thế giới. (Xem lại tiểu sử của Bác được viết trong sách Ngữ văn 7, tập hai.)
2. Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2 - 1941, Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ : ở trong hang Pác Bó - một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng ; với những sinh hoạt hằng ngày rất đạm bạc. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Thể thơ này chỉ có một khổ gồm bốn câu (tứ tuyệt), mỗi câu bảy chữ (thất ngôn) rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đã dược du nhập và trở thành một trong những thể thơ phổ biến của văn học trung đại Việt Nam.
Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt giản dị pha giọng vui đùa, thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy khó khăn, gian khổ ở Pác Bó. Bài thơ cũng cho thấy hoạt động cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh.
II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ tứ tuyệt Đường luật. Một số bài thơ cùng loại là : Nam quốc sơn hà, Thiên Trường vãn vọng, Bánh trôi nước, cảnh khuya, Nguyên tiêu, Vọng Lư sơn bộc bố, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư,...
2. Giọng điệu chung của bài thơ là giọng vui. Mặc dù cuộc sống rất khó khăn : sống trong hang đá thật lạnh; ăn uống thì thiếu thốn : cháo nấu bằng ngô, rau thì thay bằng măng rừng ; điều kiện làm việc thiếu thốn : bàn đá, nhưng không phải phiến đá bằng phẳng êm ái, mà là bàn đá chông chênh ; nhưng tâm trạng của Bác là một tâm trạng vui, vì thế Người mới thấy cuộc sống đầy khó khăn, gian khổ đó là sang, thật là sang. Bác thấy sang vì với Người, niềm vui lớn nhất là được làm cách mạng, được trực tiếp lãnh đạo cách mạng ở nước nhà. Với Người, cuộc sống như vậy là cuộc sống hoà nhập với thiên nhiên, với suối, với núi non. Bởi vậy sang cũng là một nét hài hước, nói cho vui, song nó có cơ sở vững chắc từ thực tế, chứ không phải là "lên gân".
3. Bác Hồ thấy vui thích, thoải mái giữa thiên nhiên. Có vẻ như giống với thú vui "lâm tuyền" (rừng suối) của người xưa. Nhưng người xưa bất lực, chán ngán cuộc sống thực tại nên tìm đến thiên nhiên. Còn Bác ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc. Khi ở ẩn, các ẩn sĩ chuẩn bị khá kĩ càng. Còn Bác thì chẳng có cái am, cũng chẳng có ngôi nhà nào. Thực phẩm, đồ dùng thiếu thốn. Cũng chẳng có người giúp việc. Và Bác làm cách mạng. Bác dịch sử Đảng để làm tài liệu huấn luyện cách mạng. Cho nên, cuộc sống của Bác giống các nhà hiền triết, nhưng lại rất cách mạng. Bác vui với rừng suối. Bác còn vui hơn khi làm cách mạng, chuẩn bị cho cả dân tộc thoát khỏi ách nô lệ, giành độc lập vào tháng 8 năm 1945.

bai-soan-tuc-canh-pac-bo-cua-ho-chi-minh-so-6-516665.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
 
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
34,440
Bài viết
35,910
Thành viên
135,577
Thành viên mới nhất
pcon1900

BQT trực tuyến

  • Yopovn
    Ban quản trị Team YOPO
Top