Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,447
Điểm
113
tác giả
Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng. Ông nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực: khảo cứu triết học cổ và văn học cổ, viết báo, phóng sự, tiểu thuyết, dịch văn học.., Tác phẩm "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của Ngô Tất Tố. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" cho thấy bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Đồng thời, đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. “Tức nước vỡ bờ” chỉ một nhan đề thôi cũng đủ giúp người đọc hình dung được nội dung bên trong đoạn trích. Vậy ý nghĩa nhan đề đó như thế nào, mời các bạn tham khảo một số bài văn giải thích ý nghĩa nhan đề "Tức nước vỡ bờ" mà YOPOVN tổng hợp trong bài viết sau đây.


Bài văn giải thích ý nghĩa nhan đề "Tức nước vỡ bờ" số 1​


“Tức nước vỡ bờ” là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố – một cây bút ký tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Đoạn trích này khiến người đọc cảm thấy xót xa cho số phận người nông dân khi đang phải “tồn tại” trong một chế độ tranh xã hội phong kiến đương thời vô cùng thối nát, tàn bạo. Nơi mà người nông dân chỉ thấy một màu đen, họ bị áp bức không tìm thấy lối thoát. Bước đường cùng… Họ sẽ làm gì? Ngô Tất Tố đã trả lời câu hỏi này bằng ngòi bút của mình. Và ông dường như muốn mở đầu một trang mới cho giai cấp người nông dân, dự đoán cho cuộc khởi nghĩa 1945 sắp tới nên đã lựa chọn nhan đề là “Tức nước vỡ bờ” – một câu thành ngữ tục ngữ theo đúng nghĩa đen của nó.

“Tức nước vỡ bờ” ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà giới hạn đó bị vượt quá ngưỡng cho phép thì sức ép đó sẽ không còn kìm nén lại được và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra. Đây là điều khẳng định cho một quy luật tự nhiên là “ở nơi đâu có áp bức bóc lột tàn khốc thì ở đó có đấu tranh, có phản kháng mạnh mẽ”. Trong đoạn trích này, chúng ta thấy hình ảnh của chị Dậu – một người phụ nữ nông thôn hiền lành, tháo vát, luôn sống nhẫn nhục, nhẫn nhịn.
Đứng trước thói hống hách, xách lược, dẫm đạp lên người chồng ốm yếu bệnh tật của bọn quan lại, tay sai, chị quỳ lạy, van xin chúng nhưng lẽ thường khi bị đẩy đến đường cùng thì bản năng trong chị trỗi dậy buộc chị phải vùng lên, chống cự, đánh trả lại để đòi lại chân lý lẽ phải cho mình, cho chồng, cho gia đình mình.

Tuy rằng sự chống cự như nước vỡ tràn đê của chị Dậu không giúp cuộc đời tăm tối của chị thoát khỏi màn đen nhưng đây chính là con đường duy nhất mà quần chúng nhân dân lúc bấy giờ phải đi theo vì chỉ có đấu tranh giải phóng mình, lấy được sự tự do thì họ mới không còn bị áp bức, không còn bị bóc lột nữa. Và họ mới được “SỐNG”.Tác phẩm “Tắt đèn” cũng như đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã mang đến sự thành công trong sự nghiệp văn học cho nhà văn Ngô Tất Tố và nó cũng ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình xã hội đương thời.
Đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm nhận sâu sắc, sự đồng cảm xót thương cho thân phận người nông dân đang sống dưới ách thống trị của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến.

bai-van-phan-tich-doan-trich-tuc-nuoc-vo-bo-so-5-415708.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài văn giải thích ý nghĩa nhan đề "Tức nước vỡ bờ" số 2​


Nhan đề là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất khi người đọc tiếp cận với tác phẩm. Việc xây dựng một nhan đề vừa súc tích vừa độc đáo sẽ tóm gọn được nội dung tác phẩm, đồng thời khơi gợi trí tò mò của người đọc. Vậy, với “Tức nước vỡ bờ”, điều gì ẩn sau nhan đề ấy?
Nhan đề không chỉ đúc kết nội dung của tác phẩm mà còn được tác giả gửi gắm một bài học, một quan niệm, một tư tưởng nào đó, ý nghĩa nó truyền tải rộng hơn những gì câu chữ thể hiện. “Tức nước vỡ bờ” xuất phát là một thành ngữ của nhân dân ta, chỉ một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống: nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ. Thế nhưng, đó mới chỉ là nghĩa đen của câu nói ấy.
Trí tuệ của ông cha ta vốn thâm thúy, từ việc nói bờ tràn mà ta có thể liên hệ đến sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh: nếu một người đến quá giới hạn chịu đựng của họ thì họ sẽ đứng lên đấu tranh, phản kháng, không chịu nhẫn nhục nữa.Trở lại với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, thông qua nhân vật chị Dậu, ta càng hiểu sâu sắc hơn về câu thành ngữ. Ở đầu đoạn trích, ta thấy chị Dậu hết lời van xin cai lệ và lí trưởng, giọng điệu khẩn khoản, cách xưng hô của một kẻ bề dưới: “Cháu van ông”, “xin ông tha cho”, “nhà ông làm phúc”.
Tính dịu dàng, mộc mạc, quen chịu đựng, nhẫn nhục vốn là bản chất của người phụ nữ nông dân thời xưa, đối với chị Dậu, đặc điểm này cũng không là ngoại lệ. Thế nhưng, càng được nước, bọn chúng lại càng lấn tới. Mặc cho lời van xin của chị, tên cai lệ không thèm nghe, tiếp tục xông vào đánh anh Dậu và còn đánh cả chị, hỏi chị liệu có thể tiếp tục nhẫn nhịn, kìm nén được nữa không? Đọc đến đây, chắc không ít mọi người sẽ phải lên tiếng phẫn nộ. Và, quả là không phụ lòng mong đợi, phản ứng của chị Dậu đột ngột thay đổi, tức quá không thể chịu được nữa, chị đã liều mạng cự lại.
Cách xưng hô “ông- cháu” đã được thay bằng “ông- tôi” ngang hàng với nhau, đi kèm là lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Đỉnh điểm hơn, khi tên kia tát vào mặt chị và cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Với lòng căm giận và khinh bỉ cao độ, chị Dậu vụt đứng dậy, chuyển hẳn cách xưng hô đanh đá “mày- bà” và tỏ ra không hề sợ hãi, quật ngã hai tên tay sai bằng sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng. Hai tên tay sai hung hãn bỗng trở thành những kẻ thảm bại, xấu xí và hài hước.
Chị Dậu vốn cam chịu lại vùng dậy mạnh mẽ với tinh thần phản kháng quyết liệt. Điều này đã thể hiện một quy luật, một chân lí muốn đời: con giun xéo lắm cũng quằn và ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Hành động của chị Dậu không chỉ là tự vệ đơn thuần mà còn làm sáng ngời phẩm chất của chị và cũng là của những người phụ nữ thời xưa: dịu dàng, nhẫn nhục, giàu tinh thần yêu thương và ẩn chứa một tinh thần phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ.
Với nhan đề “Tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố còn như “xui người nông dân nổi loạn”, kêu gọi tinh thần đấu tranh của họ chống lại áp bức bóc lột vì một cuộc sống công bằng, một tương lai tươi sáng hơn.“Tức nước vỡ bờ” thực sự đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Qua nhan đề này, Ngô Tất Tố đã gửi gắm được phần nào những suy nghĩ cùng tình cảm của mình đối với người nông dân trong xã hội xưa.

bai-van-phan-tich-doan-trich-tuc-nuoc-vo-bo-so-4-415705.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài văn giải thích ý nghĩa nhan đề "Tức nước vỡ bờ" số 3​


Trong giai đoạn văn học 1930-1945, đề tài người nông dân là một mảnh đất quen thuộc đã được các nhà văn thi nhau cày xới. Thế nhưng, cùng một đề tài, mỗi nhà văn lại có một cách quan tâm khác nhau, cách thể hiện khác nhau. Nếu như Nam Cao quan tâm tới nhân tính bị tha hóa của con người trước hoàn cảnh sống nghiệt ngã thì Ngô Tất Tố lại chú ý tới số phận cơ cực của những người nông dân trong cảnh bần cùng hóa.
Dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, ta phần nào thấy được cả cái bức tranh nông thôn Việt Nam thuở ấy: ngột ngạt, tù túng bởi sưu cao thuế nặng, quan trên thi nhau ức hiếp, bóc lột, đè đầu cưỡi cổ. Phản ánh thực tại khắc nghiệt, nhà văn cũng không quên gửi gắm niềm cảm thương tới những phận đời cơ cực, bất hạnh, chịu nhiều đắng cay. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn giải thích ý nghĩa nhan đề “Tức nước vỡ bờ”. Nhan đề sẽ phần nào hé mở cho ta về nội dung của tác phẩm, là một trong những yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích này.
Nhan đề là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất khi người đọc tiếp cận với tác phẩm. Việc xây dựng một nhan đề vừa súc tích vừa độc đáo sẽ tóm gọn được nội dung tác phẩm, đồng thời khơi gợi trí tò mò của người đọc. Vậy, với “Tức nước vỡ bờ”, điều gì ẩn sau nhan đề ấy?
Nhan đề không chỉ đúc kết nội dung của tác phẩm mà còn được tác giả gửi gắm một bài học, một quan niệm, một tư tưởng nào đó, ý nghĩa nó truyền tải rộng hơn những gì câu chữ thể hiện. “Tức nước vỡ bờ” xuất phát là một thành ngữ của nhân dân ta, chỉ một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống: nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ. Thế nhưng, đó mới chỉ là nghĩa đen của câu nói ấy. Trí tuệ của ông cha ta vốn thâm thúy, từ việc nói bờ tràn mà ta có thể liên hệ đến sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh: nếu một người đến quá giới hạn chịu đựng của họ thì họ sẽ đứng lên đấu tranh, phản kháng, không chịu nhẫn nhục nữa.
Trở lại với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, thông qua nhân vật chị Dậu, ta càng hiểu sâu sắc hơn về câu thành ngữ. Ở đầu đoạn trích, ta thấy chị Dậu hết lời van xin cai lệ và lí trưởng, giọng điệu khẩn khoản, cách xưng hô của một kẻ bề dưới: “Cháu van ông”, “xin ông tha cho”, “nhà ông làm phúc”. Tính dịu dàng, mộc mạc, quen chịu đựng, nhẫn nhục vốn là bản chất của người phụ nữ nông dân thời xưa, đối với chị Dậu, đặc điểm này cũng không là ngoại lệ. Thế nhưng, càng được nước, bọn chúng lại càng lấn tới.
Mặc cho lời van xin của chị, tên cai lệ không thèm nghe, tiếp tục xông vào đánh anh Dậu và còn đánh cả chị, hỏi chị liệu có thể tiếp tục nhẫn nhịn, kìm nén được nữa không? Đọc đến đây, chắc không ít mọi người sẽ phải lên tiếng phẫn nộ. Và, quả là không phụ lòng mong đợi, phản ứng của chị Dậu đột ngột thay đổi, tức quá không thể chịu được nữa, chị đã liều mạng cự lại. Cách xưng hô “ông - cháu” đã được thay bằng “ông - tôi” ngang hàng với nhau, đi kèm là lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Đỉnh điểm hơn, khi tên kia tát vào mặt chị và cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.
Với lòng căm giận và khinh bỉ cao độ, chị Dậu vụt đứng dậy, chuyển hẳn cách xưng hô đanh đá “mày - bà” và tỏ ra không hề sợ hãi, quật ngã hai tên tay sai bằng sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng. Hai tên tay sai hung hãn bỗng trở thành những kẻ thảm bại, xấu xí và hài hước. Chị Dậu vốn cam chịu lại vùng dậy mạnh mẽ với tinh thần phản kháng quyết liệt. Điều này đã thể hiện một quy luật, một chân lí muôn đời: con giun xéo lắm cũng quằn và ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.
Hành động của chị Dậu không chỉ là tự vệ đơn thuần mà còn làm sáng ngời phẩm chất của chị và cũng là của những người phụ nữ thời xưa: dịu dàng, nhẫn nhục, giàu tinh thần yêu thương và ẩn chứa một tinh thần phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ. Với nhan đề “Tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố còn như “xui người nông dân nổi loạn”, kêu gọi tinh thần đấu tranh của họ chống lại áp bức bóc lột vì một cuộc sống công bằng, một tương lai tươi sáng hơn.
“Tức nước vỡ bờ” thực sự đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Qua nhan đề này, Ngô Tất Tố đã gửi gắm được phần nào những suy nghĩ cùng tình cảm của mình đối với người nông dân trong xã hội xưa.

-415880.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài văn giải thích ý nghĩa nhan đề "Tức nước vỡ bờ" số 4​


Mỗi tác phẩm đều chứa đựng một thông điệp ý nghĩa về nhân sinh, đều gửi gắm một thông điệp trong cuộc sống và về con người mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm. Văn chương thực hiện chức năng ấy qua việc xây dựng những hình tượng. Nhưng nếu hình tượng là sự khám phá xuyên suốt toàn tác phẩm nghệ thuật thì ngay từ nhan đề đã gây ấn tượng với bạn đọc. Với nhan đề “Tức nước vỡ bờ”, bạn có suy nghĩ gì chăng?
Có câu: cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống lâu dài là đức hạnh. Chính bởi lẽ ấy, cái nhan sắc - hình thức nghệ thuật của một tác phẩm cũng rất quan trọng chăng. Đó là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất để cái tâm có thể được tỏa sáng. Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung. Và có ai đó đã từng nói, một tác phẩm nghệ thuật thì cách mở đầu và kết thúc cũng rất đáng để công phu, sáng tạo. Làm thế nào để ngay từ đầu có thể lôi cuốn, hớp hồn người đọc đó không phải là điều dễ dàng. Vả chăng, nếu coi khâu mở đầu là quan trọng thì cái đầu tiên, trước nhất của mở đầu là nhan đề cũng chứa đựng rất nhiều công phu, dụng ý của người nghệ sĩ đó ư.
Nhan đề là nơi chứa đựng những thông điệp và giá trị nhận thức về đời sống, nhân sinh, về các vấn đề xã hội mà nhà văn muốn gửi gắm đến độc giả một cách trực tiếp và ấn tượng nhất. Nhan đề không phải luôn dùng những từ ngữ mĩ miều để phỉnh nịnh, đánh lừa các giác quan của người đọc, mà làm sao nó khách quan, khoa học và mang ý nghĩa, giá trị nhất. Như vậy nhan đề là một trong những phương tiện đặc biệt để người nghệ sĩ đối thoại với người đọc. Chẳng hạn, với nhan đề “giông tố” của Vũ Trọng Phụng, người đọc dường như đã thấy cả một cơn giông tố ngay từ khi tiếp xúc với nhan đề, giông tố từ đầu trải dài và cuồn cuộn trong tác phẩm.
Trở lại với nhan đề trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. Ở đây, trước nhất xét về nghĩa đen, thì trong cuộc sống tức nước có nghĩa là hiện tượng nước tràn bờ và chắc chắn sẽ dẫn đến vỡ bờ, đó là điều hiển nhiên của khách quan. Song mượn hiện tượng thực tế này, mà Ngô Tất Tố muốn nói đến hiện tượng người nông dân trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám bị dồn đến bước đường cùng, bị đè nén, áp bức đến cùng cực.
Họ phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng, nặn hầu bóp cổ chính vì vậy mà sức chịu đựng và giới hạn đã lên tới đỉnh điểm, con đường duy nhất để họ vượt lên trên nỗi thống trị ấy, vượt ra khỏi bóng đêm bao trùm cuộc đời họ là đứng lên đấu tranh chống áp bức, chống bóc lột hà hiếp. Một chị Dậu, đã bán chó, bán con mà vẫn không cứu được người chồng xấu số vì thiếu tiền nộp suất sưu cho người em chồng đã chết mà bị tra tấn dã man.
Quả là vô lí, nhưng người nông dân xưa đã phải chịu đựng sự có lí ấy để tiếp tục sống và chịu đựng. chính vì thế mà có ý kiến cho rằng, với “tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố như đã xui người nông dân nổi loạn. Nhan đề đoạn trích cho thấy tính đấu tranh gay gắt và đồng thời cũng là sự phản ánh một quy luật trong xã hội: có áp bức, có đấu tranh. Với nhan đề này, dường như tác giả muốn nổ phát súng đầu tiên để kêu gọi người nông dân cùng lên, đồng thời là sự thách thức và một thái độ bản lĩnh, hiên ngang trước bọn quỷ dữ hút máu người kia.
Ngô Tất Tố với “Tức nước vỡ bờ” quả thực sẽ mãi là một nhan đề ấn tượng trong tâm trí độc giả.

bai-van-phan-tich-doan-trich-tuc-nuoc-vo-bo-so-9-415732.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài văn giải thích ý nghĩa nhan đề "Tức nước vỡ bờ" số 5​


Một tác phầm văn học hay như người con gái đẹp. Cái để sống lâu dài là đức hạnh, nhưng cái để làm quen là nhan sắc. Một vẻ ngoài hấp dẫn và thu hút mới có thể dẫn độc giả khám phá vào sâu thể giới bên trong của tác phẩm. Một trong những yếu tố hình thức ảnh hưởng đến nội dung, giá trị của tác phẩm có thể kể đến nhan đề. “Tức nước vỡ bờ” là một trong những nhan đề đã làm tròn nhiệm vụ của nó.
Nhan đề trong tác phẩm văn học là phần đầu tiên trước khi tiếp xúc với văn bản. Nhan đề thường ngắn gọn, là một vế hay một câu để khái quát nội dung, tư tưởng, ý nghĩa của toàn bộ văn bản. Đồng thời, qua đó thể hiện tài năng của người cầm bút. Một nhan đề hay là một nhan đề ấn tượng, gây được sự chú ý và hấp dẫn của người đọc.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” nằm ở chương XVIII của tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Đây là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn tòng lai chưa từng có. Tác phẩm là bản cáo trạng đanh thép về những thứ thuế bất nhân của bọn thực dân, là tiếng hát ngợi ca vẻ đẹp và phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ nói riêng và người nông dân xưa nói chung. Qua đó, còn là những tư tưởng và triết lí của tác giả.
Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đã thể hiện được phần nào tư tưởng đấy. “Tức nước vỡ bờ” là một thành ngữ dân gian. “Tức” chỉ trạng thái bên trong đầy và chặt quá đến mức muốn bung ra, phá vỡ cái thành hoặc cái vỏ bọc bao bọc chính nó. Câu thành ngữ có ý nghĩa chỉ sự đè nén, áp bức quá sẽ khiến người ta phải vùng lên phản kháng, chống đối. Nó như một quy luật của tự nhiên mà lại có tính xã hội sâu sắc. Người biên soạn đã chọn hình ảnh rất gần gũi, có liên quan đến đời sống nhân dân. Đó chính là kinh nghiệm canh tác trong việc giữ và chặn nước. Ngay những chữ đầu đã tạo nên sự tò mò, hứng thú và những dự đoán ban đầu của ngươi đọc về nội dung của đoạn trích. Đây có phải chỉ đơn thuần là một quy luật trong canh tác. Hay đó còn mang theo tính chất xã hội gì? Câu chuyện nào ở phía dưới?
Nhan đề đoạn trích rất phù hợp với nội dung và ý nghĩa của đoạn trích: sự áp bức trắng trợn của bọn tay sai thực dân đã buộc người nông dân đầy nhẫn nhục như chị Dậu phải vùng dậy, xô vỡ bờ để đấu tranh. Từ đó mà toát lên một chân lí tất yếu: con đường duy nhất của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường tự đấu tranh để giải phóng mình. Với tư tưởng ấy, sau này, Nguyễn Trung Thành khi viết “Rừng xà nu” đã đúc kết thành câu nói: “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”.
Qua nhan đề ấy cũng thể hiện tính chiến đấu trong ngòi bút hiện thực Ngô Tất Tố. Mặc dù kết thúc tác phẩm rất bế tắc, nhà văn chưa được tiếp cận với ánh sáng của Đảng, chưa tìm ra được con đường đấu tranh cho quần chúng bị áp bức. Nhưng với cảm quan hiện thực mạnh mẽ, Ngô Tất Tố đã thấy được xu thể tất yếu: tức nước thì phải vỡ bờ, và sức mạnh to lớn, khôn lường của sự vỡ bờ đó. Nhà văn tài năng là người nhìn ra những điều người khác không thấy. Tác phẩm chân chính luôn có khả năng dự báo và nhận thức tương lai. Cảnh “tức nước vỡ bờ” đã dự báo cơn bão táp quần chúng nhân dân, là lực lượng nòng cốt của cách mạng sau này.
Ý nghĩa sâu xa của quá trình tức nước vỡ bờ là gì? Mầm mống của mọi nỗi đau chính là từ chính sách thuế thân vô lí, bất công đến tàn bạo của bọn quan Tây. Cái thứ thuế quái đản ấy đã đánh vào đầu người sống; dựng cả người chết dậy; giành một đứa trẻ mới 7 tuổi ra khỏi vòng tay yêu thương của cha mẹ và ném nó vào hang hùm miệng sói của bọn địa chủ; bắt một người phụ nữ ra khỏi gia đình vừa mới chia lìa tan tác để rồi lại bị đẩy vào chốn địa quan đê tiện, nhơ nhuốc, xấu xa.
Hùa vào với chính sách của quan Tây là những mánh khóe của bọn vua quan ta, tha hồ đục nước béo cò, tha hồ bóc lột người nông dân đến tận xương tủy. Tác giả đã khéo léo bê cất đi suất sưu của người chết, đợi đến khi chị Dậu đã bán hết đi cả tài sản, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, tình huống truyện ngày càng căng thẳng. Ngô Tất Tố đã chỉ ra con đường đi duy nhất cho nhân vật của mình, đó là phản kháng.
Ngay những từ ngữ đầu tiên, nhan đề chính là nhãn tử gợi mở ra thế giới tư tưởng và bài học sâu sắc cho tác phẩm. Cái tài của người cầm bút chính là thu hút người đọc ở ngay những con chứ đầu tiên như thế.

bai-van-phan-tich-doan-trich-tuc-nuoc-vo-bo-so-2-415703.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài văn giải thích ý nghĩa nhan đề "Tức nước vỡ bờ" số 6​


Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Nhan đề dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự.
Trước Cách mạng tháng 8 đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất là người nông dân, đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Họ là những con người hiền lành chất phác,lương thiện chăm chỉ làm lụng nhưng nếu một ngày nào đó bị áp bức quá mức đẩy đến bờ vực giữa sự sống và cái chết họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.
Chị Dậu khi bị đàn áp đã vùng lên đánh lại cái lệ cùng với người nhà lí trưởng một cách quyết liệt, mạnh mẽ, “Con giun xéo lắm cũng quằn” con người khi bị đẩy đến cùng cực sẽ phản kháng, đây cũng là sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân.
“Tức nước vỡ bờ” (con giun xéo lắm cũng quằn, già néo đứt dây) là một thành ngữ dân gian. “Tức” chỉ trạng thái bên trong bị dồn nén đầy chặt quá đến mức muốn bung ra. Câu thành ngữ có ý nghĩa chỉ sự chèn ép, áp bức quá sẽ khiến người ta phải vùng lên chống đối phản kháng lại. Câu thành ngữ nêu lên một quy luật của tự nhiên mà lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thâm thuý vô cùng.
Người biên soạn đã vận dụng cách nói dân gian ngắn gọn, rất thông minh ấy để đặt tên cho chương XVIII của cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” giúp người đọc có sự định hướng ban đầu rõ rệt về tình huống hấp dẫn của truyện, về những hình tượng nhân vật sống động, điển hình.
Nhan đề ấy cũng thật phù hợp với nội dung ý nghĩa của đoạn trích. Sự áp bức trắng trợn, dã man của bọn tay sai cho chế độ thực dân phong kiến ấy đã buộc người phụ nữ nông dân đầy nhẫn nhịn như chị Dậu phải “vỡ bờ” đứng dậy đấu tranh.
Song nhan đề đoạn trích còn toát lên chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.
Vì vậy mà tuy tác giả “Tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ Cách mạng, tác phẩm kết thúc rất bế tắc nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng: “Với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Ngô Tất Tố chưa nhận thức được chân lí Cách mạng nên chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng bị áp bức, nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ.

bai-van-phan-tich-doan-trich-tuc-nuoc-vo-bo-trong-tat-den-cua-ngo-tat-to-415695.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
 
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
34,399
Bài viết
35,871
Thành viên
135,477
Thành viên mới nhất
thuhang98
Top