Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,076
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 10 Đề thi cuối học kì 2 lớp 9 ngữ văn CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 10 FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi cuối học kì 2 lớp 9 ngữ văn về ở dưới.


ĐỀ THAM KHẢO



MA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN 9 – Thời gian 90 phút




Tên chủ đề
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
(cấp độ 3)
Cấp độ cao
(cấp độ 4)
I. Đọc- hiểu:

  • - Ngữ liệu: văn bản nhật dung/ văn bản văn học.
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đọan trích/văn bản hoàn chỉnh; tương đương với văn bản được học chính thức trong chương trình.

- Nhận biết phương thức biểu đạt.
- Nhận biết câu văn chứa thành phần biệt lập
- Nhận biết các các phép liên kết câu.

- Hiểu được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được thể hiện trong các văn bản.
- Hiểu và xác định các phép liên kết câu trong văn bản.

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân từ vấn đề trong văn bản gợi ra.
Số câu: 3
Số điểm:3.0
Tỉ lệ 30%,
II. Phần Tập làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội

Nắm kĩ năng viết đoạn văn về một tư tưởng đạo lí.



Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ 20%

Câu 2: Nghị luận văn học
Viết hoàn chỉnh một bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
Tỉ lệ 50%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
1
1,0
10%
1
1,0
10%
1
1,0
10%
2
7,0
70%
5
10,0
100%






























































ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II


NĂM HỌC: 2022 – 2023

MÔN: NGỮ VĂN 9

Thời gian: 90 phút( không kể thời gian phát đề)



Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:


Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi , chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…


(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, trang 43 – 44)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0.5 điểm): Xác định phép liên kết câu cho từ ngữ được in đậm trong văn bản.

Câu 3 (1.0 điểm): Tìm 01 câu văn chưa thành phần biệt lập có trong văn bản.

Câu 4: (1.0 điểm): Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”? (Trình bày 2-3 dòng)

II. Phần tập làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm
): Từ nội dung văn bản trên, hãy viết đoạn văn về ý nghĩa của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người.

Câu 2 (5,0 điểm): Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là một bức tranh giao mùa tuyệt đẹp, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Em hãy phân tích đoạn thơ sau để thấy được vẻ đẹp của đất trời trong những ngày cuối hạ đầu thu:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về



Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.




---------------HẾT---------------




Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm




























ĐỀ THAM KHẢO




HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ Il
- NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút( không kể thời gian phát đề)


I. HƯỚNG DẪN CHUNG


- GV vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo.

- GV cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm, đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng (ưu tiên cho những bài văn có sáng tạo).


II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:

Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. Đọc hiểu
đ)
1
  • Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
0.5
2
- Phép thế
0.5
3
- HS tìm câu văn chứa thành phần biệt lập
Vd: Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
1.0
4
Đề mở, các em đưa ra suy nghĩ của bản thân mình
Gợi ý:
- Ước mơ là những khát khao mong đợi hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực
- Con người cần biết giữ gìn bảo vệ không để những thử thách khó khăn trong cuộc sống làm thui chột ước mơ và cũng không để người khác ngăn cản việc chúng ta thực hiện ước mơ của mình.
1.0
II.Tập làm văn
(7.0 đ)
1
(2.0đ)
1. Yêu cầu về hình thức, kỹ năng:
- Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, bố cục rõ ràng; dùng từ, câu văn chuẩn xác; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh,... ; thể hiện được suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về nội dung:
Gợi ý

- Giới thiệu vấn đề: Ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người
- Giải thích: Ước mơ là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được
- Vai trò của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người:
+ Giúp bản thân xác định phương hướng, mục tiêu tương lai
+ Là động lực tinh thần để con người có ý chí phấn đấu vượt qua khó khăn
+ Sống lạc quan, vui vẻ; cuộc sống có ý nghĩa hơn khi có ước mơ.

- Kết thúc vấn đề: Khẳng định tầm quan trọng của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người.
0.5






1.5
2
(5.0đ)
1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
2. Sáng tạo: khuyến khích cho điểm cao với những bài có cảm nhận riêng …
3. Yêu cầu về nội dung: đảm bảo được các ý sau:
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
II. Thân bài
a. Khoảnh khắc giao mùa

* Tín hiệu mùa thu
- Tín hiệu đầu tiên mà tác giả cảm nhận qua khứu giác là hương ổi. Với nhiều nhà thơ khác, mùa thu là mùa của hương cốm dìu dịu, hoa sữa nồng nàn. Còn đối với Hữu Thỉnh đó là hương ổi mộc mạc, bình dị. Hương ổi chủ động “phả vào trong gió se”.
+ Với từ “phả” tác giả đã đặc tả hương thơm đậm như sánh lại, quện lại, lùa vào trong gió, làm cho nó trở nên thơm tho lạ thường. Dường như hương ổi đã truyền cho ta hơi ấm của tình cảm, hơi thở của cuộc sống.
+ Vì thế gợi hình dung cụ thể về mùi ổi chín thơm nồng, ngọt mát, có sức lan tỏa.
- Mùa thu về còn hiện qua cả xúc giác “gió se”. Gió và hương ổi làm thức dậy cả không gian thôn vườn, ngõ xóm.
- Hình ảnh “sương qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy “chùng chình” đã làm cho làn sương trở nên sinh động có hồn.
* Cảm xúc của nhà thơ
- Trong giờ phút giao mùa ấy lòng nhà thơ thật đắm say:
+ Đó là cảm giác bất ngờ khi bắt gặp tín hiệu thu về: “Bỗng nhận ra hương ổi”. Từ “bỗng” diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng, một niềm vui chợt đến, một thoáng xúc động, một cái giật mình khẽ đánh thức con người khỏi những bề bộn của cuộc sống để hòa mình với thiên nhiên và cảm nhận những vẻ đẹp giản dị nhất của nó.
+ Rồi đến cảm giác mơ hồ, mong manh, bối rối, tự hỏi lòng mình “hình như thu đã về”.
+ Từ “về” còn gợi ra cảm giác thân thiết, quen thuộc, ấm áp như nhà thơ gặp lại một người bạn cũ.
=> Phải gắn bó lắm với cuộc đời, phải có giác quan vô cùng nhạy cảm thì nhà thơ mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy về phút giao mùa.
b. Bức tranh mùa thu và sự chuyển biến rõ nét hơn của đất trời khi sang thu
* Hai câu đầu: Từ không gian nhỏ bé, ngòi bút của Hữu Thỉnh đã vẽ bức tranh không gian rộng lớn với đường nét cụ thể.
- Hình ảnh dòng sông và cánh chim được vẽ với những nét tương phản:
+ Dòng sông trôi một cách hiền hòa, nhàn hạ. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy gợi hình “dềnh dàng” đã đặc tả hình ảnh dòng sông trôi chậm chạp, thong thả.
+ Đối lập lại là hình ảnh những cánh chim vội vã ở buổi hoàng hôn.
* Hai câu sau: tạo điểm nhấn cho bức tranh
- Đây là một liên tưởng độc đáo, mới lạ, sáng tạo của nhà thơ. Hình ảnh đám mây xuất hiện cùng từ “vắt” đã gợi ra khung cảnh: một làn mây mỏng nhẹ, mềm mại, uyển chuyển như một dải lụa, một tấm khăn voan vắt ngang trên bầu trời. Đồng thời còn gợi ra sự tinh nghịch, hồn nhiên.
- Vẫn là đám mây ấy nhưng lại vắt nửa mình sang thu. Nghệ thuật nhân hóa đã làm đám mây mang tâm trạng con người: nửa lưu luyến, bịn rịn mùa hạ, nửa háo hức nghiêng hẳn sang thu.
=> Chính bởi hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bằng đám mây chùng chình đã làm cho người đọc cảm nhận về không gian chuyển mùa thật đẹp, sinh động và bước đi thời gian thật khẽ, thật êm.
c. Đánh giá nội dung và nghệ thuật
* Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng.
- Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc.
- Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ.
- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa
hạ - thu
* Nội dung: Đất trời sang thu gợi biết bao cảm xúc, gợi bao suy ngẫm về đời người sang thu.
III. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về đoạn thơ.







0.5



0.5

3.0
































































0.5

ĐỀ THAM KHẢO
MA TRẬN THI KSCL HKII
NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút

Nội dung
Mức độ cần đạt
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I.Đọc hiểu
Ngữ liệu:
- Văn bản nhật dụng/văn bản văn học/văn bản thông tin. (Ngoài SGK)
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh tương đương với văn bản được học trong chương trình
- Xác định phương thức biểu
- Xác định được biện pháp thành phần biệt lập, phép liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Gọi tên được thành phần biệt lập
- Nêu nội dung của câu chuyện
Tổng​
Số câu​
1​
2​
3​
Số điểm​
1.0​
2.0​
3.0​
Tỉ lệ​
10%​
20%​
30%​
II.Tạo lập văn bản
Nghị luận xã hội
Viết bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí hoặc sự việc hiện tượng đời sống.​
Nghị luận văn học
Viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ hoặc về tác phẩm truyện…​






Tổng
Số câu​
1​
1​
2​
Số điểm​
2.0​
5.0​
7.0​
Tỉ lệ​
20%​
50%​
70%​
Tổng
Số câu
1.0
2.0
1
1
4
Số điểm
1.0
3.0
2.0
5.0
10
Tỉ lệ
10%
30%
20%
50%
100%




ĐỀ THAM KHẢO
KỲ THI KSCL HKII
NĂM HỌC 2022– 2023
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút


I/ Đọc hiểu ( 3.0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÁI KÉN BƯỚM

Một chàng trai nọ tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh thấy cái kén hé lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.

Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình chú.

Nhưng chẳng có gì thay đổi! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà người thanh niên không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài.

Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, dễ dàng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.


Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên?

Câu 2: Nêu nội dung chính của câu chuyện? Bài học rút ra từ câu chuyện?

Câu 3: Xác định thành phần biệt lập ở đoạn 1 và gọi tên thành phần biệt lập đó? Cho biết các từ in đậm ở đoạn 2 thuộc phép liên kết gì?

II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)

Câu 1: ( 2.0 điểm)


Từ câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về nghị lực sống.

Câu 2: ( 5.0 điểm)

Người đồng mình thương lắm con ơi Người đồng mình thô sơ da thịt

Cao đo nỗi buồn Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Xa nuôi chí lớn Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Còn quê hương thì làm phong tục

Sống trên đá không chế đá gập ghềnh Con ơi tuy thô sơ da thịt

Sống trong thung không chê thung nghèo đói Lên đường

Sống như sông như suối Không bao giờ nhỏ bé được

Lên thác xuống ghềnh Nghe con.

Không lo cực nhọc

(Trích Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giao dục, trang 72 -73)

Đức tính cao đẹp của Người đồng mình và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con trong đoạn thơ trên.



ĐỀ THAM KHẢO
HƯỚNG DẪN CHẤMKSCL HKII
NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút



Câu
Nội dung
Điểm

I. Đọc hiểu
(3.0 điểm)












II. Tạo lập văn bản
Câu 1
(2.0 điểm)











































Câu 2
(5.0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.5
Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn:
Học sinh nêu được các ý sau:
- Sự giúp đỡ của người khác rất đáng quý nhưng không nên ỷ lại, dựa dẫm mà phải phát huy khả năng của bản thân...
- Lòng tốt sẽ nâng cao nhân cách của con người nhưng lòng tốt hời hợt sẽ gây tác hại...
- Bài học: Mỗi người cần xác định lối sống chủ động và ý chí vươn lên khắc phục, thử thách...
1.0




0.5
Câu 3: Xác định thành phần biệt lập và phép liên kết trong câu chuyện.
Hình như: -> Tình thái
Chú bướm – nó -> Phép thế


0.5
0.5
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, văn viết có sự dẫn dắt và lập luận hợp lí, không mắc các lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt mới mẻ, cảm xúc, sáng tạo.
2.Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng lí lẽ, dẫn chứng phải hợp lí, thuyết phục, đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
a. Đặt vấn đề: ( MĐ) Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận.
b. Giải quyết vấn đề: ( TĐ)
* Giải thích: Nghị lực sống là gì? là động lực, niềm tin, sức mạnh giúp chúng ta vượt qua biết bao khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mình....
*Bàn luận:
- Những biểu hiện của nghị lực sống:
+ Trong cuộc sống có rất nhiều người tự nỗ lực vượt qua khó khăn để cuối cùng dẫn đến thành công như: Bác Hồ bằng ý chí , nghị lực của mình đã đi đến cái đích của Người mong muốn – độc lập tự do cho dân tộc), những học sinh nghèo vượt khó..., thầy Nguyễn Ngọc Ký, người luôn kiên trì, bền bỉ, vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống, mặc dù không được chọn vẹn về hình thể nhưng thầy vẫn luôn kiên trì vượt qua những khó khăn đó...
- Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghị lực trong cuộc sống:
+ Nghị lực sống trong xã hội hiện nay: khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phải trải qua những khó khăn, thử thách trong xã hội, chính vì thế việc rèn luyện cho mình nghị lực sống là một trong những việc làm quan trọng trong cuộc sống...
+ Nghị lực sống giúp chúng ta có thêm nhiều niềm tin, sức mạnh để vượt qua những khó khăn,....
+ Nghị lực sống là phẩm chất quan trọng để giúp chúng ta có được nhiều giá trị...
- Phê phán những người thiếu niềm tin, không có ý chí nghị lực…
* Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi người trong chúng ta phải lấy chú bướm làm bài học cho mình, không bao giờ được từ bỏ niềm tin và ý chí...
- Không nên hời hợt như anh chàng trong chuyện, sự giúp đỡ là quý nhưng không nên giúp đỡ thái quá mà phải suy nghĩ chín chắn trước khi hành động....
c. Kết thúc vấn đề: ( KĐ) Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Liên hệ.
(Lưu ý: Các luận điểm trên cần có các dẫn chứng từ đời sống chứng minh cụ thể. Khuyến khích những bài viết thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề).
1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:
- Học sinh biết cách viết bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ.
- Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt, phải nắm vững thao tác phân tích một đoạn thơ.
- Bố cục và hệ thống ý rõ ràng; kết cấu chặt chẽ, văn phong diễn đạt lưu loát, dẫn chứng thuyết phục; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2. Sáng tạo: khuyến khích cho điểm cao với những bài có cảm nhận riêng về đoạn thơ…
3. Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở hiểu biết khổ thơ 2, học sinh cần làm rõ được các ý sau:
a. Mở bài :
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nhận xét chung về nội dung đoạn thơ, trích dẫn thơ (nếu cần)
b. Thân bài :
* Phân tích làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ
:
- Những đức tính cao đẹp của người đồng mình: ( Dẫn thơ)
+ Cuộc sống vất vả, cực nhọc, đói nghèo nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương
+ Cách so sánh độc đáo. Họ lấy sông, dáng để biểu thị vẻ đẹp của tinh thần và lối sống....-> khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ, càng quyết tâm chinh phục, vượt qua
+ Phép liệt kê, các điệp ngữ, so sánh, thành ngữ...=> Dù quê hương vất vả, nhọc nhằn, dù người đồng mình có thể có gian khổ nhưng những con người của quê hương không bao giờ quay lưng lại với nơi mình đã từng chôn nhau cắt rốn, nơi mà cha mẹ đã từng cấy cày, vun trồng....
+ Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí
+ Ẩn dụ=> Bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại, họ đã làm nên quê hương với truyền thống với phong tục tập quán tốt đẹp...
- Mong ước của người cha qua lời tâm tình với con:( Dẫn thơ)
+ Phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương
+ biết chấp nhận vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí, niềm tin của chính mình
+ Biết tự hào với truyền thống quê hương, tự tin vững bước trên cuộc đời...
* Đánh giá chung:
-
Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, sử dụng ẩn dụ, so sánh, liệt kê, thành ngữ... lối nói miền núi mộc mạc, cách ví von sinh động, giọng điệu thiết tha trìu mến, nhịp điệu lúc nhanh, lúc chậm đầy khát vọng, đoạn thơ ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, phải giữ đạo lí “ uống nước nhớ nguồn” của cha ông ta từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình...
c. Kết bài :

- Đánh giá, khái quát được vấn đề đã nghị luận.
- HS rút ra bài học bản thân.
-------------------HẾT-----------------
* Lưu ý: Học sinh có thể trình bày linh hoạt các ý, không nhất thiết phải theo thứ tự như trên trong phần nội dung và nghệ thuật…Giáo viên chấm cần đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh. Khuyến khích cho những bài làm có cảm xúc, sáng tạo.
0.25




0.25


1.5



































0.5











0.5




3.0
















0.5













0.5













ĐỀ THAM KHẢO
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN 9 – Thời gian 90 phút



Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
thấp

Vận dụng cao
Cộng
I. Đọc hiểu văn bảnNgữ liệu:
- Văn bản nhật dụng/văn bản văn học/văn bản thông tin. (Ngoài SGK)
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh tương đương với văn bản được học trong chương trình (Nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; Có ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn sâu sắc).
- Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

- Nhận biết phép liên kết câu và liên kết đoạn.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản.

- Rút ra bài học từ văn bản bằng câu văn có thành phần biệt lập (thành phần cảm thán).






TổngSố câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1.0
10%
3
2.0
20%
5
3.0
30%
II.Tạo lập văn bản



Văn nghị luận
Viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.Viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Tổng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2.0
20%
1
5.0
50%
2
7.0
70%
TổngSố câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1.0
10%
3
2.0
20%
1
2.0
20%
1
5.0
50%
7
10.0
100%



ĐỀ THAM KHẢO


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN 9

Thời gian: 90 phút( không kể thời gian phát đề)


I. Đọc hiểu: (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:


Đã bao giờ bạn cảm thấy mình may mắn vì được sinh ra trên cõi đời này? May mắn vì có một gia đình, được yêu thương, được quan tâm, chăm sóc bởi bàn tay của cha mẹ? Hãy luôn biết ơn vì điều đó, bởi không phải ai cũng có được diễm phúc giống bạn. Khi chúng ta biết ơn những điều tuyệt vời ấy, đó sẽ là động lực giúp ta sống thiện, sống có ích cho gia đình và xã hội. Lòng biết ơn cha mẹ giúp ta gặt hái được thành công trên đường đời; giúp ta nhận ra rằng sức khỏe, niềm vui, nụ cười của cha mẹ mỗi ngày cũng chính là hạnh phúc của các con….

Lòng biết ơn không cứ phải đối với những điều lớn lao, to tát mà còn dành cho cả những điều bình thường, giản dị, có khi nhỏ bé nhưng vô cùng quý giá. Hãy biết ơn vì mỗi sáng mai thức dậy, trái tim ta vẫn còn đập những nhịp đập yêu thương. Hãy biết ơn món quà từ thiên nhiên, biết ơn hoa lá, cỏ cây, muông thú… Hãy biết ơn những điều ta đã làm được, chưa làm được; những khó khăn, nhược điểm, sai lầm, mệt mỏi… đã qua và sẽ đến, vì phía sau những điều ấy chính là sự mong đợi, cơ hội học hỏi, sự trưởng thành, bài học giá trị, sự nỗ lực cố gắng giúp ta khẳng định bản lĩnh, vị trí của mình.

(Theo Thu Đình, Báo Người lao động online, ngày 26/9/2021)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 2: Theo em, lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của mỗi con người?

Câu 3: Xác định 01 phép liên kết về hình thức được sử dụng trong đoạn văn in đậm.

Câu 4: Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản trên bằng 01 câu văn có sử dụng thành phần cảm thán.

II. Tạo lập văn bản: (7.0 điểm)

Câu 1:
Từ nội dung của văn bản trên, em hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về điều kì diệu của lòng biết ơn.

Câu 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu



Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.


(Hữu Thỉnh, Sang thu)



-HẾT-





Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm





ĐỀ THAM KHẢO

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HK II
NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN 9

Thời gian: 90 phút( không kể thời gian phát đề)​


I. HƯỚNG DẪN CHUNG


- GV vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo.

- GV cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm, đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng (ưu tiên cho những bài văn có sáng tạo).

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ



CÂU NỘI DUNGĐIỂM



I. Đọc –hiểu
(3.0 điếm)
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
- Nội dung: Ý nghĩa của lòng biết ơn (Học sinh có thể có cách diễn đạt khác phù hợp).
Câu 2: Lòng biết ơn là động lực giúp ta sống thiện, sống có ích cho gia đình và xã hội,… (Học sinh có thể có cách diễn đạt khác phù hợp).
Câu 3: Phép liên kết: Phép lặp từ ngữ “Hãy biết ơn”.
(Nếu học sinh có đáp án khác mà hợp lí giáo viên vẫn cho điểm).

Câu 4: Học sinh nêu được bài học rút ra được từ văn bản bằng 01 câu có thành phần cảm thán.

0.5
0.5

0.5


0.5

1.0​

II.Tạo lập văn bản (7.0 điểm)


Câu 1:
1. Về hình thức kĩ năng:
Học sinh có kỹ năng viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễt đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, chữ viết cẩn thận ...
2. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận …
3. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau:
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Lòng biết ơn là một phẩm chất cao đẹp của con người.
*Thân đoạn:
- Giải thích lòng biết ơn là gì?
- Biểu hiện của lòng biết ơn trong cuộc sống ...
- Bàn luận về ý nghĩa và điều kì diệu của lòng biết ơn. Phê phán những kẻ sống vong ơn bội nghĩa,...
- Bài học nhận thức và hành động.
* Kết đoạn: Khẳng định vấn đề. Liên hệ...
Câu 2:
1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:

- Đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Bố cục bài viết rõ ràng, chặt chẽ.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; ít mắc lỗi về dùng từ, viết câu và chính tả.
2. Sáng tạo: Khuyến khích cho điểm cao với những bài có cảm nhận sâu sắc, có cảm xúc sáng tạo, hay.
3. Yêu cầu về nội dung, kiến thức:
Bài làm của học sinh có thể theo nhiều cách, nhưng cần làm nổi bật nội dung và nghệ thuật với các ý cơ bản sau:
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; giới thiệu đoạn thơ.
* Thân bài:
1.Bức tranh thiên nhiên và sự chuyển biến rõ nét hơn của đất trời khi sang thu

- Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".
- Các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.
=> một ngòi bút tài năng, một tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống.
2.Những biến chuyển của thiên nhiên và suy ngẫm về con người, cuộc đời
- Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm nhưng đã dịu hơn,…
- Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc đời.
=> tâm hồn tinh tế, nhạy cảm; tình yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước ,…sâu sắc của nhà thơ.
3. Đánh giá khái quát:
- Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ: nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng; ngôn từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc; hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ - thu; các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ,…sử dụng đầy sáng tạo; sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ,…
- Nội dung: Đất trời sang thu gợi biết bao cảm xúc, gợi bao suy ngẫm về đời người,…
III. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề nghị luận.
- Liên hệ bản thân.
Lưu ý:
Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giáo viên cần dựa trên kĩ năng làm bài của học sinh mà đánh giá. – Khuyến khích những bài làm có sáng tạo.








0.25



1.25



0.25


0.5




0.5








3.5

























0.5
______HẾT______



ĐỀ THAM KHẢO



MA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN 9 – Thời gian 90 phút

Tên chủ đề
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
(cấp độ 3)
Cấp độ cao
(cấp độ 4)
I. Đọc- hiểu:

- Ngữ liệu: văn bản nhật dung/ văn bản văn học.
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đọan trích/văn bản hoàn chỉnh; tương đương với văn bản được học chính thức trong chương trình.

- Nhận biết tên tác giả và tác phẩm, phương thức biểu đạt.
- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích (văn bản thơ).
- Nắm được tình huống

- Giải thích ý nghĩa nhan đề.
- Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, thông điệp được thể hiện trong các văn bản.

- Hiểu và biết sử dụng hàm ý, biết giải đoán hàm ý trong tình huống cụ thể.


- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân từ vấn đề trong văn bản gợi ra.
Số câu: 3
Số điểm:3.0
Tỉ lệ 30%,

-Nhận biết các thành phần câu, các phép liên kết câu.- Hiểu và xác định các thành phần câu, các phép liên kết câu trong văn bản.


II. Phần Tập làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội

Nắm kĩ năng viết đoạn văn về một tư tưởng đạo lí hoặc một sự việc, hiện tượng đời sống.






Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ 20%




Câu 2: Nghị luận văn học
Viết hoàn chỉnh một bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ hoặc nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện.
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
Tỉ lệ 50%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
1
1,0
10%
1
1,0
10%
1
1,0
10%
2
7,0
70%
5
10,0
100%























ĐỀ THAM KHẢO




















ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút( không kể thời gian phát đề)​




I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trong học tập học sinh có xu hướng “học vẹt”, tức là học một cách máy móc những gì thầy cô đọc cho ghi chép mà không cần hiểu bài học muốn nói gì, vì sao kiến thức đó đúng, học bài thì không đọc tiêu đề, cứ học ào ào như một cái máy,… Nếu học sinh gặp một câu hỏi nằm ngoài những gì đã được nghe, được ghi chép, chúng cảm thấy bối rối, khó khăn, không thể tự suy nghĩ mà tìm ra câu trả lời. Ta cũng nhận ra rằng sự sáng tạo của học sinh ngày nay kém các thế hệ trước rất nhiều.

Trong gia đình, những đứa con càng ngày càng thiếu ý thức về giá trị của đồng tiền và công sức lao động, ít giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà dù đó chỉ là việc tự dọn dẹp phòng mình: Nhiều bạn trẻ thích xài tiền nhưng không nghĩ tiền này do đâu mà có, thức ăn mỗi ngày do ai nấu, nhà cửa - chén đĩa sạch sẽ do ai rửa dọn mỗi ngày, quần áo mình mặc do ai giặt ủi,…? Nhiều lúc chúng còn trách móc cha mẹ không làm giùm chúng những việc mà đáng lẽ ra chúng phải tự làm tự chịu trách nhiệm như mang đầy đủ đồ dùng cá nhân khi đi họchoặc đi du lịch, tự thức dậy đúng giờ, tự lực học tập theo thời khóa biểu,…

Khi đến tuổi tự lập cần tách khỏi gia đình, nhiều người sẽ cảm thấy hụt hẫng chới với thiếu tự tin vào bản thân khi bước vào đời. Họ dần trở nên mất phương hướng khi cuộc sống thay đổi, khó thích nghi khi gặp tình huống bất ngờ. Hiện nay, có nhiều người đỗ đạt cao có thể có bằng thạc sĩ nhưng thiếu bản lĩnh đương đầu với khó khăn, thiếu sự tự lập nên không thành công trong cuộc sống.

Hiện tượng ỷ lại ở giới trẻ là một mầm bệnh nguy hại cần phải loại trừ để tránh sự đi lùi của xã hội mai sau.


(Theo “Căn bệnh ỷ lại của giới trẻ”, nguồn Internet)

Câu 1.( 1.0 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản và chỉ ra 01 tác hại ghê gớm của căn bệnh ỷ lại đối với giới trẻ thời nay?

Câu 2. ( 1.0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến: “Hiện tượng ỷ lại ở giới trẻ là một mầm bệnh nguy hại cần phải loại trừ để tránh sự đi lùi của xã hội mai sau” không? Tại sao?

Câu 3. ( 1.0 điểm) Xác định 1 phép lặp và 1 phép thế trong đoạn: “ Trong học tập học sinh có xu hướng “học vẹt”, tức là học một cách máy móc những gì thầy cô đọc cho ghi chép mà không cần hiểu bài học muốn nói gì, vì sao kiến thức đó đúng, học bài thì không đọc tiêu đề, cứ học ào ào như một cái máy,… Nếu học sinh gặp một câu hỏi nằm ngoài những gì đã được nghe, được ghi chép, chúng cảm thấy bối rối, khó khăn, không thể tự suy nghĩ mà tìm ra câu trả lời”.

II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1. (2.0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy bài làm ) bàn về vai trò tính tự lập trong cuộc sống.

Câu 2. (5.0 điểm) Suy nghĩ về tình cảm của nhà thơ Viễn Phương với Bác qua khổ sau:

“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim





Mai về miền nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tra trung hiếu chốn này”.


( Viếng lăng Bác”- Viễn Phương)



-------------- HẾT---------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm




















































ĐỀ THAM KHẢO




HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ Il
- NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút( không kể thời gian phát đề)


I. HƯỚNG DẪN CHUNG


- GV vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo.

- GV cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm, đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng (ưu tiên cho những bài văn có sáng tạo).

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ



Câu
Nội dung
Điểm
I/ Đọc hiểu
3.0
A/ Yêu cầu hình thức: Có câu trả lời cho mỗi ý của câu hỏi, trình bày ý rõ ràng, diễn đạt tốt, chữ viết cẩn thận, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
B/ Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở hiểu nội dung đoạn trích, học sinh xác định: phương thức biểu đạt, các phép liên kết, biện pháp tu từ, nêu ý kiến cá nhân về một vấn đề đặt ra trong ngữ liệu.
1
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
- HS nêu được 02 trong các tác hại của bệnh ý lại:
+ cảm thấy hụt hẫng chới với thiếu tự tin vào bản thân khi bước vào đời
+ mất phương hướng khi cuộc sống thay đổi, khó thích nghi khi gặp tình huống bất ngờ
+ thiếu bản lĩnh đương đầu với khó khăn, thiếu sự tự lập nên không thành công trong cuộc sống…
0.5
0.5
2
HS biết tán đồng ý kiến vá giải thích theo gợi ý yêu cầu:
+ Thiếu chủ động, bản lĩnh, sáng tạo trong cuộc sống
+ Tự ti, mặc cảm, gánh nặng cho gia đình
+ Đánh mất tương lai
….
0.5
0.5
3
- Phép lặp: học sinh ( câu 2-1)
- Phép thế: “ chúng”- “ học sinh” ( Câu 2-1)
1.0​
II/ Tạo lập văn bản
1
Viết đoạn văn nghị luận xã hội
2.0​
A/ Yêu cầu về kỹ năng:
Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội ; bảo đảm kết cấu đoạn văn; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; đáp ứng tương đối số chữ theo yêu cầu.
B/ Yêu cầu kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu, đánh giá và giải thích vấn đề nghị luận: tự lập là yếu tố quan trọng- tự chủ động mọi việc, không nhờ vả, dựa dẫm vào ai..
- Bàn luận ý nghĩa của tự lập: mang lại sự tự tin, dễ thành công; được mọi người yêu mến và truyền động lực tích cực.. ( dẫn chứng xác thực).
- Bài học: Mỗi con người cần rèn luyện tính tự lập để có tương lai tốt đẹp.





0.5


1.0
0.5
2
Viết bài văn nghị luận
5.0
A/ Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận; đảm bảo bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; bài viết có cảm xúc.
B/ Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
0.5​
I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và khái quát nội dung đoạn thơ.
0.5​
II. Thân bài:
- Khái quát bố cục tác phẩm:
- Cảm nhận đoạn thơ:
+ Khổ thứ 3:
Khung cảnh, không khí trang nghiêm, thanh tĩnh trong lăng và cảm xúc nhà thơ chuyển sang niềm xót xa, đau đớn, tiếc nuối
+ Khổ cuối: Tình cảm thương nhớ, lưu luyếnvà ước nguyện chân thành của Viễn Phương với Bác.
- Đánh giá ND-NT: thể thơ 8 chữ, giọng điệu thành kính, thiết tha kết hợp các biện pháp tu từ ẩn dụ, giọng thơ khi thì xót xa, tiếc nuối không chỉ là của riêng nhà thơ mà còn là tình cảm chung của bao người dân dành cho Bác kính yêu

0.5

1.0


1,0

0.5

1.0

III. Kết bài
-Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ .
- Đánh giá sự thành công của bài thơ/ Liên hệ bản thân.
* Lưu ý: Khuyến khích bài viết sáng tạo, cảm xúc tự nhiên, tình cảm trong sáng- Giáo viên linh hoạt ghi điểm cho bài làm học sinh
0.5​
Tổng
10.0
______HẾT______


  • ĐỀ THAM KHẢO: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
  • NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: NGỮ VĂN 9




Tên chủ đề
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
(cấp độ 3)
Cấp độ cao
(cấp độ 4)
I. Đọc- hiểu:

  • - Ngữ liệu: văn bản nhật dung/ văn bản văn học.
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đọan trích/văn bản hoàn chỉnh; tương đương với văn bản được học chính thức trong chương trình.

- Nhận biết tên tác giả và tác phẩm, phương thức biểu đạt.
- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích (văn bản thơ).
- Nắm được tình huống

- Giải thích ý nghĩa nhan đề.
- Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, thông điệp được thể hiện trong các văn bản.

- Hiểu và biết sử dụng hàm ý, biết giải đoán hàm ý trong tình huống cụ thể.


- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân từ vấn đề trong văn bản gợi ra.
Số câu: 3
Số điểm:3.0
Tỉ lệ 30%,

-Nhận biết các thành phần câu, các phép liên kết câu.- Hiểu và xác định các thành phần câu, các phép liên kết câu trong văn bản.


II. Phần Tập làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội

Nắm kĩ năng viết đoạn văn về một tư tưởng đạo lí hoặc một sự việc, hiện tượng đời sống.






Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ 20%




Câu 2: Nghị luận văn học
Viết hoàn chỉnh một bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ hoặc nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện.
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
Tỉ lệ 50%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
1
1,0
10%
1
1,0
10%
1
1,0
10%
2
7,0
70%
5
10,0
100%














































  • ĐỀ THAM KHẢO
  • ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
  • NĂM HỌC 2022-2023
  • MÔN: NGỮ VĂN 9
  • Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)


PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi

SỨC MẠNH CỦA MỘT BỨC THƯ CẢM ƠN

Giáo sư William L. Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy, rằng:

(2) Willie yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta, sống đơn độc trong một căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ, em sẽ bất ngờ, Willie ạ, khi biết rằng ta đã dạy học 50 năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cảm ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận.


(Nguồn: http://songtrongtinhyeu. blogspot.com)

Câu 1 (0,5 đ): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2 (0,5 đ): Bà giáo đã nhận được bức thư cảm ơn đầu tiên vào hoàn cảnh nào?

Câu 3 (1,0 đ): Chỉ ra một phép liên kết trong đoạn văn 1.

Câu 4 (1,0 đ): Thông điệp của văn bản trên là gì?



PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):
Từ văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 15 đến 20 dòng) bàn về nội dung: phải biết nói lời cảm ơn.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của em về hai khổ cuối trong bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!



Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

----------------Hết---------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.



  • HƯỚNG DẪN CHẤM
  • ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
  • NĂM HỌC 2022-2023
  • MÔN: NGỮ VĂN 9
  • Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)
  • ĐỀ THAM KHẢO
I. HƯỚNG DẪN CHUNG

- GV vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo.

- GV cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm, đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ



CÂUNỘI DUNGĐIỂM


Đọc hiểu
Câu 1: PTBĐ: Nghị luận

Câu 2: Bà giáo nhận được bức thư giữa lúc bà đang sống sống đơn độc trong một căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây, đặc biệt sau 50 năm làm nghề dạy học, đó là bức thư cám ơn đầu tiên mà bà nhận được.
Câu 3: Phép liên kết:
Phép thế: Ông câu 2 thế Giáo sư William L. Stidger câu 1.
Phép lặp: Bức thư câu 2 lặp câu 1.

Câu 4:
Thông điệp của văn bản: Biết nói lời cảm ơn là điều cần thiết trong cuộc sống.
0,5 đ


0,5 đ




1,0 đ


1,0 đ
II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm)
Câu 1: 2 điểm
- Hình thức
+ Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả.
+ Viết đủ số câu theo yêu cầu.
+ Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Nội dung
Mở đoạn:
Giới thiệu lời cảm ơn
Thân đoạn:
- Giải thích: Cảm ơn là lời nói bày tỏ thái độ , tình cảm thành kính, chân thành, biết ơn người đã giúp đỡ mình; đem đến cho ta niềm vui, một sự may mắn, một bữa ăn ngon...
- Những biểu hiện:
+ Nói lời cảm ơn khi ta nhận sự quan tâm chăm sóc của người khác, nhận sự chia sẻ, nhận quà.....
+ Cảm ơn cha mẹ, cảm ơn em, cảm ơn thầy cô,...
+ Lời cảm ơn phải xuất phát từ tấm lòng chân thành.
- Đánh giá :
+ Trong cuộc sống, biết nói lời cảm ơ là rất cần thiết.
+ Cảm ơn thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp, gắn bó tình cảm con người
- Thái độ - hành động – Ý nghĩa
+ Phê phán những con người không muốn nói lời cảm ơn.
+ Tránh nói lời cảm ơn không đúng lúc, đúng chỗ, nói thiếu tình cảm thật sự.
+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ chia sẽ của người khác.
+ Giáo dục con trẻ nói lời cảm ơn ngay từ nhỏ để hình thành thói quen tốt.
+ Lời cảm ơn sẽ làm đẹp cuộc sống.
* Kết đoạn
- Khẳng định lại vấn đề.
- Bài học bản thân.
Câu 2: 5 điểm
Mở bài:
0,5đ
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí và nội dung hai khổ thơ.
Thân bài: 4,0đ
* Niềm biết ơn thành kính dần chuyển sang sự xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác.
+ Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng thú vị: “vầng trăng sáng dịu hiền”.
+ Những vần thơ của Bác luôn gắn chặt với ánh trăng, hình ảnh “vầng trăng” gợi lên niềm xúc động, và khiến ta nghĩ tới tâm hồn thanh cao của Bác.
+ Ở Người là sự hòa quyện giữa sự vĩ đại thanh cao với sự giản dị gần gũi.
- Nhà thơ xúc động, đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người.
+ Dù Người ra đi, nhưng sự ra đi đó hóa thân vào thiên nhiên, vào dáng hình xứ sở, giống như Tố Hữu có viết “Bác sống như trời đất của ta”.
+ Nỗi lòng “nghe nhói ở trong tim” của tác giả chính là sự quặn thắt tê tái trong đáy sâu tâm hồn khi đứng trước di hài của Người, đó chính là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.
* Cảm xúc tác già trước lúc ra về
- Cuộc chia lia lưu luyến bịn rịn, thấm đẫm nước mắt của tác giả.
+ Mai về miền Nam thương trào nước mắt: như một lời giã từ đặc biệt, lời nói diễn tả tình cảm sâu lắng, giản dị.
+ Cảm xúc “dâng trào” nỗi luyến tiếc, bịn rịn, không muốn xa rời.
+ Ước nguyện chân thành muốn được hóa thân thành “chim”, cây tre”, “đóa hoa” để được ở gần bên Bác.
+ Điệp từ “muốn làm” diễn tả trực tiếp và gián tiếp tâm trạng lưu luyến của nhà thơ.
- Hình ảnh cây tre kết thúc bài thơ như một cách kết thúc khéo léo, hình ảnh cây tre trung hiếu được nhân hóa mang phẩm chất trung hiếu như con người.
+ “Cây tre trung hiếu” mang bản chất của con người Việt Nam trung hiếu, thẳng thắn, bất khuất đó cũng là sự tự hứa sống có trách nhiệm với sự nghiệp của Người.
* Đánh giá về những đặc sắc nghệ thuật:
+ Cách diễn đạt thật chân thật, tha thiết, hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ
+ Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.
+ Hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tạo nên niềm đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc.
Kết bài:
Đánh giá, khái quát được những vấn đề đã nghị luận.
Liên hệ bản thân.

0,5đ





1,75 đ














1,75 đ




05 đ









05 đ

1682052875595.png


THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---DE THI NV-HK2- TK- K9 NH 2022-2023.zip
    233.5 KB · Lượt xem: 18
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các dạng đề thi văn 9 các đề thi văn 9 giữa học kì 1 một số đề thi văn 9 hk1 đề thi anh văn 9 đề thi anh văn 9 có đáp án đề thi anh văn 9 hk1 đề thi anh văn 9 hk2 đề thi anh văn lớp 9 giữa học kì 1 đề thi giữa học kì 1 môn văn 9 đề thi giữa kì i văn 9 đề thi giữa kì ii văn 9 đề thi hk1 văn 9 an giang đề thi hk1 văn 9 quận cầu giấy đề thi hk1 văn 9 quận hai bà trưng đề thi hk1 văn 9 quận nam từ liêm đề thi hk1 văn 9 quận thanh xuân đề thi hk1 văn 9 quận đống đa đề thi hk2 văn 9 bến tre đề thi hk2 văn 9 bình dương đề thi hk2 văn 9 bình dương 2017 đề thi hk2 văn 9 bình dương 2018 đề thi hk2 văn 9 bình dương 2020 đề thi hk2 văn 9 bình phước đề thi hk2 văn 9 năm 2019 đề thi hk2 văn 9 quận hoàn kiếm đề thi hk2 văn 9 quận đống đa đề thi hk2 văn 9 quảng nam đề thi học kì 2 văn 9 quận thanh xuân đề thi học kì i môn văn 9 đề thi học kì i văn 9 đề thi học kì ii văn 9 đề thi học sinh giỏi văn 9 phần đọc hiểu đề thi học sinh giỏi văn 9 tỉnh hưng yên đề thi hsg môn văn 9 đề thi hsg ngữ văn 9 violet đề thi hsg tỉnh văn 9 violet đề thi hsg văn 9 bài bếp lửa đề thi hsg văn 9 bài lặng lẽ sa pa đề thi hsg văn 9 bài đoàn thuyền đánh cá đề thi hsg văn 9 cấp huyện đề thi hsg văn 9 cấp huyện 2019 đề thi hsg văn 9 cấp huyện mới nhất đề thi hsg văn 9 cấp tỉnh mới nhất đề thi hsg văn 9 có đáp án đề thi hsg văn 9 có đáp án violet đề thi hsg văn 9 hải phòng đề thi hsg văn 9 mới đề thi hsg văn 9 mới nhất đề thi hsg văn 9 năm 2018 đề thi hsg văn 9 năm 2020 đề thi hsg văn 9 nghị luận xã hội đề thi hsg văn 9 quận thanh xuân đề thi hsg văn 9 thành phố hà nội đề thi hsg văn 9 thành phố hà nội 2018 đề thi hsg văn 9 thành phố hồ chí minh đề thi hsg văn 9 tỉnh bình dương đề thi hsg văn 9 tỉnh hà tĩnh đề thi hsg văn 9 tỉnh hải dương đề thi hsg văn 9 tỉnh phú thọ đề thi hsg văn 9 tỉnh phú yên đề thi hsg văn 9 tỉnh vĩnh phúc đề thi hsg văn 9 tp hcm 2020 đề thi hsg văn 9 tphcm đề thi hsg văn 9 về truyện kiều đề thi hsg văn 9 violet đề thi hsg văn 9 vòng 1 đề thi hsg văn 9 vòng 2 đề thi khảo sát văn 9 học kì 1 đề thi khảo sát văn 9 học kì 2 đề thi môn văn 9 học kì 1 đề thi môn văn 9 học kì 2 đề thi ngữ văn 9 kì i đề thi thử văn 9 vào 10 đề thi văn 9 đề thi văn 9 bài làng đề thi văn 9 bài đồng chí đề thi văn 9 cấp tỉnh đề thi văn 9 chuyện người con gái nam xương đề thi văn 9 có đáp án đề thi văn 9 cuối học kì 1 đề thi văn 9 cuối học kì 2 đề thi văn 9 cuối kì 1 đề thi văn 9 cuối kì 2 năm 2021 đề thi văn 9 ghk1 đề thi văn 9 giữa học kì 1 đề thi văn 9 giữa học kì 1 2021 đề thi văn 9 giữa học kì 1 bắc giang đề thi văn 9 giữa học kì 1 bắc ninh đề thi văn 9 giữa học kì 1 có đáp án đề thi văn 9 giữa học kì 1 hà nội đề thi văn 9 giữa học kì 1 nam định đề thi văn 9 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề thi văn 9 giữa kì 1 đề thi văn 9 giữa kì 2 đề thi văn 9 hà nội đề thi văn 9 hk1 đề thi văn 9 hk1 có đáp án đề thi văn 9 hk2 có đáp án đề thi văn 9 học kì 1 đề thi văn 9 học kì 1 2020 đề thi văn 9 học kì 1 2021 đề thi văn 9 học kì 1 nam định đề thi văn 9 học kì 2 đề thi văn 9 học kì 2 có đáp án đề thi văn 9 học sinh giỏi đề thi văn 9 kì 1 đề thi văn 9 kì 1 có đáp án đề thi văn 9 kì 2 đề thi văn 9 kì 2 có ma trận đề thi văn 9 lên 10 đề thi văn 9 năm 2019 đề thi văn 9 năm 2020 đề thi văn 9 năm 2021 đề thi văn 9 tuyển sinh đề thi văn 9 vào 10 đề thi văn hk2 lớp 9 có đáp án đề thi văn hk2 lớp 9 tỉnh bình dương đề thi văn khảo sát lớp 9 đề thi văn lớp 9 đề thi văn lớp 9 có lời giải đề thi văn lớp 9 cuối học kì 1 đề thi văn lớp 9 giữa học kì 1 đề thi văn lớp 9 giữa học kì 1 2021 đề thi văn lớp 9 giữa học kì 1 có đáp án đề thi văn lớp 9 giữa kì 1 đề thi văn lớp 9 hk2 đề thi văn lớp 9 học kì 1 năm 2020 đề thi văn lớp 9 lên 10 đề thi văn lớp 9 năm 2020 đề thi văn lớp 9 tuyển sinh đề thi văn tự sự lớp 9
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    35,794
    Bài viết
    37,262
    Thành viên
    138,725
    Thành viên mới nhất
    BLOCK ĐIỀU HÒA DANFOSS

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top
    CHỈ THÀNH VIÊN VIP MỚI ẨN ĐƯỢC QUẢNG CÁO!

    Chúng tôi hiểu rồi, quảng cáo thật khó chịu!

    Chắc chắn, phần mềm chặn quảng cáo đã loại bỏ quảng cáo của diễn đàn. Điều này là không được phép đối với người dùng truy cập. Chỉ THÀNH VIÊN VIP mới có thể ẩn tính năng quảng cáo.

    XEM THƯ MỤC MIỄN PHÍ❌❌DANH SÁCH THƯ MỤC MIỄN PHÍ UPDATE 2024!!!Hãy tắt chức năng ẩn quảng cáo từ trình duyệt của bạn để tiếp tục sử dụng chức năng của website.

    ƯU ĐÃI ƯU ĐÃI THÀNH VIÊN VIP ⏱ DỊP 30/4 - 1/5
    ĐÃ TẮT CHẶN QUẢNG CÁO    KHÔNG. CẢM ƠN!