- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,945
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 26 Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 cấp trường CÓ KHUNG THANG ĐIỂM CHI TIẾT được soạn dưới dạng file word gồm 26 file trang. Các bạn xem và tải đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 về ở dưới.
Câu 1. ( 8.0 điểm)
Khi một đồ vật bằng gốm sứ bị vỡ rời ra thành nhiều mảnh, người Nhật sẽ không vội vứt đi, mà gắn chúng lại bằng cách trám những khe nứt bằng vàng, tạo ra những đường hoa văn thật đẹp, và khiến chúng có giá trị hơn rất nhiều. Họ tin rẳng một thứ bị hỏng đều có nguyên do đằng sau nó, mỗi vết nứt trong đồ gốm sứ là một khoảnh khắc trong cuộc đời bạn, mỗi vật thể vỡ sẽ kể cho bạn một câu chuyện. Họ nhìn thấy vẻ đẹp ở những chỗ bị rạn nứt, ở những điều không hoàn hảo.
Và với con người cũng vậy. Dù mang trên mình vết nứt, hay “mảnh vỡ”, thì không có gì là không sửa chữa hàn gắn được. “Vết nứt” chính là chứng nhận cho những gì bạn đã trải qua.
(Dựa theo trang Văn hóa – baomoi.com, ngày 13/08/2017)
Khi cuộc đời có những mảnh vỡ, bạn có sẵn sàng hàn gắn nó và kiêu hãnh đón nhận những “vết nứt”?
Câu 2. ( 12.0 điểm)
Hãy lắng nghe những nhạc điệu cất lên từ cõi thơ!
full file
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Câu 1. ( 8.0 điểm)
LẤY VÀNG ĐỂ HÀN GẮN
Khi một đồ vật bằng gốm sứ bị vỡ rời ra thành nhiều mảnh, người Nhật sẽ không vội vứt đi, mà gắn chúng lại bằng cách trám những khe nứt bằng vàng, tạo ra những đường hoa văn thật đẹp, và khiến chúng có giá trị hơn rất nhiều. Họ tin rẳng một thứ bị hỏng đều có nguyên do đằng sau nó, mỗi vết nứt trong đồ gốm sứ là một khoảnh khắc trong cuộc đời bạn, mỗi vật thể vỡ sẽ kể cho bạn một câu chuyện. Họ nhìn thấy vẻ đẹp ở những chỗ bị rạn nứt, ở những điều không hoàn hảo.
Và với con người cũng vậy. Dù mang trên mình vết nứt, hay “mảnh vỡ”, thì không có gì là không sửa chữa hàn gắn được. “Vết nứt” chính là chứng nhận cho những gì bạn đã trải qua.
(Dựa theo trang Văn hóa – baomoi.com, ngày 13/08/2017)
Khi cuộc đời có những mảnh vỡ, bạn có sẵn sàng hàn gắn nó và kiêu hãnh đón nhận những “vết nứt”?
Câu 2. ( 12.0 điểm)
Hãy lắng nghe những nhạc điệu cất lên từ cõi thơ!
----------------------------------HẾT---------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHÍNH THỨC
MÔN NGỮ VĂN 10
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHÍNH THỨC
MÔN NGỮ VĂN 10
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
1 | Khi cuộc đời có những mảnh vỡ, bạn có sẵn sàng hàn gắn nó và kiêu hãnh đón nhận những “vết nứt”? | 8.0 |
YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý được gửi gắm trong một câu chuyện. - Bố cục hợp lý, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, biết vận dụng những hiểu biết về đời sống xã hội, có khả năng bày tỏ thái độ, ý kiến cá nhân khi làm bài. | ||
YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC Thí sinh có thể làm bài theo nhiều hướng khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và bằng chứng xác đáng, được tự do trình bày ý kiến cá nhân nhưng thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một vài gợi ý: | ||
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận | 0.5 | |
Triển khai nội dung | 7.0 | |
Giải thích - Người Nhật hàn gắn mảnh vỡ hoặc vết nứt của gốm sứ bằng vàng, từ đó tạo những đường hoa văn tuyệt đẹp, khiến đồ vật càng có giá trị hơn. + Mảnh vỡ, vết nứt: là những tổn thương, sai lầm, thất bại…mà con người có thể gặp trong cuộc sống. + Gắn chúng ( mảnh vỡ, vết nứt) lại bằng cách trám những khe nứt bằng vàng, tạo ra những đường hoa tuyệt đẹp và khiến chúng có giá trị hơn rất nhiều: là khả năng tự xoa dịu, chữa lành, thay đổi, chuyển hóa những tổn thương, sai lầm, thất bại thành động lực, sức mạnh làm nên giá trị bản thân. + Sẵn sàng hàn gắn, kiêu hãnh đón nhận: Thái độ chấp nhận, chủ động, đối diện, thậm chí tự hào với những mất mát, tổn thương, sai lầm, sự không hoàn hảo của bản thân . - Khái quát vấn đề: Câu chuyện nhấn mạnh ý nghĩa của thái độ sống tích cực, chủ động, chấp nhận đương đầu với những thất bại, sai lầm….từ đó nỗ lực hành động vượt qua, kiến tạo giá trị mới ngày càng tốt đẹp hơn. | 1.0 | |
Bàn luận mở rộng vấn đề - Cuộc sống luôn đặt ra những thử thách, khó khăn, khiến con người có những tổn thương, sai lầm, thất bại và đối diện với nhiều thái độ khác nhau: + Hoặc tiếc nuối khiến cuộc đời trở nên buồn nản, hoài niệm, mang tâm lý sợ hãi, không dám hành động. Hoặc mặc cảm, che giấu không muốn chấp nhận, chán nản, muốn từ bỏ, buông xuôi khiến cuộc đời trở nên vô nghĩa. + Hoặc bình thản chấp nhận, khéo léo sửa chữa, khắc phục khiến cuộc đời trở nên tốt đẹp và giá trị hơn. Đây là thái độ sống tích cực, được gửi gắm trong cách người Nhật hàn gắn mảnh vỡ gốm sứ, mà mỗi người cần lựa chọn. - Đứng trước tổn thương, sai lầm, thất bại, con người cần lựa chọn thái độ, hành động tích cực, bởi vì: + Chúng là một phần tất yếu của cuộc sống mà ai cũng có thể gặp trên đường đời. Chỉ có nhanh chóng chấp nhận, c on người mới nhanh chóng vượt qua để thay đổi hiện tại, mở ra cánh cửa tương lai. + Sự thất bại hoặc sai lầm nào cũng đề có nguyên nhân, chủ động lý giải nguyên nhân, mỗi người sẽ tìm được những trải nghiệm, bài học quý giá để không lặp lại hay hối tiếc. + Những “vết nứt để lại sẹo” là những biểu hiện không hoàn hảo nhưng chính những điều không hoàn hảo ấy vẫn có vẻ đẹp riêng của sự từng trải, ý chí, nỗ lực, niềm tin…Mỗi người có thể kiêu hãnh, tự hào vì chúng. - Mở rộng + Phê phán những người không dám trải nghiệm vì sợ tổn thương, thất bại; khi tổn thương, thất bại lại không dám đối mặt, vượt qua. + Cũng có những cái sai không thể sửa được, có những cách sửa không đúng, càng sửa càng xấu xí. ( Thí sinh cần đưa được những dẫn chứng minh họa phù hợp để những lập luận, lý lẽ nêu trên được sáng tỏ) | 5.0 | |
Bài học nhận thức và hành động - Học cách đón nhận thất bại, sai lầm, tổn thương, biết suy xét mọi việc sâu sắc, khắc phục đúng cách. - Cần cẩn trọng, khôn khéo, tránh những sai lầm tổn thương không đáng có. | 1.0 | |
Khái quát lại vấn đề. | 0.5 | |
2 | Hãy lắng nghe nhạc điệu cất lên từ cõi thơ | 12.0 |
Yêu cầu về kỹ năng Thí sinh biết cách làm bài nghị luận một ý kiến bàn về văn học, biết kết hợp các thao tác nghị luận. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, lập luận mạch lạc, thuyết phục, cảm xúc chân thành, không măc lỗi diễn đạt | ||
Yêu cầu kiến thức - Thí sinh cần có kiến thức lí luân văn học về đặc trưng thể loại, kết hợp hiểu biết sâu sắc về tác giả, tác phẩm văn học, trình bày được quan điểm cá nhân, xác định được tâm thế chủ động, tự tin. - Dẫn chứng phải phù hợp , làm sáng tỏ vấn đề nghị luận , bao quát được hết các biểu hiện đa dạng của vấn đề. - Thể hiện được những năng lực cảm thụ tác phẩm văn học sâu sắc, sáng tạo, bám sát vấn đề nghị luận. | ||
Giới thiệu vấn đề nghị luận | 0.5 | |
Triển khai nội dung | 10.0 | |
Giải thích: - Lắng nghe: Cảm nhận, tìm tòi, phát hiện, đi sâu vào tác phẩm. - Nhạc điệu: Cách tổ chức các yếu tố âm thanh của ngôn từ để lời thơ gợi ra cảm giác về âm nhạc, từ đó biểu đạt những cung bậc cảm xúc phong phú nơi trái tim con người, nhịp vận động đa dạng của thế giới. - Cõi thơ: Kho tàng thơ ca phong phú mà con người đã dày công sáng tạo qua thời gian, đó còn là thế giới riêng của cảm xúc đa dạng, phong phú, của những điệu hồn bật ra từ lời thơ. - Lắng nghe nhạc điệu cất lên từ cõi thơ: Trạng thái đắm chìm, cảm nhận sâu thẳm, khám phá, phát hiện những nét độc đáo, đặc sắc của các yếu tố ngôn ngữ tạo nên nhạc điệu trong lời thơ để từ đó cảm nhận được tiếng lòng, tình cảm mà thi nhân gửi gắm. - Khái quát vấn đề: Nhạc điệu là yếu tố quan trọng của thi ca. | 1.5 | |
Bàn luận, chứng minh - Đặc trưng của thơ ca là trữ tình, nghiêng về biểu hiện thế giới chủ quan của con người với trạng thái tình cảm, rung động. Thơ là tiếng lòng, là những rung cảm mãnh liệt của nhà thơ trước cuộc sống. - Nhạc điệu là một trong những yếu tố thẩm mỹ cốt lõi của bài thơ, là phương tiện đắc lực trong việc thể hiện cảm xúc và linh hồn của tác phẩm. Khi tìm hiểu thơ, người đọc không thể không tìm hiểu nhạc điệu. - Nội dung cảm xúc trong thơ được thể hiện qua cách tổ chức ngôn từ để tạo nên nhạc tính, cụ thể là các yêu tố: thể thơ, nhịp điệu, vần điệu, thanh điệu, cách sử dụng từ ngữ… Đọc thơ, cảm nhận được nhạc điệu coi như đã nhập được vào hồn thơ, chạm được vào cõi thơ thực sự. - Mỗi yếu tố trong cấu trúc ngôn từ đặc biệt của thơ có một chức năng, vai trò khác nhau: thể thơ thường được xem là khuôn nhịp, là yếu tố góp phần định hướng nhịp điệu chung cho toàn bộ bài thơ; vần thơ có tác dụng kết dính các dòng thơ với nhau; khi kết hợp với âm mở/ đóng và thanh điệu phù hợp thường tạo ra những âm hưởng bất ngờ, độc đáo, ngắt nhịp là những chỗ dừng, nghỉ trong câu thơ, bài thơ được sắp đặt một cách có dụng ý để gợi ra giọng điệu hoặc trạng thái vận động của sự sống và cảm nhận tinh tế của tác giả về thế giới, cách sử dụng từ ngữ giàu nhạc tính, như từ láy, từ Hán Việt… sẽ tạo nên những chỗ nhấn nhá, luyến láy trong bài thơ, cách phối hợp thanh điệu, từ ngữ theo lối trùng điệp cũng góp phần tạo nên âm điệu trong thơ. - Các yếu tố nghệ thuật tạo nên nhạc tính không tồn tại tách rời, độc lập mà có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, cùng hô ứng, cộng hưởng, hòa phối vào nhau để tạo nên âm điệu riêng cho từng tác phẩm. - Nhạc điệu của thơ không chỉ dừng lại ở việc thể hiện cảm xúc, mà còn gợi mở nhịp sống, trạng thái vận động chung của thế giới và cách nhìn, cách cảm của nhà thơ trước cuộc đời. - Nhạc điệu lôi cuốn, có khả năng tác động mạnh mẽ đến người tiếp nhận, thực hiện các chức năng thẩm mĩ, giáo dục, nhận thức và làm nên sức sống cho thi ca. ( Lưu ý: Những luận điểm phải được làm sáng tỏ bằng việc phân tích các dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp) | 7.0 | |
Mở rộng, nâng cao vấn đề - Bài thơ hay là kết quả của những rung động mãnh liệt và sự sáng tạo độc đáo trong cách tổ chức ngôn từ để tạo nên nhạc điệu. Từ phương diện nhạc điệu có thể thấy được thực tài, thực tâm của người nghệ sĩ. Đó cũng là một yêu cầu để thi phẩm có sức sống lâu bền trong lòng người đọc. - Mệnh đề trên có ý nghĩa lý luận về đặc trưng thể loại thơ ca và mở ra những bài học cho quá trình sáng tác và tiếp nhận văn học. + Với những sáng tác: cần phải tạo sự ngân vang trong nhạc điệu của thơ ca để neo lại những tiếng vang, dư âm, dư ba trong lòng bạn đọc. + Với người tiếp nhận: Nhận biết và lắng nghe được nhạc điệu thơ và tiếng đồng vọng từ ý thơ để khám phá, cảm nhận tinh tế và sâu sắc về vẻ đẹp của thơ ca cũng như tiếng lòng của tác giả. | 1.5 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!