Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
81,465
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 6 Đề kiểm tra học kì 2 hóa 10 chương trình mới CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 6 file trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra học kì 2 hóa 10 chương trình mới về ở dưới.

ĐỀ CHÍNH THỨC


Đề kiểm tra có 03 trang
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022-2023
Môn: HÓA HỌC – Mã đề: 101
Thời gian làm bài: 45 phút.

(Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:....................................................................................................... Lớp: ……

(Cho nguyên tử khối: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Cd=112; Ba=137, Pb=207)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1:
Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g)?

A. C(graphite) + CO2(g) 2CO(g). B. C(graphite) + 1/2O2(g) CO(g).

C. 2C(graphite) + O2(g) 2CO(g). D. C(graphite) + O(g) CO(g).

Câu 2: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?

A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.

Câu 3: Enthalpy tạo thành chuẩn được định nghĩa là

A. lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi 1 mol nguyên tử khí được tạo thành từ các nguyên tố của nó ở 25 oC và 1 bar.

B. lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi ngâm 1 mol ion ở thể khí trong nước ở 25 oC và 1 bar.

C. lượng nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol hợp chất từ các đơn chất bền nhất ở 25 oC và 1 bar.

D. lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi 1 mol electron bứt ra khỏi 1 mol nguyên tử thể khí ở trạng thái cơ bản ở 25 oC và 1 bar.

Câu 4: Chỉ ra nội dung sai : “Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine ta thấy...”.

A. Màu sắc: đậm dần.

B. Độ âm điện: giảm dần.

C. Trạng thái tập hợp: từ thể khí chuyển sang thể lỏng và rắn.

D. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần.

Câu 5: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3.

B. Phản ứng hòa tan NH4Cl trong nước.

C. Phản ứng phân hủy khí NH3.

D. Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể.

Câu 6: Tiến hành hòa tan zinc oxide vào dung dịch hydrochloric acid như hình vẽ. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Năng lượng của các chất phản ứng thấp hơn năng lượng của các chất sản phẩm.

B. Đây là phản ứng tỏa nhiệt.

C. Biến thiên enthalpy của phản ứng có giá trị âm.

D. Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ của phản ứng tăng.

Câu 7: Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là

A. ns2np6. B. ns2np3. C. ns2np4. D. ns2p5.

Câu 8: Nguyên tử nhường electron trong một phản ứng hóa học được gọi là

A. chất oxi hóa. B. chất bị khử.

C. chất khử. D. chất vừa oxi hóa vừa khử.

Câu 9: Tốc độ phản ứng tại một thời điểm của phản ứng đơn giản 2A + B C được tính bằng biểu thức: Hằng số tốc độ k phụ thuộc vào

A. nhiệt độ của phản ứng. B. thời gian xảy ra phản ứng.

C. nồng độ của chất B. D. nồng độ của chất.

Câu 10: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng sau:

(1) CS2(l) + 3O2(g) CO2(g) + 2SO2(g)

(2) CO2(g) CO(g) + 1/2O2(g)

(3) Na(s) + 2H2O(l) NaOH(aq) + H2(g)

(4) ZnSO4(s) ZnO(s) + SO3(g)

Cặp phản ứng tỏa nhiệt là

A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (1) và (2). D. (3) và (4).

Câu 11: Khi tăng thêm 10 oC, tốc độ một phản ứng hoá học tăng lên 2 lần. Tốc độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ của phản ứng đó từ 25 oC lên 75 oC?

A. 32 lần. B. 10 lần. C. 5 lần. D. 16 lần.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chỉ các nguyên tử trong các đơn chất mới có số oxi hoá bằng 0.

B. Số oxi hoá của nguyên tố oxygen trong các hợp chất luôn bằng -2.

C. Số oxi hoá của nguyên tử hydrogen trong các hợp chất luôn bằng +1.

D. Trong một phân tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0.

Câu 13: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào dưới đây?

A. Thể tích khí. B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Tốc độ phản ứng.

Câu 14: Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: 2CuO(s) Cu2O(s) + 1/2O2(g) là (biết enthalpy tạo thành chuẩn của CuO(s) là –156,1 kJ/mol; Cu2O(s) là –170,7 kJ/mol)

A. 141,5 kJ. B. 14,6 kJ. C. –141,5 kJ. D. –14,6 kJ.

Câu 15: Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là

A. fluorine. B. bromine. C. iodine. D. chlorine.

Câu 16: Trong phản ứng tỏa nhiệt, biến thiên enthalpy chuẩn luôn nhận giá trị?

A. Có thể âm có thể dương. B. Âm.

C. Không xác định được. D. Dương.

Câu 17: Số oxi hóa của S trong SO2 là

A. –1. B. +2. C. +4. D. +6.

Câu 18: Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?

A. Chất xúc tác. B. Nồng độ. C. Áp suất. D. Nhiệt độ.

Câu 19: Nung KNO3 lên 550 0C xảy ra phản ứng:

2KNO3(s) 2KNO2(s) + O2(g) ∆H

Phản ứng nhiệt phân KNO3 là

A. tỏa nhiệt, ∆H > 0. B. tỏa nhiệt, có ∆H < 0.

C. thu nhiệt, có ∆H < 0. D. thu nhiệt, ∆H > 0.

Câu 20: Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn?

A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298 K.

B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K.

C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 0C.

D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 0C hay 298 K.

Câu 21: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?

A. Số proton. B. Số oxi hóa. C. Số mol. D. Số khối.

Câu 22: Trong nhóm halogen, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi

A. không có quy luật. B. tăng dần.

C. không thay đổi. D. giảm dần.

Câu 23: Phát biểu nào đúng khi nói về nhóm halogen?

A. Các halogen không độc, không màu, không tan trong nước.

B. Nguyên tố đầu tiên trong nhóm halogen là chất khí ở nhiệt độ phòng.

C. Các halogen tồn tại ở dạng nguyên tử ở nhiệt độ phòng.

D. Halogen tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên.

Câu 24: là kí hiệu cho ................... của một phản ứng hóa học.

A. năng lượng hoạt hóa. B. nhiệt tạo thành chuẩn.

C. biến thiên enthalpy chuẩn. D. năng lượng tự do.

Câu 25: Phản ứng đốt cháy than xảy ra như sau: C(s) + O2(g) CO2(g). Enthalpy hình thành của CO2 là –353,61 (kJ/mol). Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng khi tạo thành một mol CO2 có giá trị

A. –353,61. B. +353,61. C. +707,22. D. –707,22.

Câu 26: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,024 mol/L. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,022 mol/L. Tốc độ phản ứng là

A. 0,0002 mol/(L.s). B. 0,00025 mol/(L.s).

C. 0,00015 mol/(L.s). D. 0,0003 mol/(L.s).

Câu 27: Phản ứng hóa học trong đó có sự truyền năng lượng từ hệ sang môi trường xung quanh nó được gọi là

A. phản ứng trung hòa. B. phản ứng thu nhiệt.

C. phản ứng trao đổi. D. phản ứng tỏa nhiệt.

Câu 28: Thí nghiệm giữa hydrochloric acid và calcium carbonate được biểu diễn như hình vẽ. Trường hợp nào tốc độ phản ứng là chậm nhất?





PHẦN II: TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 29 (1,0 điểm):
Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho Cl2, I2 lần lượt tác dụng với H2O, Fe và H2. Ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).

Câu 30 (1,0 điểm):


Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng (Cột II) trong các trường hợp (Cột I) sau:

Các trường hợp (Cột I)
Yếu tố ảnh hưởng (Cột II)
a. Sự cháy diễn ra nhanh và mạnh hơn khi được đưa mẩu than gỗ đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí O2 nguyên chất.
b. Phản ứng oxi hoá SO2 tạo thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt của V2O5.
c. Zinc bột tác dụng với dung dịch HCl nhanh hơn zinc dây.
d. Thép bền hơn nếu được sơn chống gỉ.
Câu 32 (0,5 điểm): Cho phản ứng hóa học đơn giản có dạng: 2A + B → C.

Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi:

a) Nồng độ A tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ B.

c) Tăng áp suất của hệ lên 3 lần.

Câu 31 (0,5 điểm): Cho m gam KMnO4 tác dụng hết với dung dịch HCl (đặc) dư, toàn bộ khí clo sinh ra tác dụng hết với Fe dư, thu được 16,25 gam FeCl3. Tính số mol HCl phản ứng và giá trị m.



------ HẾT ------
TRƯỜNG THPT CẨM GIÀNG ĐỀ THI THỬ CUỐI KÌ II

NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: Hoá Học 10

Thời gian: 50 phút
(Không kể thời gian phát đề)

Mã đề thi 135

Biết nguyên tử khối F(19); Cl(35,5); Br(80); I(127); H(1); S(32); O(16); N(14); C(12); Ca(40); Mg(24); Cu(64); Fe(56); K(39); Mn(55)

Câu 1: Thực hiện 2 thí nghiệm (TN) theo hình vẽ sau.



Hiện tượng quan sát được là
A.
TN1 có kết tủa xuất hiện trước.
B. Kết tủa xuất hiện cùng thời điểm.
C. TN2 có kết tủa xuất hiện trước.D. Không có kết tủa xuất hiện
Câu 2: Người ta sử dụng các biện pháp sau để tăng tốc độ phản ứng:

- Dùng khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).

- Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.

- Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clanhke.

- Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2.

Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp đúng?

A. 1B. 2C. 3D. 4
Câu 3: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

A. Phản ứng phân huỷ.B. Tốc độ phản ứng.C. Phản ứng toả nhiệt.D. Phản ứng thu nhiệt.
Câu 4: Đồ thị biểu diễn đường cong động học của phản ứng giữa oxygen và hydrogen tạo thành nước: O2(g) + 2H2(g) ® 2H2O(g).

Đường cong nào của hydrogen?

A. Đường cong số (2) hoặc (3) đều đúng.B. Đường cong số (2).
C. Đường cong số (3).D. Đường cong số (1).
Câu 5: Vì sao khi nung vôi, người ta phải xếp đá vôi lẫn với than trong lò?

A. Để rút ngắn thời gian nung vôi.
B. Vì than hấp thu bớt lượng nhiệt tỏa ra của phản ứng nung vôi.
C. Vì phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt, cần nhiệt từ quá trình đốt cháy than.
D. Vì phản ứng nung vôi là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 6: Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố halogen?

A. Fluorine.B. Bromine.C. Oxygen.D. Iodine.
Câu 7: Hỗn hợp rắn A chứa KBr và KI. Cho hỗn hợp A vào nước bromine lấy dư. Sau khi phản ứng xong, làm bay hơi dung dịch và nung nóng ta được sản phẩm muối khan B. Khối lượng của B nhỏ hơn khối lượng A là m gam. Cho sản phẩm B vào nước chlorine lấy dư. Sau khi phản ứng xong, làm bay hơi dung dịch và nung nóng ta được sản phẩm rắn khan C. Khối lượng của C nhỏ hơn khối lượng B là m gam. Phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong A là

A. KBr 3,87%, KI 96,13% B. KBr 5,46%, KI 94,56%
C. KBr 3,22%, KI 96,88% D. KBr 4,44%, KI 95,56%
Câu 8: Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeCl2, FeSO4 vào nước thu được dung dịch Y. Để oxi hóa hết các chất trong Y cần tối thiểu 200 ml dung dịch KMnO4 0,5M trong H2SO4 loãng dư. Nếu cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 24 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 43,1.B. 35,5.C. 41,85.D. 27,9.
Câu 9: Trong các trường hợp dưới đây, nếu lượng Fe trong các thí nghiệm đều được lấy như nhau thì trường hợp nào tốc độ phản ứng lớn nhất?

A. Fe tác dụng với dung dịch HCl 0,3M.B. Fe tác dụng với dung dịch HCl 5% (D=1,1 g/ml).
C. Fe tác dụng với dung dịch HCl 0,2M.D. Fe tác dụng với dung dịch HCl 0,4M.
Câu 10: Cho nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tương ứng trong phương trình.

Chất
N2O4 (g)
NO2 (g)
Nhiệt tạo thành chuẩn (kJ/mol)​
9,16​
33,20​
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sau: 2NO2(g) N2O4(g) là

A. -57,24 kJ.B. 24,04 kJ.C. 57,24 kJ.D. -24,04 kJ.
Câu 11: Trong phản ứng: 3Cl2 + 6KOH -> KClO3 + 5KCl + 3H2O. Thì Cl2 đóng vai trò

A. chất khử.B. chất oxi hóa.
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.D. môi trường.
Câu 12: Cho phản ứng: NH3(g) + HCl(g) ⟶ NH4Cl(s)

Biết (NH4Cl(s))= −314,4 kJ/mol; (HCl(g)) = −92,3 kJ/mol; (NH3(g)) = −45,9 kJ/mol. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là

A. –176,2 kJ;B. –314,4 kJ;C. –452,6 kJ;D. 176,2 kJ;
Câu 13: Biến thiên enthalpy chuẩn được xác định ở nhiệt độ nào?

A. 263KB. 298KC. 289KD. 278K
Câu 14: Phương trình nhiệt hóa học là gì?

A. là phương trình hóa học có kèm theo trạng thái của các sản phẩm (sp).
B. là phương trình hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng của các sản phẩm (sp).
C. là phương trình hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu (cđ).
D. là phương trình hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu (cđ) và sản phẩm (sp).
Câu 15: Số lượng mỗi loại liên kết trong phân tử CH3Cl là

A. 1 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl;B. 3 liên kết C – H, 1 liên kết H – Cl;
C. 2 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl;D. 3 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl.
Câu 16: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín. H2(k) + Br2(k) → 2HBr(k)

Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,086 mol/L. Sau 4 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,062 mol/L. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là

A. 2.10-4 mol/(L.s)B. 1.10-4 mol/(L.s)C. 3.10-4 mol/(L.s)D. 4.10-4 mol/(L.s)
Câu 17: Hiện tượng quan sát được khi cho nước chlorine màu vàng nhạt vào dung dịch sodium bromide không màu là

A. tạo ra dung dịch màu vàng nâu.B. tạo ra dung dịch màu đen.
C. thấy có khí thoát ra.D. tạo ra dung dịch màu xanh.
Câu 18: Phản ứng tỏa nhiệt là gì ?

A. là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
B. là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt.
C. là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
D. là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn
B. Nhiên liệu cháy ở trên vùng núi cao nhanh hơn khi cháy ở chân núi
C. Dùng men làm chất xúc tác để chuyển hóa cơm nếp thành rượu
D. Nếu không cho nước dưa chua khi muối dưa thì dưa vẫn sẽ chua nhưng chậm hơn
Câu 20: Cho các chất sau, chất nào có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0 ?

A. CO2 (g)B. CO (g)C. O2 (g)D. H2O (l)
Câu 21: Cho các phản ứng sau xảy ra ở điều kiện chuẩn:

CH4(g) + 2O2(g) →CO2(g) + 2H2O(l) = -890,36 kJ

CaCO3(s) →CaO(s) + CO2(s) = 178,29 kJ​

Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn m gam CH4(g) để cung cấp nhiệt cho phản ứng tạo 3 mol CaO bằng cách nung CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%. Giá trị gần nhất của m

A. 9,6 gam.B. 6,4 gam.C. 3,2 gam.D. 4,8 gam.
Câu 22: Sulfur dioxide là một chất có nhiều ứng dụng trong công nghiệp (dùng để sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng bột giấy trong công nghiệp giấy, tẩy trắng dung dịch đường trong sản xuất đường tinh luyện,…) và giúp ngăn cản sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm gây hư hại cho thực phẩm. Ở áp suất 1 bar và nhiệt độ 250C, phản ứng giữa 1 mol sulfur với oxygen xảy ra theo phương trình “S(s) + O2(g) SO2(g)” và tỏa một lượng nhiệt là 296,8 kJ.

Cho các phát biểu sau:

(a) 28,8 gam sulfur cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt là 267120 J.

(b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là -296,8 kJ.

(c) Enthalpy tạo thành chuẩn của sulfur dioxide bằng -296,8 kJ/mol.

(d) Sulfur dioxide vừa có thể là chất khử vừa có thể là chất oxi hóa, tùy thuộc vào phản ứng mà nó tham gia. Biết trong hợp chất, sulfur có các số oxi hoá thường gặp là -2; +4; +6.

(e) 0,6 mol sulfur tác dụng hết với oxygen giải phóng 178,08 kJ năng lượng dưới dạng nhiệt.

Số phát biểu đúng

A. 3.B. 4.C. 5.D. 2.
Câu 23: Cho phản ứng sau: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) có = 178,29 kJ. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng diễn ra không thuận lợi.
B. Để tạo thành 1 mol CaO thì phản ứng giải phóng một lượng nhiệt là 178,29 kJ.
C. Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt.
D. Phản ứng diễn ra thuận lợi.
Câu 24: Cho 5,6 g Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu được V (Lít) khí H2 (đkc). Giá trị của V là

A. 2,479.B. 5,6.C. 2,24.D. 1,2395.
Câu 25: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa - khử ?

A. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O.B. Fe + 2HCl FeCl2 + H2.
C. BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl.D. Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu.
Câu 26: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử là

A. phản ứng có xuất hiện chất khí là chất sản phẩm.
B. phản ứng có sự xuất hiện của chất kết tủa.
C. phản ứng có sự thay đổi trạng thái của chất phản ứng.
D. phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố.
Câu 27: Cho bốn đơn chất F2; Cl2; Br2; I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

A. Br2.B. I2.C. Cl2.D. F2.
Câu 28: Trong phản ứng: Mg + CuCl2 MgCl2 + Cu thì 1 mol Mg

A. nhận 2 mol electron.B. nhường 1 mol electron.C. nhường 2 mol electron.D. nhận 1 mol electron.
Câu 29: Cho phản ứng hoá học sau: Zn(s) + H2SO4(aq) ® ZnSO4(aq) + H2(g)

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

A. Diện tích bề mặt zinc.B. Nồng độ dung dịch sulfuric acid.
C. Nhiệt độ của dung dịch sulfuric acid.D. Thể tích dung dịch sulfuric acid.
Câu 30: Phản ứng: 2NO(g) + O2 ® 2NO2(g) có biểu thức tốc độ phản ứng là . Nếu nồng độ của NO giảm 2 lần, giữ nguyên nồng độ oxygen và điều kiện phản ứng thì tốc độ phản ứng sẽ như thế nào ?

A. giảm 2 lầnB. giảm 4 lần.C. tăng 4 lần.D. giữ nguyên.
Câu 31: Số oxi hóa của sulfur (S) trong các phân tử H2SO3, S, SO3, H2S lần lượt là

A. +4; -8; +6; -2.B. +6; +8; +6; -2.C. +4; 0; +6; -2.D. +4; 0; +4; -2.
Câu 32: Cho phản ứng: N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g)

Khối lượng ban đầu của H2 là a gam, sau 80 giây số mol H2 còn lại là 0,01 mol. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo H2 là 2.10-4 mol/s. Giá trị của a là

A. 0,026.B. 0,116.C. 0,052.D. 0,058.
Câu 33: Trong các quá trình sau quá trình nào là quá trình thu nhiệt ?

A. Đốt cháy cồn.B. Đốt than đá.
C. Vôi sống tác dụng với nước.D. Nung đá vôi.
Câu 34: Tính oxi hóa của các halogen biến đổi theo dãy nào sau đây ?

A. Cl > Br > F > I.B. Br > Cl > F > I.C. I > Br > Cl > F.D. F > Cl > Br > I.
Câu 35: Tính ∆r của phản ứng khi biết các giá trị năng lượng liên kết (Eb) theo công thức tổng quát:

A. ∆r =B. ∆r =
C. ∆r =D. ∆r =
Câu 36: Cho phản ứng hóa học sau: FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

Khi cân bằng phương trình phản ứng với hệ số các chất là số nguyên tối giản, hệ số của O2 là

A. 6.B. 9.C. 4.D. 11.
Câu 37: Cho 8,4 gam một kim loại R hóa trị II tác dụng vừa đủ với 24,85 gam chlorine. Kim loại R và khối lượng muối tạo thành là

A. Mg; 32,35 gam.B. Cu; 33,25 gam.C. Mg; 33,25 gam.D. Cu; 32,35 gam.
Câu 38: Cho 2 phương trình nhiệt hóa học sau:

C (s) + H2O (g) CO (g) + H2 (g) rHo298K = +121,25 kJ (1)

CuSO4 (aq) + Zn (s) ZnSO4 (aq) + Cu (s) rHo298K = -230,04 kJ (2)​

Chọn phát biểu đúng:

A. Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng 2 là phản ứng thu nhiệt.
B. Phản ứng (1) và (2) là phản ứng thu nhiệt.
C. Phản ứng (1) và (2) là phản ứng tỏa nhiệt.
D. Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng 2 là phản ứng tỏa nhiệt .
Câu 39: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng được biểu thị tại hình vẽ bên dưới. Kết luận nào sau đây là đúng với sơ đồ hình vẽ.


A. Phản ứng trong hình vẽ là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol.
C. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng chất sản phẩm.
D. Phản ứng trong hình vẽ là phản ứng thu nhiệt.
Câu 40: Cho = (NaCl, s) = −411,1 kJ/mol. Biết 1J = 0,239 cal. Enthalpy tạo thành chuẩn của NaCl(s) là

A. 98,2529 kcal/mol;B. -98,2529 kcal/mol;C. 411,1 kcal/mol;D. -411,1 kcal/mol.


-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (7,0 điểm)

Nhận biết:

Câu1:
Halogen tồn tại ở thể rắn (điều kiện thường), có khả năng thăng hoa là

A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?

A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Tác dụng mạnh với nước.

C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. D. Có tính oxi hoá mạnh.

Câu 3: Chất khử là chất

A. nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

B. nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

C. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

D. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

Câu 4: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?

A. Số mol. B. Số oxi hóa. C. Số khối. D. Số proton.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về phản ứng tỏa nhiệt?

A. Phản ứng tỏa nhiệt có giá trị biến thiên enthalpy nhỏ hơn 0.

B. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó có sự hấp thu nhiệt năng từ môi trường.

C. Phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra thuận lợi hơn so với phản ứng thu nhiệt.

D. Phản ứng tỏa nhiệt năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm.

Câu 6: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3. B. Phản ứng phân hủy khí NH3.

C. Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể. D. Phản ứng hòa tan NH4Cl trong nước.

Câu 7: Điều kiện chuẩn là

A. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nhiệt độ 25 oC, nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch).

B. áp suất 1 atm (đối với chất khí), nhiệt độ 0 oC, nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch).

C. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nhiệt độ 0 oC, nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch).

D. áp suất 1 atm(đối với chất khí), nhiệt độ 25 oC, nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch).

Câu 8: Hình ảnh nào miêu tả quá trình đang diễn ra sự thu nhiệt?



cây nến
đá lạnh
nước
tên lửa
nước
sodium
A. Cây nến đang cháy. B. Hòa tan đá vào nước.

C. Đốt nhiên liệu trong tên lửa. D. Hòa tan sodium vào nước.

Câu 9: Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g)?

A. 2C(graphite) + O2(g) 2CO(g). B. C(graphite) + O(g) CO(g).

C. C(graphite) + 1/2O2(g) CO(g). D. C(graphite) + CO2(g) 2CO(g).

Câu 10: Cho phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng sau:

(1) CS2(l) + 3O2(g) CO2(g) + 2SO2(g)

(2) CO2(g) CO(g) + 1/2O2(g)

(3) Na(s) + 2H2O(l) NaOH(aq) + H2(g)

(4) ZnSO4(s) ZnO(s) + SO3(g)

Cặp phản ứng tỏa nhiệt là

A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (4).

Câu 11: Enthalpy tạo thành chuẩn được định nghĩa là

A. lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi ngâm 1 mol ion ở thể khí trong nước ở 25 oC và 1 bar.

B. lượng nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol hợp chất từ các đơn chất bền nhất ở 25 oC và 1 bar.

C. lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi 1 mol nguyên tử khí được tạo thành từ các nguyên tố của nó ở 25 oC và 1 bar.

D. lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi 1 mol electron bứt ra khỏi 1 mol nguyên tử thể khí ở trạng thái cơ bản ở 25 oC và 1 bar.

Câu 12: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào dưới đây?

A. Nhiệt độ. B. Tốc độ phản ứng. C. Áp suất. D. Thể tích khí.

Câu 13: Dưới đây là một số hiện tượng xảy ra trong đời sống:

(1) Phản ứng cháy của xăng, dầu.

(2) Các thanh thép ở các công trường xây dựng bị oxi hoá bởi các tác nhân trong không khí.

(3) Phản ứng lên men rượu từ trái cây.

(4) Nướng bánh mì.

Hãy sắp xếp theo thứ tự tốc độ phản ứng giảm dần.

A. (1) > (4) > (3) > (2). B. (1) > (4) > (2) > (3).

C. (4) > (1) > (2) > (3). D. (1) > (3) > (4) > (2).

Câu 14: Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide được thể hiện trong biểu đồ sau:


Trong dãy các hydrogen halide, hydrogen fluroide (HF) có nhiệt độ sôi cao hơn bất thường so với các hydrogen halide còn lại là do

A. giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen.

B. HF có phân tử khối nhỏ hơn so với các HX còn lại.

C. HF có phân tử khối lớn hơn so với các HX còn lại.

D. Do HF có kích thước phân tử nhỏ hơn các HX còn lại.

Câu 15: Cho phản ứng với phương trình hoá học như sau:

NaX(s) + H2SO4 (conc) HX(g) + NaHSO4.

Các hydrogen halide (HX) có thể điều chế theo phương pháp trên là

A. HCl, HBr và HI. B. HF và HCl.

C. HBr và HI D. HF, HCl, HBr và HI.

Câu 16: Trong các đơn chất halogen, chất chỉ thể hiện tính oxi hoá trong các phản ứng hóa học là

A. Fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine.

Thông hiểu:

Câu 17:
Tại sao người ta điều chế được nước chlorine mà không điều chế được nước fluorine?

A. Vì fluorine không tác dụng với nước.

B. Vì fluorine có thể tan trong nước.

C. Vì fluorine phản ứng mạnh với nước ngay ở nhiệt độ thường.

D. Vì fluorine không thể oxi hóa được nước.

Câu 18: Để nhận biết sự có mặt của muối KI trong dung dịch muối NaCl, ta cần dùng thuốc thử nào sau đây?

A. nước Cl2. B. Nước Javel.

C. Hồ tinh bột. D. Nước Cl2 và hồ tinh bột.

Câu 19: Số oxi hóa của Mn trong KMnO4 là

A. +7. B. +3. C. +4. D. –3.

Câu 20: Cho quá trình: đây là quá trình

A. oxi hóa. B. khử. C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử.

Câu 21: Giản đồ dưới đây thể hiện sự biến thiên enthalpy trong một phản ứng hóa học.


Năng
lượng
Sản phẩm
Chất ban đầu
Tiến trình phản ứng
Hình 5.7. Sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy trong một phản ứng hóa học

Cho các phản ứng sau:

(1) CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O; (2) 2H2 + O2 2H2O;

(3) C + O2 CO2.

Phản ứng nào phù hợp với giản đồ trên?

A. Phản ứng (1) và (2). B. Phản ứng (2) và (3).

C. Phản ứng (1), (2) và (3). D. Không phản ứng nào.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng với phản ứng sau?

2Fe + 3CO2 Fe2O3 + 3CO​

A. Có 26,6 kJ nhiệt được giải phóng khi một mol Fe tham gia phản ứng.

B. Có 26,6 kJ nhiệt được hấp thụ khi một mol Fe tham gia phản ứng.

C. Có 13,3 kJ nhiệt được giải phóng khi một mol Fe tham gia phản ứng.

D. Có 13,3kJ nhiệt được hấp thụ khi một mol Fe tham gia phản ứng.

Câu 23: Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: 2CuO(s) Cu2O(s) + 1/2O2(g) là (biết enthalpy tạo thành chuẩn của CuO(s) là –156,1 kJ/mol; Cu2O(s) là –170,7 kJ/mol)

A. 141,5 kJ. B. 14,6 kJ. C. –14,6 kJ. D. –141,5 kJ.

Câu 24: Nitrogen trifluoride (NF3) là nguyên liệu được sử dụng trong việc sản xuất pin mặt trời. Phương trình hình thành nitrogen trifluoride được biểu diễn như sau:
N2(g) + 3F2(g) 2NF3(g)​
Sử dụng bảng năng lượng liên kết cho biết biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nhận giá trị nào dưới đây?

Hình 5.16. Pin mặt trời
Loại liên kết​
Năng lượng liên kết (kJ/mol)​
N≡N​
+950​
F–F​
+150​
N–F​
+280​
A. –560 kJ/mol. B. –280 kJ/mol. C. +280 kJ/mol. D. +3080 kJ/mol.

Câu 25: Phản ứng đốt cháy than xảy ra như sau: C(s) + O2(g) CO2(g). Enthalpy tạo thành chuẩn của CO2 (g) là –353,61 (kJ/mol). Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng khi tạo thành một mol CO2 có giá trị

A. –353,61. B. +353,61. C. –707,22. D. +707,22.

Câu 26: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,024 mol/L. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,022 mol/L. Tốc độ phản ứng là

A. 0,0003 mol/(L.s). B. 0,00025 mol/(L.s).

C. 0,00015 mol/(L.s). D. 0,0002 mol/(L.s).

Câu 27. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cùng sinh ra một muối?

A.
Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.

Câu 28: Cho 1,2 gam kim loại A hoá trị II tác dụng hết với khí Cl2 thu được 4,75 gam muối. Kí hiệu hóa học của kim loại A là

A. Ca. B. Zn. C. Be. D. Mg.

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

VẬN DỤNG:

Câu 29:
Nêu biện pháp đã được sử dụng (Cột II) để làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong các trường hợp (Cột I) sau:

Các trường hợp (Cột I)
Yếu tố ảnh hưởng
1. Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn…) để ủ rượu.
2. Tạo thành những lỗ rỗng trong viên than tổ ong.
3. Nén hỗn hợp khí nitrogen và hydrogen ở áp suất cao để tổng hợp ammonia (NH3).
4. Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét, thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng.
5. Dùng phương pháp ngược dòng trong sản xuất sulfuric acid.
Câu 30: Hoà tan 7,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al vào dung dịch HCl 1M lấy dư, thấy thoát ra 8,6765 lít khí (đkc).

a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu?

b) Tính thể tích (lít) dung dịch HCl cần thiết để hòa tan hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp trên?

VẬN DỤNG CAO:

Câu 31:
Có thể theo dõi tốc độ phản ứng giữa zinc và hydrochloric acid bằng cách đo thể tích khí hydrogen thoát ra trong phản ứng:



Kết quả
Thời gian (giây)​
Thể tích khí (cm3)​
0​
0​
10​
20​
20​
40​
30​
58​
40​
72​
50​
80​
Hình 6.7. Sơ đồ thí nghiệm quá trình đo khí hydrogen thoát ra từ phản ứng của Zn và HCl

a) Tính tốc độ trung bình của khí thoát ra (cm3/s) trong 40 giây đầu của phản ứng.

b) Tại sao tăng nồng độ acid sẽ làm tốc độ của phản ứng tăng?

Câu 32. Để điều chế và thu khí Cl2 khô trong phòng thí nghiệm, một học sinh bố trí sơ đồ thiết bị và hóa chất thí nghiệm như sau:


Em hãy chỉ ra những điểm chưa hợp lý và nêu biện pháp điều chỉnh. Giải thích?







HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN

Phần 1. Trắc nghiệm

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm


Câu 1234567891011121314
Đ/ADDABBCABCCBBAA
Câu 1516171819202122232425262728
Đ/ABACDAACDABADBD
Phần 2. Tự luận

Câu 29:
Nêu biện pháp đã được sử dụng (Cột II) để làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong các trường hợp (Cột I) sau:

Các trường hợp (Cột I)
Yếu tố ảnh hưởng
1. Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn…) để ủ rượu.Chất xúc tác
2. Tạo thành những lỗ rỗng trong viên than tổ ong.Diện tích bề mặt: do những lỗ rỗng làm tăng diện tích tiếp xúc giữa than và O2
3. Nén hỗn hợp khí nitrogen và hydrogen ở áp suất cao để tổng hợp ammonia (NH3).ảnh hưởng của áp suất làm tăng nồng độ các chất khí làm tăng tốc độ phản ứng
4. Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét, thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng.ảnh hưởng của nhiệt độ làm tăng tốc độ phản ứng
5. Dùng phương pháp ngược dòng trong sản xuất sulfuric acid.Để tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất và làm tăng tốc độ phản ứng.
Mỗi ý đúng học sinh được 0,2 điểm

Câu 30:


Lời giải Điểm
a) Gọi số mol của Mg là x, số mol của Al là y
Ta có
Phương trình phản ứng
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
x 2x x
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
y 3y 3/2y
Ta có hệ PT => x = 0,2; y = 0,1 =>


0,25



0,25



0,25
b)
=>VHCl = 0,7 (lít)
0,25
Câu 31: Có thể theo dõi tốc độ phản ứng giữa zinc và hydrochloric acid bằng cách đo thể tích khí hydrogen thoát ra trong phản ứng:

Lời giảiĐiểm
a) tốc độ trung bình của khí thoát ra trong 40s đầu là
0,25
b) Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với tích số nồng độ các chất phản ứng với số mũ thích hợp.
TQ: aA + bB cC + dD
Có biểu thức tốc độ phản ứng là: (có thể x=a và y=b)
Vì vậy khi tăng nồng độ chất phản ứng là HCl thì tốc độ phản ứng sẽ tăng
0,25


Câu 32.

Hướng dẫn chấm điểm: HS trả lời được từ 3 đến 5 ý đúng: 0,25 điểm

HS trả lời được từ 6 ý đúng trở lên: được 0,5 điểm


Hướng dẫn trả lời:

1) Dùng dung dịch HCl đặc thay vì 10%.

2) Bố trí đầu dưới của phễu đựng HCl thấp hơn nhánh của bình cầu.

3) Khi dùng MnO2 phải có đèn cồn đun nóng nếu không thì ta phải thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3.

4) Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl bão hòa trong các bình nên để khoảng 2/3 bình.

5) Thay đổi vị trí của hai bình đựng dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl bão hòa cho nhau.

6) Ở bình thứ 2, ống dẫn khí đi vào phải ngập trong dung dịch rửa khí, ống dẫn khí đi ra phải ở trên mặt thoáng dung dịch rửa.

7) Đưa đầu ống dẫn khí ở bình thu khí Cl2 xuống gần đáy bình nhất có thể.

8) Khi mở cho dung dịch HCl đi vào bình cầu phải mở nút cao su trên phễu đựng HCl.

9) Trên miệng bình tam giác dùng để thu khí chlorine cần có bông tẩm dung dịch NaOH để tránh khí chlorine đầy thoát ra ngoài môi trường.



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …
TRƯỜNGTHPT …
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023
MÔN HÓA HỌC – LỚP 10
Thời gian: 45 phút


Mã đề: 102
(Đề kiểm tra gồm có 4 trang)
Họ và tên học sinh :............................................................ Lớp: ............




- Giả sử các thể tích khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn; Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố như sau: H = 1; O = 16; N = 14; Cu = 64; Mg = 24; Al = 27, Na = 23; K = 39; Cl = 35,5, S =32; ( ZNa=11, ZMg=12, ZAl=13, ZCa=20, ZK=19).

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1:
Số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2 là

A. +2. B. +4. C. +6. D. -1.

Câu 2: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận

A. electron. B. neutron. C. proton. D. cation.

Câu 3: Ở cùng điều kiện, giữa các phân tử đơn chất halogen nào sau đây có tương tác van der Waals mạnh nhất?

A. I2. B. Br2. C. Cl2. D. F2.

Câu 4. Dãy acid nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính acid?

A. HCl > HBr > HI > HF. B. HCl > HBr > HF > HI.

C. HI > HBr > HCl > HF. D. HF > HCl > HBr > HI

Câu 5: Tốc độ các phản ứng sau chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?

Để thực phẩm trong tủ đang là trời sáng tạo lạnh giúp cho thực phẩm được tươi lâu hơn.

A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C. Chất xúc tác. D. Áp suất.

Câu 6: Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane:

CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) = – 890,3 kJ

Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là –393,5; –285,8 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane là

A. (CH4 (g)) = –74,8 kJ/mol. B. (CH4 (g)) = +748 kJ/mol


C. (CH4 (g)) = –748 kJ/mol D. (CH4 (g)) = +74,8 kJ/mol

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các phản ứng phân huỷ thường là phản ứng thu nhiệt.

B. Phản ứng càng toả ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra.

C. Phản ứng oxi hoá chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể.

D. Các phản ứng khí đun nóng đều dễ xảy ra hơn

Câu 8. Enthalpy tạo thành chuẩn của một phản ứng hóa học kí hiệu là

A. . B. . C. . D. .

Câu 9: Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau

(1) Dùng chất xúc tác manganese dioxide.

(2) Nung ở nhiệt độ cao.

(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.

(4) Đập nhỏ potassium chlorate.

(5) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác.

Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 10: Cho phản ứng hoá học sau: C(s) + O2(g) ⟶ CO2(g)

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên?

A. Nhiệt độ. B. Áp suất O2.

C. Hàm lượng carbon. D. Diện tích bề mặt carbon.

Câu 11: Tốc độ các phản ứng sau chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?

Sử dụng các loại men thích hợp để nấu rượu

A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất.

Câu 12: Tốc độ các phản ứng sau chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?

Aluminium dạng bột phản ứng với dung dịch hydrochloric acid nhanh hơn so với aluminium dạng lá.

A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C. Chất xúc tác. D. Diện tích tiếp xúc.

Câu 13. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

A. Phản ứng đốt cháy gas để đun nấu. B. Phản ứng nung vôi.

C. Phản ứng đốt than củi để sưởi ấm. D. Phản ứng vôi sống tác dụng với nước.

Câu 14: Cho phương trình hoá học của phản ứng:

CO (g) + H2O (g) ⟶ CO2 (g) + H2 (g)

Biểu thức tốc độ của phản ứng trên là :

A. B. C. D.

Câu 15: Tốc độ phản ứng là :

A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.

B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.

Câu 16: Đối với phản ứng phân hủy H2O2 trong nước : 2H2O2(l) ⟶ 2H2O(l) + O2(g)

khi thay đổi yếu tố nào sau đây, tốc độ phản ứng không thay đổi?

A. Thêm MnO2 B. Tăng nồng độ H2O2

C. Đun nóng D. Tăng áp suất .

Câu 17: Từ số liệu bảng enthalpy tạo thành chuẩn, hãy xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy ethane:

C2H6 (g) + O2 (g) → 2CO2 (g) + 3H2O (l)

Biết nhiệt tạo thành chuẩn của các chất trên cho ở bảng sau đây :

ChấtChấtChất
C2H6(g)–84,70H2O(l)–285,84CO2(g)–393,50



A. –155,97 kJ. B. -1559,82 kJ. C. +1559,82 kJ. D. +155,97 kJ.

Câu 18: Phương trình hoá học của phản ứng : CHCl3 (g) + Cl2 (g) ⟶ CCl4 (g) + HCl (g). Khi nồng độ của CHCl3 giảm 4 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ

A. tăng gấp đôi. B. giảm một nửa C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần.

Câu 19: Xét phản ứng phân huỷ khí N2O5, xảy ra như sau:

2N2O5 (g) ⟶ 4NO2 (g) + O2 (g)

Sau khoảng thời gian t(s), tốc độ tạo thành O2 là 9,0 × 10−6 (M/s), Tốc độ của các chất còn lại sau phản ứng lần lượt là :

A. Tốc độ tạo thành NO2 = 36.10-6 M/s và tốc độ phân hủy N2O5 = 18.10-6 M/s.

B. Tốc độ tạo thành NO2 = 18.10-6 M/s và tốc độ phân hủy N2O5 = 18.10-6 M/s.

C. Tốc độ tạo thành NO2 = 18.10-6 M/s và tốc độ phân hủy N2O5 = 36.10-6 M/s.

D. Tốc độ tạo thành NO2 = 36.10-6 M/s và tốc độ phân hủy N2O5 = 36.10-6 M/s.

Câu 20: Xét phản ứng sau : 2ClO2 + 2NaOH ⟶ NaClO3 + NaClO2 + H2O

Tốc độ phản ứng được viết như sau :
Thực hiện phản ứng với những nồng độ chất đầu khác nhau và đo tốc độ phản ứng tương ứng thu được kết quả trong bảng sau

STTNồng độ ClO2 (M)Nồng độ NaOH (M)Tốc độ phản ứng (mol / (L.s))
10,010,012.10−4
20,020,018.10−4
30,010,024.10−4

Giá trị của x và y trong biểu thức tốc độ phản ứng là :

A. x = 1 và y = 2. B. x = 2 và y = 1. C. x = 2 và y = 2. D. x = 2 và y = 3.

Câu 21. Trong phản ứng FeS2 tác dụng với HNO3 tạo ra sản phẩm Fe(NO3)3, NO và H2O, H2SO4 thì một phân tử FeS2 sẽ

A. nhường 15 electron. B. nhận 15 electron.

C. nhường 9 electron. D. nhường 9 electron.

Câu 22: Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu trắng?

A. HCl. B. NaBr. C. NaCl. D. HF.

Câu 23: Phản ứng hay quá trình nào sau đây là phản ứng (quá trình) thu nhiệt?

A. Cắt 1 mẩu Sodium (Na) nhỏ thả vào cốc nước.

B. Hòa tan bột giặt vào nước thấy nước ấm lên.

C. Đốt lò than củi để sưởi ấm.

D. Sự bay hơi của nước ở ao hồ, sông, suối, biển cả.

Câu 24: Cho các phát biểu sau :

(1) Trong quá trình sản xuất rượu (ancol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.

(2) Cho vôi sống vào nước là quá trình tỏa nhiệt

(3) Đối với phản ứng có chất khí tham gia, tốc độ phản ứng tăng khi tăng áp suất.

(4) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,...) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào.

(5) Một chất có giá trị enthalpy tạo thành chuẩn càng âm thì càng bền về mặt năng lượng nhiệt.

Số phát biểu đúng là: A. 4. B.5. C.3. D.2

Câu 25: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

(a) C(s) + O2(g) → CO2(g) = −393,5 kJ

(b) 2HgO(s) → 2Hg(g) + O2(g) = +90 kJ

(c) 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(g) = –571,5 kJ

(d) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) = +176,0 kJ

Dãy gồm các phản ứng tỏa nhiệt là

A. (a), (b) và (c). B. (b) và (d). C. (a) và (c). D. (b) và (c).

Câu 26: Cho phản ứng thuỷ phân tinh bột có xúc tác là HCl.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. HCl tác dụng với tinh bột trong quá trình phản ứng.

B. Nếu nồng độ HCl tăng, tốc độ phản ứng tăng.

C. Khi không có HCl, phản ứng thuỷ phân tinh bột vẫn xảy ra nhưng với tốc độ chậm.

D. Nồng độ HCl không đổi sau phản ứng.

Câu 27: Phản ứng giữa đơn chất halogen nào sau đây với hydrogen diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả nhiệt độ phòng và trong bóng tối?

A. I2. B. Br2. C. Cl2. D. F2.

Câu 28: Ở điều kiện thưởng, halogen nào sau đây tồn tại ở thể khí, có màu vàng lục?

A. F2. B. Cl2. C. I2. D. Br2.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 29. ( 1 điểm) Một số học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: Cho vào ống nghiệm khô A tinh thể KMnO4, sau đó nhỏ tiếp dung dịch HCl đậm đặc. Đặt băng giấy màu ẩm vào trong thành ống nghiệm A rồi đậy nút cao su. Thu khí thoát ra vào bình B như hình vẽ.


a. Hãy nêu hiện tượng xẩy ra trong ống nghiệm A, giải thích, viết và cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp thăng bằng electron ?

b. Em hãy nêu giải pháp để không có khí thoát ra khỏi bình thu khí B, giải thích cách làm.

Câu 30. (1 điểm) Hoàn thành phương trình hoá học của các phản ứng chứng minh tính chất halogen: a) Cl2 + K b) F2 + H2
c) Cl2 + NaOH d) Br2 + Kl
Nhận xét vai trò của halogen trong các phản ứng trên.

Câu 31. (0,5 điểm) Cho phản ứng đơn giản: H2 + I2 ⟶ 2HI. Người ta thực hiện ba thí nghiệm với nồng độ các chất đầu () được lấy khác nhau và xác định được tốc độ tạo thành HI trong 20 giây đầu tiên, kết quả cho trong bảng sau:

Thí nghiệm
10,100,205,00
20,200,2010,00
30,100,153,75

Tính tốc độ phản ứng (M.s-1) của các thí nghiệm 1, 2 và 3 ?

Câu 32. (0,5 điểm) Các nhiên liệu được sử dụng phổ biến trong thực tế là xăng (C8H18); khí gas hóa lỏng (C3H8 và C4H10 có tỉ lệ thể tích 40 : 60). Cho phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng đốt cháy xăng, khí gas hóa lỏng như sau:

C3H8(l) + 5O2(g) 3CO2(g) + 4H2O(l) = - 2024 kJ

C4H10(l) + 6,5O2(g) 4CO2(g) + 5H2O(l) = - 2668 kJ

C8H18(l) + 12,5O2(g) 8CO2(g) + 9H2O(l) = - 5016 kJ

Hãy so sánh nhiệt lượng khi đốt cháy 5 lít xăng (biết D của C8H18 là 0,70 kg/L) và 5 lít khí gas hóa lỏng (biết D của C3H8, C4H10 lần lượt là 0,50 kg/L, 0,57 kg/L ).



Chú ý: Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

----------- HẾT ----------​

1683539291537.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com--- đề thi hk2 ĐỀ THI HK II HÓA 10.zip
    1.7 MB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các dạng đề hóa lớp 10 học kì 1 chuyên đề hóa lớp 10 nâng cao giải đề cương hóa lớp 10 giải đề cương hóa lớp 10 học kì 2 một số đề hóa lớp 10 đề chuyên hóa vào lớp 10 đề cương hóa lớp 10 cuối năm đề cương hóa lớp 10 học kì 2 đề cương môn hóa lớp 10 học kì 1 đề cương môn hóa lớp 10 học kì 2 đề hóa 10 đề hóa giữa kì 1 lớp 10 đề hóa giữa kì 1 lớp 10 trắc nghiệm đề hóa giữa kì 2 lớp 10 có đáp án đề hóa học sinh giỏi lớp 10 đề hóa lớp 10 đề hóa lớp 10 chương 1 đề hóa lớp 10 giữa kì 1 đề hóa lớp 10 hk2 đề hóa lớp 10 học kì 1 đề hóa lớp 10 học kì 2 đề hóa lớp 10 học kì 2 có đáp án đề hóa nâng cao lớp 10 đề hóa trắc nghiệm lớp 10 đề hóa tuyển sinh lớp 10 đề hóa tuyển sinh lớp 10 hải dương đề hóa vào lớp 10 đề kiểm tra 15 phút hóa lớp 10 đề kiểm tra giữa kì 1 môn hóa lớp 10 đề kiểm tra hóa lớp 10 chương 1 đề kiểm tra hóa lớp 10 chương oxi lưu huỳnh đề ôn luyện hóa lớp 10 đề thi 15 phút môn hóa lớp 10 đề thi chuyên hóa lớp 10 amsterdam đề thi chuyên hóa lớp 10 có đáp án đề thi chuyên hóa lớp 10 có đáp án violet đề thi chuyên hóa lớp 10 hà nội đề thi chuyên hóa lớp 10 lê hồng phong đề thi chuyên hóa lớp 10 lê hồng phong tphcm đề thi chuyên hóa lớp 10 lương thế vinh đề thi chuyên hóa lớp 10 tphcm 2018 đề thi chuyên hóa lớp 10 tphcm 2019 đề thi chuyên hóa lớp 10 tphcm 2020 đề thi chuyên hóa vào lớp 10 amsterdam đề thi chuyên hóa vào lớp 10 bắc giang đề thi chuyên hóa vào lớp 10 bắc ninh đề thi chuyên hóa vào lớp 10 bến tre đề thi chuyên hóa vào lớp 10 bình dương đề thi chuyên hóa vào lớp 10 gia lai đề thi chuyên hóa vào lớp 10 hải phòng đề thi chuyên hóa vào lớp 10 lý tự trọng đề thi chuyên hóa vào lớp 10 năm 2020 đề thi chuyên hóa vào lớp 10 ninh thuận đề thi chuyên hóa vào lớp 10 pdf đề thi chuyên hóa vào lớp 10 ptnk đề thi chuyên hóa vào lớp 10 quảng ngãi đề thi chuyên hóa vào lớp 10 quảng trị đề thi chuyên hóa vào lớp 10 sư phạm 2017 đề thi chuyên hóa vào lớp 10 tỉnh thái bình đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 10 violet đề thi hóa 10 giữa học kì 1 đề thi hoá 10 giữa kì 1 đề thi hóa giữa kì 1 lớp 10 có đáp án đề thi hóa giữa kì 1 lớp 10 tự luận đề thi hóa lớp 10 đề thi hóa lớp 10 cấp tỉnh đề thi hóa lớp 10 có đáp án đề thi hóa lớp 10 cuối học kì 2 đề thi hóa lớp 10 giữa học kì 1 đề thi hóa lớp 10 giữa học kì 2 đề thi hóa lớp 10 hk1 đề thi hóa lớp 10 hk2 có đáp án đề thi hóa lớp 10 học kì 1 có đáp an đề thi hóa lớp 10 học kì 1 trắc nghiệm đề thi hóa lớp 10 học kì 2 trắc nghiệm đề thi hóa lớp 10 học kì 2 đề thi hóa lớp 10 học kì 2 có đáp an đề thi hóa lớp 10 kì 2 đề thi hóa vào lớp 10 hải dương đề thi hóa vào lớp 10 tỉnh hải dương đề thi hóa vào lớp 10 trắc nghiệm đề thi học kì 1 hóa lớp 10 violet đề thi học kì 2 môn hóa lớp 10 violet đề thi học sinh giỏi hóa lớp 10 cấp trường đề thi học sinh giỏi hóa lớp 10 violet đề thi hsg hóa lớp 10 cấp trường đề thi khảo sát môn hóa lớp 10 đề thi khảo sát môn hóa lớp 10 violet đề thi lại hóa lớp 10 đề thi lớp 10 môn hóa đề thi môn hóa lớp 10 hk2 đề thi môn hóa lớp 10 học kì 1 đề thi môn hóa lớp 10 học kì 2 đề thi olympic hóa học lớp 10 tphcm 2018 đề thi olympic hóa học lớp 10 violet đề thi olympic môn hóa lớp 10 đề thi tuyển sinh chuyên hóa lớp 10 đề thi vào chuyên hóa lớp 10 năm 2019 đề thi vào lớp 10 chuyên hóa quốc học huế đề thi vào lớp 10 môn hóa chuyên bình phước đề thi vào lớp 10 môn hóa hải dương đề thi vào lớp 10 môn hóa không chuyên
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: GỬI FILE THEO YÊU CẦU, ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    34,463
    Bài viết
    35,933
    Thành viên
    135,618
    Thành viên mới nhất
    Mhoe Mỹ

    Thành viên Online

    Top