- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 88,325
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề kiểm tra ngữ văn cuối học kì 2 lớp 8 CÓ ĐÁP ÁN, MA TRẬN THEO TỪNG CHỦ ĐỀ BÀI HỌC được soạn dưới dạng file word gồm các file, thư mục trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra ngữ văn cuối học kì 2 lớp 8 về ở dưới.
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
- Ơ! mai Du ơi, suốt lúa nhiều có đau tay không? […]
Ơ! mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu. Phải suốt cho mau chớ. Suốt lâu mai mốt thằng Pháp tới rẫy nó lấy hết hột lúa, không có mà ăn, bụng đói đi vào rừng […]
- Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi […].
Buổi sáng nay, Liêu mang gùi ra rẫy, đến nước suối Thi-om thì gặp anh Núp. […]
Bây giờ, anh đi đâu?
- Anh đi An-khê. Liêu mở tròn hai con mắt lớn:
- Đi An-khê làm chi? Anh không sợ thằng Pháp à? Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm, anh đi coi nó làm chi? Núp lấy ngón chân tẩy một cái rêu trên hòn đá:
- Nó làm chết người Ba-na mình nhiều quá, Liêu ạ. Anh đi coi thử đánh có được không... Thôi, ông trời lên cao rồi, anh đi cho kịp.[…] Anh Núp không có cha từ năm lên hai tuổi, chỉ còn mẹ già, em nhỏ, thế mà giỏi quá. Một mình chặt miết cũng ngả được cây to, đẩy được hòn đá,cho lửa ăn cái rừng, tỉa lúa, tỉa bắp xuống, làm ăn no đủ nhất làng.
Lũ già làng như bok Pa, bok Sung thương anh Núp, tối ngồi ở nhà rông, gõ ống điếu xuống cối gạo, khen:
- Núp con người tốt, biết làm ăn, thanh niên trong làng làm rẫy không ai bằng Núp. Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được. Già làng nói biết nghe lời, tốt lắm!...
(Trích, Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc)
* Chú thích :
“Đất nước đứng lên” là cuốn tiểu thuyết về đề tài chiến tranh nổi tiếng của nhà văn Nguyên Ngọc. Tác phẩm kể về cuộc đấu tranh giữ đất giữ làng của dân làng Kông Hoa, một buôn làng người Ba Na, ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là anh hùng Núp, hiện thân của một một nhân vật có thật và là câu chuyện thật của Đinh Núp (1914 – 1999) – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam.
Lựa chon đáp án đúng từ câu 1 đến câu 8
Câu 1: Đoạn trích trên dùng ngôi kể thứ mấy?
Ngôi kể thứ nhất. C. Ngôi kể thứ ba.
Ngôi kể thứ hai. D. Kết hợp cả ngôi thứ nhất và thứ ba.
Câu 2: Văn bản chứa đoạn trích trên cùng thể loại với văn bản nào dưới đây ?
Lão Hạc C. Đôn Ki – hô – tê .
Gió lạnh đầu mùa D. Cảnh khuya
Câu 3. Căn cứ vào văn bản, hãy xác định bối cảnh câu chuyện.
A. Dân làng Ba-na đứng lên chống Pháp.
B. Thực dân Pháp đánh chiếm và anh Núp – người con đồng bào dân tộc Ba-na đang tìm cách đứng lên đấu tranh.
C. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Pháp.
D. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Mỹ.
Câu 4: Đoạn văn sau cho em biết gì về bản chất của kẻ thù: “Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm..”?
A. Thực dân Pháp xảo quyệt, mưu mô, độc ác
B. Thực dân Pháp rất độc ác và tàn bạo, coi rẻ tính mạng con người
C. Thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm nước ta.
D. Thực dân Pháp tàn ác, tham lam.
Câu 5: Đâu là lý do khiến mai Du cố gắng suốt lúa thật nhiều?
A. Vì mai Du suốt lúa chưa được nhiều.
B. Vì nếu chậm thì thực dân Pháp tới nó sẽ cướp hết lúa.
C. Vì nếu không có đủ lúa ăn sẽ bị đói
D. Vì cô muốn gia đình có thêm của cải
Câu 6: Câu văn “Mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu.” có sử dụng thành phần biệt lập nào?
Thành phần tình thái. C. Thành phần phụ chú.
Thành phần gọi đáp. D. Thành phần cảm thán.
Câu 7: Nét đặc sắc về ngôn ngữ của đoạn trích trên là sử dụng nhiều:
Từ địa phương. B. Từ toàn dân . C. Biệt ngữ xã hội . D. Từ mượn.
Câu 8: Việc Núp không sợ chết và quyết định đi An - Khê để xem có đánh được giặc Pháp không chứng tỏ điều gì?
A.Núp là một người gan dạ, có tính toán, có tầm nhìn
B. Núp khao khát được đánh giặc cứu nước
C. Núp muốn lập công để được dân làng thán phục
B. Núp quá liều lĩnh, không lường trước sự nguy hiểm
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Chỉ rõ một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau và nêu tác dụng: Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được.
Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn từ 8 – 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Núp được thể hiện trong đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng câu phủ định và thành phần biệt lập cảm thán. (Yêu cầu gạch dưới câu phủ định và thành phần biệt lập cảm thán, chú thích rõ)
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm):
Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về ý kiến sau: “ Niềm tin là chìa khóa cho sự thành công của mỗi người”.
ĐỀ SỐ 3
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản truyện lịch sử, tiểu thuyết; văn bản nghị luận văn học | Nhận biết: - Nhận biết được thể loại truyện lịch sử, tiểu thuyết, và các đặc trưng thể loại (phương thức biểu đạt, ngôi kể, đặc điểm ngôn ngữ, đề tài, bối cảnh, sự kiện, nhân vật,…); thể loại nghị luận văn học (vấn đề, mục đích, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng,…) - Nhận biết được hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong văn bản; hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận - Nhận biết được các biện pháp tu từ trong văn bản; từ tượng hình, từ tượng thanh; câu khẳng định, câu phủ định; các thành phần biệt lập: gọi đáp, cảm thán, tình thái, chuyển tiếp, phụ chú. - Nhận biết được câu chủ đề của đoạn văn, mô hình đoạn văn. Thông hiểu: - Xác định được sự kiện, nhân vật, bối cảnh lịch sử của văn bản truyện lịch sử - Phân tích được nét độc đáo của câu chuyện thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, sự việc và một số biện pháp nghệ thuật. - Phân tích được tình cảm, cảm xúc, thái độ, cách đánh giá của người kể, tác giả đối với nhân vật và sự kiện. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản dựa trên những yếu tố hình thức nghệ thuật. Vận dụng: - Sử dụng được câu phủ định, các thành phần biệt lập khi viết. - Trình bày được tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong ngữ cảnh cụ thể. - Cảm nhận về ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh, nhân vật - Nêu được những thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm tới người đọc. - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. | 4TN | 4TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (ý kiến); bài văn phân tích tác phẩm truyện, phân tích tác phẩm kịch ngoài SGK | Nhận biết: Bài văn đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; đúng kiểu bài nghị luận có yếu tố miêu tả, biểu cảm. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) Vận dụng: Viết được bài văn: + Trình bày suy nghĩ về một ý kiến, làm rõ ý kiến và bàn luận, chứng minh ý kiến + Phân tích tác phẩm truyện, kịch: làm nổi bật cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; thấy được giá trị của tác phẩm ở hiện tại. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để phân tích hợp lí; có sự liên hệ thực tế đời sống. | 1* | 1* | 1* | 1TL* |
Tổng số | 2 TN | 2 TN | 2 TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ % | 20 | 40 | 30 | 10 | |||
Tỉ lệ chung | 40% | 40% |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2023-2024
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8
NĂM HỌC 2023-2024
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản truyện lịch sử, tiểu thuyết; văn bản nghị luận văn học | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (ý kiến); phân tích một tác phẩm truyện ngắn, kịch ngoài SGK | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ (%) | 20 | 40 | 30 | 10 | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm 02 trang) |
- Ơ! mai Du ơi, suốt lúa nhiều có đau tay không? […]
Ơ! mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu. Phải suốt cho mau chớ. Suốt lâu mai mốt thằng Pháp tới rẫy nó lấy hết hột lúa, không có mà ăn, bụng đói đi vào rừng […]
- Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi. Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi […].
Buổi sáng nay, Liêu mang gùi ra rẫy, đến nước suối Thi-om thì gặp anh Núp. […]
Bây giờ, anh đi đâu?
- Anh đi An-khê. Liêu mở tròn hai con mắt lớn:
- Đi An-khê làm chi? Anh không sợ thằng Pháp à? Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm, anh đi coi nó làm chi? Núp lấy ngón chân tẩy một cái rêu trên hòn đá:
- Nó làm chết người Ba-na mình nhiều quá, Liêu ạ. Anh đi coi thử đánh có được không... Thôi, ông trời lên cao rồi, anh đi cho kịp.[…] Anh Núp không có cha từ năm lên hai tuổi, chỉ còn mẹ già, em nhỏ, thế mà giỏi quá. Một mình chặt miết cũng ngả được cây to, đẩy được hòn đá,cho lửa ăn cái rừng, tỉa lúa, tỉa bắp xuống, làm ăn no đủ nhất làng.
Lũ già làng như bok Pa, bok Sung thương anh Núp, tối ngồi ở nhà rông, gõ ống điếu xuống cối gạo, khen:
- Núp con người tốt, biết làm ăn, thanh niên trong làng làm rẫy không ai bằng Núp. Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được. Già làng nói biết nghe lời, tốt lắm!...
(Trích, Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc)
* Chú thích :
“Đất nước đứng lên” là cuốn tiểu thuyết về đề tài chiến tranh nổi tiếng của nhà văn Nguyên Ngọc. Tác phẩm kể về cuộc đấu tranh giữ đất giữ làng của dân làng Kông Hoa, một buôn làng người Ba Na, ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là anh hùng Núp, hiện thân của một một nhân vật có thật và là câu chuyện thật của Đinh Núp (1914 – 1999) – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam.
Lựa chon đáp án đúng từ câu 1 đến câu 8
Câu 1: Đoạn trích trên dùng ngôi kể thứ mấy?
Ngôi kể thứ nhất. C. Ngôi kể thứ ba.
Ngôi kể thứ hai. D. Kết hợp cả ngôi thứ nhất và thứ ba.
Câu 2: Văn bản chứa đoạn trích trên cùng thể loại với văn bản nào dưới đây ?
Lão Hạc C. Đôn Ki – hô – tê .
Gió lạnh đầu mùa D. Cảnh khuya
Câu 3. Căn cứ vào văn bản, hãy xác định bối cảnh câu chuyện.
A. Dân làng Ba-na đứng lên chống Pháp.
B. Thực dân Pháp đánh chiếm và anh Núp – người con đồng bào dân tộc Ba-na đang tìm cách đứng lên đấu tranh.
C. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Pháp.
D. Đồng bào Tây Nguyên đánh giặc Mỹ.
Câu 4: Đoạn văn sau cho em biết gì về bản chất của kẻ thù: “Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người. Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người. Nó ghét người Ba-na mình lắm..”?
A. Thực dân Pháp xảo quyệt, mưu mô, độc ác
B. Thực dân Pháp rất độc ác và tàn bạo, coi rẻ tính mạng con người
C. Thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm nước ta.
D. Thực dân Pháp tàn ác, tham lam.
Câu 5: Đâu là lý do khiến mai Du cố gắng suốt lúa thật nhiều?
A. Vì mai Du suốt lúa chưa được nhiều.
B. Vì nếu chậm thì thực dân Pháp tới nó sẽ cướp hết lúa.
C. Vì nếu không có đủ lúa ăn sẽ bị đói
D. Vì cô muốn gia đình có thêm của cải
Câu 6: Câu văn “Mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu.” có sử dụng thành phần biệt lập nào?
Thành phần tình thái. C. Thành phần phụ chú.
Thành phần gọi đáp. D. Thành phần cảm thán.
Câu 7: Nét đặc sắc về ngôn ngữ của đoạn trích trên là sử dụng nhiều:
Từ địa phương. B. Từ toàn dân . C. Biệt ngữ xã hội . D. Từ mượn.
Câu 8: Việc Núp không sợ chết và quyết định đi An - Khê để xem có đánh được giặc Pháp không chứng tỏ điều gì?
A.Núp là một người gan dạ, có tính toán, có tầm nhìn
B. Núp khao khát được đánh giặc cứu nước
C. Núp muốn lập công để được dân làng thán phục
B. Núp quá liều lĩnh, không lường trước sự nguy hiểm
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Chỉ rõ một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau và nêu tác dụng: Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm. Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được.
Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn từ 8 – 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Núp được thể hiện trong đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng câu phủ định và thành phần biệt lập cảm thán. (Yêu cầu gạch dưới câu phủ định và thành phần biệt lập cảm thán, chú thích rõ)
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm):
Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về ý kiến sau: “ Niềm tin là chìa khóa cho sự thành công của mỗi người”.
-----------------------Chúc các em làm bài thi tốt !----------------------
TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ | HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀCUỐI HỌC KÌ II Môn Ngữ văn lớp 8 Năm học: 2023-2024 |
Phần | | | Điểm |
I | Câu | ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0,25 | |
2 | C | 0,25 | |
3 | B | 0,25 | |
4 | B | 0,25 | |
5 | B | 0,25 | |
6 | B | 0,25 | |
7 | A | 0,25 | |
8 | A | 0,25 | |
9 | - HS chỉ rõ biện pháp tu từ + Liệt kê: đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành, vô núi tìm cái cây to về làm hòm; cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được. - Tác dụng: + Câu văn sinh động, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc + Làm rõ, thể hiện đầy đủ vẻ đẹp của Núp: con người tốt bụng, khéo léo, chăm chỉ lao động + Thể hiện tình cảm yêu quý , trân trọng của nhà văn với người anh hùng . | 0,5 0,25 0,5 0,25 | |
10 | - Hình thức: + Đoạn văn 8-10 câu + Không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả, diễn đạt + Câu phủ định, thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân, chú thích rõ) - Nội dung: + Núp là một chàng trai mồ côi, có nghị lực + Chăm chỉ, tốt bụng + Gan dạ, kiên cường, có lòng căm thù giặc sâu sắc + Là tiêu biểu cho tinh thần của đồng bào Ba Na cũng như người dân Tây Nguyên + Nghệ thuật xây dựng nhân vật : qua lời nói, hành động, ngôn ngữ mộc mạc, kể chuyện tự nhiên + Liên hệ bản thân GV linh hoạt câu trả lời của hs để cho điểm | 0,25 0,50,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 | |
II | | VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận về một vấn đề gồm 3 phần MB, TB, KB. | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Chứng minh, bàn luận về ý kiến “Niềm tin là chìa khóa cho sự thành công của mỗi người | 0,25 | |
| 1.Mở bài: dẫn dắt, nêu ý kiến 2. Thân bài:Chứng minh, bàn luận về ý kiến - Giải thích ý kiến: + Niềm tin: là cảm giác chắc chắn, tin tưởng vào một điều gì đó đã từng xảy ra hoặc chưa từng xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai. + Chìa khóa: Điểm mấu chốt, yếu tố quyết định + Thành công: Đạt được điều mình mong muốn => Ý kiến khẳng định: Niềm tin là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi người - Biểu hiện: + Con cái tin tưởng cha mẹ luôn ở bên yêu thương, bao bọc, chở che. + Cha mẹ tin tưởng con cái chăm chỉ học hành. + Bệnh nhân tin tưởng bác sĩ sẽ giúp mình lành bệnh. + tin vào truyền thống, quá khứ vẻ vang của dân tộc. - Vai trò ý nghĩa: - Niềm tin tạo động lực, sức mạnh cho con người vượt qua khó khăn, thử thách, là nền tảng dẫn đến thành công. - Niềm tin vào con người là nền tảng tạo bao điều tốt đẹp bởi khi ta tin tưởng một ai đó đồng nghĩa với việc ta an ủi họ về tinh thần. Chỉ một câu nói thể hiện sự tin tưởng trong lúc khó khăn, hoạn nạn, gian khổ sẽ là động lực vô giá giúp con người vượt qua hoạn nạn, khó khăn để vươn tới thành công -Niềm tin là chất keo tạo nên mối quan hệ tốt đẹp. Có niềm tin tạo ra một gia đình hạnh phúc, một tập thể đoàn kết, từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp. - Ngược lại, nếu phải sống trong một thế giới thiếu niềm tin, con người sẽ chỉ thấy nghi ngờ nhau, không có cho ta cảm giác an toàn. -Dẫn chứng………………………. - Mở rộng, phản đề + một số người thiếu niềm tin vào bản thân và người khác, mới gặp khó khăn một chút đã nản lòng, vừa mới bị lừa dối dù chỉ một lần đã vội quy kết tất cả mọi người đều không đáng tin. Những người này sẽ không thể thành công trong cuộc sống. + Phân biệt với sự cả tin............. + Để thành công ngoài niềm tin còn cần những yếu tố khác … - Bài học, liên hệ:Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của niềm tin... 3. Kết bài:Khẳng định lại ý kiến. GV cho điểm linh hoạt dựa vào sự diễn đạt của HS. | 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
DOWNLOAD FILE
- yopo.vn--Đề kiểm tra cuối HKII (Văn 8) TRuyện lịch sử.zip945 KB · Lượt tải : 0
- yopo.vn--Đề kiểm tra cuối HKII (Văn 8) Văn nghị luận.zip889.7 KB · Lượt tải : 0
- yopo.vn--Đề kiểm tra cuối HKII (Văn 8) Truyện ngắn.zip1.5 MB · Lượt tải : 1
- yopo.vn--Đề kiểm tra cuối HKII (Văn 8) Văn bản thông tin.zip1.5 MB · Lượt tải : 1
- yopo.vn--Đề kiểm tra cuối HKII (Văn 8) Thơ.rar985 KB · Lượt tải : 0
- yopo.vn--Đề kiểm tra cuối HKII (Văn 8).zip60.1 KB · Lượt tải : 0