- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,574
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề kiểm tra ngữ văn giữa kì 2 lớp 8 có đáp án, ma trận năm 2023-2024 GOM CHUNG 3 BỘ SÁCH được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra ngữ văn giữa kì 2 lớp 8 về ở dưới.
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
* Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tặng chị Trần Thị Lý anh dũng
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành!
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho Lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
Từ cõi chết, em trở về, chói lọi
Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi
Em trở về, người con gái quang vinh
Cả Nước ôm em, khúc ruột của mình.
Em đã sống, bởi vì em đã thắng
Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa...
7-12-1958
(Tố Hữu)
1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Bảy chữ B. Lục bát C. Tự do D. Năm chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3. Câu thơ sau thuộc kiểu câu nào?
Thịt da em hay là sắt là đồng?
A. Câu trần thuật B. Câu cầu khiến C. Câu cảm thán D. Câu nghi vấn
Câu 4: Dòng nào nêu chính xác ý nghĩa của khổ thơ sau:
" Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?"
A. Thể hiện thắc mắc của nhà thơ khi lần đầu gặp chị Trần Thị Lý
B. Ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình của chị Trần Thị Lý
C. Ngợi ca vẻ đẹp và những điều kì diệu mà chị Nguyễn Thị Lý mang lại cho cuộc đời
D. Ngợi ca sự kiên cường, dũng cảm của chị Trần Thị Lý
Câu 5. Hình ảnh thơ
Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
thể hiện cảm xúc nào của nhà thơ?
A. Xót xa và mong muốn được chia sẻ, xoa dịu những đau đớn của nữ anh hùng
B. Ước muốn được chịu nỗi đau cùng nữ anh hùng
C. Mong muốn được chia sẻ nỗi đau của nữ anh hùng
D. Đau đớn trước sự đau đớn của nữ anh hùng
Câu 6. Những dòng thơ sau gợi cho em điều gì?
Em trở về, người con gái quang vinh
Cả Nước ôm em, khúc ruột của mình.
Em đã sống, bởi vì em đã thắng
Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng
A. Chị Trần Thị Lý đã chiến thắng sự tra tấn của giặc và trở về
B. Niềm yêu thương của nhân dân cả nước với người anh hùng Trần Thị Lý
C. Cuộc chiến của quân ta đã giành chiến thắng
D. Chị Trần Thị Lý chiến thắng sự tra tấn của quân giặc, trở về trong niềm yêu thương, bao bọc của nhân dân ta
Câu 7. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác dụng của biện pháp đó trong hai câu thơ:
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
A. Biện pháp liệt kê, thể hiện sự tàn ác của quân địch đồng thời thể hiện sự kiên cường, mạnh mẽ của người con gái anh hùng
B. Biện pháp liệt kê, khẳng định sự dũng cảm của người con gái anh hùng
C. Biện pháp liệt kê, khẳng định sự tàn ác của quân địch
D. Biện pháp liệt kê, thể hiện sự tàn ác của quân địch đồng thời thể hiện sự kiên cường, mạnh mẽ của người con gái anh hùng và sự bất ngờ của quân địch
Câu 8. Cảm hứng chủ đạo của văn bản trên là:
A. Ngợi ca sự anh dũng của dân tộc Việt Nam
B. Tự hào, ngợi ca sự kiên cường, dũng cảm của người con gái Việt Nam
C. Ngợi ca sự cần cù, đoàn kết thông minh của nhân dân Việt Nam
D. Ngợi ca sự nhân hậu của những người phụ nữ Việt Nam
2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 9. Qua văn bản Người con gái Việt Nam em hiểu gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời kỳ kháng chiến?
Câu 10: Tình cảm của tác giả đối với người anh hùng Trần Thị Lý trong bài thơ Người con gái Việt Nam gợi lên lòng tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Từ văn bản và hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn trình bày ý kiến về truyền thống Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một đoạn văn diễn dịch (12-15 câu) ghi lại cảm nghĩ của em về văn bản Người con gái Việt Nam. Trong đoạn văn có sử dụng một thán từ (gạch chân thán từ đó).
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II- NGỮ VĂN 8
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút
MA TRẬNNGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||||||||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||||||||||||||
1 | Đọc hiểu | - Thơ tự do | 5 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 | 60 | |||||||||||||
2 | Viết | Viết đoạn văn cảm nhận về một bài thơ tự do | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 | ||||||||||||
Tổng số câu | 5 | 1* | 3 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 11 | ||||||||||||||
Tổng điểm | 2,5 | 0.5 | 1.5 | 2.0 | 0 | 2.5 | 0 | 1.0 | 10 | ||||||||||||||
Tỉ lệ % | 30% | 35% | 25% | 10% | 100 | ||||||||||||||||||
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức / Kĩ năng | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận Dụng | Vận dụng cao | |||||||||
1 | ĐỌC HIỂU | 1. Thơ | Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ - Xác định được biện pháp tu từ trong văn bản. Thông hiểu: Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng thơ. Vận dụng: - Trình bày suy nghĩ về bài học, ý nghĩa gợi ra từ văn bản từ đó có thái độ sống tích cực, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. | 5TN | 3TN 1TL | 1 TL | ||||||
2. | VIẾT | |||||||||||
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do | Nhận biết: dạng đề Thông hiểu: hiểu các bước viết đoạn văn Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của bản thân về một bài thơ tự do đã được học hoặc đọc. | |||||||||||
Tổng | 5 TN | 3 TN 1 TL | 1 TL | 1 TL* | ||||||||
Tỉ lệ % | 30% | 35% | 25% | 10% | ||||||||
Tỉ lệ chung | 65% | 35% | ||||||||||
* Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 8
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Môn Ngữ văn lớp 8
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Người con gái Việt Nam
(Trích)
(Trích)
Tặng chị Trần Thị Lý anh dũng
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành!
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho Lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
Từ cõi chết, em trở về, chói lọi
Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi
Em trở về, người con gái quang vinh
Cả Nước ôm em, khúc ruột của mình.
Em đã sống, bởi vì em đã thắng
Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa...
7-12-1958
(Tố Hữu)
1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Bảy chữ B. Lục bát C. Tự do D. Năm chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3. Câu thơ sau thuộc kiểu câu nào?
Thịt da em hay là sắt là đồng?
A. Câu trần thuật B. Câu cầu khiến C. Câu cảm thán D. Câu nghi vấn
Câu 4: Dòng nào nêu chính xác ý nghĩa của khổ thơ sau:
" Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?"
A. Thể hiện thắc mắc của nhà thơ khi lần đầu gặp chị Trần Thị Lý
B. Ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình của chị Trần Thị Lý
C. Ngợi ca vẻ đẹp và những điều kì diệu mà chị Nguyễn Thị Lý mang lại cho cuộc đời
D. Ngợi ca sự kiên cường, dũng cảm của chị Trần Thị Lý
Câu 5. Hình ảnh thơ
Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
thể hiện cảm xúc nào của nhà thơ?
A. Xót xa và mong muốn được chia sẻ, xoa dịu những đau đớn của nữ anh hùng
B. Ước muốn được chịu nỗi đau cùng nữ anh hùng
C. Mong muốn được chia sẻ nỗi đau của nữ anh hùng
D. Đau đớn trước sự đau đớn của nữ anh hùng
Câu 6. Những dòng thơ sau gợi cho em điều gì?
Em trở về, người con gái quang vinh
Cả Nước ôm em, khúc ruột của mình.
Em đã sống, bởi vì em đã thắng
Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng
A. Chị Trần Thị Lý đã chiến thắng sự tra tấn của giặc và trở về
B. Niềm yêu thương của nhân dân cả nước với người anh hùng Trần Thị Lý
C. Cuộc chiến của quân ta đã giành chiến thắng
D. Chị Trần Thị Lý chiến thắng sự tra tấn của quân giặc, trở về trong niềm yêu thương, bao bọc của nhân dân ta
Câu 7. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác dụng của biện pháp đó trong hai câu thơ:
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
A. Biện pháp liệt kê, thể hiện sự tàn ác của quân địch đồng thời thể hiện sự kiên cường, mạnh mẽ của người con gái anh hùng
B. Biện pháp liệt kê, khẳng định sự dũng cảm của người con gái anh hùng
C. Biện pháp liệt kê, khẳng định sự tàn ác của quân địch
D. Biện pháp liệt kê, thể hiện sự tàn ác của quân địch đồng thời thể hiện sự kiên cường, mạnh mẽ của người con gái anh hùng và sự bất ngờ của quân địch
Câu 8. Cảm hứng chủ đạo của văn bản trên là:
A. Ngợi ca sự anh dũng của dân tộc Việt Nam
B. Tự hào, ngợi ca sự kiên cường, dũng cảm của người con gái Việt Nam
C. Ngợi ca sự cần cù, đoàn kết thông minh của nhân dân Việt Nam
D. Ngợi ca sự nhân hậu của những người phụ nữ Việt Nam
2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 9. Qua văn bản Người con gái Việt Nam em hiểu gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời kỳ kháng chiến?
Câu 10: Tình cảm của tác giả đối với người anh hùng Trần Thị Lý trong bài thơ Người con gái Việt Nam gợi lên lòng tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Từ văn bản và hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn trình bày ý kiến về truyền thống Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một đoạn văn diễn dịch (12-15 câu) ghi lại cảm nghĩ của em về văn bản Người con gái Việt Nam. Trong đoạn văn có sử dụng một thán từ (gạch chân thán từ đó).
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II- NGỮ VĂN 8
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I. Đọc hiểu | 1 | C | 0,25 |
2 | B | 0,25 | |
3 | D | 0,25 | |
4 | C | 0,25 | |
5 | A | 0,25 | |
6 | D | 0,25 | |
7 | A | 0,25 | |
8 | B | 0,25 | |
9 | - Người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến có vẻ đẹp anh hùng, kiên cường, dũng cảm. Họ sẵn sàng hi sinh vì độc lập dân tộc, kiên gan đối mặt với sự tàn bạo của kẻ thù. - Họ là những người có lòng yêu nước mãnh liệt, tha thiết. (HS có thể trình bày theo ý hiểu nhưng phải phù hợp và dưới hình thức đoạn văn) | 0,75 0,25 | |
10 |
+ Giải thích: hai truyền thống khuyên răn con người phải biết ơn những thế hệ đi trước, những người có công với đất nước, với bản thân... (HS có thể giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng nhưng phải khái quát được nội dung chính.) + Biểu hiện: được thể hiện qua những hành động thiết thực, thường niên của dân tộc ta với những thế hệ đi trước; qua những việc làm cụ thể của mỗi con người VN… Hs lấy được bằng chứng phù hợp, thuyết phục + Ý nghĩa: truyền thống đó đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa tốt đẹp cho dân tộc ta; tạo nên lối sống tốt đẹp cho thế hệ trẻ. + Bàn luận mở rộng (phản đề): phê phán những người có lối sống vô ơn, lấy bằng chứng. + Bài học cho bản thân: nêu được những bài học hành động cụ thể, thiết thực. | 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 | |
- Hình thức: + Đảm bảo đúng đoạn văn diễn dịch, có câu chủ đề - Nội dung: 1. Mở đoạn - Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả, nội dung chính viết tặng người anh hùng Trần Thị Lý. 2. Thân đoạn - Cảm nghĩ về nội dung: + Đoạn thơ là sự yêu mến, ngợi ca, tự hào và xót thương của tác giả với nữ anh hùng Trần Thị Lý khi cô phải chịu những đòn tra tấn dã man của quân địch. + Nhà thơ gợi tả hình ảnh người anh hùng đã kiên cường trải qua Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung để trở về trong vòng tay của đất nước, nhân dân. … + Trước sự kiên gan của chị Lý, nhà thơ bày tỏ sự trân quý, muốn xoa dịu, chia sẻ những nỗi đau với chị. Đồng thời tác giả cũng gián tiếp tố cáo tội ác của giặc, lên án sự dã man tàn bạo của đế quốc Mỹ. + Để bộc lộ cảm xúc, tác giả sử dụng một loạt câu hỏi tu từ, hình ảnh so sánh, điệp ngữ… Những biện pháp tu từ còn khiến ta cảm nhận được vẻ đẹp mạnh mẽ diệu kỳ của chị Lý. Tác giả sử dụng thơ tự do với lối ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt càng làm nổi bật dòng cảm xúc của mình. Có thể nói, bài thơ là không chỉ thể hiện sự ngưỡng mộ, kính trọng của tác giả với nữ anh hùng mà còn khẳng định vẻ đẹp anh hùng của người phụ nữ Việt Nam trong bất kể thời đại nào. | 0,5 0,25 1,75 1 0,25 | ||
Tiếng việt Có từ cảm thán (chao ôi, ôi…) và gạch chân | 0,25 | ||
THẦY CÔ TẢI NHÉ!