- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,240
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề thi học sinh giỏi địa lý lớp 11 NĂM 2023 CÁC TỈNH KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT TRƯỜNG CHUYÊN được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE, THƯ MỤC trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Câu I (3 điểm)
1. Phân tích tác động chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời đến chế độ nhiệt ở vùng nội chí tuyến. Tại sao vùng hoang mạc đất cát thấm nước tốt nhưng nước ngầm lại không phong phú?
2. Trình bày ảnh hưởng của địa hình đến nhiệt độ và khí áp. Giải thích nguyên nhân gây ra lũ lụt lớn của sông I-ê-nit-xây (Liên bang Nga).
Câu II (2 điểm)
1. Đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn?
2. Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, nhập siêu là xu thế chủ yếu?
Câu III (3 điểm)
1. Phân tích tác động của nhân tố ngoại lực chính thành tạo địa hình nước ta. Tại sao việc khai thác khu vực địa hình cacxtơ ngày càng được chú trọng?
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của địa hình đến sinh vật nước ta. Tại sao mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ diễn ra gay gắt?
Câu IV (3 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió Tín phong bán cầu Bắc đến sự phân hóa chế độ nhiệt và mưa ở nước ta.
2. Phân tích đặc điểm các tháng hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh? Tại sao trong biến trình nhiệt của thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một cực đại?
Câu V (3 điểm)
1. Cho bảng số liệu:
(Đơn vị: %)
Nhận xét, giải thích tỉ số phụ thuộc trong cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi giai đoạn 1999 - 2019.
2. Trước xu thế hội nhập quốc tế và tác động ngày càng sâu rộng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nguồn lao động nước ta đứng trước những cơ hội và thách thức gì?
Câu VI (3 điểm)
1. Nhận xét về sự phân bố các bãi tôm bãi cá ở vùng biển nước ta và giải thích nguyên nhân.
2. Phân tích thế mạnh phát triển ngành chăn nuôi gia súc ở nước ta. Tại sao tỉ trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu GDP nước ta ngày càng tăng?
Câu VII (3 điểm)
1. Cho bảng số liệu sau:
(Đơn vị: Triệu kwh)
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/cong-nghiep)
Từ bảng số liệu, hãy nhận xét và giải thích về quy mô, cơ cấu giá trị sản lượng điện phát ra phân theo các thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và 2021.
2. Tại sao nước ta cần phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp điện lực từ các nguồn năng lượng tái tạo?
------------------------- Hết -------------------------
Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
Họ và tên:..............................................................................Số báo danh:...............................................
FULL FILE THEO HÌNH
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG (Đề gồm 02 trang) | ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI 11 Ngày thi: 15/7/2023 Thời gian làm bài: 180 phút |
Câu I (3 điểm)
1. Phân tích tác động chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời đến chế độ nhiệt ở vùng nội chí tuyến. Tại sao vùng hoang mạc đất cát thấm nước tốt nhưng nước ngầm lại không phong phú?
2. Trình bày ảnh hưởng của địa hình đến nhiệt độ và khí áp. Giải thích nguyên nhân gây ra lũ lụt lớn của sông I-ê-nit-xây (Liên bang Nga).
Câu II (2 điểm)
1. Đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn?
2. Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, nhập siêu là xu thế chủ yếu?
Câu III (3 điểm)
1. Phân tích tác động của nhân tố ngoại lực chính thành tạo địa hình nước ta. Tại sao việc khai thác khu vực địa hình cacxtơ ngày càng được chú trọng?
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của địa hình đến sinh vật nước ta. Tại sao mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ diễn ra gay gắt?
Câu IV (3 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió Tín phong bán cầu Bắc đến sự phân hóa chế độ nhiệt và mưa ở nước ta.
2. Phân tích đặc điểm các tháng hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh? Tại sao trong biến trình nhiệt của thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một cực đại?
Câu V (3 điểm)
1. Cho bảng số liệu:
TỈ SỐ PHỤ THUỘC TRONG CƠ CẤU DÂN SỐ NƯỚC TA
PHÂN THEO NHÓM TUỔI GIAI ĐOẠN 1999 - 2019
PHÂN THEO NHÓM TUỔI GIAI ĐOẠN 1999 - 2019
(Đơn vị: %)
Năm | 1999 | 2009 | 2019 |
Tỉ số phụ thuộc trẻ em (0 – 14 tuổi) | 54,2 | 35,4 | 35,7 |
Tỉ số phụ thuộc người già (trên 65 tuổi) | 9,4 | 9,3 | 11,3 |
Tỉ số phụ thuộc chung | 63,6 | 44,7 | 47,0 |
(Nguồn: Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01/04/2019)
Nhận xét, giải thích tỉ số phụ thuộc trong cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi giai đoạn 1999 - 2019.
2. Trước xu thế hội nhập quốc tế và tác động ngày càng sâu rộng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nguồn lao động nước ta đứng trước những cơ hội và thách thức gì?
Câu VI (3 điểm)
1. Nhận xét về sự phân bố các bãi tôm bãi cá ở vùng biển nước ta và giải thích nguyên nhân.
2. Phân tích thế mạnh phát triển ngành chăn nuôi gia súc ở nước ta. Tại sao tỉ trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu GDP nước ta ngày càng tăng?
Câu VII (3 điểm)
1. Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN PHÁT RA
PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: Triệu kwh)
Năm | 2005 | Sơ bộ 2021 |
Tổng số | 52.078,00 | 244.864,0 |
Nhà nước | 49.250,00 | 181.659,0 |
Ngoài Nhà nước | 9,00 | 44.204,0 |
Có vốn đầu tư nước ngoài | 2.819,00 | 19.001,0 |
Từ bảng số liệu, hãy nhận xét và giải thích về quy mô, cơ cấu giá trị sản lượng điện phát ra phân theo các thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và 2021.
2. Tại sao nước ta cần phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp điện lực từ các nguồn năng lượng tái tạo?
------------------------- Hết -------------------------
Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
Họ và tên:..............................................................................Số báo danh:...............................................
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG | ĐÁP ÁN ĐỀ XUẤT THI HỌC SINH GIỎI VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2023 Môn: Địa lí 11 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu | Nội dung | Điểm |
I | 1. Phân tích tác động chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời đến chế độ nhiệt ở vùng nội chí tuyến. Tại sao vùng hoang mạc đất cát thấm nước tốt nhưng nước ngầm lại không phong phú? | 1.5 |
| a. Phân tích tác động chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời đến chế độ nhiệt ở vùng nội chí tuyến. - Khái niệm về chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. - Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt năm và biến trình nhiệt năm. - Tác động chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời đến chế độ nhiệt ở vùng nội chí tuyến: + Nhiệt độ trung bình năm cao: Trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, cán cân bức xạ dương, tổng lượng bức xạ lớn. + Biên độ nhiệt độ năm: Ở Xích đạo nhỏ hơn ở chí tuyến do hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau, ở chí tuyến gần nhau. + Biến trình nhiệt năm ▫ Những nơi gần Xích đạo có 2 cực đại về nhiệt do 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau. ▫ Những nơi gần các chí tuyến có 1 cực đại về nhiệt do 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau. b. Tại sao vùng hoang mạc đất cát thấm nước tốt nhưng nước ngầm lại không phong phú? - Lượng nước ngầm phụ thuộc vào nhiều nhân tố: Kể tên (nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi; địa hình, cấu tạo đất đá, lớp phủ thực vật…). - Ở vùng hoang mạc: + Nguồn cung cấp nước hạn chế, mưa ít nhiều nơi không có mưa (phân tích). + Nhiệt độ quanh năm cao, lượng bốc hơi lớn, thảm thực vật nghèo nàn làm cho cân bằng ẩm luôn âm… lượng nước cung cấp cho nước ngầm ít. | 1.0 0.5 |
| 2. Trình bày ảnh hưởng của địa hình đến nhiệt độ và khí áp. Giải thích nguyên nhân gây ra lũ lụt lớn của sông I-ê-nit-xây (Liên bang Nga). | 1.5 |
| a. Ảnh hưởng của địa hình đến nhiệt độ và khí áp - Địa hình ảnh hưởng đến nhiệt độ: + Độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ sẽ giảm 0,60C + Hướng sườn: Sườn phơi nắng sẽ có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng. + Độ dốc: cùng sườn phơi, sườn dốc nhận nhiều nhiệt hơn sườn thoải + Bề mặt địa hình: ▪ Địa hình nhô cao hoặc thấp trũng có sự khác nhau về nhiệt ▪ Đồng bằng nhiệt độ ít thay đổi hơn miền núi. - Địa hình ảnh hưởng đến khí áp: lên cao nhiệt độ giảm, tỉ trọng giảm, sức nén nhỏ nên khí áp giảm. b. Nguyên nhân gây ra lũ lụt của sông I-ê-nit-xây: - Sông I-ê-nit-xây chảy ở khu vực ôn đới lạnh, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân đến băng tan. - Là con sông chảy từ Nam lên Bắc, nên băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn xuống trung và hạ lưu, vì băng ở hạ lưu chưa tan nên đã chắn dòng nước lại, nước tràn bờ gây ra lũ lụt lớn. | 1.0 0.5 |
II | 1. Đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn? | 1.0 |
| - Thay đổi cơ cấu kinh tế, lao động, nghề nghiệp, lối sống ở nông thôn… - Cung cấp hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng ở nông thôn. - Đô thị là thị trường tiêu thụ lớn nông sản, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa … của nông thôn. - Thu hút lao động từ nông thôn tới đô thị, tạo việc làm, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng làm cho khu vực nông thôn có nguy cơ thiếu hụt lao động... | |
| 2. Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, nhập siêu là xu thế chủ yếu? | 1.0 |
| - Nêu khái niệm nhập siêu: là cán cân XNK âm, giá trị XK < giá trị NK - Đặc điểm nền KT các nước ĐPT: Kinh tế phát triển chưa cao (tỉ trọng KV 1 còn cao), hàng xuất khẩu chủ yếu từ nông – lâm – thủy sản, khoáng sản, hàng công nghiệp gia công, có giá trị thấp - Quá trình CNH là quá trình chuyển từ nền KT chủ yếu dựa vào NN sang CN. Công nghiệp hóa đòi hỏi nhập trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu để phát triển công nghiệp. Ngoài ra nhập khẩu cả hàng tiêu dùng cao cấp... Đây là những hàng có giá trị cao. - Ý nghĩa của nhập siêu ở các nước ĐPT: đẩy nhanh CNH, tiếp cận KHCN, chuyển dịch cơ cấu KT, nâng cao CLCS, khai thác các nguồn lực trong nước... | |
III | 1. Phân tích tác động của nhân tố ngoại lực chính thành tạo địa hình nước ta. Tại sao việc khai thác khu vực địa hình cacxtơ ngày càng được chú trọng? | 1.5 |
| a. Phân tích tác động của nhân tố ngoại lực chính thành tạo địa hình nước ta: - Nhân tố ngoại lực chính là nước. - Nước bào mòn địa hình, làm cho địa hình bị cắt xẻ mạnh, hình thành nhiều thung lũng, hẻm vực; Nước hòa tan và phá hủy các khối núi đá vôi, tạo ra các dạng địa hình cacxtơ. - Nước vận chuyển phù sa, bồi đắp và mở rộng các đồng bằng: đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, đồng bằng ven biển miền Trung. b. Việc khai thác các khu vực địa hình cacxtơ ngày càng được chú trọng, vì: - Có nhiều cảnh đẹp, giàu khoáng sản trầm tích tạo cơ sở phát triển du lịch, công nghiệp. - Nhiều nơi có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, là địa bàn tập trung đông dân cư, sản xuất nông nghiệp ở miền núi. - Tuy nhiên cần chú ý giải quyết các vấn đề thiếu nước mặt, sụt lở… | 0.75 0.75 |
| 2. Phân tích tác động của địa hình đến sinh vật nước ta. Tại sao mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ diễn ra gay gắt? | 1.5 |
| a. Phân tích tác động của địa hình đến sinh vật nước ta: * Độ cao: - Địa hình đồi núi thấp bảo toàn tính nhiệt đới của SV nước ta. - Địa hình làm khí hậu có sự phân hóa theo độ cao làm cho sinh vật nước ta có sự phân hóa thành 3 đai: + Đai nhiệt đới gió mùa (độ cao trung bình dưới 600-700m ở miền Bắc, ở miền Nam lên đến độ cao 900-1000m): gồm các hệ sinh thái nhiệt đới (hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa…). + Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: (độ cao từ 600-700m ở miền Bắc; từ 900-1000m ở miền Nam đến 2600m) . Độ cao từ 600-700m đến 1600-1700m: hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện nhiều loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. . Trên 1600-1700m: rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài. Trong rừng đã xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya. + Đai ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600m): có các loài thực vật ôn đới. * Bề mặt ở một số dạng địa hình làm cho đất khác nhau hình thành các loài sinh vật khác nhau (DC: Địa hình thấp trũng, đất phèn mặn hình thành HST rừng tràm và HST rừng ngập mặn…). * Ý khác: Sự khác nhau về địa hình kết hợp với gió mùa làm sinh vật cũng có sự phân hóa (Ví dụ: sinh vật có sự phân hóa giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc),… b. Mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ diễn ra gay gắt vì: - Chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu có tính chất khô, nóng, ít mưa và tương đối ổn định. - Vị trí gần xích đạo, có góc nhập xạ lớn, mùa khô nhiệt độ luôn trên 200C, độ bốc hơi lớn… | 1.0 0.5 |
IV | 1. Phân tích tác động của gió Tín phong bán cầu Bắc đến sự phân hóa chế độ nhiệt và mưa ở nước ta. | 1.5 |
| - Khái quát thời gian, nguồn gốc, hướng, phạm vi hoạt động. - Tác động đến chế độ nhiệt + Ở miền Bắc: Mùa đông có gió Tín phong thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, khi gió mùa Đông Bắc suy yếu gió Tín phong mạnh lên làm cho nhiệt độ tăng lên và thời tiết ấm áp. + Ở miền Nam: Gió Tín phong chiếm ưu thế với tính chất khô nóng và nền nhiệt cao. - Tác động đến chế độ mưa: + Miền Bắc: Vào mùa đông khi gió mùa Đông Bắc suy yếu, gió Tín phong hoạt động mạnh lên, gây thời tiết hanh khô. + Miền Nam: Từ tháng 11 đến tháng 4, gió Tín Phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình chắn gió gây mưa cho vùng biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô sâu sắc cho Nam Bộ và Tây Nguyên. | |
| 2. Phân tích đặc điểm các tháng hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh? Tại sao trong biến trình nhiệt của thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một cực đại? | 1.5 |
| a. Phân tích đặc điểm các tháng hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh - Thời gian: tháng 1,2,3 (tháng có lượng mưa nhỏ hơn nhiệt độ: p<t) - Nguyên nhân: gió tín phong bán cầu Bắc hoạt động mạnh, góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng lớn gây nhiệt độ cao, mưa ít. b. Biến trình nhiệt của thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một cực đại - Cực đại nhiệt độ vào tháng 4 do mùa khô sâu sắc (tác động của Tín phong), Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1. - Tháng 9 không hình thành cực đại do tác động mạnh gió mùa Tây Nam, dải hội tụ gây mưa lớn, nhiệt độ giảm. | 0.75 0.75 |
V | 1. Nhận xét, giải thích tỉ số phụ thuộc trong cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi giai đoạn 1999 – 2019 | 1.5 |
| - Tỉ số phụ thuộc trẻ em giảm nhanh, gần đây có xu hướng tăng nhẹ (dẫn chứng) NN: Kết quả của chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình. Nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống tăng làm tỉ suất sinh và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm. - Tỉ số phụ thuộc người già tăng chậm, không đều (dẫn chứng) NN: Chất lượng cuộc sống cải thiện, y tế phát triển, tuổi thọ của người dân tăng. - Tỉ số phụ thuộc chung giảm mạnh (dẫn chứng) NN: cơ cấu dân số nước ta đang chuyển từ “trẻ” sang “già” và đang ở giai đoạn dân số “vàng” (diễn giải) | |
| 2. Trước xu thế hội nhập quốc tế và tác động ngày càng sâu rộng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nguồn lao động nước ta đứng trước những cơ hội và thách thức gì? | 1.5 |
| - Khái quát đặc điểm nguồn lao động nước ta - Cơ hội: + Lao động trẻ, khả năng tiếp thu khoa học - kĩ thuật tốt → cơ hội nâng cao trình độ, chuyển giao công nghệ … + Cơ hội tiếp cận và lựa chọn việc làm phù hợp với năng lực, trình độ người lao động; có thu nhập cao + Có thêm nhiều việc làm mới…. - Thách thức: + Quy mô nguồn lao động lớn, trình độ, năng suất lao động còn thấp → nguy cơ thất nghiệp. + Thiếu kĩ năng, ngoại ngữ hạn chế, chưa chủ động, sáng tạo → khó khăn trong hội nhập, khó đáp ứng yêu cầu của việc làm, dễ bị áp lực… | |
VI | 1. Nhận xét về sự phân bố các bãi tôm bãi cá ở vùng biển nước ta và giải thích nguyên nhân. | 1.5 |
| a. Nhận xét - Nước ta có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn và các bãi tôm, bãi cá phân bố rộng khắp ở vùng biển suốt từ Bắc vào Nam - Các bãi tôm, bãi cá hầu hết đều phân bố gần bờ, gần các cửa sông lớn, trừ bãi cá ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Các bãi tôm, bãi cá phân bố không đều: + Miền Trung và miền Nam nhiều bãi tôm bãi cá, chúng phân bố tập trung còn miền Bắc số bãi tôm bãi cá ít hơn, phân bố phân tán (CM) + Các bãi tôm thường phân bố gần bờ hơn so với các bãi cá + Càng vào Nam số lượng bãi tôm càng nhiều hơn so với số lượng bãi cá b. Giải thích - Do có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, vùng biển rộng, ấm, giàu ánh sáng, ôxi, độ mặn vừa phải; sông ngòi dày đặc, nhiều cửa sông; là nơi gặp nhau của 2 dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ => tạo ĐK thuận lợi cho hình thành các bãi cá, bãi tôm và hình thành các ng trờng lớn - Sự phân bố các bãi cá, bãi tôm: + Miền Bắc: có nhiều quần đảo, đảo ven bờ, thềm biển nông, có nhiều rạn đá, san hô nên có ĐK để hình thành các bãi cá, bãi tôm; chủ yếu là bãi cá, ít bãi tôm hơn miền nam do ảnh hưởng gió mùa đông bắc + Miền Trung có sự gặp nhau của 2 dòng biển chạy sát bờ và bờ biển khúc khuỷu nên cũng có nhiều bãi cá, bãi tôm nhưng diện tích không lớn + Miền Nam có khí hậu nóng quanh năm, thềm biển nông, 3 mặt giáp biển, nhiều cửa sông lớn, ven biển có nhiều rừng ngập mặn thuận lợi cho tôm, cá phát triển đặc biệt là tôm (tôm không chịu được khí hậu lạnh). | 0.75 0.75 |
| 2. Phân tích thế mạnh phát triển ngành chăn nuôi gia súc ở nước ta. Tại sao tỉ trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu GDP nước ta ngày càng tăng? | 1.5 |
| a. Phân tích thế mạnh phát triển ngành chăn nuôi gia súc ở nước ta. Ngành chăn nuôi gia súc nước ta gồm chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ (lợn, dê, cừu), ngành này phát triển mạnh mẽ do có nhiều thế mạnh: - Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn + Đồng cỏ: Ngày càng được cải tạo thuận lợi cho chăn nuôi trâu bò + Hoa màu lương thực: năng suất cao dư thừa dành làm thức ăn cho chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn + Phụ phẩm của ngành thủy sản: bột cá, đầu, xương cá... được nghiền trộn làm thức ăn cho nhiều loại gia súc. + Thức ăn chế biến từ CN: hiện nay nước ta đang đẩy mạnh CNCB thức ăn gia súc, nhiều loại cám tổng hợp cho chăn nuôi chuyên môn hóa ra đời và phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu chăn nuôi. - Các DV về giống, thú y có nhiều tiến bộ và ngày càng phát triển rộng khắp - Kỹ thuật chăn nuôi, hình thức chăn nuôi ngày càng tiến bộ: Nuôi theo hình thức CN ngày càng phổ biến, hướng chuyên môn hóa rõ ràng (dc…) - Cơ sở vật chất cho ngành chăn nuôi ngày càng được tăng cường: Hệ thống Chuồng trại được đầu tư quy mô lớn, các trang trại chăn nuôi ngày càng hiện đại. - CNCB sản phẩm chăn nuôi ngày càng phát triển, nhiều cơ sở sản xuất sữa, thịt hộp, sản phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sãn ngày càng phổ biến. - Thị trường tiệu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng. - Chính sách của nhà nước: chú trọng phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi lên thành ngành chính trong NN b. Tại sao tỉ trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu GDP nước ta ngày càng tăng? - Tốc độ tăng trưởng của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh hơn hai thành phần còn lại. - Tốc độ tăng trưởng mạnh là do: + Tác động của toàn cầu hóa; nước ta tăng cường hội nhập, giao lưu, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới; đẩy mạnh thu hút đầu tư. + Thành lập nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. + Mở rộng phạm vi đầu tư về qui mô, nhiều lĩnh vực hoạt động, hình thức đầu tư… + Chú trọng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có công nghệ cao hoặc phục vụ xuất khẩu. | 1.0 0.5 |
VII | 1. Nhận xét và giải thích bảng số liệu | 2.0 |
| a. Nhận xét * Về quy mô: - Giá trị sản lượng điện phát ra cả nước và các thành phần đều tăng (dẫn chứng). - Tốc độ tăng trưởng khác nhau (dẫn chứng). - Giá trị sản lượng điện phát ra có sự khác nhau giữa các thành phần (dẫn chứng). * Về cơ cấu - Tính cơ cấu (bảng số liệu) - Tỉ trọng giá trị sản lượng điện phát ra của các thành phần ở nước ta có sự phân hóa (dẫn chứng). - Cơ cấu giá trị giá trị sản lượng điện phát ra có sự chuyển dịch (dẫn chứng). b. Giải thích - Giá trị sản lượng điện phát ra cả nước và các thành phần đều tăng do: + Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mức sống tăng, + Tăng đầu tư vốn, chính sách, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng,… - Có sự khác nhau giữa các thành phần là do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội (phân tích). - Tốc độ tăng giá trị của các vùng không đều nhau nên cơ cấu chuyển dịch. | 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 |
| 2. Tại sao nước ta cần phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp điện lực từ các nguồn năng lượng tái tạo? | 1.0 |
| - Việc xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện, nhiệt điện gặp phải 1 số hạn chế: nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên; thủy điện vận hành phụ thuộc vào chế độ nước sông, gây biến đổi sinh thái môi trường, chi phí di dân tốn kém... - Nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời...) ở nước ta có tiềm năng lớn. - Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo sẽ: + Bổ sung cho sự thiếu hụt điện năng. + Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. + Góp phần giảm tiêu hao năng lượng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu. | 0.25 0.25 0.5 |
| Tổng điểm toàn bài | 20 |
FULL FILE THEO HÌNH
THẦY CÔ TẢI NHÉ!