TUYỂN TẬP Đề thi học sinh giỏi vật lý 9 cấp tỉnh SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG NĂM 2022-2023 CÓ ĐÁP ÁN được soạn dưới dạng file word, PDF gồm các file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1: Có 2023 điểm phân biệt trong không gian, cứ hai điểm bất kì trong số các điểm đó thì nối với nhau bằng một điện trở có giá trị Đặt một hiệu điện thế vào hai điểm nối trong mạch. Bỏ qua điện trở dây nối. Công suất tỏa nhiệt của mạch điện này bằng
A. 7 W. B. 36 W. C. 72 W. D. 2 W.
Câu 2: Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Để đun nóng 2 kg nước từ 200C đến 1000C cần nhiệt lượng bao nhiêu?
A. 1008000 J. B. 168000 J. C. 672000 J. D. 840000 J.
Câu 3: Một đoạn dây dẫn MN đồng chất, tiết diện đều dài 25 cm có dòng điện I chạy qua, được treo nằm ngang bằng hai sợi dây không giãn (nằm trong mặt phẳng hình vẽ), đặt trong miền không gian có từ trường đều, đường sức từ có phương ngang, độ lớn cảm ứng từ B = 0,04 T. Biết lực căng trên mỗi sợi dây là 0,13 N, đoạn dây MN có trọng lượng 0,1 N. Cường độ dòng điện I có giá trị là
A. 3 A. B. 16 A. C. 13 A. D. 1,6 A.
Câu 4: Cho một mạch điện như hình vẽ: R1 = 2W, R2 = 4W và R3 = 1W, X là một phần tử phi tuyến mà cường độ dòng điện đi qua nó phụ thuộc hiệu điện thế hai đầu phần tử theo công thức: với k = 0,25 A/V3, ampe kế có điện trở rất nhỏ. Khi dòng điện qua ampe kế bằng không thì công suất toả nhiệt trên X bằng
A. 2,0 W. B. 1,0 W. C. 0,5 W. D. 5,0 W.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây có thể làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín?
A. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm điện.
B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây.
C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện đang hoạt động.
D. Tăng cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng đặt gần cuộn dây dẫn kín.
Câu 6: Một máy biến thế lí tưởng có số vòng dây cuộn thứ cấp nhiều hơn cuộn sơ cấp, nếu giữ nguyên hiệu điện thế đầu vào cuộn sơ cấp và cùng tăng số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp một lượng như nhau thì hiệu điện thế đầu ra của cuộn thứ cấp để hở sẽ
A. giảm đi. B. không đổi. C. tăng lên. D. tăng hoặc giảm.
Câu 7: Trong giờ thực hành, học sinh Tuấn muốn tạo ra một máy biến thế với số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 4 lần cuộn thứ cấp, do xảy ra sự cố nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng dây quấn thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ với dự định ban đầu, Tuấn đã dùng vôn kế lý tưởng và đo được tỉ số hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp và sơ cấp là Sau đó, Tuấn quấn thêm vào cuộn thứ cấp 48 vòng thì tỉ số đó là Bỏ qua hao phí của máy. Để được máy biến thế đúng như dự định thì số vòng dây mà Tuấn cần quấn thêm tiếp là bao nhiêu?
A. 120 vòng. B. 168 vòng. C. 60 vòng. D. 20 vòng.
Câu 8: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi vận tốc.
B. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.
C. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
D. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động.
Câu 9: Một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có khối lượng 2 kg. Đặt viên gạch này trên mặt phẳng nằm ngang theo những mặt khác nhau của viên gạch thì áp suất do viên gạch gây ra trên mặt phẳng ngang lần lượt là 1 kPa, 2 kPa và 4 kPa. Thể tích của viên gạch này bằng
A. 1000 cm3. B. 800 cm3. C. 1200 cm3. D. 100 cm3.
Câu 10: Hai bình cách nhiệt chứa các lượng nước có khối lượng m1 và m2 ở các nhiệt độ tương ứng là t1 = 200C, t2 = 700C. Người ta đổ một lượng nước có khối lượng m từ bình 1 sang bình 2 thì nhiệt độ cân bằng ở bình 2 là 500C. Sau đó, đổ một lượng nước có cùng khối lượng m từ bình 2 trở về bình 1, nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là 300C. Tiếp đó, lại đổ một nửa lượng nước từ bình 1 vào bình 2 thì nhiệt độ cân bằng mới ở bình 2 là bao nhiêu? Bỏ qua trao đổi nhiệt của nước với mỗi bình và với môi trường.
A. 350C. B. 450C. C. 37,50C. D. 400C.
Câu 11: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E = 9 V, điện trở trong là và một điện trở Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là
A. 3,6 A. B. 2,57 A. C. 9 A. D. 2 A.
Câu 12: Một vật có khối lượng 500 g được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 10 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2. Vật đạt được độ cao cực đại so với mặt đất là
A. 7,5 m. B. 5 m. C. 2,5 m. D. 10 m.
Câu 13: Một thanh sắt dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra, người ta đặt một lực hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh lên. Hỏi trọng lượng của thanh sắt bằng bao nhiêu?
A. 20 N. B. 80 N. C. 40 N. D. 60 N.
Câu 14: Khi mài dao, nhiệt năng của lưỡi dao tăng lên là do
A. sự truyền nhiệt. B. thực hiện công và truyền nhiệt.
C. nhiệt năng của tay truyền cho dao. D. sự thực hiện công.
Câu 15: Một người đánh cá bơi thuyền ngược dòng sông. Khi tới cầu, người đó để rơi một cái can nhựa rỗng. Sau 1 giờ, người đó phát hiện ra bị rơi can mới cho thuyền quay trở lại và gặp can nhựa cách cầu 6 km. Biết rằng vận tốc của thuyền đối với nước khi ngược dòng và xuôi dòng là như nhau. Vận tốc của nước chảy bằng
A. 5 km/h. B. 3 km/h. C. 6 km/h. D. 2 km/h.
Câu 16: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, có thể là thanh nam châm hoặc là thanh thép. Khi đưa một đầu thanh A đến gần trung điểm của thanh B thì chúng hút nhau mạnh. Còn khi đưa một đầu của thanh B đến gần trung điểm của thanh A thì chúng hút nhau yếu. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Thanh A là nam châm và thanh B là thép. B. Thanh A là thép và thanh B là nam châm.
C. Thanh A và thanh B đều là thép. D. Thanh A và thanh B đều là nam châm.
Câu 17: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu điện trở R. Khi đồng thời giảm hiệu điện thế và điện trở đi 3 lần thì công suất tỏa nhiệt trên điện trở thay đổi như thế nào?
A. Giảm 6 lần. B. Giảm 3 lần. C. Tăng 3 lần. D. Không đổi.
Câu 18: Vào mùa đông, khi sờ tay vào kim loại ta thấy mát hơn sờ tay vào gỗ là vì
A. nhiệt độ của kim loại luôn thấp hơn của gỗ. B. cảm giác của tay còn nhiệt độ như nhau.
C. khối lượng của kim loại nhỏ hơn của gỗ. D. khả năng dẫn nhiệt của kim loại tốt hơn gỗ.
Câu 19: Đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua R1 là I. Đặt vào hai đầu điện trở R2 một hiệu điện thế 2U thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 là . Đặt hiệu điện thế 25 V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1, R2 nối tiếp nhau thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 có giá trị là
A. 25 V. B. 5 V. C. 12,5 V. D. 20 V.
Câu 20: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 250C. Coi quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K. Khối lượng của nước là
A. 1,05 kg. B. 0,74 kg. C. 0,47 kg. D. 2,21 kg.
II. PHẦN TỰ LUẬN (14,0 điểm)
Bài 1 (3,0 điểm):
Hai ô tô đồng thời xuất phát từ thành phố A đến thành phố B. Khoảng cách giữa A và B là L. Ô tô thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 và đi nửa quãng đường sau với vận tốc v2. Ô tô thứ hai đi nửa thời gian đầu với vận tốc v1 và đi nửa thời gian sau với vận tốc v2.
a) Tính vận tốc trung bình của mỗi ô tô trên đoạn đường AB.
b) Ô tô nào đến B trước và đến trước một khoảng thời gian bao nhiêu (theo v1, v2, L)?
c) Tìm khoảng cách giữa hai ô tô khi một ô tô tới B trước. Tìm mối quan hệ giữa v1 và v2.
Bài 2 (2,5 điểm):
Trong một bình cách nhiệt chứa hỗn hợp nước và nước đá ở 00C. Qua thành bên của bình người ta đưa vào một thanh đồng có một lớp cách nhiệt bao quanh. Một đầu thanh đồng tiếp xúc với nước đá, đầu kia được nhúng trong nước sôi ở áp suất khí quyển. Sau thời gian T1 = 10 phút thì nước đá ở trong bình tan hết. Nếu thay thanh đồng bằng thanh thép có cùng tiết diện và cùng chiều dài với thanh đồng thì nước đá tan hết sau T2 = 36 phút. Cho rằng nhiệt lượng truyền qua mỗi thanh phụ thuộc vào thời gian T, vật liệu làm thanh và hiệu nhiệt độ giữa hai đầu thanh theo công thức là Q = k.Δt.T (với k là hệ số truyền nhiệt, Δt là độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai đầu thanh, T là thời gian truyền nhiệt).
1. Tìm tỉ số hệ số truyền nhiệt của thanh đồng so với thanh thép.
2. Cho hai thanh đó nối tiếp với nhau, sau đó cho một đầu thanh tiếp xúc với nước đá và một đầu thanh tiếp xúc nước sôi thì nhiệt độ ttx tại điểm tiếp xúc giữa hai thanh là bao nhiêu? Xét hai trường hợp:
a) Đầu thanh thép tiếp xúc với nước sôi.
b) Đầu thanh đồng tiếp xúc với nước sôi.
3. Hỏi sau bao lâu thì nước đá tan hết? Xét hai trường hợp:
a) Hai thanh nối tiếp với nhau, sau đó cho một đầu thanh tiếp xúc với nước đá và một đầu thanh tiếp xúc nước sôi.
b) Hai thanh song song với nhau, mỗi thanh có một đầu tiếp xúc với nước đá và một đầu tiếp xúc nước sôi.
Bài 3 (4,0 điểm):
Cho mạch điện như Hình 1, trong đó UAB = 60 V (không đổi), các điện trở R1 = 10 Ω, R2 = R5 = 20 Ω, R3 = R4 = 40 Ω. Vôn kế lý tưởng. Bỏ qua điện trở của các dây nối.
a) Tìm số chỉ của vôn kế.
b) Thay vôn kế bằng ampe kế lý tưởng mắc vào hai điểm P và Q. Tìm số chỉ của ampe kế và chiều dòng điện chạy qua ampe kế.
c) Thay ampe kế bằng một bóng đèn Đ có dòng điện định mức Iđ = 0,4 A mắc vào hai điểm P và Q của mạch điện thì đèn sáng bình thường. Tìm điện trở của đèn.
d) Thay bóng đèn trên bằng một biến trở Rx mắc vào hai điểm P và Q. Xác định giá trị của biến trở để công suất tiêu thụ trên nó đạt cực đại. Tính giá trị công suất cực đại đó.
Bài 4 (2,5 điểm):
Hai dây dẫn thẳng, dài vô hạn đặt trong không khí, song song cách nhau một đoạn O1O2 = 2a mang hai dòng điện cùng chiều có cường độ dòng điện I1 = I2 = I.
a) Xét một điểm M nằm trong không gian cách đều hai dòng điện và cách mặt phẳng chứa (I1, I2) một đoạn h. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra tại M.
Áp dụng: h = 20 cm, a = 10 cm, I = 10 A.
b) Cố định dòng điện I1, I2, đặt thêm dòng điện thẳng dài vô hạn có cường độ nằm chính giữa hai dòng điện I1, I2 (Hình 2). Biết dòng điện I3 ngược chiều với dòng điện I1, I2.
Tìm trên trục O3x vuông góc với mặt phẳng chứa ba dây dẫn những điểm có cảm ứng từ tổng hợp do ba dòng điện gây ra tại điểm đó bằng không.
Bài 5 (2,0 điểm):
Cho các dụng cụ gồm: 01 nhiệt lượng kế có nhiệt dung riêng là ck, 01 nhiệt kế phù hợp, 01 chiếc cân không có bộ quả cân, 02 chiếc cốc thủy tinh, nước có nhiệt dung riêng là cn, bếp điện và bình đun. Hãy:
a) Nêu phương án xác định nhiệt dung riêng của dầu hỏa.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) | ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP TỈNH NĂM HỌC 2022-2023 MÔN THI: VẬT LÍ - LỚP 9 Ngày thi: 04/03/2023 Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề | |
Mã đề thi: 291 | ||
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1: Có 2023 điểm phân biệt trong không gian, cứ hai điểm bất kì trong số các điểm đó thì nối với nhau bằng một điện trở có giá trị Đặt một hiệu điện thế vào hai điểm nối trong mạch. Bỏ qua điện trở dây nối. Công suất tỏa nhiệt của mạch điện này bằng
A. 7 W. B. 36 W. C. 72 W. D. 2 W.
Câu 2: Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Để đun nóng 2 kg nước từ 200C đến 1000C cần nhiệt lượng bao nhiêu?
A. 1008000 J. B. 168000 J. C. 672000 J. D. 840000 J.
Câu 3: Một đoạn dây dẫn MN đồng chất, tiết diện đều dài 25 cm có dòng điện I chạy qua, được treo nằm ngang bằng hai sợi dây không giãn (nằm trong mặt phẳng hình vẽ), đặt trong miền không gian có từ trường đều, đường sức từ có phương ngang, độ lớn cảm ứng từ B = 0,04 T. Biết lực căng trên mỗi sợi dây là 0,13 N, đoạn dây MN có trọng lượng 0,1 N. Cường độ dòng điện I có giá trị là
A. 3 A. B. 16 A. C. 13 A. D. 1,6 A.
Câu 4: Cho một mạch điện như hình vẽ: R1 = 2W, R2 = 4W và R3 = 1W, X là một phần tử phi tuyến mà cường độ dòng điện đi qua nó phụ thuộc hiệu điện thế hai đầu phần tử theo công thức: với k = 0,25 A/V3, ampe kế có điện trở rất nhỏ. Khi dòng điện qua ampe kế bằng không thì công suất toả nhiệt trên X bằng
A. 2,0 W. B. 1,0 W. C. 0,5 W. D. 5,0 W.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây có thể làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín?
A. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm điện.
B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây.
C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện đang hoạt động.
D. Tăng cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng đặt gần cuộn dây dẫn kín.
Câu 6: Một máy biến thế lí tưởng có số vòng dây cuộn thứ cấp nhiều hơn cuộn sơ cấp, nếu giữ nguyên hiệu điện thế đầu vào cuộn sơ cấp và cùng tăng số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp một lượng như nhau thì hiệu điện thế đầu ra của cuộn thứ cấp để hở sẽ
A. giảm đi. B. không đổi. C. tăng lên. D. tăng hoặc giảm.
Câu 7: Trong giờ thực hành, học sinh Tuấn muốn tạo ra một máy biến thế với số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 4 lần cuộn thứ cấp, do xảy ra sự cố nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng dây quấn thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ với dự định ban đầu, Tuấn đã dùng vôn kế lý tưởng và đo được tỉ số hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp và sơ cấp là Sau đó, Tuấn quấn thêm vào cuộn thứ cấp 48 vòng thì tỉ số đó là Bỏ qua hao phí của máy. Để được máy biến thế đúng như dự định thì số vòng dây mà Tuấn cần quấn thêm tiếp là bao nhiêu?
A. 120 vòng. B. 168 vòng. C. 60 vòng. D. 20 vòng.
Câu 8: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi vận tốc.
B. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.
C. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
D. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động.
Câu 9: Một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có khối lượng 2 kg. Đặt viên gạch này trên mặt phẳng nằm ngang theo những mặt khác nhau của viên gạch thì áp suất do viên gạch gây ra trên mặt phẳng ngang lần lượt là 1 kPa, 2 kPa và 4 kPa. Thể tích của viên gạch này bằng
A. 1000 cm3. B. 800 cm3. C. 1200 cm3. D. 100 cm3.
Câu 10: Hai bình cách nhiệt chứa các lượng nước có khối lượng m1 và m2 ở các nhiệt độ tương ứng là t1 = 200C, t2 = 700C. Người ta đổ một lượng nước có khối lượng m từ bình 1 sang bình 2 thì nhiệt độ cân bằng ở bình 2 là 500C. Sau đó, đổ một lượng nước có cùng khối lượng m từ bình 2 trở về bình 1, nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là 300C. Tiếp đó, lại đổ một nửa lượng nước từ bình 1 vào bình 2 thì nhiệt độ cân bằng mới ở bình 2 là bao nhiêu? Bỏ qua trao đổi nhiệt của nước với mỗi bình và với môi trường.
A. 350C. B. 450C. C. 37,50C. D. 400C.
Câu 11: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E = 9 V, điện trở trong là và một điện trở Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là
A. 3,6 A. B. 2,57 A. C. 9 A. D. 2 A.
Câu 12: Một vật có khối lượng 500 g được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 10 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2. Vật đạt được độ cao cực đại so với mặt đất là
A. 7,5 m. B. 5 m. C. 2,5 m. D. 10 m.
Câu 13: Một thanh sắt dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra, người ta đặt một lực hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh lên. Hỏi trọng lượng của thanh sắt bằng bao nhiêu?
A. 20 N. B. 80 N. C. 40 N. D. 60 N.
Câu 14: Khi mài dao, nhiệt năng của lưỡi dao tăng lên là do
A. sự truyền nhiệt. B. thực hiện công và truyền nhiệt.
C. nhiệt năng của tay truyền cho dao. D. sự thực hiện công.
Câu 15: Một người đánh cá bơi thuyền ngược dòng sông. Khi tới cầu, người đó để rơi một cái can nhựa rỗng. Sau 1 giờ, người đó phát hiện ra bị rơi can mới cho thuyền quay trở lại và gặp can nhựa cách cầu 6 km. Biết rằng vận tốc của thuyền đối với nước khi ngược dòng và xuôi dòng là như nhau. Vận tốc của nước chảy bằng
A. 5 km/h. B. 3 km/h. C. 6 km/h. D. 2 km/h.
Câu 16: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, có thể là thanh nam châm hoặc là thanh thép. Khi đưa một đầu thanh A đến gần trung điểm của thanh B thì chúng hút nhau mạnh. Còn khi đưa một đầu của thanh B đến gần trung điểm của thanh A thì chúng hút nhau yếu. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Thanh A là nam châm và thanh B là thép. B. Thanh A là thép và thanh B là nam châm.
C. Thanh A và thanh B đều là thép. D. Thanh A và thanh B đều là nam châm.
Câu 17: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu điện trở R. Khi đồng thời giảm hiệu điện thế và điện trở đi 3 lần thì công suất tỏa nhiệt trên điện trở thay đổi như thế nào?
A. Giảm 6 lần. B. Giảm 3 lần. C. Tăng 3 lần. D. Không đổi.
Câu 18: Vào mùa đông, khi sờ tay vào kim loại ta thấy mát hơn sờ tay vào gỗ là vì
A. nhiệt độ của kim loại luôn thấp hơn của gỗ. B. cảm giác của tay còn nhiệt độ như nhau.
C. khối lượng của kim loại nhỏ hơn của gỗ. D. khả năng dẫn nhiệt của kim loại tốt hơn gỗ.
Câu 19: Đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua R1 là I. Đặt vào hai đầu điện trở R2 một hiệu điện thế 2U thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 là . Đặt hiệu điện thế 25 V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1, R2 nối tiếp nhau thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 có giá trị là
A. 25 V. B. 5 V. C. 12,5 V. D. 20 V.
Câu 20: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 250C. Coi quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K. Khối lượng của nước là
A. 1,05 kg. B. 0,74 kg. C. 0,47 kg. D. 2,21 kg.
II. PHẦN TỰ LUẬN (14,0 điểm)
Bài 1 (3,0 điểm):
Hai ô tô đồng thời xuất phát từ thành phố A đến thành phố B. Khoảng cách giữa A và B là L. Ô tô thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 và đi nửa quãng đường sau với vận tốc v2. Ô tô thứ hai đi nửa thời gian đầu với vận tốc v1 và đi nửa thời gian sau với vận tốc v2.
a) Tính vận tốc trung bình của mỗi ô tô trên đoạn đường AB.
b) Ô tô nào đến B trước và đến trước một khoảng thời gian bao nhiêu (theo v1, v2, L)?
c) Tìm khoảng cách giữa hai ô tô khi một ô tô tới B trước. Tìm mối quan hệ giữa v1 và v2.
Bài 2 (2,5 điểm):
Trong một bình cách nhiệt chứa hỗn hợp nước và nước đá ở 00C. Qua thành bên của bình người ta đưa vào một thanh đồng có một lớp cách nhiệt bao quanh. Một đầu thanh đồng tiếp xúc với nước đá, đầu kia được nhúng trong nước sôi ở áp suất khí quyển. Sau thời gian T1 = 10 phút thì nước đá ở trong bình tan hết. Nếu thay thanh đồng bằng thanh thép có cùng tiết diện và cùng chiều dài với thanh đồng thì nước đá tan hết sau T2 = 36 phút. Cho rằng nhiệt lượng truyền qua mỗi thanh phụ thuộc vào thời gian T, vật liệu làm thanh và hiệu nhiệt độ giữa hai đầu thanh theo công thức là Q = k.Δt.T (với k là hệ số truyền nhiệt, Δt là độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai đầu thanh, T là thời gian truyền nhiệt).
1. Tìm tỉ số hệ số truyền nhiệt của thanh đồng so với thanh thép.
2. Cho hai thanh đó nối tiếp với nhau, sau đó cho một đầu thanh tiếp xúc với nước đá và một đầu thanh tiếp xúc nước sôi thì nhiệt độ ttx tại điểm tiếp xúc giữa hai thanh là bao nhiêu? Xét hai trường hợp:
a) Đầu thanh thép tiếp xúc với nước sôi.
b) Đầu thanh đồng tiếp xúc với nước sôi.
3. Hỏi sau bao lâu thì nước đá tan hết? Xét hai trường hợp:
a) Hai thanh nối tiếp với nhau, sau đó cho một đầu thanh tiếp xúc với nước đá và một đầu thanh tiếp xúc nước sôi.
b) Hai thanh song song với nhau, mỗi thanh có một đầu tiếp xúc với nước đá và một đầu tiếp xúc nước sôi.
Bài 3 (4,0 điểm):
Cho mạch điện như Hình 1, trong đó UAB = 60 V (không đổi), các điện trở R1 = 10 Ω, R2 = R5 = 20 Ω, R3 = R4 = 40 Ω. Vôn kế lý tưởng. Bỏ qua điện trở của các dây nối.
a) Tìm số chỉ của vôn kế.
b) Thay vôn kế bằng ampe kế lý tưởng mắc vào hai điểm P và Q. Tìm số chỉ của ampe kế và chiều dòng điện chạy qua ampe kế.
c) Thay ampe kế bằng một bóng đèn Đ có dòng điện định mức Iđ = 0,4 A mắc vào hai điểm P và Q của mạch điện thì đèn sáng bình thường. Tìm điện trở của đèn.
d) Thay bóng đèn trên bằng một biến trở Rx mắc vào hai điểm P và Q. Xác định giá trị của biến trở để công suất tiêu thụ trên nó đạt cực đại. Tính giá trị công suất cực đại đó.
Bài 4 (2,5 điểm):
Hai dây dẫn thẳng, dài vô hạn đặt trong không khí, song song cách nhau một đoạn O1O2 = 2a mang hai dòng điện cùng chiều có cường độ dòng điện I1 = I2 = I.
a) Xét một điểm M nằm trong không gian cách đều hai dòng điện và cách mặt phẳng chứa (I1, I2) một đoạn h. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra tại M.
Áp dụng: h = 20 cm, a = 10 cm, I = 10 A.
b) Cố định dòng điện I1, I2, đặt thêm dòng điện thẳng dài vô hạn có cường độ nằm chính giữa hai dòng điện I1, I2 (Hình 2). Biết dòng điện I3 ngược chiều với dòng điện I1, I2.
Tìm trên trục O3x vuông góc với mặt phẳng chứa ba dây dẫn những điểm có cảm ứng từ tổng hợp do ba dòng điện gây ra tại điểm đó bằng không.
Bài 5 (2,0 điểm):
Cho các dụng cụ gồm: 01 nhiệt lượng kế có nhiệt dung riêng là ck, 01 nhiệt kế phù hợp, 01 chiếc cân không có bộ quả cân, 02 chiếc cốc thủy tinh, nước có nhiệt dung riêng là cn, bếp điện và bình đun. Hãy:
a) Nêu phương án xác định nhiệt dung riêng của dầu hỏa.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
BẠN MUỐN MUA TÀI NGUYÊN NÀY?
Các tệp đính kèm trong chủ đề này cần được thanh toán để tải. Chi phí tải các tệp đính kèm này là 98,000 VND. Dành cho khách không muốn tham gia gói THÀNH VIÊN VIP
GIÁ TỐT HƠN
Gói thành viên VIP
- Tải được file ở nhiều bài
- Truy cập được nhiều nội dung độc quyền
- Không quảng cáo, không bị làm phiền
- Gói 1 tháng chỉ dùng tải giáo án,đề thi học kì từ khối 1-12
- Từ gói 3 tháng trở lên để tải mở rộng các thư mục...
- Được tư vấn, hỗ trợ qua zalo 0979.702.422
Chỉ từ 200,000 VND/tháng
Mua gói lẻ
- Chỉ tải duy nhất toàn bộ file trong bài đã mua
- Cần mua file ở bài khác nếu có nhu cầu tải
- Tốn kém cho những lần mua tiếp theo
- Được tư vấn, hỗ trợ qua zalo 0979.702.422
98,000 VND
Sau khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ tự động chuyển hướng bạn về trang download tài liệu