Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,190
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn Bắc Ninh CÓ ĐÁP ÁN ( CÁC HUYỆN TRONG TỈNH) NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm các thư mục trang. Các bạn xem và tải đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn bắc ninh về ở dưới.
UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO


(Đề gồm 01 trang)
ĐỀ THI TUYẾN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài:120 phút (Không kể thời gian giao đề)


Câu1 (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phả bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.

(Ngữ văn 9, tập 2)​

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Việc lựa chọn nhân vật này làm người kể chuyện trong tác phẩm có tác dụng gì?

c. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì?

d. Chỉ ra hai phép liên kết có trong đoạn văn trên?

e. Câu“Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy giúp chúng ta hiểu gì về các nhân vật?

Câu2 (2 điểm):

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Câu 3 (5 điểm):

Cảm nhận của em về nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

(Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)​



-----------------------------------Hết-----------------------------------
UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Môn: Ngữ văn
(Đề gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi


Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(SGK Ngữ văn 9 tập 2)

a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ?

b. Xác định thành phần biệt lập tình thái được sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của nó?

c. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

“Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Câu 2 (2 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Câu 3 (5 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích sau:

"... Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.

Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

-Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba... a... a...ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xẻ cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

-Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”


(Trích “Chiếc lược ngà”-Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập1)

===========Hết==========















































HƯỚNG DẪN CHẤM



UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
(HDC gồm 05 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn
Câu
Nội dung
Điểm
1
3.0 đ

a.​
- Tác phẩm: “Sang thu”
- Tác giả: Hữu Thỉnh
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào năm 1977, khi nhà thơ ở một làng ngoại ô Hà Nội, trong lúc đất trời chuyển mình sang thu, đất nước đã kết thúc chiến tranh chuyển sang hòa bình được hai năm.
- Xuất xứ: Bài thơ được in lần đầu tiên trên báo “Văn nghệ”.
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ


0.25 đ
b.
- Thành phần biệt lập tình thái: Hình như
- Tác dụng: gợi tả một sự phỏng đoán, nửa tin nửa ngờ; diễn tả cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến đến ngỡ ngàng, bối rối của nhà thơ trước những tín hiệu báo thu về.
0.5 đ
0.5 đ
c.
- Biện pháp tu từ nhân hóa: đám mây-vắt nửa mình sang thu
- Tác dụng:
+ Gợi tả hình ảnh đám mây mùa hạ bồng bềnh, xốp dầy đang dần trở nên thanh thoát hơn, mang vẻ đẹp mỏng nhẹ, mềm mại của mây mùa thu. Đám mây ấy tựa như chiếc khăn làm duyên của người thiếu nữ, như chiếc cầu nối giữa hai mùa thu-hạ.
+ Đây là hình ảnh gợi cảm, đầy sáng tạo, diễn tả thật tinh tế bước chuyển mình của thời gian, hữu hình hoá bước đi của thời gian vốn vô hình, gợi tả vẻ đẹp đặc trưng nhất của khoảnh khắc giao mùa: hạ chưa hết mà thu đã bắt đầu.
0.5 đ

0.25 đ



0.25 đ​



2
2.0 đ
1. Yêu cầu về hình thức:
-
Đảm bảo kết cấu một đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Dung lượng khoảng 200 chữ.
- Diễn đạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về nội dung:
Bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ:
Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây:

*Mở đoạn: Giới thiệu chung về câu tục ngữ:
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”
*Thân đoạn:
- Giải thích:
+ Nghĩa đen: Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” có nghĩa là để tạo ra một cây kim nhỏ bé, tinh xảo dùng để may vá, thêu thùa, con người phải bỏ ra thật nhiều công sức, thời gian mài rũa từ một thanh sắt thô ráp ban đầu. Quá trình ấy đòi hỏi con người phải khéo léo và có lòng kiên trì, bền bỉ.
+ Nghĩa bóng: Qua câu tục ngữ, ông cha ta gửi gắm bài học răn dạy con cháu về lòng kiên trì trong cuộc sống….
+ Ý nghĩa của câu tục ngữ: Có lòng kiên trì, con người sẽ đạt được thành công trong cuộc sống.
-Bàn luận:
+ Lòng kiên trì là một phẩm chất tốt đẹp, cần có của mỗi người.
+ Cuộc sống vốn tiềm ẩn nhiều khó khăn thử thách, con người muốn trưởng thành rất cần phải có lòng kiên trì, nỗ lực, không bỏ cuộc để vượt thoát nghịch cảnh, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Lòng kiên trì giúp ta rèn luyện ý chí, nghị lực để trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh, phá bỏ mọi rào cản để được sống với đam mê và đạt được những gì mình mong muốn.
+ Lòng kiên trì vượt khó giúp ta có nhiều kinh nghiệm quý giá, có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai. Nó tựa như chiếc chìa khóa vạn năng mở ra cánh cửa thành công của ta trên nhiều lĩnh vực.
+ Có lòng kiên trì, bền bỉ, ta sẽ khám phá và chiêm nghiệm được năng lực tiềm ẩn, không giới hạn của bản thân, giúp ta biết lắng nghe, biết yêu thương và sống một cuộc đời trọn vẹn, ý nghĩa hơn.
+ Người có lòng kiên trì có khả năng lan tỏa, truyền cảm hứng tốt đẹp cho người khác và luôn được mọi người tôn trọng, yêu mến…
Dẫn chứng:…
(Thomas Edison, nhà khoa học thiên tài người Mĩ, sau hơn 10000 lần thí nghiệm thất bại vẫn kiên trì không bỏ cuộc để rồi thành công phát minh ra bóng đèn sợi đốt, mang “mặt trời thứ hai” đến với thế giới; và là chủ nhân của 1500 bằng sáng chế, được mệnh danh là “thầy phù thủy ở Menlo Park”.
Bác Hồ kính yêu từng dạy:
Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/
Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên…)

- Phản đề: Trái với kiên trì là nản chí, nhụt chí, thối chí, bỏ dở giữa chừng. Thực tế còn có không ít người thiếu kiên trì, dễ dàng bỏ cuộc, gục ngã trước khó khăn, ngại khó ngại khổ, né tránh thử thách… thật đáng phê phán…
*Kết đoạn:
+ Lòng kiên trì là yếu tố quan trọng, không thể thiếu để tạo nên thành công của mỗi người.
+ Rút ra bài học:
.Nhận thức: Cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của lòng kiên trì trong cuộc sống
.Hành động: chịu khó rèn luyện lòng kiên trì từ những việc làm nhỏ bé hàng ngày..










0.25 đ


0,25 đ









1.0 đ
























0.25 đ



0.25 đ




Câu 3
5.0 đ
A.Yêu cầu chung:
- Hình thức:
+ Bài văn có bố cục chặt chẽ, đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
+ Có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, dẫn chứng chính xác, lập luận giàu sức thuyết phục.
+ Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, lời văn trong sáng.
-Nội dung:
Cảm nhận tình yêu ba mãnh liệt của bé Thu trong giây phút nhận ra ông Sáu là ba.
B.Yêu cầu cụ thể:
1.Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm
Chiếc lược ngà”
+ Nguyễn Quang Sáng ( 1932 – 2014) quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông là một nhà văn -chiến sĩ, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong suốt cuộc kháng chiến chống Mĩ với lối viết chân thực, gần gũi, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, mang đậm sắc thái Nam Bộ.
+ “Chiếc lược ngà” là một trong những tác phẩm xuất sắc viết về đề tài tình phụ tử trong chiến tranh, thể hiện rõ nét phong cách viết văn độc đáo của tác giả.
Nêu vấn đề nghị luận:
Tình yêu ba mãnh liệt của bé Thu được thể hiện cảm động nhất trong giây phút nhận ra ông Sáu là ba, qua đoạn trích:
“… Đến lúc chia tay… hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”
2.Thân bài:
a.Khái quát:

- Truyện ngắn được viết năm 1966 khi nhà văn đang trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Nam Bộ trong những năm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
- Tác giả xây dựng được tình huống truyện độc đáo, éo le mà tự nhiên, hợp lí làm nổi bật tình cha con sâu nặng, thiêng liêng của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
- Thu là một em bé có ba (ông Sáu) đi kháng chiến xa nhà từ khi em chưa đầy một tuổi. Suốt 8 năm qua, Thu chỉ biết đến ba qua một bức hình chụp chung với má. Có lẽ bởi thế, tình yêu thương, mong nhớ và khao khát được gặp ba trong em luôn mãnh liệt. Thế nhưng khi ông Sáu được nghỉ phép, trở về thăm nhà, Thu không nhận ra ông Sáu là ba bởi vết thẹo dài trên má. Con bé nói trổng, hất cái trứng cá ra khỏi bát cơm, tỏ ra lạnh nhạt, bướng bỉnh, xa lánh, cự tuyệt ông Sáu, nhất quyết không gọi ông một tiếng ba, dù bị đẩy vào tình thế bí. Bị đánh, nó không khóc, bỏ sang bà ngoại không về… Từ chối ông Sáu lại là cách Thu thể hiện tình yêu ba mãnh liệt bởi lẽ, cô bé muốn bảo vệ tình yêu với người ba trong bức ảnh chụp chung với má…
b. Phân tích, cảm nhận:
Tình yêu ba mãnh liệt của bé Thu được thể hiện cảm động nhất trong giây phút nhận ra ông Sáu là ba.
-
Tình cảm mãnh liệt ấy trước hết được thể hiện ở tiếng gọi ba của con bé:
+ Ông Sáu sau khi bắt tay hết mọi người mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Ông cũng muốn ôm con, hôn con nhưng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên chỉ đứng nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Trong giây phút ấy, đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
+ Ông Sáu cất lời chào tạm biệt: “Thôi, Ba đi nghe con!”.
Dường như trong khoảnh khắc chia li ấy, tình yêu ba trỗi dậy mãnh liệt trong lòng con bé, Thu bất ngờ thét gọi:
Ba ...a ...a ...ba!”.
Dấu chấm lửng kết hợp với dấu chấm than diễn tả tiếng gọi ba đứt đoạn, ngân dài, dồn nén bao cảm xúc, bao tình yêu thương, nỗi nhớ mong và khao khát gặp gỡ ba trong suốt tám năm qua.
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó. Tiếng kêu ấy cất lên vào lúc không một ai ngờ tới, kể cả ông Sáu. Tiếng ba mà ông Sáu khao khát được nghe con gọi trong suốt mấy ngày qua không được thì giờ lại vang lên rành rọt hẳn khiến cho ông Sáu hạnh phúc lắm, khiến cho mọi người chứng kiến đều bất ngờ và xúc động, không ghìm nổi nước mắt.
- Tình cảm mãnh liệt của Thu dành cho ba còn được bộc lộ qua những hành động, cử chỉ vồ vập, cuống quýt của cô bé:
+ Hành động: “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”.
Nó “ôm chặt lấy cổ ba”, “nói trong tiếng khóc” để giữ không cho ba đi: “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!”.
Đó là giọt nước mắt vừa hạnh phúc khi được ôm ba lại vừa ân hận về những ngày qua không nhận ra ba, ương bướng và xa cách ba; vừa là giọt nước mắt của tình yêu thương, nỗi nhớ mong ba vô bờ bến; đồng thời là nỗi buồn khi sắp phải chia tay ba thêm một lần nữa.
+ Cử chỉ: “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”
Những động từ mạnh liên tiếp (kêu, chạy, ôm, hôn) kết hợp với phép liệt kê, so sánh (nhanh như một con sóc), diễn tả những cử chỉ, hành động cuống quýt đến hối hả, vội vàng của con bé. Những cử chỉ, hành động ấy thể hiện tình yêu ba thức dậy mạnh mẽ và mãnh liệt trong lòng bé Thu trước giờ phút chia tay ngắn ngủi. Bởi khát khao được gặp ba, được ôm ba trong suốt tám năm qua, đến giờ mới trở thành hiện thực.
Những nụ hôn vồ vập, cùng khắp càng thể hiện tình yêu ba cháy bỏng của con bé. Nó hôn cả vết thẹo dài trên má của ba, cái vết thẹo từng làm nó sợ, nó phủ nhận và làm tổn thương ba nó trong những ngày qua, có lẽ giờ nó càng yêu, càng thương, càng xót xa… Nụ hôn ấy giống như lời xin lỗi, lời chuộc tội để bù đắp cho ba sau những tổn thương nó trót gây ra trong suốt mấy ngày qua. Phải chăng, nụ hôn ấy còn chứa đựng cả niềm tự hào của nó về một người cha- chiến sĩ anh hùng? Bởi vết thẹo kia chính là dấu tích tội ác mà kẻ thù để lại trên da thịt của ba nó, là dấu tích chứng minh lòng dũng cảm, kiên cường và tinh thần yêu nước của ba, không chịu khuất phục trước họng súng của giặc Mĩ…
=>Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật sắc sảo qua lời nói, hành động, cử chỉ chính xác, chân thực; cách dùng những động từ mạnh, từ ngữ địa phương (chạy thót lên, ót, vết thẹo, cùng khắp), biện pháp liệt kê, so sánh; các dấu chấm lửng, chấm than… nhà văn khắc họa chân thực và cảm động tình yêu thương ba mãnh liệt, cháy bỏng của bé Thu trong giờ phút nhận ra ông Sáu là ba, tưởng chừng như không còn cơ hội gặp lại ba lần nữa…
Đó cũng là tình yêu thương ba mãnh liệt, cảm động của tất cả những đứa trẻ trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt giống như bé Thu. Tình cảm ấy thật hồn nhiên, trong sáng, thiêng liêng và bất diệt.
c. Đánh giá chung về nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí
- Xây dựng nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động để khắc họa rõ nét tâm lí, tính cách của nhân vật. Qua đó thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, sự am hiểu tâm lí trẻ thơ và ngòi bút khắc họa tâm lí nhân vật tài tình của nhà văn.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, qua lời kể của bác Ba, người đồng đội thân thiết của ông Sáu, cũng là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Bác Ba còn đan xen kể, tả và lời bình luận khiến câu chuyện trở nên chân thực, sinh động, đáng tin cậy.
- Ngôn ngữ kể chuyện gần gũi, giản dị, mang đậm sắc thái Nam Bộ.
->Qua đó nhà văn khắc họa chân thực nhân vật bé Thu, một cô bé hồn nhiên, ngây thơ, có cá tính mạnh mẽ và có tình yêu ba mãnh liệt…
3. Kết bài: Khẳng định vấn đề
- Đoạn trích đã tạo nên bước ngoặt cho câu chuyện: hóa giải được những thắc mắc, hoài nghi của bé Thu, khiến cha con thực sự được đoàn tụ và ông Sáu được thỏa lòng mong nhớ con; đồng thời thể hiện rõ nét tính cách của bé Thu: ngây thơ, hồn nhiên, có cá tính mạnh mẽ và có tình yêu ba mãnh liệt.
- Đoạn trích nói riêng và truyện ngắn nói chung đã thể hiện tình phụ tử, tình cảm gia đình thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt một cách cảm động; gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm. Có ai ngờ, cuộc gặp gỡ đầu tiên, ngắn ngủi và cảm động ấy cũng là cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con…











0.5 đ


















0.5 đ



















1.5 đ














1.5 đ







































0.5 đ




















0.5 đ







Tổng
10.0 đ

Lưu ý
1. Khi chấm bài giáo viên cần linh động, tránh đếm ý cho điểm.
2. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo.



1685078944617.png


PASS GIẢI NÉN: yopoVN.Com

THẦY CÔ, CÁC EM DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com--- ĐỀ TINH BAC NINH THÁNG 2.23 (MÔN NGỮ VĂN).zip
    1.1 MB · Lượt xem: 3
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ đề ngữ văn 9 ôn thi vào 10 bộ đề thi ngữ văn vào lớp 10 các đề thi ngữ văn vào 10 đề cương ôn tập ngữ văn 9 thi vào 10 đề kiểm tra văn vào lớp 10 đề ngữ văn 10 đề ngữ văn lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 hà nội đề ngữ văn vào 10 đề ngữ văn vào 10 hà nội đề thi môn ngữ văn vào 10 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi môn ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn tuyển sinh vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 bắc ninh đề thi ngữ văn vào 10 bình định đề thi ngữ văn vào 10 các năm đề thi ngữ văn vào 10 chuyên sư phạm đề thi ngữ văn vào 10 có đáp án đề thi ngữ văn vào 10 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội các năm đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2014 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hưng yên đề thi ngữ văn vào 10 năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 nghệ an đề thi ngữ văn vào 10 ở hà nội đề thi ngữ văn vào 10 quảng ngãi đề thi ngữ văn vào 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào 10 thái bình đề thi ngữ văn vào 10 tỉnh hải dương đề thi ngữ văn vào 10 violet đề thi ngữ văn vào lớp 10 bến tre đề thi ngữ văn vào lớp 10 các tỉnh đề thi ngữ văn vào lớp 10 chuyên đề thi ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào lớp 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai đề thi thử môn ngữ văn vào 10 đề thi tuyển sinh ngữ văn vào lớp 10 đề thi và đáp án ngữ văn vào lớp 10 đề thi văn vào 10 2020 hà nội đề thi văn vào 10 chuyên ngữ đề thi văn vào 10 hà nội 2021 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi văn vào 10 hà nội qua các năm đề thi văn vào 10 năm 2020 hà nội đề thi văn vào lớp 10 chuyên ngữ hà nội đề thi vào 10 2020 văn đề thi vào 10 hà nội 2020 văn đề thi vào 10 môn ngữ văn bình định đề thi vào 10 môn ngữ văn có đáp án đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2015 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2016 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2017 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2018 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2019 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2020 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2021 đề thi vào 10 môn ngữ văn hải dương đề thi vào 10 môn ngữ văn hải phòng đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh phú thọ đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh quảng ninh đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh vĩnh phúc đề thi vào 10 môn ngữ văn violet đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn bắc ninh đề thi vào lớp 10 ngữ văn nghệ an đề và đáp án thi vào 10 môn ngữ văn đề văn vào 10 hà nội 2020
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    35,999
    Bài viết
    37,467
    Thành viên
    139,162
    Thành viên mới nhất
    Nguyễn Thị Nguyệt Minh

    Thành viên Online

    Top