- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,255
- Điểm
- 113
tác giả
WORD biện pháp “Nâng cao chất lượng Câu lạc bộ Toán lớp 5 tại trường tôi công tác” được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Lý do chọn đề tài
Lí do về mặt lí luận
Học tập là việc vô cùng cần thiết đối với mỗi người: Học để có kiến thức, để hiểu biết, để được phát triển toàn diện và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Trên chặng đường ấy, Toán học được coi là một trong những môn học quan trong nhất bởi học Toán giúp chúng ta phát triển trí tuệ, khả năng phân tích, suy luận, là nền tảng lý thuyết cho các môn học khác. Toán học còn gắn liền với xu hướng phát triển của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu. Với thời buổi hiện đại hóa ngày nay Toán học còn giúp con người phát triển những công nghệ mới và khám phá các ngành khoa học nghiên cứu. Đây cũng chính là lí do vì sao ngày nay các nước đang phát triển về khoa học công nghệ rất quan tâm đến việc học Toán.
Để có thế hệ phát triển tốt về Toán học thì cần có nền móng vững chắc từ bậc tiểu học. Bởi ở tiểu học là thời điểm giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận, giải quyết vấn đề, kích thích trí óc, khả năng tự khám phá và rèn luyện lớn nhất.
Vì vậy, để đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện con người việc dạy học Toán ở Tiểu học nói chung và dạy toán lớp 5 nói riêng không chỉ đảm bảo việc dạy “đủ” kiến thức trong sách giáo khoa cho học sinh mà phải mở rộng, nâng cao hệ thống kiến thức, cần đổi mới phương pháp và hình thức học để học sinh tiếp thu chủ động, học tập tích cực, có sự sáng tạo từ đó có thể tự chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Lí do về mặt thực tiễn
Hiện nay ở các trường tiểu học việc dạy học môn Toán không chỉ đảm bảo yêu cầu kiến thức trong sách giáo khoa mà để đạt mục tiêu Giáo dục phổ thông 2018 các nhà trường đã quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng của Câu lạc bộ Toán để phát triển năng lực, năng khiếu toán học của học sinh.
Trong quá trình ôn Câu lạc bộ Toán lớp 5 tại trường, bản thân tôi nhận thấy rất nhiều em còn gặp khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức mới cũng như việc liên kết các kiến thức cũ để giải quyết bài tập nâng cao. Nhiều em còn có tâm lí “sợ toán”, tiếp thu bài còn thụ động, nhất là những học sinh ngại phát biểu, tiếp thu chậm. Học sinh thường không hứng thú, ít tập trung chú ý vào bài. Bên cạnh đó, không ít học sinh giải toán rất máy móc, theo các công thức và bước định sẵn mà không thật sự hiểu hết ý nghĩa, bản chất của các dạng toán. Kĩ năng giải toán của học sinh thường chỉ bó hẹp trong phạm vi dạng bài toán cụ thể mà các em đã được dạy. Do đó, khi đối diện với bài toán nâng cao hay mở rộng từ bài toán mẫu, các em dễ bị lúng túng.
Trong khi ấy, nhiều giáo viên vẫn tồn tại lối dạy thuyết giảng, truyền thụ một chiều.... Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập không cao, chất lượng Câu lạc bộ Toán lớp 5 thấp.
Chính vì những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn viết biện pháp “Nâng cao chất lượng Câu lạc bộ Toán lớp 5 tại trường tôi công tác”
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp Nâng cao chất lượng Câu lạc bộ Toán lớp 5 tại trường mình đang giảng dạy.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng Câu lạc bộ Toán lớp 5.
Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng Câu lạc bộ Toán lớp 5 cho giáo viên tiểu học.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Biện pháp chỉ nghiên cứu nội dung và một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng Câu lạc bộ Toán lớp 5 tại trường tôi đang công tác năm học 2021-2022.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦUTT | Nội dung đề mục | Trang |
1 | I. PHẦN MỞ ĐẦU | 2 |
2 | 1. Lý do chọn biện pháp | 2 |
3 | 1.1. Lý do về mặt lý luận | 2 |
4 | 1.2. Lý do về mặt thực tiễn | 2 |
5 | 2. Mục đích nghiên cứu | 3 |
6 | 3. Nhiệm vụ nghiên cứu | 3 |
7 | 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu | 3 |
8 | 5. Phương pháp nghiên cứu | 4 |
9 | II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU | 4 |
10 | 1. Cơ sở lý luận | 4 |
11 | 2. Cơ sở thực tiễn | 5 |
12 | 3. Các biện pháp thực hiện | 6 |
13 | 3.1. Biện pháp 1: Nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên bồi dưỡng câu lạc bộ | 6 |
14 | 3.2. Biện pháp 2: Tạo hứng thú học tập cho học sinh | 8 |
15 | 3.3. Biện pháp 3: Sử dụng hiệu quả các phương pháp giải toán | 12 |
16 | 3.4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy | 13 |
17 | III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG | 17 |
18 | 1. Kết quả | 17 |
19 | 2. Ứng dụng | 17 |
20 | IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 17 |
21 | 1. Kết luận | 17 |
22 | 1.1. Ý nghĩa của biện pháp | 17 |
23 | 1.2. Bài học kinh nghiệm | 18 |
24 | 2. Kiến nghị | 18 |
25 | TÀI LIỆU THAM KHẢO | 20 |
Lý do chọn đề tài
Lí do về mặt lí luận
Học tập là việc vô cùng cần thiết đối với mỗi người: Học để có kiến thức, để hiểu biết, để được phát triển toàn diện và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Trên chặng đường ấy, Toán học được coi là một trong những môn học quan trong nhất bởi học Toán giúp chúng ta phát triển trí tuệ, khả năng phân tích, suy luận, là nền tảng lý thuyết cho các môn học khác. Toán học còn gắn liền với xu hướng phát triển của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu. Với thời buổi hiện đại hóa ngày nay Toán học còn giúp con người phát triển những công nghệ mới và khám phá các ngành khoa học nghiên cứu. Đây cũng chính là lí do vì sao ngày nay các nước đang phát triển về khoa học công nghệ rất quan tâm đến việc học Toán.
Để có thế hệ phát triển tốt về Toán học thì cần có nền móng vững chắc từ bậc tiểu học. Bởi ở tiểu học là thời điểm giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận, giải quyết vấn đề, kích thích trí óc, khả năng tự khám phá và rèn luyện lớn nhất.
Vì vậy, để đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện con người việc dạy học Toán ở Tiểu học nói chung và dạy toán lớp 5 nói riêng không chỉ đảm bảo việc dạy “đủ” kiến thức trong sách giáo khoa cho học sinh mà phải mở rộng, nâng cao hệ thống kiến thức, cần đổi mới phương pháp và hình thức học để học sinh tiếp thu chủ động, học tập tích cực, có sự sáng tạo từ đó có thể tự chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Lí do về mặt thực tiễn
Hiện nay ở các trường tiểu học việc dạy học môn Toán không chỉ đảm bảo yêu cầu kiến thức trong sách giáo khoa mà để đạt mục tiêu Giáo dục phổ thông 2018 các nhà trường đã quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng của Câu lạc bộ Toán để phát triển năng lực, năng khiếu toán học của học sinh.
Trong quá trình ôn Câu lạc bộ Toán lớp 5 tại trường, bản thân tôi nhận thấy rất nhiều em còn gặp khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức mới cũng như việc liên kết các kiến thức cũ để giải quyết bài tập nâng cao. Nhiều em còn có tâm lí “sợ toán”, tiếp thu bài còn thụ động, nhất là những học sinh ngại phát biểu, tiếp thu chậm. Học sinh thường không hứng thú, ít tập trung chú ý vào bài. Bên cạnh đó, không ít học sinh giải toán rất máy móc, theo các công thức và bước định sẵn mà không thật sự hiểu hết ý nghĩa, bản chất của các dạng toán. Kĩ năng giải toán của học sinh thường chỉ bó hẹp trong phạm vi dạng bài toán cụ thể mà các em đã được dạy. Do đó, khi đối diện với bài toán nâng cao hay mở rộng từ bài toán mẫu, các em dễ bị lúng túng.
Trong khi ấy, nhiều giáo viên vẫn tồn tại lối dạy thuyết giảng, truyền thụ một chiều.... Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập không cao, chất lượng Câu lạc bộ Toán lớp 5 thấp.
Chính vì những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn viết biện pháp “Nâng cao chất lượng Câu lạc bộ Toán lớp 5 tại trường tôi công tác”
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp Nâng cao chất lượng Câu lạc bộ Toán lớp 5 tại trường mình đang giảng dạy.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng Câu lạc bộ Toán lớp 5.
Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng Câu lạc bộ Toán lớp 5 cho giáo viên tiểu học.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh Câu lạc bộ Toán lớp 5 của trường.
Phạm vi nghiên cứu: Biện pháp chỉ nghiên cứu nội dung và một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng Câu lạc bộ Toán lớp 5 tại trường tôi đang công tác năm học 2021-2022.