- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,696
- Điểm
- 113
tác giả
WORD Cách sử dụng hiệu quả phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân 6. được soạn dưới dạng file word gồm 33 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Tên sáng kiến: Cách sử dụng hiệu quả phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân 6.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/9/2021
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
* Giải pháp cũ thường làm:
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy và học luôn được giáo viên quan tâm. Tuy nhiên, việc đổi mới về phương pháp kiểm tra, đánh giá lại ít được giáo viên để ý tới. Thông thường, giáo viên chỉ thực hiện theo quy định một cách bắt buộc, việc đánh giá học sinh cũng chỉ mới dừng lại ở kiến thức học sinh chứ chưa đánh giá được năng lực học sinh.
Giáo viên kiểm tra, đánh giá học theo cách truyền thống: luôn kiểm tra đầu giờ (kiểm tra miệng) những kiến thức bài học trước đó và lấy đó làm căn cứ để đánh giá ý thức, thái độ học tập của học sinh.
Quá trình kiểm tra, đánh giá chỉ tập trung vào việc đánh giá xem học sinh học được cái gì (đánh giá kiến thức), chưa đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào giải quyết các tình huống, các vấn đề trong cuộc sống (đánh giá năng lực).
* Hạn chế của giải pháp cũ:
Cách kiểm tra cứng nhắc của giáo viên gây áp lực đối với học sinh. Bởi lẽ môn Giáo dục công dân (GDCD) là môn học có nhiều kiến thức khó, đặc biệt là ở phần pháp luật. Nếu học sinh không yêu thích môn học, không tập trung chú ý trong giờ học sẽ không hiểu bài. Nếu giáo viên chỉ sử dụng hình thức kiểm tra bài cũ để đánh giá điểm thường xuyên của học sinh sẽ dẫn tới tình trạng các em học chống đối và có tâm lý căng thẳng, sợ sệt vào đầu mỗi tiết học.
Trước đây, giáo viên chỉ sử dụng hình thức kiểm tra đầu giờ (kiểm tra miệng) và thực hiện kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ theo quy định. Điểm kiểm tra chính là căn cứ để giáo viên đánh giá học sinh. Như vậy, với hình thức kiểm tra, đánh giá trước đây chỉ đánh giá về kiến thức của học sinh, và cũng chính vì nặng về kiến thức nên gây áp lực cho học sinh, khiến học sinh không yêu thích môn học, dẫn đến chất lượng học tập chưa cao.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
Giáo dục công dân là môn học giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân. Phẩm chất và năng lực công dân là kết quả của quá trình giáo dục ý thức và hành vi, nó được biểu hiện ra ngoài thông qua ý thức và hành vi đó. Do đó, yêu cầu cần đạt trong dạy học môn GDCD là yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh phải được thể hiện qua ý thức và hành vi của học sinh.
Ở trường trung học cơ sở (THCS), môn GDCD có vai trò quan trọng trong việc trực tiếp hình thành ý thức chính trị, hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh và đặc biệt là phát triển năng lực cần thiết cho học sinh. Song, thực tế cho thấy, hiện nay các năng lực mà học sinh có được thông qua việc học tập môn GDCD còn rất ít. Nhiều giáo viên giảng dạy môn GDCD vẫn chưa đổi mới về phương pháp dạy học cũng như hình thức kiểm tra, đánh giá, khiến mục tiêu giáo dục của môn GDCD vẫn chưa đạt được kết quả cao.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
1. Tên sáng kiến: Cách sử dụng hiệu quả phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân 6.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/9/2021
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
* Giải pháp cũ thường làm:
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy và học luôn được giáo viên quan tâm. Tuy nhiên, việc đổi mới về phương pháp kiểm tra, đánh giá lại ít được giáo viên để ý tới. Thông thường, giáo viên chỉ thực hiện theo quy định một cách bắt buộc, việc đánh giá học sinh cũng chỉ mới dừng lại ở kiến thức học sinh chứ chưa đánh giá được năng lực học sinh.
Giáo viên kiểm tra, đánh giá học theo cách truyền thống: luôn kiểm tra đầu giờ (kiểm tra miệng) những kiến thức bài học trước đó và lấy đó làm căn cứ để đánh giá ý thức, thái độ học tập của học sinh.
Quá trình kiểm tra, đánh giá chỉ tập trung vào việc đánh giá xem học sinh học được cái gì (đánh giá kiến thức), chưa đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào giải quyết các tình huống, các vấn đề trong cuộc sống (đánh giá năng lực).
* Hạn chế của giải pháp cũ:
Cách kiểm tra cứng nhắc của giáo viên gây áp lực đối với học sinh. Bởi lẽ môn Giáo dục công dân (GDCD) là môn học có nhiều kiến thức khó, đặc biệt là ở phần pháp luật. Nếu học sinh không yêu thích môn học, không tập trung chú ý trong giờ học sẽ không hiểu bài. Nếu giáo viên chỉ sử dụng hình thức kiểm tra bài cũ để đánh giá điểm thường xuyên của học sinh sẽ dẫn tới tình trạng các em học chống đối và có tâm lý căng thẳng, sợ sệt vào đầu mỗi tiết học.
Trước đây, giáo viên chỉ sử dụng hình thức kiểm tra đầu giờ (kiểm tra miệng) và thực hiện kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ theo quy định. Điểm kiểm tra chính là căn cứ để giáo viên đánh giá học sinh. Như vậy, với hình thức kiểm tra, đánh giá trước đây chỉ đánh giá về kiến thức của học sinh, và cũng chính vì nặng về kiến thức nên gây áp lực cho học sinh, khiến học sinh không yêu thích môn học, dẫn đến chất lượng học tập chưa cao.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
Giáo dục công dân là môn học giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân. Phẩm chất và năng lực công dân là kết quả của quá trình giáo dục ý thức và hành vi, nó được biểu hiện ra ngoài thông qua ý thức và hành vi đó. Do đó, yêu cầu cần đạt trong dạy học môn GDCD là yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh phải được thể hiện qua ý thức và hành vi của học sinh.
Ở trường trung học cơ sở (THCS), môn GDCD có vai trò quan trọng trong việc trực tiếp hình thành ý thức chính trị, hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh và đặc biệt là phát triển năng lực cần thiết cho học sinh. Song, thực tế cho thấy, hiện nay các năng lực mà học sinh có được thông qua việc học tập môn GDCD còn rất ít. Nhiều giáo viên giảng dạy môn GDCD vẫn chưa đổi mới về phương pháp dạy học cũng như hình thức kiểm tra, đánh giá, khiến mục tiêu giáo dục của môn GDCD vẫn chưa đạt được kết quả cao.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!