- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,533
- Điểm
- 113
tác giả
WORD giáo án âm nhạc 9 cánh diều HỌC KÌ 2 NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 36 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày soạn: / /2025
Ngày giảng: / /2025
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Nối vòng tay lớn; biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
– Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá.
– Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
2. Phẩm chất: Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, tranh ảnh
- Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan.
GV yêu cầu HS hát một câu trong ca khúc có chủ đề về đoàn kết, tình bạn; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
* Hướng dẫn học tập ở nhà
- Tìm vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Tập gõ đệm TT kết hợp động tác cơ thể.
KÍ DUYỆT GIÁO ÁN
Ngày soạn: / /2025
Ngày giảng: / /2025
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Câu hò bên bờ Hiền Lương; biết biểu lộ cảm xúc hoặc vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu của tác phẩm.
– Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Hiệp; kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ.
– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Nối vòng tay lớn; biết biểu diễn bài hát theo các hình thức khác nhau.
– Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
2. Phẩm chất: Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, tranh ảnh
- Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan.
GV yêu cầu HS kể tên một số nhạc sĩ được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đã học ở các lớp 6, 7, 8; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
Ngày soạn: / /2025
Ngày giảng: / /2025
CHỦ ĐỀ 5: ĐOÀN KẾT
TUẦN 19- TIẾT 19: HÁT BÀI NỐI VÒNG TAY LỚN
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: HÁT THEO CÁCH CỦA RIÊNG MÌNH
TUẦN 19- TIẾT 19: HÁT BÀI NỐI VÒNG TAY LỚN
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: HÁT THEO CÁCH CỦA RIÊNG MÌNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Nối vòng tay lớn; biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
– Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá.
– Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
2. Phẩm chất: Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, tranh ảnh
- Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
9A1: 9A2: 9A3: 9A4:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
GV yêu cầu HS hát một câu trong ca khúc có chủ đề về đoàn kết, tình bạn; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Nối vòng tay lớn.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
GV chia lớp làm 3 nhóm yêu cầu: - N 1: Nêu hiểu biết của em về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - N 2: Kể tên những s/tác của nhạc sĩ mà em biết. - Nhóm 3: Bài hát được chia làm mấy câu * Giới thiệu cấu trúc của bài hát: + Bài hát viết ở nhịp gồm 3 đoạn: Đoạn 1: 22 nhịp (từ đầu đến Việt Nam). Đoạn 2: 13 nhịp (từ Cờ nối gió đến nối trên môi). Đoạn 3: 22 nhịp (từ Từ Bắc vô Nam đến vòng tử sinh), nhắc lại giai điệu đoạn 1. | I. Hát bài: Nối vòng tay lớn 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939 – 2001) là một nhạc sĩ tài hoa rất nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn tầm ra thế giới. Ông là tác giả của hàng trăm ca khúc, trong đó có rất nhiều ca khúc được công chúng yêu thích như: Biển nhớ, Hạ trắng, Diễm xưa, Nối vòng tay lớn, Một cõi đi về, Em còn nhớ hay em đã quên, Nhớ mùa thu Hà Nội, Huyền thoại mẹ,… Ông cũng sáng tác một số bài hát cho thiếu nhi như: Tuổi đời mênh mông, Em là bông hồng nhỏ, Tiếng ve gọi hè, Em đến cùng mùa xuân, Mùa hè đến, Tết suối hồng, Khăn quàng thắp sáng bình minh, Đời sống không già vì có chúng em. - Nối vòng tay lớn là một bài hát rất quen thuộc với tuổi trẻ Việt Nam, thường được hát trong những sinh hoạt tập thể và nhiều chương trình âm nhạc. Với nhịp điệu rộn ràng, vui tươi, tràn đầy khí thế, bài hát đã thể hiện cảm xúc tự hào, khát vọng của người dân Việt Nam muốn được nắm chặt tay nhau, cùng kề vai sát cánh xây dựng một đất nước VN độc lập, hoà bình, phồn vinh, hạnh phúc |
Yêu cầu và hướng dẫn HS luyện thanh. Luyện thanh theo yêu cầu và h/dẫn của GV. Học theo sự hướng dẫn: Tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”: câu hát 1 nối với câu hát 2 và câu hát 3; câu hát 4 nối với câu hát 5 và câu hát 6. Lưu ý: Những chỗ có tiết tấu đảo phách; những tiếng hát có luyến; giữa đoạn 1 và đoạn 2 có nét nhạc nối dài 2 ô nhịp; tiếng “rằm” cuối bài ngân 6 phách;… – Hát hoàn chỉnh cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng vào các phách mạnh và mạnh vừa, đánh nhịp hoặc vận động. Hướng dẫn HS hát thể hiện khí thế hào hùng ở Đoạn 1 và Đoạn 3; thể hiện nhịp điệu rộn ràng, vui tươi ở Đoạn 2. - Chỉ định hoặc gọi theo tinh thần x/phong theo tổ, nhóm, cặp. - Đánh giá, xếp loại, động viên HS. Yêu cầu HS nêu cảm nhận về nội dung, tính chất của bài hát. - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS và rút ra bài học GD | 2. Học hát - Khởi động giọng. - Dạy bài hát: Đoạn 1 + Câu 1: Rừng núi .... biển xa.+ Câu 2: Ta đi … sơn hà. \+ Câu 3: Mặt đất .... ta về + Câu 4: gặp nhau … trời rộng. + Câu 5: Bàn tay ... Việt Nam, Đoạn 2 + Câu 6: Cờ nối gió ... đồng loại,+ Câu 7: dựng tình người ... ngày mới. + Câu 8: Thành phố ... vào đời, + Câu 9: và nụ cười ... trên môi. |
- Hoạt động 3: Luyện tập- Vận dụng
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV. - Hát câu tục ngữ theo cách riêng của mình Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Yêu cầu các nhóm (hoặc đại diện nhóm) báo cáo kết quả hoạt động. - Nhận xét, góp ý, đánh giá phần trình bày của các nhóm và đưa ra một số ví dụ minh họa Ví dụ | II. Trải nghiệm và khám phá: Hát theo cách của riêng của mình Ví dụ 1 Ví dụ 2 |
- Tìm vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Tập gõ đệm TT kết hợp động tác cơ thể.
KÍ DUYỆT GIÁO ÁN
Ngày tháng năm 2025
Ngày soạn: / /2025
Ngày giảng: / /2025
TUẦN 20- TIẾT 20: NGHE TÁC PHẨM: CÂU HÒ BÊN BỜ HIỀN LƯƠNG
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ HOÀNG HIỆP
ÔN TẬP BÀI HÁT: NỐI VÒNG TAY LỚN
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ HOÀNG HIỆP
ÔN TẬP BÀI HÁT: NỐI VÒNG TAY LỚN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Câu hò bên bờ Hiền Lương; biết biểu lộ cảm xúc hoặc vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu của tác phẩm.
– Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Hiệp; kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ.
– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Nối vòng tay lớn; biết biểu diễn bài hát theo các hình thức khác nhau.
– Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
2. Phẩm chất: Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, tranh ảnh
- Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
9A1: 9A2: 9A3: 9A4:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
GV yêu cầu HS kể tên một số nhạc sĩ được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đã học ở các lớp 6, 7, 8; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Câu hò bên bờ Hiền Lương
- Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Hiệp; kể được tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
- Giới thiệu tác phẩm, tác giả và nêu những yêu cầu khi nghe nhạc. - Nghe nhạc lần thứ nhất. - Tìm hiểu tác phẩm: + Nội dung lời ca của tác phẩm thể hiện điều gì? + Giai điệu của bài hát có tính chất âm nhạc như thế nào? + Em thích nhất câu hát nào, vì sao? + Nêu cảm nhận của em về tác phẩm. - Nghe nhạc lần thứ hai. | 1. Nghe tác phẩm Câu hò bên bờ Hiền Lương Bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương được nhạc sĩ Hoàng Hiệp sáng tác và đặt lời cùng nhạc sĩ Đằng Giao trong thời kì đất nước còn bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Nội dung lời ca thể hiện sự nhớ thương da diết, dâng trào của những người phải xa quê, xa người thân, đồng thời nói lên niềm khát khao non sông nối liền một dải để người thân được đoàn tụ. Giai điệu bài hát nhẹ nhàng, lắng đọng, đậm chất trữ tình, thấm sâu vào lòng người nghe. Bài hát như một thông điệp về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Cho đến nay, bài hát vẫn luôn được công chúng yêu thích và được nhiều nghệ sĩ lựa chọn để biểu diễn. 2. Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Hoàng Hiệp |
- Tìm hiểu về nhạc sĩ Hoàng Hiệp. + Em đã được nghe những ca khúc nào của nhạc sĩ Hoàng Hiệp? + Em ấn tượng với ca khúc nào nhất? Vì sao? + Nội dung ca khúc nói về điều gì? + Hãy hát một vài câu trong các ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Hiệp mà em biết. - Cho HS nghe một vài trích đoạn các tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Hiệp: Cô gái vót chông (thơ Mô-lô Y Clavi), Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây (thơ Phạm Tiến Duật), Nhớ về Hà Nội,… | Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tên thật là Lưu Trần Nghiệp sinh năm 1931. Ông là một trong những NS tiêu biểu của nền âm nhạc mới VN thế kỉ XX. Âm nhạc của ông là sự hài hòa giữa âm hưởng trữ tình lãng mạn và hào hùng cách mạng. - Ông rất thành công trong sáng tác ca khúc và là một trong những nhạc sĩ phổ nhạc cho thơ xuất sắc. Ca khúc của ông thường mang âm hưởng dân ca, giai điệu và ca từ rất tha thiết, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Có thể kể tới một số ca khúc nổi tiếng như: Câu hò bên bờ Hiền Lương (đặt lời cùng Đằng Giao), Ngọn đèn đứng gác (thơ Chính Hữu), Cô gái vót chông (thơ Mô-lô Y Clavi), Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây (thơ Phạm Tiến Duật), Lá đỏ (thơ Nguyễn Đình Thi), Mùa chim én bay (thơ Diệp Minh Tuyền), Viếng Lăng Bác (thơ Viễn Phương), Em vẫn đợi anh về (phỏng thơ Lê Giang), Nhớ về Hà Nội, Trở về dòng sông tuổi thơ,... Ngoài ca khúc, ông còn viết nhạc cho phim, cho sân khấu. - Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật. - Ông mất năm 2013. |