- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,531
- Điểm
- 113
tác giả
WORD MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 6 NĂM 2022-2023 được soạn dưới dạng file word gồm 14 Trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Lý do chọn biện pháp
Khả năng giao tiếp tốt là chìa khóa quan trọng dẫn đến thành công của mỗi con người trong thế giới mở hiện nay. Nhưng thời đại công nghệ số phát triển, việc tìm kiếm thông tin quá dễ dàng, chỉ bằng thao tác trên điện thoại thông minh hay trên máy tính, khiến cho sự tương tác, giao tiếp giữa con người bị hạn chế, nhất là ở giới trẻ- đối tượng chịu tác động nhiều nhất của công nghệ thông tin, xuất hiện một bộ phận không nhỏ học sinh có xu thế biến đổi theo nhiều chiều hướng tiêu cực. Trong khi đó, xã hội càng hiện đại thì đòi hỏi chủ nhân của xã hội ấy càng phải có kĩ năng sống tốt. Đây là một vấn đề tuy không mới nhưng lại rất cần thiết, đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và sáng tạo của mỗi giáo viên.
Là một giáo viên nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, một số năm gần đây, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 6, bản thân tôi rất trăn trở làm thế nào để học sinh của mình có khả năng giao tiếp tốt. Vì thế tôi luôn tìm tòi, vận dụng và thay đổi các biện pháp giáo dục nhân cách, ý thức kỷ luật, nề nếp, hình thành các kỹ năng sống cần thiết cho các em. Bằng kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 6” với mong muốn chia sẻ và nhận được sự góp ý để công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn nữa.
2. Mô tả biện pháp
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 6.
- Thời gian áp dụng: Bắt đầu từ năm học 2022-2023
- Cơ sở lí luận
Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, Điều 2, Chương 3 quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức”; Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3 tháng 10 năm 2018 về “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”. Trên cơ sở những văn bản chỉ đạo ấy, các Sở giáo dục trong cả nước đã ban hành những văn bản chỉ đạo cụ thể về việc “Xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”. Mà kĩ năng giao tiếp là yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng được môi trường sư phạm hạnh phúc.
Lý do chọn biện pháp
Khả năng giao tiếp tốt là chìa khóa quan trọng dẫn đến thành công của mỗi con người trong thế giới mở hiện nay. Nhưng thời đại công nghệ số phát triển, việc tìm kiếm thông tin quá dễ dàng, chỉ bằng thao tác trên điện thoại thông minh hay trên máy tính, khiến cho sự tương tác, giao tiếp giữa con người bị hạn chế, nhất là ở giới trẻ- đối tượng chịu tác động nhiều nhất của công nghệ thông tin, xuất hiện một bộ phận không nhỏ học sinh có xu thế biến đổi theo nhiều chiều hướng tiêu cực. Trong khi đó, xã hội càng hiện đại thì đòi hỏi chủ nhân của xã hội ấy càng phải có kĩ năng sống tốt. Đây là một vấn đề tuy không mới nhưng lại rất cần thiết, đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và sáng tạo của mỗi giáo viên.
Là một giáo viên nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, một số năm gần đây, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 6, bản thân tôi rất trăn trở làm thế nào để học sinh của mình có khả năng giao tiếp tốt. Vì thế tôi luôn tìm tòi, vận dụng và thay đổi các biện pháp giáo dục nhân cách, ý thức kỷ luật, nề nếp, hình thành các kỹ năng sống cần thiết cho các em. Bằng kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 6” với mong muốn chia sẻ và nhận được sự góp ý để công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn nữa.
2. Mô tả biện pháp
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 6.
- Thời gian áp dụng: Bắt đầu từ năm học 2022-2023
- Cơ sở lí luận
Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, Điều 2, Chương 3 quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức”; Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3 tháng 10 năm 2018 về “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”. Trên cơ sở những văn bản chỉ đạo ấy, các Sở giáo dục trong cả nước đã ban hành những văn bản chỉ đạo cụ thể về việc “Xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”. Mà kĩ năng giao tiếp là yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng được môi trường sư phạm hạnh phúc.