- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,531
- Điểm
- 113
tác giả
WORD “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học” LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word gồm 13 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học
còn thấp và nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét
chuyển biến, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú
trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ,
giáo viên luôn chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt …
Ở bậc tiểu học các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ
đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm
đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai
làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu
xa, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức
chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho
học sinh Tiểu học”. Vì rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan
trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm.
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân
tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc
sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kĩ năng sống
đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích
ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng
giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của
mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ
bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập
của trẻ tại trường.
II. Cơ sở thực tiễn:
Ở Việt Nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, với yêu cầu
tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động
giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý
thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung tổ chức trò chơi dân
gian cho học sinh đó cũng chính là rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Đối với giáo viên tiểu học thường tập trung lo lắng cho những em có
những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những lớp đầu tiên (lớp 1)
trẻ đến trường. Đơn giản là vì những học sinh này thường không có khả năng
chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm
cho HS không thể tập trung lĩnh hội những điều giáo viên dạy. Vì vậy, giáo viên
phải tốn rất nhiều thời gian đầu tư để giúp HS có được những kĩ năng sống cơ
bản ở trường Tiểu học.
Trong quá trình rèn kĩ năng sống cho trẻ nhằm thực hiện nội dung phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, tôi đã gặp những
thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến
địa phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với
những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất
cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như:
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen
và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ
sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn
thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình,
phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Trong thực tế năm học 2012 - 2013, với yêu cầu sử dụng công nghệ thông
tin đổi mới hình thức phương pháp dạy học, giáo viên thường lãng quên các trò
chơi dân gian, ngại đưa vào kế hoạch, thậm chí không có thời gian cho trẻ vui
chơi. Tôi đã có biện pháp đề ra kế hoạch, tổ chức cho các em chơi những trò
chơi dân gian. Vì thế, năm học 2012-2013, khi có chỉ đạo thực hiện nội dung
tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh, tôi đã có sự chuẩn bị về
mặt nhận thức của giáo viên, có sẵn dụng cụ, các bộ cờ dân gian cho trẻ chơi.
2. Khó khăn
Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ
chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết
làm toán thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng
con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không
chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng,
vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật
dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì?
LINK TẢI
CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học
còn thấp và nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét
chuyển biến, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú
trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ,
giáo viên luôn chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt …
Ở bậc tiểu học các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ
đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm
đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai
làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu
xa, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức
chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho
học sinh Tiểu học”. Vì rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan
trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm.
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân
tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc
sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kĩ năng sống
đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích
ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng
giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của
mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ
bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập
của trẻ tại trường.
II. Cơ sở thực tiễn:
Ở Việt Nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, với yêu cầu
tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động
giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý
thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung tổ chức trò chơi dân
gian cho học sinh đó cũng chính là rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Đối với giáo viên tiểu học thường tập trung lo lắng cho những em có
những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những lớp đầu tiên (lớp 1)
trẻ đến trường. Đơn giản là vì những học sinh này thường không có khả năng
chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm
cho HS không thể tập trung lĩnh hội những điều giáo viên dạy. Vì vậy, giáo viên
phải tốn rất nhiều thời gian đầu tư để giúp HS có được những kĩ năng sống cơ
bản ở trường Tiểu học.
Trong quá trình rèn kĩ năng sống cho trẻ nhằm thực hiện nội dung phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, tôi đã gặp những
thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến
địa phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với
những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất
cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như:
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen
và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ
sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn
thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình,
phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Trong thực tế năm học 2012 - 2013, với yêu cầu sử dụng công nghệ thông
tin đổi mới hình thức phương pháp dạy học, giáo viên thường lãng quên các trò
chơi dân gian, ngại đưa vào kế hoạch, thậm chí không có thời gian cho trẻ vui
chơi. Tôi đã có biện pháp đề ra kế hoạch, tổ chức cho các em chơi những trò
chơi dân gian. Vì thế, năm học 2012-2013, khi có chỉ đạo thực hiện nội dung
tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh, tôi đã có sự chuẩn bị về
mặt nhận thức của giáo viên, có sẵn dụng cụ, các bộ cờ dân gian cho trẻ chơi.
2. Khó khăn
Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ
chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết
làm toán thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng
con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không
chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng,
vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật
dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì?
LINK TẢI
CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!