- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,255
- Điểm
- 113
tác giả
WORD Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trước khi học kỹ năng Nghe Tiếng Anh được soạn dưới dạng file word gồm 32 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, tiếng Anh là được công nhận là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng chung và phổ biến trên toàn thế giới. Kể từ khi Việt nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO, ngày càng nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mở rộng thị trường và hợp tác kinh doanh. Vì vậy, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực bắt buộc ngoài điều kiện có trình độ chuyên môn cao thì khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc và giao tiếp phải chuyên nghiệp, đây chính là vần đề nghiêm trọng của người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy việc giao tiếp tốt bằng tiếng Anh sẽ giúp cho mọi người có nhiều cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài với mức lương cao và có thể thăng tiến nhanh hơn trong công việc. Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm cũng như nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó vì những lý do như tìm được một công việc chất lượng cao, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi. Vì vậy, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước.
Một thực tế đáng lo ngại là hiện nay việc áp dụng các phương pháp dạy tiếng Anh theo hướng tích cực tại các trường trung học phổ thông mang lại hiệu quả không cao, khiến cho các bậc phụ huynh và học sinh không hài lòng. Đa số học sinh sau 7 năm học tiếng Anh ở bậc phổ thông, các em không thể nghe, nói, đọc, viết. Nhiều cuộc khảo sát gần đây cho thấy kết quả rất bi quan: sau khi học hết trung học cơ sở (lớp 9), học sinh chỉ có thể nghe nói được những thông tin cơ bản như chào hỏi, tên tuổi, chứ không thể kể lại được một câu chuyện khoảng 100 từ. Nhận biết về điều này, nhiều phụ huynh đã chủ động đưa con em mình đến các trung tâm, trường ngoại ngữ để trẻ có thể tiếp xúc với các chương trình học thực tế để rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Điều này càng tăng thêm mối lo ngại rằng trong thực tế, các trường học chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập tiếng Anh một cách chuyên nghiệp và điều này càng chứng minh rằng việc đầu tư về cơ sở vật chất còn sơ sài chưa đáp ứng được nhu cầu của người học như ở các trung tâm Tiếng anh.
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 Về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020". Nhiệm vụ đặt ra là xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ (KNLNN) hay là A1 của Khung tham chiếu chung của Châu Âu (Common European Framework of Reference, viết tắt CEFR); tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo KNLNN hay là A2 của CEFR; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo KNLNN hay là B1 của CEFR. Sau gần 10 năm thực hiện đề án trên thì vẫn còn những bất cập kéo theo như: chất lượng giáo viên, chất lượng học sinh và tình hình thực tế giảng dạy đã đáp ứng được đề án trên? Câu hỏi đặt ra khá khó cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, tiếng Anh là được công nhận là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng chung và phổ biến trên toàn thế giới. Kể từ khi Việt nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO, ngày càng nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mở rộng thị trường và hợp tác kinh doanh. Vì vậy, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực bắt buộc ngoài điều kiện có trình độ chuyên môn cao thì khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc và giao tiếp phải chuyên nghiệp, đây chính là vần đề nghiêm trọng của người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy việc giao tiếp tốt bằng tiếng Anh sẽ giúp cho mọi người có nhiều cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài với mức lương cao và có thể thăng tiến nhanh hơn trong công việc. Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm cũng như nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó vì những lý do như tìm được một công việc chất lượng cao, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi. Vì vậy, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước.
Một thực tế đáng lo ngại là hiện nay việc áp dụng các phương pháp dạy tiếng Anh theo hướng tích cực tại các trường trung học phổ thông mang lại hiệu quả không cao, khiến cho các bậc phụ huynh và học sinh không hài lòng. Đa số học sinh sau 7 năm học tiếng Anh ở bậc phổ thông, các em không thể nghe, nói, đọc, viết. Nhiều cuộc khảo sát gần đây cho thấy kết quả rất bi quan: sau khi học hết trung học cơ sở (lớp 9), học sinh chỉ có thể nghe nói được những thông tin cơ bản như chào hỏi, tên tuổi, chứ không thể kể lại được một câu chuyện khoảng 100 từ. Nhận biết về điều này, nhiều phụ huynh đã chủ động đưa con em mình đến các trung tâm, trường ngoại ngữ để trẻ có thể tiếp xúc với các chương trình học thực tế để rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Điều này càng tăng thêm mối lo ngại rằng trong thực tế, các trường học chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập tiếng Anh một cách chuyên nghiệp và điều này càng chứng minh rằng việc đầu tư về cơ sở vật chất còn sơ sài chưa đáp ứng được nhu cầu của người học như ở các trung tâm Tiếng anh.
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 Về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020". Nhiệm vụ đặt ra là xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ (KNLNN) hay là A1 của Khung tham chiếu chung của Châu Âu (Common European Framework of Reference, viết tắt CEFR); tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo KNLNN hay là A2 của CEFR; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo KNLNN hay là B1 của CEFR. Sau gần 10 năm thực hiện đề án trên thì vẫn còn những bất cập kéo theo như: chất lượng giáo viên, chất lượng học sinh và tình hình thực tế giảng dạy đã đáp ứng được đề án trên? Câu hỏi đặt ra khá khó cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay.