Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
Biện pháp Nâng cao chất lượng toán 7 bằng cách rèn cho học sinh cách giải bài toán chứng minh hình học được soạn dưới dạng file word, pptx gồm 3 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

SỞ GDĐT KHÁNH HÒA
HỘI THI GVDG CẤP THCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NĂM HỌC 2020-2021

Khánh Hòa, ngày tháng 10 năm 2020


BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY



Tên biện pháp: “ Nâng cao chất lượng toán 7 bằng cách rèn cho học sinh cách giải bài toán chứng minh hình học ”.

Tên giáo viên dự thi: Trịnh Thị Ngọc Huệ.

Đơn vị công tác: Trường THCS Trần Quốc Tuấn.

Môn dự thi: Toán.

1. Lý do chọn biện pháp:

a) Thực trạng:

Qua thực tế giảng dạy môn toán hình học lớp 7 tại trường THCS Trần Quốc Tuấn, bản thân tôi nhận thấy các em giải một bài toán chứng minh hình học thật khó khăn. Đa số học sinh không biết vẽ hình làm sao? Ghi giả thiết kết luận như thế nào? Chứng minh là gì? Dẫn đến tiết học hình vô cùng thụ động, nhàm chán và tẻ nhạt. Cho nên chất lượng môn hình học thấp.

b) Nguyên nhân:

* Nguyên nhân chủ quan:

- Đối với học sinh: Do ý thức học sinh chưa cao; Tâm lý lứa tuổi; Học sinh chưa có biện pháp học tập phù hợp; Hoàn cảnh gia đình khó khăn.

- Đối với giáo viên: Đôi lúc giáo viên còn chưa thật sự tích cực; chưa quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém; còn đặt nặng lý thuyết.

* Nguyên nhân chủ quan: Do đặc thù bộ môn hình học là môn học mang tính trừu tượng và suy luận cao. Đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích tổng hợp, tư duy sáng tạo thì mới giải được bài tập.

c) Yêu cầu cần giải quyết:

- Giúp học sinh nắm vững lý thuyết, vận dụng lý thuyết giải được bài toán chứng minh hình học lớp 7.

- Tạo động lực, gây hứng thú học tập cho học sinh.

2. Mục tiêu: Giúp cho học sinh:

- Nắm vững kiến thức lý thuyết.

- Tìm được cách chứng minh và trình bày lời giải.

- Có ý thức tự học.

3. Nội dung, cách thực hiện:

3.1 Biện pháp giúp học sinh nắm vững lý thuyết:

Rất nhiều học sinh học thuộc lòng các định lý, tính chất toán học nhưng không hiểu nội dung nói gì. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn HS biết cách học để nắm chắc bản chất của từng khái niệm, định lý, tính chất.

Giáo viên cần quan tâm nhiều đến đối tượng học sinh yếu, động viên các em phát biểu xây dựng bài theo cách hiểu của em, chú trọng rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt các tính chất, định lý; dành lời khen ngợi, động viên các em khi chỉ cần có ý đúng trong phát biểu của các em.

Giáo viên cần quan tâm đến vấn đề tâm lý lứa tuổi: Đây là lứa tuổi dễ giận, dễ tự ái. Cho nên khi học sinh trả lời không đúng giáo viên cũng không nên la mắng hay tỏ thái độ khó chịu mà hãy gợi ý cho các em bằng các câu hỏi dễ hơn để các em tái hiện, nhớ lại kiến thức và trả lời.

3.2 Biện pháp giúp học sinh tìm được cách chứng minh và trình bày lời giải

- Rèn cho học sinh kỹ năng vẽ hình, nhìn hình đọc lại bài toán và ghi giả thiết kết luận: Để giải một bài toán hình học thì việc vẽ hình đúng, là một yếu tố đặt lên hàng đầu. Qua dạy học tôi nhận thấy việc vẽ hình trong một bài toán là tương đối khó khăn với học sinh lớp 7, đa số các em vẽ hình không chính xác dẫn đến phân tích hình và phán đoán khó khăn. Do vậy người thầy cần hướng dẫn giúp học sinh nắm vững cách vẽ các hình cơ bản. Tập cho học sinh thói quen trước khi vẽ hình cần xác định bài toán cho gì, và yêu cầu làm gì? Nên vẽ gì trước, chọn dụng cụ nào để vẽ hình chính xác và đơn giản hơn. Những điều giả thiết cho phải thể hiện kí hiệu quy ước trên hình vẽ. Sau đó giáo viên cần tập cho học sinh sử dụng thành thạo các ký hiệu toán học để ghi tóm tắt giả thiết và kết luận của bài toán. Hạn chế việc sử dụng lời văn, khi viết giả thiết, kết luận phải ngắn gọn nhưng đầy đủ. ( ví dụ à trình chiếu).

  • - Xây dựng và rèn kỹ năng để giải bài tập đơn giản để nhận biết lý thuyết: Ngay từ ban đầu giáo viên từng bước tập và rèn cho học sinh trình bày một bài toán chứng minh : Bắt đầu từ những bài toán điền khuyết vào chỗ … Sau đó chứng minh mẫu đưa ra nhưng dưới dạng sắp xếp chưa hoàn chỉnh rồi yêu cầu học sinh sắp xếp thành bài chứng minh hoàn chỉnh. Tiếp theo là những dạng toán tương tự cho học sinh tự trình bày chứng minh. Bắt đầu từ những bài toán chỉ sử dụng một định lý để chứng minh giáo viên gợi ý bằng câu hỏi: Muốn có kết luận ta cần tìm thêm điều kiện nào nữa? ( Ví dụ à trình chiếu).
  • - Xây dựng và rèn kỹ năng giải bài tập dạng thông hiểu: Giáo viên cần gợi ý định hướng lời giải bằng hệ thống các câu hỏi: Bài toán yêu cầu chứng minh điều gì? Có đủ điều kiện để suy ra kết luận chưa?Muốn có kết luận cần hội đủ 2 điều kiện, bài toán đã cho điều kiện 1 cần tìm điều kiện 2? Hãy tìm điều kiện 2 để được kết quả chứng minh. ( ví dụ minh họa à trình chiếu).
  • - Xây dựng và rèn kỹ năng giải dạng vận dụng: Rèn học sinh các suy luận thường gặp ( ví dụ A = B; B = C; C = D thì suy ra được kết quả gì? );Tập cho học sinh hình thành thói quen tìm lời giải theo hai hướng: Phân tích hình vẽ, sử dụng giả thiết để tìm cách giải và sử dụng phương pháp phân tích đi lên để tìm lời giải cho bài toán. ( ví dụ minh họa à trình chiếu).
3.3 Biện pháp giúp học sinh biết cách tự học.

1676908573086.png



PASS GIẢI NÉN; YopoVN.com

THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM----Nâng cao chất lượng toán 7 bằng cách rèn cho học sinh cách giải bài toán chứng m...zip
    6.2 MB · Lượt xem: 17
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,094
Bài viết
37,563
Thành viên
139,586
Thành viên mới nhất
Minchinupyh

Thành viên Online

Không có thành viên trực tuyến.
Top